+ Cuối năm, thêm một bài bị out báo không cho đăng.
Năm 2009, văn học Việt Nam nếu có sôi động thì cũng chủ yếu là vì một số vụ việc mang lại buồn nhiều hơn vui. Trong một năm có rất ít tác phẩm mới đáng chú ý, thì sự trở lại của những gương mặt thời trước cũng như việc tái bản sách của vài nhà văn trước đây ít được phổ biến tác phẩm thực sự góp phần rất quan trọng cho một đời sống văn chương lành mạnh.
Trước hết là Trần Dần. Trường ca (mà Trần Dần gọi là “hùng ca-lụa”) Đi! Đây Việt Bắc có một hành trình gian khổ đúng như hành trình sáng tạo của tác giả. Sau hơn năm mươi năm, Đi! Đây Việt Bắc mới lần đầu tiên xuất hiện ở dạng nguyên vẹn (Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn). Mặc dù đã từng được xuất bản một cách chính thống vào năm 1990 dưới nhan đề Bài thơ Việt Bắc, chương II và chương cuối bài thơ hùng tráng này đến nay mới được trả về chỗ của chúng.
Con đường đi của Đi! Đây Việt Bắc đã được nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân vạch lại kỹ lưỡng ở lời bạt cho cuốn sách. Trích đoạn “Hãy đi mãi” (tức chương cuối) đã in trên báo Văn năm 1957 và nhiều trích đoạn khác in trên một số ấn phẩm sau này, nhưng rõ ràng là với một tác phẩm có tầm vóc như thế này, nếu không có toàn bộ văn bản thì ý nghĩa nghiên cứu sẽ mất đi rất nhiều.
Dec 31, 2009
Dec 29, 2009
Nhức đầu cuối năm
Cho các bác nào tết nhất mà thui thủi ở nhà này:
http://bibliobs.nouvelobs.com/20091217/16522/finkielkraut-badiou-le-face-a-face
Cuộc tranh luận kéo dài tới năm trang, giữa hai triết gia thuộc hàng danh tiếng nhất của nước Pháp hiện nay, và cũng gây nhiều điều tiếng hơn cả: Alain Finkielkraut, cuốn sách mới nhất mang tên Un coeur intelligent, người cách đây mấy năm bị vô số báo kết án là "phản động" trong đợt tranh cãi liên quan tới Israel, và Alain Badiou, được coi là triết gia "dogmatique" nhất.
Các vấn đề trong cuộc tranh luận: căn cước quốc gia, chính sách của Sarkozy và Israel. Nảy lửa lắm đấy.
Cũng có thể coi là X vs ENS nhỉ :)
Bác nào chịu khó tóm tắt nội dung cho mọi người biết thì xin cảm tạ.
http://bibliobs.nouvelobs.com/20091217/16522/finkielkraut-badiou-le-face-a-face
Cuộc tranh luận kéo dài tới năm trang, giữa hai triết gia thuộc hàng danh tiếng nhất của nước Pháp hiện nay, và cũng gây nhiều điều tiếng hơn cả: Alain Finkielkraut, cuốn sách mới nhất mang tên Un coeur intelligent, người cách đây mấy năm bị vô số báo kết án là "phản động" trong đợt tranh cãi liên quan tới Israel, và Alain Badiou, được coi là triết gia "dogmatique" nhất.
Các vấn đề trong cuộc tranh luận: căn cước quốc gia, chính sách của Sarkozy và Israel. Nảy lửa lắm đấy.
Cũng có thể coi là X vs ENS nhỉ :)
Bác nào chịu khó tóm tắt nội dung cho mọi người biết thì xin cảm tạ.
Dec 24, 2009
Tại sao nhiệt đới lại buồn?
“Nhiệt đới buồn” (Claude Lévi-Strauss, Ngô Bình Lâm dịch, Nguyên Ngọc hiệu đính, NXB Tri Thức, 2009), nếu coi là một hồi ký, thì nó đúng là một hồi ký rất dở và rất gở: chẳng có cuốn hồi ký nào lại được viết ra để rồi tác giả mãi hơn nửa thế kỷ sau mới qua đời. Nếu coi là một cuốn tiểu thuyết, thì tác phẩm in lần đầu năm 1955 này (về phần mình, tác giả mới mất cách đây vài tháng) vẫn quá cỡ kể cả so với một trường giang tiểu thuyết; nó có quá nhiều câu chuyện, quá nhiều cảm giác, và quá nhiều miêu tả tinh tế, tới mức người ta đâm ra ngờ vực ngay chính bản thân khái niệm tiểu thuyết, và Viện Hàn lâm Goncourt năm ấy đã có lý khi ngậm ngùi mà thôi không trao giải cho cuốn sách. Còn nếu coi “Nhiệt đới buồn” là một chuyên khảo khoa học, thì biết lý giải sao đây sự xuất hiện của câu mở đầu: “Tôi ghét du hành và các nhà thám hiểm” và hình ảnh kết thúc: “một con mèo”?
Hẳn ý thức được tính chất “không thể xếp hạng” tuyệt đối của của cuốn sách này, nên mặc dù nó được đọc rất nhiều trong hơn năm chục năm qua bởi vô số người thuộc đủ mọi giới, bài báo chính của chuyên đề Claude Lévi-Strauss của “Magazine Littéraire” (tháng Năm 2008) đã tìm cách né tránh vấn đề bằng cách đặt tít “Cuộc phiêu lưu vĩ đại của trí tuệ” và chú trọng miêu tả một nhà khoa học khi tuổi trẻ thực sự không biết phải làm gì với cuộc đời mình. Khi là một cuộc phiêu lưu, thì tập tục hôn nhân ở các xã hội “nguyên thủy”, đời sống trí thức Paris, các dải núi non Nam Mỹ, tất tật đều có thể là những điều bất ngờ vĩnh viễn, làm người ta quên đi, hay lờ đi, những câu hỏi gây bực mình về thể loại hay là gì gì nữa.
Hẳn ý thức được tính chất “không thể xếp hạng” tuyệt đối của của cuốn sách này, nên mặc dù nó được đọc rất nhiều trong hơn năm chục năm qua bởi vô số người thuộc đủ mọi giới, bài báo chính của chuyên đề Claude Lévi-Strauss của “Magazine Littéraire” (tháng Năm 2008) đã tìm cách né tránh vấn đề bằng cách đặt tít “Cuộc phiêu lưu vĩ đại của trí tuệ” và chú trọng miêu tả một nhà khoa học khi tuổi trẻ thực sự không biết phải làm gì với cuộc đời mình. Khi là một cuộc phiêu lưu, thì tập tục hôn nhân ở các xã hội “nguyên thủy”, đời sống trí thức Paris, các dải núi non Nam Mỹ, tất tật đều có thể là những điều bất ngờ vĩnh viễn, làm người ta quên đi, hay lờ đi, những câu hỏi gây bực mình về thể loại hay là gì gì nữa.
Dec 21, 2009
Nhiệm vụ của dịch giả
+ Bài này Walter Benjamin viết năm 1923, giai đoạn sung sức, cũng vì thiếu tiền, không chỗ làm ổn định nên bị thúc ép. Tên nguyên gốc của nó là "Die Aufgabe des Übersetzers". Tôi rất hận vì đã không chịu cố gắng học tiếng Đức giỏi hơn, đành phải dịch từ bản tiếng Pháp, “La tâche du traducteur”, trong Walter Benjamin, Oeuvres I, Maurice de Gandillac, Rainer Rochlitz và Pierre Rusch d., Gallimard 2009, tr. 244-262, đối chiếu với bản tiếng Anh, “The Task of the Translator, an Introduction to the Translation of Baudelaire’s Tableaux parisiens” trong Illuminations, essays and reflections, Harry Zohn d., Hannah Arendt bs., Schocken Books, New York, 2007, tr. 69-82. Rất mong có bạn nào giỏi tiếng Đức sau này xem hộ. Bản tiếng Anh đọc dễ hiểu hơn, nhưng theo tôi thiên về diễn giải nhiều.
-------------------
Trong bất kỳ trường hợp nào, trước một tác phẩm nghệ thuật hoặc một hình thức nghệ thuật, việc dẫn chiếu tới người đón nhận cũng không mang lại lợi ích gì cho sự nhận biết tác phẩm hoặc hình thức đó. Không chỉ là chuyện mọi liên hệ với một công chúng xác định hay các đại diện của nó đều dẫn đến sai lầm, mà ngay bản thân khái niệm về một người đón nhận “lý tưởng” cũng gây hại cho mọi thuyết lý về nghệ thuật, bởi điều này chỉ làm một việc là đặt tiền giả định cho sự tồn tại và bản chất con người nói chung. Cũng như vậy, nghệ thuật tiền giả định về bản chất thực thể và tinh thần của con người, nhưng nó lại không hề tiền giả định sự chú tâm của mình, trong bất kỳ tác phẩm nào. Bởi không bài thơ nào hướng tới độc giả, không bức tranh nào hướng tới người xem, không bản giao hưởng nào hướng tới thính giả.
Có phải một bản dịch được tạo ra cho các độc giả không hiểu được bản gốc? Có vẻ như điều này đã là đủ để giải thích sự khác biệt giữa một bản dịch và bản gốc ở cấp độ nghệ thuật. Ngoài ra dường như đó cũng là lý do duy nhất có thể có cho việc nói lại “cùng một điều”. Nhưng một tác phẩm văn chương “nói” cái gì? Nó truyền đạt cái gì? Rất ít, với người hiểu văn chương. Cái cốt yếu mà nó sở hữu không phải sự truyền đạt, không phải thông điệp. Tuy nhiên một bản dịch, cái tìm cách truyền lại, sẽ chỉ có thể truyền lại sự truyền đạt, và do đó là một cái gì đó rất không cốt yếu. Mặt khác đây cũng chính là một trong các dấu hiệu của một bản dịch tồi. Nhưng những gì một tác phẩm văn chương chứa đựng bên ngoài sự truyền đạt - và ngay cả dịch giả tồi cũng sẽ nhất trí đó là cái cốt yếu - không phải thường xuyên được cho là cái không thể nắm bắt, cái bí hiểm, cái “tính thơ” ư? Thế nên để đưa lại được những điều ấy dịch giả chỉ có thể tự mình cũng làm công việc của nhà thơ? Rồi từ đây lại có dấu hiệu thứ hai đặc trưng cho bản dịch tồi, theo những gì đã nói ở trên thì có thể gọi tên là một sự truyền lại không chính xác một nội dung không cốt yếu. Điều này sẽ luôn đúng khi bản dịch cứ khăng khăng phục vụ độc giả. Tuy nhiên, nếu nó được dành cho độc giả, thì bản gốc cũng phải dành cho độc giả. Nếu đó không phải lẽ tồn tại của bản gốc, thì làm sao chúng ta hiểu nổi bản dịch khi xuất phát từ mối liên quan ấy?
-------------------
Trong bất kỳ trường hợp nào, trước một tác phẩm nghệ thuật hoặc một hình thức nghệ thuật, việc dẫn chiếu tới người đón nhận cũng không mang lại lợi ích gì cho sự nhận biết tác phẩm hoặc hình thức đó. Không chỉ là chuyện mọi liên hệ với một công chúng xác định hay các đại diện của nó đều dẫn đến sai lầm, mà ngay bản thân khái niệm về một người đón nhận “lý tưởng” cũng gây hại cho mọi thuyết lý về nghệ thuật, bởi điều này chỉ làm một việc là đặt tiền giả định cho sự tồn tại và bản chất con người nói chung. Cũng như vậy, nghệ thuật tiền giả định về bản chất thực thể và tinh thần của con người, nhưng nó lại không hề tiền giả định sự chú tâm của mình, trong bất kỳ tác phẩm nào. Bởi không bài thơ nào hướng tới độc giả, không bức tranh nào hướng tới người xem, không bản giao hưởng nào hướng tới thính giả.
Có phải một bản dịch được tạo ra cho các độc giả không hiểu được bản gốc? Có vẻ như điều này đã là đủ để giải thích sự khác biệt giữa một bản dịch và bản gốc ở cấp độ nghệ thuật. Ngoài ra dường như đó cũng là lý do duy nhất có thể có cho việc nói lại “cùng một điều”. Nhưng một tác phẩm văn chương “nói” cái gì? Nó truyền đạt cái gì? Rất ít, với người hiểu văn chương. Cái cốt yếu mà nó sở hữu không phải sự truyền đạt, không phải thông điệp. Tuy nhiên một bản dịch, cái tìm cách truyền lại, sẽ chỉ có thể truyền lại sự truyền đạt, và do đó là một cái gì đó rất không cốt yếu. Mặt khác đây cũng chính là một trong các dấu hiệu của một bản dịch tồi. Nhưng những gì một tác phẩm văn chương chứa đựng bên ngoài sự truyền đạt - và ngay cả dịch giả tồi cũng sẽ nhất trí đó là cái cốt yếu - không phải thường xuyên được cho là cái không thể nắm bắt, cái bí hiểm, cái “tính thơ” ư? Thế nên để đưa lại được những điều ấy dịch giả chỉ có thể tự mình cũng làm công việc của nhà thơ? Rồi từ đây lại có dấu hiệu thứ hai đặc trưng cho bản dịch tồi, theo những gì đã nói ở trên thì có thể gọi tên là một sự truyền lại không chính xác một nội dung không cốt yếu. Điều này sẽ luôn đúng khi bản dịch cứ khăng khăng phục vụ độc giả. Tuy nhiên, nếu nó được dành cho độc giả, thì bản gốc cũng phải dành cho độc giả. Nếu đó không phải lẽ tồn tại của bản gốc, thì làm sao chúng ta hiểu nổi bản dịch khi xuất phát từ mối liên quan ấy?
Dec 20, 2009
Sách (II)
Bây giờ vẫn có tiếng rao hàng ngoài đường vào ban đêm, bán bánh mì, bán những thứ đồ ăn vặt như sắn luộc khoai luộc. Nhưng rất nhiều đã chuyển sang hình thức rao qua loa, giống như bán báo đợt trước ra rả tin tức đã thu sẵn, giọng thường xuyên có âm sắc Hải Phòng, Hải Dương hay ngoại thành Hà Nội. Đợt vừa rồi kiếm được quyển Người ven thành của Tô Hoài, một bản in rất đẹp, chưa kịp đọc nhưng nghe "ven thành" đã thấy hay rồi, văng vẳng như cái tên quyển sách Ngoại ô của Nguyễn Đình Lạp. Tô Hoài vừa rồi trở thành nhân vật cho Vương Trí Nhàn, bài viết "Tô Hoài nhìn từ một khoảng cách gần" chắc đã nhiều người đọc. Đến cả mấy ông bên CAND cũng đọc thì chắc dân tình ối người đọc rồi hehe. Nhìn vào mấy bản khác nhau, kể cả bản ghi có chỉnh lý, sửa sang, tất tật đều thấy từ "blaser" trong câu nói của Tô Hoài về Vương Trí Nhàn: "Còn Nhàn thì ông blaser quá, tức là chai sạn mất rồi..." Hình như không ai biết ý Tô Hoài muốn nói "blasé" (gần nghĩa với "nonchalant"), ơ hờ, thờ ơ, hờ hững, còn "blaser" chẳng có nghĩa gì cả.
Dec 16, 2009
Sách (I)
Lẩn tần mần kiếm lại và đọc lại quyển sách thánh kinh của dân ghiền sách Việt Nam, Thú chơi sách của Vương Hồng Sển, lại nhớ quyển Thú đọc truyện Tàu cũng của Vương Hồng Sển được một bạn gửi tặng đợt trước, bản in đầu, thích thú với tiểu thuyền làm sao đương trọng tải, lại nhớ trong một quyển sách Viên Linh viết để chiêu tuyết văn thi sĩ miền Nam, kể chuyện mấy người gồm có Vương Hồng Sển, Vũ Hoàng Chương, Viên Linh và thêm ai đó quên mất rồi ngồi ở đâu đó một cái gò rồi Vương Hồng Sển bất giác quơ tay chỉ chỗ nầy chỗ nầy xưa kia Nguyễn Ánh chạy Tây Sơn đã nhảy qua con lạch kia con lạch kìa. Trong Thú chơi sách, Vương Hồng Sển kể hồi nhỏ đọc Lục Vân Tiên theo lệnh của gia nghiêm, hàng xóm xúm đến nghe, nghe thú quá bỗng một bà bật dậy chạy đi một lúc, khi trở lại có thêm gánh cháo gà khao cả xóm, vì bà sướng quá, nghe đọc thơ sướng quá, không biết thể hiện như thế nào ngoài cách chiêu đãi cháo gà.
Dec 14, 2009
Quang Dũng trên tạp chí Văn Học
Trên talawas đột nhiên mấy hôm trước đăng lại bài của Trần Văn Nam, "Từ giấc mơ Tây Tiến đến giấc mơ hòa bình", lần đầu xuất hiện trên tạp chí Văn Học số 140, ghi là "xuất bản tại Sài Gòn 1971": chính xác là số 140, ra ngày 6/12/1971. Với tôi thì thật là may vì đúng số này quyển tạp chí tôi có lại bị mất bìa, thành ra nhờ có bài kia mà biết được cái bìa hình thù ra sao:)
Cứ tưởng đăng xong bài này thì sẽ phải tiếp tục lục lại hồ sơ Quang Dũng trên tạp chí Văn Học thời ấy, nhưng đợi mãi chẳng thấy gì, thậm chí bài "Đôi mắt người Sơn Tây" mà Trần Văn Nam chép trong bài báo đó cũng không thấy talawas đăng lại. Đây lại là một phiên bản của bài thơ rõ lắm phiên bản này, có những câu khá lạ lẫm như "Cách biệt bao lần quê Bất Bạt", "Vừng trán em vương trời quê hương" hay "Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm". Trên số 140 này Trần Văn Nam còn một bài nữa, in ngay sau bài nói trên, tên là "Nhược điểm kỹ thuật trong một bài thơ của Quang Dũng" (tr. 65-69), phê phán Quang Dũng "vị kỹ thuật" mà không "vị nghệ thuật" trong bài "Kẻ ở", tức là bài có đoạn đầu như sau: "Mai chị về em gửi gì không/Mai chị về nhớ má em hồng/Đường đi không gió lòng sao lạnh/Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong".
Cứ tưởng đăng xong bài này thì sẽ phải tiếp tục lục lại hồ sơ Quang Dũng trên tạp chí Văn Học thời ấy, nhưng đợi mãi chẳng thấy gì, thậm chí bài "Đôi mắt người Sơn Tây" mà Trần Văn Nam chép trong bài báo đó cũng không thấy talawas đăng lại. Đây lại là một phiên bản của bài thơ rõ lắm phiên bản này, có những câu khá lạ lẫm như "Cách biệt bao lần quê Bất Bạt", "Vừng trán em vương trời quê hương" hay "Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm". Trên số 140 này Trần Văn Nam còn một bài nữa, in ngay sau bài nói trên, tên là "Nhược điểm kỹ thuật trong một bài thơ của Quang Dũng" (tr. 65-69), phê phán Quang Dũng "vị kỹ thuật" mà không "vị nghệ thuật" trong bài "Kẻ ở", tức là bài có đoạn đầu như sau: "Mai chị về em gửi gì không/Mai chị về nhớ má em hồng/Đường đi không gió lòng sao lạnh/Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong".
Dec 10, 2009
Phát biểu và trao đổi
Paul Auster:
"Theo tôi nhà văn thế nào cũng phải có một lần quyết định, mình sẽ trở thành nhà văn. Gần như khi người ta phong tước cha cố cho một người, hay khi ta nhập ngũ và phục vụ trong quân đội nhiều năm ròng. Đó là một quyết định rất đặc biệt, cho cả một đời người."
[về The Invention of Solitude] "... tôi viết cuốn sách ấy không phải dành cho những người khác. Một cuốn sách như vậy người ta không viết cho người khác. Tôi viết để giải tỏa sự tang tóc và mất mát riêng. Chính vì thế mà mọi thứ trong cuốn sách này đều rất độc đáo và riêng tư. Trong khi viết cuốn sách, tôi ngộ ra rằng một tác phẩm chỉ trở nên phổ quát nếu nó hoàn toàn độc đáo."
"Với tôi, tên sách bao giờ cũng sinh ra cùng câu chuyện. Tôi chưa bao giờ phải tìm tên gọi cho những cuốn sách của mình."
Orhan Pamuk:
"Theo tôi nhà văn thế nào cũng phải có một lần quyết định, mình sẽ trở thành nhà văn. Gần như khi người ta phong tước cha cố cho một người, hay khi ta nhập ngũ và phục vụ trong quân đội nhiều năm ròng. Đó là một quyết định rất đặc biệt, cho cả một đời người."
[về The Invention of Solitude] "... tôi viết cuốn sách ấy không phải dành cho những người khác. Một cuốn sách như vậy người ta không viết cho người khác. Tôi viết để giải tỏa sự tang tóc và mất mát riêng. Chính vì thế mà mọi thứ trong cuốn sách này đều rất độc đáo và riêng tư. Trong khi viết cuốn sách, tôi ngộ ra rằng một tác phẩm chỉ trở nên phổ quát nếu nó hoàn toàn độc đáo."
"Với tôi, tên sách bao giờ cũng sinh ra cùng câu chuyện. Tôi chưa bao giờ phải tìm tên gọi cho những cuốn sách của mình."
Orhan Pamuk:
Dec 8, 2009
Phiên âm (I)
Phiên âm là hiện tượng hết sức phổ biến, tôi tạm xếp vào cùng nhóm với vay mượn.
Trong tiếng Việt, tỉ lệ từ vựng là phiên âm chắc chắn không nhỏ một chút nào. Nếu xét chi li, Hán-Việt có phải là phiên âm không? Theo tôi là có, nhưng sự phân biệt này chắc là không có mấy ý nghĩa. Ở giai đoạn hiện đại, rõ rệt nhất là phiên âm từ tiếng Pháp.
Để viết đúng được chính tả các từ phiên âm này, chỉ cần để ý đến nguyên tắc mô phỏng âm. Nguyên tắc này (tôi) chưa thấy ai phát biểu một cách tường minh, nhưng rất đơn giản: trong tiếng Pháp có âm tương tự "s" (sờ nặng) và âm tương tự "x" (xờ nhẹ) trong tiếng Việt, và cứ từ đó mà suy ra, rất dễ. Âm "s" tương ứng với "ch", "ts" và thậm chí có thể mở rộng đến "s" nằm giữa hai nguyên âm, còn âm "x" tương đương" với "s" và "ss".
Từ đây, chúng ta nói "săm" (xe đạp) bởi vì gốc của từ này là "chambre" trong tiếng Pháp, nói "xà phòng" vì gốc của từ này là "savon". Vân vân và vân vân.
Nguyên tắc này giúp viết đúng chính tả một số từ hay bị viết sai: cần viết là "xi rô", "xúp" và "xốt" (nước xốt) (các gốc tương ứng là sirop, soupe và sauce). Nhiều người cũng hay viết "lò so": nếu biết gốc từ là "ressort" thì sẽ không viết sai.
Trong phiên âm dạng này có nhiều biến âm, hình như đều theo các nguyên tắc phổ biến. Cùng với dạng "r" thành "l" như "lò xo" là một từ không quen thuộc mấy như "lập-gioòng" xuất phát từ "prison", nghĩa là bị bỏ tù (từ này nhiều nhà văn thời tiền chiến hay dùng).
Theo đúng nguyên tắc này, "sadique" phải viết là "xa-đích" :)
Trong tiếng Việt, tỉ lệ từ vựng là phiên âm chắc chắn không nhỏ một chút nào. Nếu xét chi li, Hán-Việt có phải là phiên âm không? Theo tôi là có, nhưng sự phân biệt này chắc là không có mấy ý nghĩa. Ở giai đoạn hiện đại, rõ rệt nhất là phiên âm từ tiếng Pháp.
Để viết đúng được chính tả các từ phiên âm này, chỉ cần để ý đến nguyên tắc mô phỏng âm. Nguyên tắc này (tôi) chưa thấy ai phát biểu một cách tường minh, nhưng rất đơn giản: trong tiếng Pháp có âm tương tự "s" (sờ nặng) và âm tương tự "x" (xờ nhẹ) trong tiếng Việt, và cứ từ đó mà suy ra, rất dễ. Âm "s" tương ứng với "ch", "ts" và thậm chí có thể mở rộng đến "s" nằm giữa hai nguyên âm, còn âm "x" tương đương" với "s" và "ss".
Từ đây, chúng ta nói "săm" (xe đạp) bởi vì gốc của từ này là "chambre" trong tiếng Pháp, nói "xà phòng" vì gốc của từ này là "savon". Vân vân và vân vân.
Nguyên tắc này giúp viết đúng chính tả một số từ hay bị viết sai: cần viết là "xi rô", "xúp" và "xốt" (nước xốt) (các gốc tương ứng là sirop, soupe và sauce). Nhiều người cũng hay viết "lò so": nếu biết gốc từ là "ressort" thì sẽ không viết sai.
Trong phiên âm dạng này có nhiều biến âm, hình như đều theo các nguyên tắc phổ biến. Cùng với dạng "r" thành "l" như "lò xo" là một từ không quen thuộc mấy như "lập-gioòng" xuất phát từ "prison", nghĩa là bị bỏ tù (từ này nhiều nhà văn thời tiền chiến hay dùng).
Theo đúng nguyên tắc này, "sadique" phải viết là "xa-đích" :)
Dec 3, 2009
Về Nhật Bản
Mấy đoạn tôi rất thích trong L'Empire des signes (Đế quốc ký hiệu) của Roland Barthes, 1970. Lưu ý là Roland Barthes không phải chuyên gia về Nhật Bản, cũng không có ý định làm chuyên gia về Nhật Bản.
Ngôn ngữ xa lạ
Giấc mơ: biết một thứ ngoại ngữ (kỳ lạ) [chơi chữ: étranger và étrange] nhưng lại không hiểu nó: cảm nhận được ở nó sự khác biệt, mà sự khác biệt ấy lại không bao giờ bị chiêu hồi bởi tính chất giao đãi bề mặt của ngôn ngữ, truyền đạt hay thông dụng; biết được những điều bất khả của ngôn ngữ chúng ta đã được khúc xạ một cách tích cực vào trong một thứ tiếng mới; học được tính hệ thống của cái bất khả hình dung; phá vỡ cái “thực” của chúng ta dưới hiệu ứng của những cách cắt câu khác, những cú pháp khác; phát hiện những vị trí khó tưởng tượng của chủ ngữ trong nói năng, xê dịch tôpô của nó; nói tóm gọn, xuống sâu vào trong cái không thể dịch, cảm thấy từ đó sự rung động dù cho không bao giờ làm giảm nhẹ đi được, cho đến khi trong chúng ta toàn bộ Tây phương chao đảo và ngả nghiêng cả các điều luật ngôn ngữ cha ông đã truyền lại từ đời trước và khiến chúng ta, khi đến lượt, trở thành người cha và sở hữu chủ của một nền văn hóa được lịch sử chuyển hóa thành “tự nhiên”. Chúng ta biết rằng theo một cách nào đó các khái niệm then chốt của triết học dòng Aristote đã bị bó buộc bởi những cấu âm chủ yếu của tiếng Hy Lạp. Ngược lại, sẽ tốt lành biết mấy khi được tự chuyển mình vào một ảo tưởng về những khác biệt không thể giảm trừ mà một ngôn ngữ rất xa xôi có thể gợi ý cho chúng ta theo từng tia ánh sáng một. Những trang viết của Sapir hoặc của Whorf về tiếng Chinook, Nootka, Hopi, của Granet về tiếng Trung Quốc, những lời của một người bạn về tiếng Nhật mở ra một thế giới tiểu thuyết toàn vẹn, cái ý tưởng mới chỉ nằm trong một vài văn bản hiện đại (nhưng trong đó không có tiểu thuyết nào), giúp chúng ta thoáng nhìn thấy một khung cảnh mà lời nói chúng ta (cái lời nói nằm trong quyền sở hữu của chúng ta) dù cố công đến đâu cũng không thể đoán định hay khám phá.
Ngôn ngữ xa lạ
Giấc mơ: biết một thứ ngoại ngữ (kỳ lạ) [chơi chữ: étranger và étrange] nhưng lại không hiểu nó: cảm nhận được ở nó sự khác biệt, mà sự khác biệt ấy lại không bao giờ bị chiêu hồi bởi tính chất giao đãi bề mặt của ngôn ngữ, truyền đạt hay thông dụng; biết được những điều bất khả của ngôn ngữ chúng ta đã được khúc xạ một cách tích cực vào trong một thứ tiếng mới; học được tính hệ thống của cái bất khả hình dung; phá vỡ cái “thực” của chúng ta dưới hiệu ứng của những cách cắt câu khác, những cú pháp khác; phát hiện những vị trí khó tưởng tượng của chủ ngữ trong nói năng, xê dịch tôpô của nó; nói tóm gọn, xuống sâu vào trong cái không thể dịch, cảm thấy từ đó sự rung động dù cho không bao giờ làm giảm nhẹ đi được, cho đến khi trong chúng ta toàn bộ Tây phương chao đảo và ngả nghiêng cả các điều luật ngôn ngữ cha ông đã truyền lại từ đời trước và khiến chúng ta, khi đến lượt, trở thành người cha và sở hữu chủ của một nền văn hóa được lịch sử chuyển hóa thành “tự nhiên”. Chúng ta biết rằng theo một cách nào đó các khái niệm then chốt của triết học dòng Aristote đã bị bó buộc bởi những cấu âm chủ yếu của tiếng Hy Lạp. Ngược lại, sẽ tốt lành biết mấy khi được tự chuyển mình vào một ảo tưởng về những khác biệt không thể giảm trừ mà một ngôn ngữ rất xa xôi có thể gợi ý cho chúng ta theo từng tia ánh sáng một. Những trang viết của Sapir hoặc của Whorf về tiếng Chinook, Nootka, Hopi, của Granet về tiếng Trung Quốc, những lời của một người bạn về tiếng Nhật mở ra một thế giới tiểu thuyết toàn vẹn, cái ý tưởng mới chỉ nằm trong một vài văn bản hiện đại (nhưng trong đó không có tiểu thuyết nào), giúp chúng ta thoáng nhìn thấy một khung cảnh mà lời nói chúng ta (cái lời nói nằm trong quyền sở hữu của chúng ta) dù cố công đến đâu cũng không thể đoán định hay khám phá.
Dec 1, 2009
Không vội
Đọc thấy câu "Tôi còn nói nhiều về Thơ nữa. Không vội, tôi mới 28 tuổi" của Trần Dần trích từ Nhật ký Trần Dần, 1954, đoạn mở đầu bằng "Vào chiến tranh, tôi muốn thơ tôi thế nào?" đặt ở đầu Đi! Đây Việt Bắc! (hùng ca - lụa, 1957), in lại năm nay (Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn; cuối sách có lời bạt Lại Nguyên Ân mới viết, tiêu đề "Đôi dòng ghi sau tác phẩm Đi! Đây Việt Bắc! hùng ca - lụa của Trần Dần". Lại nhớ đến Vũ Trọng Phụng: 28 tuổi Vũ Trọng Phụng đã kịp chết, đã kịp "viết để không chết" (theo cách nói của Maurice Blanchot) xong xuôi. Nhớ đến Vũ Trọng Phụng là vì NXB Phụ nữ vừa cho in Hà Nội cũ nằm đây của Ngọc Giao, một trong các nhân vật quan trọng của Tiểu thuyết thứ bảy, tức là một trong những tờ báo "trẻ" ra đời nhằm lật đổ sự thống trị của tập đoàn Tự Lực (tức là Tự Lực văn đoàn) của Phong hóa và Ngày nay (triền miên trên Tiểu thuyết thứ bảy và Hà Nội báo, đều của Tân Dân Vũ Đình Long, đó là chưa kể đến Ích Hữu, ít nhất trong những số đầu, là các tranh cãi liên miên, nhiều khi xúc xiểm nhau nặng nề của hai phái).
Nov 27, 2009
Tự đặt tên cho mình
Chúng ta thử đọc đoạn văn sau đây trong cuốn tiểu thuyết rất đặc biệt mang tên “Lời hứa lúc bình minh” (của Romain Gary, Nguyễn Duy Bình dịch, Nhã Nam & NXB Văn học): “Mãi sau này, khi lần đầu tôi nghe tên Tướng de Gaulle trên đài phát thanh, lúc ông đọc lời kêu gọi lừng danh của mình, phản ứng trước tiên của tôi là tức giận bởi tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện lấy cái tên đẹp đẽ này mười lăm năm trước đó: Charles de Gaulle, cái tên hẳn sẽ làm mẹ tôi vừa lòng” (tr. 35). Đoạn văn này, ngoài việc nhắc tới de Gaulle là nhân vật có ý nghĩa quan trọng trong đời nhân vật chính, còn “định giọng” cho cả cuốn tiểu thuyết.
Bởi “Lời hứa lúc bình minh” là câu chuyện về công cuộc định danh, xác lập một sự nghiệp trên cơ sở một cái tên có đủ sức biến một con người thành một “nhân vật lịch sử”; nhưng ở đây có một điều rất hi hữu: logic của người mẹ và người con trai trong cuốn tiểu thuyết không dừng ở mức thông thường là xây dựng tương lai dựa trên những gì hiện có, mà là làm thế nào để xứng đáng được với cái tên do chính họ đặt ra.
Bởi “Lời hứa lúc bình minh” là câu chuyện về công cuộc định danh, xác lập một sự nghiệp trên cơ sở một cái tên có đủ sức biến một con người thành một “nhân vật lịch sử”; nhưng ở đây có một điều rất hi hữu: logic của người mẹ và người con trai trong cuốn tiểu thuyết không dừng ở mức thông thường là xây dựng tương lai dựa trên những gì hiện có, mà là làm thế nào để xứng đáng được với cái tên do chính họ đặt ra.
Nov 26, 2009
Pô beau
+ Thằng nhóc láo toét nhất của truyện tranh phương Tây cuối cùng cũng đặt được chân tới đây: thằng Titeuf. Thật là tiếc vì không in được dạng truyện tranh khổ to, chỉ in được loại truyện viết lại (có nhiều minh họa, kiểu Cédric). Truyện này trước đây mỗi lần ra tập mới là tôi phải khẩn trương đi tìm, vào thư viện mượn sách cũng chỉ chăm chăm cướp giật (lấy được về nhà đọc cũng khó vì nhiều người thích đọc quá). Hình như truyện nguyên gốc lắm "zizi" quá nên bị coi là vi phạm thuần phong mỹ tục thì phải, hic. Titeuf không nói "pas beau" mà "pô beau", dịch thành "kóc đẹp".
+ Ra hiệu sách bỗng giật mình kinh hãi vì thấy có một quyển tên là Muôn dặm không mây, đầu tiên được Tôn Thư Vân viết bằng tiếng Anh (Ten Thousand Miles without a Cloud) rồi xuất bản tiếng Tàu. Tên tiếng Tàu là Vạn lý vô vân; sách của NXB Tri thức, Tâm Hiếu dịch. Quyển này viết lại cuộc Tây du thỉnh kinh của Huyền Trang. Phiền một nỗi là Lý Nhuệ cũng lại có một quyển tiểu thuyết tên đúng là Vạn lý vô vân luôn.
+ Quyển Gomorra (Roberto Saviano, Hàn Hoa dịch - có vẻ từ tiếng Ý gốc, Vân Khánh hiệu đính, Hà Giang Books & NXB Thanh niên): chắc không phải nói gì về quyển này nữa. Chỉ tức là toàn bộ đống sách bị vào bìa hỏng, lệch lên lệch xuống. Pô beau, Titeuf :(
+ Trần Vàng Sao:
tôi yêu đất nước này như thế
tôi yêu đất nước này xót xa
tôi yêu đất nước này cay đắng
tôi yêu đất nước này khôn nguôi
tôi yêu đất nước này những buổi sớm mai
tôi yêu đất nước này áo rách
tôi yêu đất nước này như thế
tôi yêu đất nước này và tôi yêu em
tôi yêu đất nước này rau cháo
tôi yêu đất nước này lầm than
tôi yêu đất nước này chân thật
+ Ra hiệu sách bỗng giật mình kinh hãi vì thấy có một quyển tên là Muôn dặm không mây, đầu tiên được Tôn Thư Vân viết bằng tiếng Anh (Ten Thousand Miles without a Cloud) rồi xuất bản tiếng Tàu. Tên tiếng Tàu là Vạn lý vô vân; sách của NXB Tri thức, Tâm Hiếu dịch. Quyển này viết lại cuộc Tây du thỉnh kinh của Huyền Trang. Phiền một nỗi là Lý Nhuệ cũng lại có một quyển tiểu thuyết tên đúng là Vạn lý vô vân luôn.
+ Quyển Gomorra (Roberto Saviano, Hàn Hoa dịch - có vẻ từ tiếng Ý gốc, Vân Khánh hiệu đính, Hà Giang Books & NXB Thanh niên): chắc không phải nói gì về quyển này nữa. Chỉ tức là toàn bộ đống sách bị vào bìa hỏng, lệch lên lệch xuống. Pô beau, Titeuf :(
+ Trần Vàng Sao:
tôi yêu đất nước này như thế
tôi yêu đất nước này xót xa
tôi yêu đất nước này cay đắng
tôi yêu đất nước này khôn nguôi
tôi yêu đất nước này những buổi sớm mai
tôi yêu đất nước này áo rách
tôi yêu đất nước này như thế
tôi yêu đất nước này và tôi yêu em
tôi yêu đất nước này rau cháo
tôi yêu đất nước này lầm than
tôi yêu đất nước này chân thật
Nov 23, 2009
Hai bài thơ không mới
Tờ Văn nghệ trẻ số 46 (15/11/2009) đăng bài "Tìm thấy "Bài thơ của đêm 19-12" của Văn Cao" của Nhật Hoa Khanh. Theo tác giả kể thì phải mất rất nhiều năm, hỏi từ Phù Thăng, Nguyễn Đình Thi qua tới Trần Độ rồi Cao Pha thì mới ra được, mà ông tướng Cao Pha lại thừa hưởng văn bản bài thơ từ một số nhân vật khác là Khuất Duy Tiến và Vương Thừa Vũ.
Bài thơ tên là "Bài thơ của đêm 19-12-1946" in báo Vệ Quốc quân, liên khu 3, số 14 tháng 12/1949. (Giai đoạn này Văn Cao làm rất ít thơ). Tất nhiên là rất khác, nhưng tôi vẫn thấy có không khí của "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc". Là "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc" cộng với "Nhận đường" của Nguyễn Đình Thi rồi đem chia hai?
Bài thơ của đêm 19-12
Bài thơ tên là "Bài thơ của đêm 19-12-1946" in báo Vệ Quốc quân, liên khu 3, số 14 tháng 12/1949. (Giai đoạn này Văn Cao làm rất ít thơ). Tất nhiên là rất khác, nhưng tôi vẫn thấy có không khí của "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc". Là "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc" cộng với "Nhận đường" của Nguyễn Đình Thi rồi đem chia hai?
Bài thơ của đêm 19-12
Nov 21, 2009
Locomotive
Bao nhiêu năm nhớ mãi không ra ai là người nói đến từ "locomotive" và miêu tả nó giống hệt cái đầu máy tàu hỏa thật, thì đọc Võ Phiến thấy nguyên cả đoạn trích dẫn luôn, thật là khoái chí.
Đoạn trích rút ra từ Chúng ta qua cách viết, Giao Điểm, 1972. Khi bàn tới chuyện văn chương để xem hay để đọc, Võ Phiến viết nguyên văn:
"Paul Claudel tưởng tượng chữ Oeil giống hình con mắt, chữ Coeur giống trái tim. "Và chữ Locomotive là một bức vẽ đúng hình con tàu với ống khói, bánh xe, pít-tông, còi, đòn bẩy và mũi chỉ hướng, ấy là chưa nói tới đường rầy! Chữ Rêve là cả một biểu tượng. Có dấu mũ hình con bướm. Có kẻ đi săn cầm còi, xoạc chân chạy đuổi theo cái dấu nhỏ hay lẩn tránh ấy. Kẻ nọ dùng chữ E làm một chiếc thang để leo lên bắt! Hắn vươn tay ra, với không tới cái chữ tắt lộn ngược, và đó là chữ V. Nhưng hoài công! Chỉ còn lại chiếc thang"."
Những suy tưởng kiểu này thuộc vào dạng chống lại lý thuyết về ngôn ngữ của Ferdinand de Saussure, theo đó nghĩa và hình thức từ chỉ có mối quan hệ võ đoán. Lý thuyết về tương liên thực sự có giữa từ và nghĩa đã có từ thời Platon, do Platon phát biểu trong một tác phẩm ngắn. Từ "rêve" ví dụ ở trên nghĩa là "dream".
Hình như Võ Phiến trích từ một nguồn không nói rõ từ "Locomotive" phải có một đường gạch chân ở dưới nữa, vì có cái ý nói tới "đường ray". (Võ Phiến chú thích là trích câu này từ Jérôme Peignot, De l'écriture à la typographie).
Đoạn trích rút ra từ Chúng ta qua cách viết, Giao Điểm, 1972. Khi bàn tới chuyện văn chương để xem hay để đọc, Võ Phiến viết nguyên văn:
"Paul Claudel tưởng tượng chữ Oeil giống hình con mắt, chữ Coeur giống trái tim. "Và chữ Locomotive là một bức vẽ đúng hình con tàu với ống khói, bánh xe, pít-tông, còi, đòn bẩy và mũi chỉ hướng, ấy là chưa nói tới đường rầy! Chữ Rêve là cả một biểu tượng. Có dấu mũ hình con bướm. Có kẻ đi săn cầm còi, xoạc chân chạy đuổi theo cái dấu nhỏ hay lẩn tránh ấy. Kẻ nọ dùng chữ E làm một chiếc thang để leo lên bắt! Hắn vươn tay ra, với không tới cái chữ tắt lộn ngược, và đó là chữ V. Nhưng hoài công! Chỉ còn lại chiếc thang"."
Những suy tưởng kiểu này thuộc vào dạng chống lại lý thuyết về ngôn ngữ của Ferdinand de Saussure, theo đó nghĩa và hình thức từ chỉ có mối quan hệ võ đoán. Lý thuyết về tương liên thực sự có giữa từ và nghĩa đã có từ thời Platon, do Platon phát biểu trong một tác phẩm ngắn. Từ "rêve" ví dụ ở trên nghĩa là "dream".
Hình như Võ Phiến trích từ một nguồn không nói rõ từ "Locomotive" phải có một đường gạch chân ở dưới nữa, vì có cái ý nói tới "đường ray". (Võ Phiến chú thích là trích câu này từ Jérôme Peignot, De l'écriture à la typographie).
Nov 18, 2009
Xây dựng huyền thoại
Lịch sử là một câu chuyện giật gân.
Nếu không giật gân, một sự kiện nào đó thật khó lòng có vị trí trong câu chuyện (narrative) lịch sử. Một trong những bộ sử Hy Lạp còn được đọc và nghiên cứu nhiều hiện nay là Chiến tranh Péloponnèse của Thucydide, và rất nhiều bộ sử danh tiếng khác đều như thể khẳng định lịch sử được làm nên từ những thời khắc lớn, với rất nhiều máu và mưu mẹo, và cả tình sử thuyền quyên anh hùng. Để giữ được mức độ giật gân, rất nhiều khi có cảm tưởng như lịch sử buộc lòng phải tự làm cho mình trở nên giật gân. Đọc sách của trường phái Annales, như Georges Duby chẳng hạn, tức là trường phái đi ngược lại xu hướng chính nói trên của viết sử, quả thực là chán rất nhanh :) Lịch sử cũng tìm cách đáp ứng nhu cầu tâm lý của con người, chắc vậy.
Mà muốn giật gân hóa, ít phương pháp nào hiệu quả hơn là xây dựng huyền thoại. Dĩ nhiên huyền thoại (ở đây muốn nói là các câu chuyện có những mục đích rõ ràng về phương diện lịch sử) cũng có nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn, mang tính khách quan (side effect) như là khi Phan Huy Lê nói rõ về huyền thoại Lê Văn Tám thì người ta tức khắc sẽ đâm ra nghi ngờ những gì Viện Sử học Việt Nam nói về lịch sử, nhất là giai đoạn hiện đại.
Nếu không giật gân, một sự kiện nào đó thật khó lòng có vị trí trong câu chuyện (narrative) lịch sử. Một trong những bộ sử Hy Lạp còn được đọc và nghiên cứu nhiều hiện nay là Chiến tranh Péloponnèse của Thucydide, và rất nhiều bộ sử danh tiếng khác đều như thể khẳng định lịch sử được làm nên từ những thời khắc lớn, với rất nhiều máu và mưu mẹo, và cả tình sử thuyền quyên anh hùng. Để giữ được mức độ giật gân, rất nhiều khi có cảm tưởng như lịch sử buộc lòng phải tự làm cho mình trở nên giật gân. Đọc sách của trường phái Annales, như Georges Duby chẳng hạn, tức là trường phái đi ngược lại xu hướng chính nói trên của viết sử, quả thực là chán rất nhanh :) Lịch sử cũng tìm cách đáp ứng nhu cầu tâm lý của con người, chắc vậy.
Mà muốn giật gân hóa, ít phương pháp nào hiệu quả hơn là xây dựng huyền thoại. Dĩ nhiên huyền thoại (ở đây muốn nói là các câu chuyện có những mục đích rõ ràng về phương diện lịch sử) cũng có nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn, mang tính khách quan (side effect) như là khi Phan Huy Lê nói rõ về huyền thoại Lê Văn Tám thì người ta tức khắc sẽ đâm ra nghi ngờ những gì Viện Sử học Việt Nam nói về lịch sử, nhất là giai đoạn hiện đại.
Nov 16, 2009
"hãy", "cả", "chính"
Mấy từ nho nhỏ này có thể làm xấu xí tiếng Việt đi nhiều lắm.
Chẳng hạn đang ngồi ở bàn ăn, đứa con nói với bà mẹ: "Mẹ ơi, hãy đưa cho con lọ hạt tiêu".
"Cả" và "chính" cũng thường xuyên được đưa vào một cách không hợp lý, người dịch hay có thói tự động thấy "both" là dịch thành "cả", thấy "-self" (-même) là tương "chính" vào.
Rất nhiều khi ở các thứ tiếng khác mấy từ kia không hề có ý nhấn mạnh, mà dùng để phân biệt trong một sự liệt kê chẳng hạn.
Mấy từ này khi bị dùng theo lối lạm dụng, tôi gọi là hiện tượng nêm quá nhiều hạt tiêu :)
Chẳng hạn đang ngồi ở bàn ăn, đứa con nói với bà mẹ: "Mẹ ơi, hãy đưa cho con lọ hạt tiêu".
"Cả" và "chính" cũng thường xuyên được đưa vào một cách không hợp lý, người dịch hay có thói tự động thấy "both" là dịch thành "cả", thấy "-self" (-même) là tương "chính" vào.
Rất nhiều khi ở các thứ tiếng khác mấy từ kia không hề có ý nhấn mạnh, mà dùng để phân biệt trong một sự liệt kê chẳng hạn.
Mấy từ này khi bị dùng theo lối lạm dụng, tôi gọi là hiện tượng nêm quá nhiều hạt tiêu :)
Nov 12, 2009
"Hai năm sau"
Lấy hai ví dụ (tôi nghĩ ra, nhưng mô hình thì cũng phổ biến):
VD1: "Mãi hai năm sau tôi mới biết là mình đã nhầm."
VD2: "- Anh sắp làm xong luận án tiến sĩ chưa?/- Chưa, tôi nghĩ là hai năm sau."
Chắc nhiều người cũng đã thấy tôi định nói điều gì. Trong cách dùng ngôn ngữ, có một hiện tượng rất rộng rãi, tôi tạm gọi là "sự lây nhiễm" với một nội hàm rất rộng. Ở VD1, câu văn thuộc loại câu trần thuật, cụm từ "hai năm sau" chắc không ai thấy có vấn đề gì; ở VD2, trong một đối thoại (nghĩa là ngôn ngữ nói), sẽ có một số người thấy "hai năm sau" không được ổn cho lắm. Tôi thuộc loại người nghĩ như vậy, và nghĩ thêm một chút, tôi cho rằng ở đây có sự lây nhiễm từ lối văn này sang lối văn khác (trong ngôn ngữ học có thuật ngữ register of language/registre de langage, không rõ dịch là gì).
Chưa nói gì đến quy kết tội lỗi :) tôi nhận thấy nhiều người thay vì nói "sang năm" lại nói "năm sau", thay vì nói "năm kia" lại nói "hai năm trước". Việc lây nhiễm này còn có thể nằm ở chỗ ngôn ngữ bình dân lọt vào một văn bản được mặc định là nghiêm túc (thuộc một "regime" cao hơn), hoặc các từ chuyên môn, thuật ngữ lại được dùng trong ngôn ngữ hàng ngày (một chị nông dân nói đến "lập trường giai cấp" chẳng hạn). Rất nhiều khi đây là một yếu tố phong cách quan trọng, và sự lây nhiễm cùng có chỗ đứng dưới ánh mặt trời chứ không phải là không.
Mở rộng thêm một chút nữa suy nghĩ này về phía một vấn đề khác, sẽ thấy lý thú hơn nhiều: hiện tượng chêm từ nước ngoài vào câu văn của tiếng Việt.
Ở đây tôi không bàn đến sự lai căng. Tôi không có nhiều định kiến về điều này, vì xét cho cùng ngôn ngữ vay mượn cũng luôn có chỗ đứng hợp pháp à quên hợp thức. Tôi chỉ quan tâm đến một chi tiết: các từ thuộc một số ngôn ngữ phương Tây được người ta cho vào tiếng Việt như thế nào.
Theo tôi sự lây nhiễm là rất trầm trọng khi người ta viết: "Tôi thấy rất bị shocked trước cái tình hình ghê gớm này" hay "Dù sao thì anh vẫn còn nhiều options cơ mà nhỉ". (Kiểu viết thế này tôi thấy ở cả rất rất nhiều người có công việc gắn bó cực kỳ mật thiết với ngôn ngữ, như là nhà văn, và kể cả nhà ngôn ngữ học).
Điều gì là vấn đề mấu chốt ở đây? Sự lây nhiễm đã đạt đến một trình độ rất cao, và gần như được hợp thức hóa, nhưng khi viết thế kia, tức là người ta đã mặc nhiên coi tiếng Việt là ngôn ngữ có biến hình, và các đơn vị từ khi chuyển sang một ngữ cảnh khác vẫn giữ nguyên tính chất của nó ở trong ngữ cảnh nguồn. Viết như vậy không khác nào phủ nhận sự tồn tại của các từ "bị" và "nhiều", coi như là chúng không còn chức năng ngữ pháp nữa. Khi ấy thì thật là không logic; vấn đề là tại sao tiếng Việt không chấp nhận "Dù sao thì anh vẫn còn options cơ mà nhỉ".
Từ tiếng nước ngoài khi đi vào tiếng Việt cũng chịu các quy luật về ngữ pháp như từ có sẵn trong tiếng Việt, nếu không thì thật là khó nghĩ quá đi :)
Đến khi viết "người Persian" chẳng hạn, thì về bản chất đâu có khác lỗi trùng ngôn dạng "người Ý nhân" nữa.
VD1: "Mãi hai năm sau tôi mới biết là mình đã nhầm."
VD2: "- Anh sắp làm xong luận án tiến sĩ chưa?/- Chưa, tôi nghĩ là hai năm sau."
Chắc nhiều người cũng đã thấy tôi định nói điều gì. Trong cách dùng ngôn ngữ, có một hiện tượng rất rộng rãi, tôi tạm gọi là "sự lây nhiễm" với một nội hàm rất rộng. Ở VD1, câu văn thuộc loại câu trần thuật, cụm từ "hai năm sau" chắc không ai thấy có vấn đề gì; ở VD2, trong một đối thoại (nghĩa là ngôn ngữ nói), sẽ có một số người thấy "hai năm sau" không được ổn cho lắm. Tôi thuộc loại người nghĩ như vậy, và nghĩ thêm một chút, tôi cho rằng ở đây có sự lây nhiễm từ lối văn này sang lối văn khác (trong ngôn ngữ học có thuật ngữ register of language/registre de langage, không rõ dịch là gì).
Chưa nói gì đến quy kết tội lỗi :) tôi nhận thấy nhiều người thay vì nói "sang năm" lại nói "năm sau", thay vì nói "năm kia" lại nói "hai năm trước". Việc lây nhiễm này còn có thể nằm ở chỗ ngôn ngữ bình dân lọt vào một văn bản được mặc định là nghiêm túc (thuộc một "regime" cao hơn), hoặc các từ chuyên môn, thuật ngữ lại được dùng trong ngôn ngữ hàng ngày (một chị nông dân nói đến "lập trường giai cấp" chẳng hạn). Rất nhiều khi đây là một yếu tố phong cách quan trọng, và sự lây nhiễm cùng có chỗ đứng dưới ánh mặt trời chứ không phải là không.
Mở rộng thêm một chút nữa suy nghĩ này về phía một vấn đề khác, sẽ thấy lý thú hơn nhiều: hiện tượng chêm từ nước ngoài vào câu văn của tiếng Việt.
Ở đây tôi không bàn đến sự lai căng. Tôi không có nhiều định kiến về điều này, vì xét cho cùng ngôn ngữ vay mượn cũng luôn có chỗ đứng hợp pháp à quên hợp thức. Tôi chỉ quan tâm đến một chi tiết: các từ thuộc một số ngôn ngữ phương Tây được người ta cho vào tiếng Việt như thế nào.
Theo tôi sự lây nhiễm là rất trầm trọng khi người ta viết: "Tôi thấy rất bị shocked trước cái tình hình ghê gớm này" hay "Dù sao thì anh vẫn còn nhiều options cơ mà nhỉ". (Kiểu viết thế này tôi thấy ở cả rất rất nhiều người có công việc gắn bó cực kỳ mật thiết với ngôn ngữ, như là nhà văn, và kể cả nhà ngôn ngữ học).
Điều gì là vấn đề mấu chốt ở đây? Sự lây nhiễm đã đạt đến một trình độ rất cao, và gần như được hợp thức hóa, nhưng khi viết thế kia, tức là người ta đã mặc nhiên coi tiếng Việt là ngôn ngữ có biến hình, và các đơn vị từ khi chuyển sang một ngữ cảnh khác vẫn giữ nguyên tính chất của nó ở trong ngữ cảnh nguồn. Viết như vậy không khác nào phủ nhận sự tồn tại của các từ "bị" và "nhiều", coi như là chúng không còn chức năng ngữ pháp nữa. Khi ấy thì thật là không logic; vấn đề là tại sao tiếng Việt không chấp nhận "Dù sao thì anh vẫn còn options cơ mà nhỉ".
Từ tiếng nước ngoài khi đi vào tiếng Việt cũng chịu các quy luật về ngữ pháp như từ có sẵn trong tiếng Việt, nếu không thì thật là khó nghĩ quá đi :)
Đến khi viết "người Persian" chẳng hạn, thì về bản chất đâu có khác lỗi trùng ngôn dạng "người Ý nhân" nữa.
Nov 11, 2009
Chủng tộc?
Cách mở đầu một quyển sách của Claude Lévi-Strauss luôn để lại dư vị. Câu nổi tiếng của Nhiệt đới buồn đã vậy, câu đầu tiên của Race et Culture cũng không kém cạnh: "Một nhà dân tộc học không có trách nhiệm tìm cách nói chủng tộc là gì hay không là gì" (cần phải phân biệt Race et Culture sau này và "Race et Culture" chương đầu tiên của Race et Histoire; quyển Race et Histoire thì đã có bản dịch tiếng Việt của Huyền Giang, Hội Khoa học Lịch sử ấn hành - Huyền Giang là một trong các yếu nhân của công việc dịch các sách thuộc bộ Que sais-je? của NXB PUF sang tiếng Việt).
Lévi-Strauss chống lại quan niệm của nhánh nhân học mà ông gọi là "anthropologie physique" (chẳng biết dịch là gì, "nhân học thô thiển" à?), coi chủng tộc như là một thực tế (réalité). Có lẽ Lévi-Strauss muốn bày tỏ sự phản đối với các nhà nhân chủng học theo lối Quốc xã, đo sọ người để xếp loại chủng tộc.
Quan điểm của Lévi-Strauss về chủng tộc phức tạp, nhưng có thể hiểu cái đích mà ông hướng tới chủ yếu là dung hòa khái niệm "tiến bộ" (progrès) với một chủ nghĩa tương đối về văn hóa.
Nảy sinh một điểm nữa: Lévi-Strauss có cổ súy cho "đa dạng văn hóa" không? Theo tôi biết là hoàn toàn không. Quan điểm của Lévi-Strauss còn có chỗ đặc biệt, và điều này gây tranh cãi nảy lửa, khi ông đề nghị cần phân biệt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo nghĩa đen với các thái độ bình thường, hợp thức và thậm chí không tránh khỏi. Cách nhìn này là một cách nhìn phản lý tưởng về phân biệt chủng tộc, và tất nhiên gây ra nhiều thắc mắc.
Thôi, viết mãi về Lévi-Strauss cũng mỏi tay rồi. Chỉ nói thêm là sẽ rất chi thú vị nếu đọc Nhiệt đới buồn song song với quyển tiểu thuyết Là où les tigres sont chez eux của Jean-Marie Blas de Roblès, giải thưởng Médicis năm 2008.
Đây là trích vài câu từ Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary (Nguyễn Duy Bình dịch) vừa in xong, chương đầu, đoạn nói về các vị thần xấu xa đối thủ của chúng ta trong cuộc đời (cũng có tí chút chủng tộc hehe):
"Còn có Filoche, thần ti tiện, thần định kiến, khinh bỉ và hận thù - thường từ nhà gác cổng thế giới loài người ló đầu ra mà kêu "Tên Mỹ bẩn thỉu, tên Ả-rập bẩn thỉu, tên Do Thái bẩn thỉu, tên Nga bẩn thỉu, tên Trung Quốc bẩn thỉu, tên Da Đen bẩn thỉu...""
Lévi-Strauss chống lại quan niệm của nhánh nhân học mà ông gọi là "anthropologie physique" (chẳng biết dịch là gì, "nhân học thô thiển" à?), coi chủng tộc như là một thực tế (réalité). Có lẽ Lévi-Strauss muốn bày tỏ sự phản đối với các nhà nhân chủng học theo lối Quốc xã, đo sọ người để xếp loại chủng tộc.
Quan điểm của Lévi-Strauss về chủng tộc phức tạp, nhưng có thể hiểu cái đích mà ông hướng tới chủ yếu là dung hòa khái niệm "tiến bộ" (progrès) với một chủ nghĩa tương đối về văn hóa.
Nảy sinh một điểm nữa: Lévi-Strauss có cổ súy cho "đa dạng văn hóa" không? Theo tôi biết là hoàn toàn không. Quan điểm của Lévi-Strauss còn có chỗ đặc biệt, và điều này gây tranh cãi nảy lửa, khi ông đề nghị cần phân biệt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo nghĩa đen với các thái độ bình thường, hợp thức và thậm chí không tránh khỏi. Cách nhìn này là một cách nhìn phản lý tưởng về phân biệt chủng tộc, và tất nhiên gây ra nhiều thắc mắc.
Thôi, viết mãi về Lévi-Strauss cũng mỏi tay rồi. Chỉ nói thêm là sẽ rất chi thú vị nếu đọc Nhiệt đới buồn song song với quyển tiểu thuyết Là où les tigres sont chez eux của Jean-Marie Blas de Roblès, giải thưởng Médicis năm 2008.
Đây là trích vài câu từ Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary (Nguyễn Duy Bình dịch) vừa in xong, chương đầu, đoạn nói về các vị thần xấu xa đối thủ của chúng ta trong cuộc đời (cũng có tí chút chủng tộc hehe):
"Còn có Filoche, thần ti tiện, thần định kiến, khinh bỉ và hận thù - thường từ nhà gác cổng thế giới loài người ló đầu ra mà kêu "Tên Mỹ bẩn thỉu, tên Ả-rập bẩn thỉu, tên Do Thái bẩn thỉu, tên Nga bẩn thỉu, tên Trung Quốc bẩn thỉu, tên Da Đen bẩn thỉu...""
Nov 7, 2009
Lévi-Strauss và các mối quan hệ
Người ta hay coi Anthropologie structurale (1958) của Claude Lévi-Strauss là giấy khai sinh của cấu trúc luận. Cái này tôi không tin lắm nhưng cũng không có gì quá sai trái. Quyển Nhân học cấu trúc này tập hợp một số tiểu luận của Lévi-Strauss, trong đó có Race et Histoire (Chủng tộc và lịch sử, một trong hai công trình "theo đơn đặt hàng của UNESCO", cái thứ hai sau này là Race et Culture, Chủng tộc và văn hóa, sẽ gây xì căng đan hồi đầu những năm 1970, cụ thể thế nào thì sẽ nói sau). Theo cách nhìn của tôi thì vai trò cổ thụ trong cấu trúc luận của Lévi-Strauss còn thể hiện ở các mối quan hệ cá nhân.
Trên con tàu biển được miêu tả ở đoạn đầu Nhiệt đới buồn, Lévi-Strauss ngoài gặp Victor Serge còn gặp André Breton, và hai người sẽ còn giao thiệp thư từ trong nhiều năm. Nhưng sang đến New York mới là cuộc gặp "định mệnh": gặp Roman Jakobson khi ấy đang làm người lưu vong. Đó là năm 1946, New York đang trở thành thủ đô lưu vong thế giới. London cũng là một thủ đô của người Pháp lưu vong, nhưng chủ yếu là của lực lượng de Gaulle, còn New York thì đông đặc trí thức châu Âu. Jakobson và Lévi-Strauss gặp nhau, cuộc gặp hơi giống như khi Freud gặp Jung lần đầu, tức là kéo rất dài, rất khuya. Không biết Lévi-Strauss có hài lòng không, nhưng Jakobson thì bực mình lắm, vì hóa ra tay người Pháp không biết uống rượu, không hiểu vodka là cái gì. Jakobson là con người nồng nhiệt (nhưng có nồng nhiệt mấy thì cũng không gặp được Bakhtine, vì Bakhtine không muốn gặp, như Todorov từng viết trong một bài trên tạp chí Esprit).
Trên con tàu biển được miêu tả ở đoạn đầu Nhiệt đới buồn, Lévi-Strauss ngoài gặp Victor Serge còn gặp André Breton, và hai người sẽ còn giao thiệp thư từ trong nhiều năm. Nhưng sang đến New York mới là cuộc gặp "định mệnh": gặp Roman Jakobson khi ấy đang làm người lưu vong. Đó là năm 1946, New York đang trở thành thủ đô lưu vong thế giới. London cũng là một thủ đô của người Pháp lưu vong, nhưng chủ yếu là của lực lượng de Gaulle, còn New York thì đông đặc trí thức châu Âu. Jakobson và Lévi-Strauss gặp nhau, cuộc gặp hơi giống như khi Freud gặp Jung lần đầu, tức là kéo rất dài, rất khuya. Không biết Lévi-Strauss có hài lòng không, nhưng Jakobson thì bực mình lắm, vì hóa ra tay người Pháp không biết uống rượu, không hiểu vodka là cái gì. Jakobson là con người nồng nhiệt (nhưng có nồng nhiệt mấy thì cũng không gặp được Bakhtine, vì Bakhtine không muốn gặp, như Todorov từng viết trong một bài trên tạp chí Esprit).
Nov 4, 2009
Những người đi
Vào mạng hôm nay thấy thật nặng nề. Bác Văn Ngọc (Phạm Ngọc Tới) đã qua đời. Tôi gặp bác Văn Ngọc đúng một lần, nhưng rất quý mến phong cách nhẹ nhàng cả trong cử chỉ lẫn tiếng nói. Xin được gửi lời chia buồn từ xa tới gia đình và nhóm bạn thân của bác.
Một người nữa cũng vừa mất là Claude Lévi-Strauss. Tôi không làm về dân tộc học hay nhân học, nhưng Lévi-Strauss là một trong những người đầu tiên khơi gợi ý muốn nghiên cứu ở tôi. Hồi đó, khi còn khá nhỏ, tôi đọc được một tập tài liệu do mấy nhà nghiên cứu người Pháp sang Việt Nam giảng cho giới nghiên cứu ở đây, trong đó tập trung vào các nhân vật Émile Durkheim, Marcel Mauss và Claude Lévi-Strauss (có thêm cả Louis Dumont). Tôi vẫn còn nhớ những cái tên này được gắn vào dòng chính, dòng quan trọng nhất, xuất chúng nhất của dân tộc học Pháp. Từ Émile Durkheim tôi học được về sự ra đời của ngành dân tộc học, sau này là thêm lý thuyết về tự tử. Từ Marcel Mauss tôi biết được người ta đã từng nghiên cứu sâu sắc như thế nào về potlatch, voodoo, nhất là "le don" (sự trao tặng) ở các tộc người.
Nhưng từ Lévi-Strauss tôi mới học được nhiều thứ, từ cách tổ chức hôn nhân ở các tộc người sao cho tránh được loạn luân (công trình đầu tay của Lévi-Strauss đã lái ngược chiều dân tộc học cho đến khi ấy vẫn có quan niệm rất khác về hôn nhân ở người man dã). Phần hai của La Pensée sauvage nghe nói chính là một tranh luận của Lévi-Strauss phản đối lý thuyết của Jean-Paul Sartre, nhưng không nói rõ ra. Cái lớn nhất tôi học được từ Lévi-Strauss, tuy vậy, lại là một điều khá vô hình, không phải kiến thức. Tôi vẫn còn rất nhớ một lời miêu tả Lévi-Strauss: ngay từ khi còn nhỏ, đứng trước mọi sự hỗn loạn của cuộc sống tự nhiên hay xã hội lúc nào ông cũng hình dung ra, cũng tin rằng có một cấu trúc bề sâu nào đó, vấn đề là phải nắm được nó.
Nhiệt đới buồn như vậy là đã được in ở Việt Nam. Bản dịch của Ngô Bình Lâm, Nguyên Ngọc hiệu đính, Olivier Tessier viết lời giới thiệu, NXB Tri Thức in. Hôm trước ở buổi ra mắt sách gần như các diễn giả không trả lời được tại sao nhiệt đới thì lại buồn. Cái buồn này, biết đâu, lại là cấu trúc tầng sâu mà Lévi-Strauss suốt đời tìm kiếm. Trước đây quyển sách này hay được nhắc tới trong các văn bản tiếng Việt, hoặc dưới cái tên "Nhiệt đới buồn", hoặc dưới cái tên "Chí tuyến buồn".
Ngô Bình Lâm, như hôm ở buổi ra mắt sách Đỗ Lai Thúy có nói, chính là dịch giả quyển sách Hungary nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Những ngôi sao Ê-ghe, cuốn sách một thời tôi say mê đọc đi đọc lại, cùng Tô-mếch và thủ lĩnh Tia Chớp Đen, và nữa là Oskeola thủ lĩnh da đỏ.
Ở ngay đoạn đầu Nhiệt đới buồn có nhắc tới Victor Serge. Muốn hiểu tâm trạng của các trí thức châu Âu những năm 1950 thì cần phải nắm được dù chút ít lịch sử hai cuộc thế chiến trước đó, những cuộc chạy trốn của trí thức Nga sang Pháp, những cuộc du hành của trí thức Pháp sang Nga, rồi cái ham muốn thoát khỏi, trước tiên thể hiện ở sự du hành, từ Nerval, Gautier hay Flaubert, sau đó là ở sự thám hiểm vì mục đích nghiên cứu, mà Lévi-Strauss là một đại diện. Victor Serge là một trong các nhân tố đặc biệt của giai đoạn ấy. Một người vô chính phủ, một người thuộc Comintern, từng bị bắt giam ở Pháp nhưng rồi được thả qua trao đổi tù binh (với một nhân vật rất đặc biệt khác là Bruce Lockhart, khi ấy đang bị giam ở Liên Xô vì là nghi can trong một vụ ám sát Lenin, cũng như bị nghi làm gián điệp). Sau này Victor Serge lại bị chính quyền Liên Xô giam, phải nhờ Hội nghị Nhà văn Quốc tế Bảo vệ Văn hóa tại Paris (1935) can thiệp mới được thả. Sự xuất hiện của Victor Serge hay Ilya Ehrenburg ở Paris là một phần quan trọng tạo nên không khí trí thức hồi đó, cái không khí làm nên những con người như Lévi-Strauss.
Một người nữa cũng vừa mất là Claude Lévi-Strauss. Tôi không làm về dân tộc học hay nhân học, nhưng Lévi-Strauss là một trong những người đầu tiên khơi gợi ý muốn nghiên cứu ở tôi. Hồi đó, khi còn khá nhỏ, tôi đọc được một tập tài liệu do mấy nhà nghiên cứu người Pháp sang Việt Nam giảng cho giới nghiên cứu ở đây, trong đó tập trung vào các nhân vật Émile Durkheim, Marcel Mauss và Claude Lévi-Strauss (có thêm cả Louis Dumont). Tôi vẫn còn nhớ những cái tên này được gắn vào dòng chính, dòng quan trọng nhất, xuất chúng nhất của dân tộc học Pháp. Từ Émile Durkheim tôi học được về sự ra đời của ngành dân tộc học, sau này là thêm lý thuyết về tự tử. Từ Marcel Mauss tôi biết được người ta đã từng nghiên cứu sâu sắc như thế nào về potlatch, voodoo, nhất là "le don" (sự trao tặng) ở các tộc người.
Nhưng từ Lévi-Strauss tôi mới học được nhiều thứ, từ cách tổ chức hôn nhân ở các tộc người sao cho tránh được loạn luân (công trình đầu tay của Lévi-Strauss đã lái ngược chiều dân tộc học cho đến khi ấy vẫn có quan niệm rất khác về hôn nhân ở người man dã). Phần hai của La Pensée sauvage nghe nói chính là một tranh luận của Lévi-Strauss phản đối lý thuyết của Jean-Paul Sartre, nhưng không nói rõ ra. Cái lớn nhất tôi học được từ Lévi-Strauss, tuy vậy, lại là một điều khá vô hình, không phải kiến thức. Tôi vẫn còn rất nhớ một lời miêu tả Lévi-Strauss: ngay từ khi còn nhỏ, đứng trước mọi sự hỗn loạn của cuộc sống tự nhiên hay xã hội lúc nào ông cũng hình dung ra, cũng tin rằng có một cấu trúc bề sâu nào đó, vấn đề là phải nắm được nó.
Nhiệt đới buồn như vậy là đã được in ở Việt Nam. Bản dịch của Ngô Bình Lâm, Nguyên Ngọc hiệu đính, Olivier Tessier viết lời giới thiệu, NXB Tri Thức in. Hôm trước ở buổi ra mắt sách gần như các diễn giả không trả lời được tại sao nhiệt đới thì lại buồn. Cái buồn này, biết đâu, lại là cấu trúc tầng sâu mà Lévi-Strauss suốt đời tìm kiếm. Trước đây quyển sách này hay được nhắc tới trong các văn bản tiếng Việt, hoặc dưới cái tên "Nhiệt đới buồn", hoặc dưới cái tên "Chí tuyến buồn".
Ngô Bình Lâm, như hôm ở buổi ra mắt sách Đỗ Lai Thúy có nói, chính là dịch giả quyển sách Hungary nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Những ngôi sao Ê-ghe, cuốn sách một thời tôi say mê đọc đi đọc lại, cùng Tô-mếch và thủ lĩnh Tia Chớp Đen, và nữa là Oskeola thủ lĩnh da đỏ.
Ở ngay đoạn đầu Nhiệt đới buồn có nhắc tới Victor Serge. Muốn hiểu tâm trạng của các trí thức châu Âu những năm 1950 thì cần phải nắm được dù chút ít lịch sử hai cuộc thế chiến trước đó, những cuộc chạy trốn của trí thức Nga sang Pháp, những cuộc du hành của trí thức Pháp sang Nga, rồi cái ham muốn thoát khỏi, trước tiên thể hiện ở sự du hành, từ Nerval, Gautier hay Flaubert, sau đó là ở sự thám hiểm vì mục đích nghiên cứu, mà Lévi-Strauss là một đại diện. Victor Serge là một trong các nhân tố đặc biệt của giai đoạn ấy. Một người vô chính phủ, một người thuộc Comintern, từng bị bắt giam ở Pháp nhưng rồi được thả qua trao đổi tù binh (với một nhân vật rất đặc biệt khác là Bruce Lockhart, khi ấy đang bị giam ở Liên Xô vì là nghi can trong một vụ ám sát Lenin, cũng như bị nghi làm gián điệp). Sau này Victor Serge lại bị chính quyền Liên Xô giam, phải nhờ Hội nghị Nhà văn Quốc tế Bảo vệ Văn hóa tại Paris (1935) can thiệp mới được thả. Sự xuất hiện của Victor Serge hay Ilya Ehrenburg ở Paris là một phần quan trọng tạo nên không khí trí thức hồi đó, cái không khí làm nên những con người như Lévi-Strauss.
Nov 2, 2009
Đấy biết ngay
Giải Goncourt năm nay đã được trao cho Marie Ndiaye, tiểu thuyết Trois femmes puissantes. Thế là đoán đúng được một bác hehe.
Đợi xem nốt Vincent Message có được cái giải gì không. Sẽ cập nhật thông tin và đi một đường (chết thật, cái này lại đi thuổng :) về Trois femmes puissantes, tức Ba người đàn bà hùng hậu (à lại dịch lăng nhăng đấy).
Cập nhật: Frédéric Beigbeder, nhà văn thời thượng, đã đoạt giải Renaudot năm nay. Cuốn tiểu thuyết Un Roman français (Một tiểu thuyết Pháp) mở đầu bằng một câu đại ý năm nay tôi già hơn cả cụ cố tôi. Sắp tới gần đây thôi các bác sẽ được đọc một quyển của Beigbeder, là quyển này.
Giải Renaudot về non-fiction cuối cùng không về tay Alain Finkielkraut, người quen của bạn Đỗ Quốc Anh :) Quyển Un coeur intelligent của Finkielkraut đọc rất ngon.
Cập nhật nữa: Quyển sách của Marie Ndiaye có vẻ như được đặt tên như vậy, Ba người phụ nữ mạnh mẽ/quyền lực, là vì tham vọng của nó nằm ở hai chữ: mạnh mẽ. Đây là một bộ ba tiểu thuyết, triptyque thì đúng hơn là trilogie, về ba người phụ nữ châu Phi ở trong ba hoàn cảnh khác nhau. Mới đầu Ndiaye định chỉ viết một phần, nhưng xong rồi thì thấy chưa đủ (chưa đủ mạnh mẽ?) nên viết tiếp hai phần sau đó.
Sau đây là incipit (tức là đoạn mở đầu) của Trois femmes puissantes:
Và người đón cô hoặc chỉ như thể ngẫu nhiên mà ở trên ngưỡng cửa ngôi nhà lớn xây bằng bê tông, trong cường độ của luồng sáng đột ngột mạnh mẽ tới mức cơ thể tắm trong ánh sáng của ông ta vẻ như tạo ra và trải rộng luồng sáng ấy, cái người đàn ông đang đứng ở kia, thấp lùn, nặng nề, phát ra một chùm sáng trắng như một bóng đèn nê ông, cái người đàn ông hiện ra ở ngưỡng cửa ngôi nhà ngoại cỡ không còn lại gì, ngay lập tức Norah tự nhủ, sót lại của dáng hình, của tuổi trẻ trước kia từng bất biến đầy kỳ diệu đến nỗi cô thấy như là không thể lụi tàn.
+ Tôi thấy hãi hùng với trình độ của tờ evan, tờ báo mạng văn chương của Việt Nam: đưa tin về giải Goncourt đã muộn (mồng 4 mới đưa) mà dám liệt kê một số các nhà văn nữ từng đoạt giải Goncourt như sau: "Marguerite Duras với The Lover, Georges Duhamel với Civilization và Simone de Beauvoir với The Mandarins". Georges Duhamel, tác giả của bộ Chronique des Pasquier (10 quyển) mà là phụ nữ ậc ậc. Chẳng cần nghĩ cũng ra Elsa Triolet và hai nhà văn mới có sách dịch sang tiếng Việt: Pascale Roze và Paule Constant.
+ Cập nhật nữa nữa: như vậy là năm nay chỉ đoán đúng được một cái, Vincent Message chẳng được cái giải rút nào cả. Giải Médicis thuộc về Dany Laferrière, tiểu thuyết L'énigme du retour, còn Femina cho quyển Personne của Gwenalle Aubry.
Đợi xem nốt Vincent Message có được cái giải gì không. Sẽ cập nhật thông tin và đi một đường (chết thật, cái này lại đi thuổng :) về Trois femmes puissantes, tức Ba người đàn bà hùng hậu (à lại dịch lăng nhăng đấy).
Cập nhật: Frédéric Beigbeder, nhà văn thời thượng, đã đoạt giải Renaudot năm nay. Cuốn tiểu thuyết Un Roman français (Một tiểu thuyết Pháp) mở đầu bằng một câu đại ý năm nay tôi già hơn cả cụ cố tôi. Sắp tới gần đây thôi các bác sẽ được đọc một quyển của Beigbeder, là quyển này.
Giải Renaudot về non-fiction cuối cùng không về tay Alain Finkielkraut, người quen của bạn Đỗ Quốc Anh :) Quyển Un coeur intelligent của Finkielkraut đọc rất ngon.
Cập nhật nữa: Quyển sách của Marie Ndiaye có vẻ như được đặt tên như vậy, Ba người phụ nữ mạnh mẽ/quyền lực, là vì tham vọng của nó nằm ở hai chữ: mạnh mẽ. Đây là một bộ ba tiểu thuyết, triptyque thì đúng hơn là trilogie, về ba người phụ nữ châu Phi ở trong ba hoàn cảnh khác nhau. Mới đầu Ndiaye định chỉ viết một phần, nhưng xong rồi thì thấy chưa đủ (chưa đủ mạnh mẽ?) nên viết tiếp hai phần sau đó.
Sau đây là incipit (tức là đoạn mở đầu) của Trois femmes puissantes:
Và người đón cô hoặc chỉ như thể ngẫu nhiên mà ở trên ngưỡng cửa ngôi nhà lớn xây bằng bê tông, trong cường độ của luồng sáng đột ngột mạnh mẽ tới mức cơ thể tắm trong ánh sáng của ông ta vẻ như tạo ra và trải rộng luồng sáng ấy, cái người đàn ông đang đứng ở kia, thấp lùn, nặng nề, phát ra một chùm sáng trắng như một bóng đèn nê ông, cái người đàn ông hiện ra ở ngưỡng cửa ngôi nhà ngoại cỡ không còn lại gì, ngay lập tức Norah tự nhủ, sót lại của dáng hình, của tuổi trẻ trước kia từng bất biến đầy kỳ diệu đến nỗi cô thấy như là không thể lụi tàn.
+ Tôi thấy hãi hùng với trình độ của tờ evan, tờ báo mạng văn chương của Việt Nam: đưa tin về giải Goncourt đã muộn (mồng 4 mới đưa) mà dám liệt kê một số các nhà văn nữ từng đoạt giải Goncourt như sau: "Marguerite Duras với The Lover, Georges Duhamel với Civilization và Simone de Beauvoir với The Mandarins". Georges Duhamel, tác giả của bộ Chronique des Pasquier (10 quyển) mà là phụ nữ ậc ậc. Chẳng cần nghĩ cũng ra Elsa Triolet và hai nhà văn mới có sách dịch sang tiếng Việt: Pascale Roze và Paule Constant.
+ Cập nhật nữa nữa: như vậy là năm nay chỉ đoán đúng được một cái, Vincent Message chẳng được cái giải rút nào cả. Giải Médicis thuộc về Dany Laferrière, tiểu thuyết L'énigme du retour, còn Femina cho quyển Personne của Gwenalle Aubry.
Oct 27, 2009
Mùa thu lá bay
Mùa thu, chắc chắc như vậy, là mùa của văn chương. Không phải vì rất nhiều lá vàng rơi tạo hậu phương vững chắc củng cố hình ảnh đầy nguy hại về thi nhân văn sĩ: “mắt đếm lá chân đá ống bơ”, cũng không chỉ vì thời tiết mang màu sắc đồng đội ủng hộ cho việc hưởng thụ một tách trà ấm bên trang sách. Mùa thu còn là thời điểm tập trung chú ý, nảy nở hy vọng và tràn lan tham vọng với các giải thưởng văn chương được trao đồng loạt khắp thế giới, kể cả ở Việt Nam. Đây không chỉ là chuyện thị trường, đây còn là chuyện ứng xử và, một phần không nhỏ, chuyện vinh dự và danh dự.
Khi sắp qua đời, người còn lại trong hai anh em Goncourt (tức Edmond; Jules de Goncourt, người em trai thân thiết của Edmond, cũng là người đầu tiên có ý tưởng về một giải thưởng văn chương không sa vào tật phiến diện như giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp, đã yểu mệnh qua đời vào năm 1870) đã di chúc để lại tài sản của mình cho một Viện Hàn lâm Goncourt với chức năng chính là mỗi năm trao giải thưởng cho một nhà văn có triển vọng. Di chúc này vừa được thực hiện đầy trách nhiệm (vì kể từ đầu thế kỷ XX năm nào cũng có giải thưởng, đều đặn như Rolland Garros) nhưng cũng vẫn là một “di chúc bị phản bội” phần nào (vì đã nhiều lần trao giải cho những người rất già, hoặc trao kiểu vuốt đuôi: khi Marguerite Duras còn trẻ thì không trao, đến khi tóc bà bạc phơ tuy vẫn có người tình, thì mới trao).
Khi sắp qua đời, người còn lại trong hai anh em Goncourt (tức Edmond; Jules de Goncourt, người em trai thân thiết của Edmond, cũng là người đầu tiên có ý tưởng về một giải thưởng văn chương không sa vào tật phiến diện như giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp, đã yểu mệnh qua đời vào năm 1870) đã di chúc để lại tài sản của mình cho một Viện Hàn lâm Goncourt với chức năng chính là mỗi năm trao giải thưởng cho một nhà văn có triển vọng. Di chúc này vừa được thực hiện đầy trách nhiệm (vì kể từ đầu thế kỷ XX năm nào cũng có giải thưởng, đều đặn như Rolland Garros) nhưng cũng vẫn là một “di chúc bị phản bội” phần nào (vì đã nhiều lần trao giải cho những người rất già, hoặc trao kiểu vuốt đuôi: khi Marguerite Duras còn trẻ thì không trao, đến khi tóc bà bạc phơ tuy vẫn có người tình, thì mới trao).
Oct 21, 2009
Lời hứa
Tôi thấy rất lạ là ở Việt Nam gần như không có dấu tích gì của Romain Gary, một trong những nhà văn tôi cho là tuyệt vời nhất của thế kỷ XX. Ở miền Bắc không thấy, miền Nam trước 1975 tôi cũng chưa thấy, cũng chưa nghe nói là có quyển nào được dịch. Search trên mạng thấy có một "truyện ngắn" mang tên "Những lời từ biệt của mẹ tôi", đọc kiểu liếc chéo thì hóa ra là lấy đoạn đầu đoạn cuối cuốn tiểu thuyết La Promesse de l'aube (Lời hứa lúc bình minh). Thế mà Gary đã có Giáo dục châu Âu in khi Thế chiến thứ hai chưa kết thúc, Rễ trời (Les Racines du ciel) được Goncourt 1956, sau này năm 1975 còn được thêm Goncourt thứ hai cho La Vie devant soi (Cuộc sống nơi tận cùng phía trước, hehe dịch bố láo đấy đừng tin), ký tên Émile Ajar. Bản thân Lời hứa lúc bình minh cũng đã in năm 1960.
Nói tóm lại cho đến giờ ngoài dịch giả của Lời hứa lúc bình minh (sách sắp in), chỉ có hai người hay nói đến Romain Gary/Émile Ajar là tôi và Mr. Tin Văn :)
Nói tóm lại cho đến giờ ngoài dịch giả của Lời hứa lúc bình minh (sách sắp in), chỉ có hai người hay nói đến Romain Gary/Émile Ajar là tôi và Mr. Tin Văn :)
Oct 20, 2009
Cọp Trắng trong rừng rậm
Cọp Trắng, Aravind Adiga, Thi Trúc dịch, dtbooks và NXB Trẻ
Thỉnh thoảng tôi cũng mang tâm lý giống như bác Goldmund hehe, nghĩa là đọc sách mà cứ săm săm soi soi, giống như giai thoại về nhà thơ Hữu Thỉnh, làm tổng biên tập báo Văn Nghệ chuyên môn giơ bản in thử báo lên ánh sáng để xem nhỡ có đùi cô gái nào ở trang này ăn trúng vào mặt ông to nào ở trang khác hay không. Đọc quyển Cọp Trắng (chờ mãi mới kiếm được) tức The White Tiger, giải Man Booker 2008 cũng thế, thậm chí tôi còn định mang bản tiếng Anh ra xem.
Nhưng rồi lại thôi, vì mấy trang đầu dịch cực oách, người dịch để ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt mà tôi nghĩ là chỉ có... tôi mới thèm quan tâm :) "Những" và "các" mới chỉ là một trong số khoảng vài trăm cái luôn phải để ý nếu thực sự muốn viết tốt tiếng Việt. Không biết dịch giả Cọp Trắng là ai, chắc một cao nhân giấu mặt.
Thỉnh thoảng tôi cũng mang tâm lý giống như bác Goldmund hehe, nghĩa là đọc sách mà cứ săm săm soi soi, giống như giai thoại về nhà thơ Hữu Thỉnh, làm tổng biên tập báo Văn Nghệ chuyên môn giơ bản in thử báo lên ánh sáng để xem nhỡ có đùi cô gái nào ở trang này ăn trúng vào mặt ông to nào ở trang khác hay không. Đọc quyển Cọp Trắng (chờ mãi mới kiếm được) tức The White Tiger, giải Man Booker 2008 cũng thế, thậm chí tôi còn định mang bản tiếng Anh ra xem.
Nhưng rồi lại thôi, vì mấy trang đầu dịch cực oách, người dịch để ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt mà tôi nghĩ là chỉ có... tôi mới thèm quan tâm :) "Những" và "các" mới chỉ là một trong số khoảng vài trăm cái luôn phải để ý nếu thực sự muốn viết tốt tiếng Việt. Không biết dịch giả Cọp Trắng là ai, chắc một cao nhân giấu mặt.
Oct 19, 2009
Người ta chết vì nước vì non
Nước mắt một thời (Nguyễn Khoa Đăng, NXB Hội Nhà văn 2009) kể lại về Cải cách ruộng đất tại một xã ở tỉnh Thái Bình, chủ yếu là các sự kiện năm 1955 ("năm Mùi", như trong sách liên tục nhắc đi nhắc lại), tức là khoảng thời gian cuối của Cải cách ruộng đất miền Bắc, những đợt thảm khốc nhất. Quyển tiểu thuyết này là cái nhìn ở phía bên kia, phía nạn nhân, chứ không phải từ phía đao phủ, phía các "ông Đội" hoặc "ông bà nông dân" như chẳng hạn Ba người khác của Tô Hoài.
Cái giá trị của cuốn sách này không phải là cách viết, cách kể chuyện, mà chủ yếu là vấn đề trong Cải cách ruộng đất những chuyện gì đã xảy ra, đúng hơn là những chuyện gì đã có thể xảy ra. Câu chuyện trong này có một phần rút từ cuộc đời tác giả Nguyễn Khoa Đăng, nhưng theo tác giả thì phần lớn là những gì xảy ra ở trong xã ông (xem phỏng vấn Nguyễn Khoa Đăng); theo mấy lời ghi ở sách thì Nguyễn Khoa Đăng quê Vũ Thư, Thái Bình, một trong những tỉnh có nhiều xã bị đưa ra làm "cải cách" nhất của miền Bắc.
Ai đã đọc Ba người khác rồi (tôi sẽ phải tìm đọc Sắp cưới của Vũ Bão) sẽ biết cái kiểu tình thế trở ngược sau một đêm, "tôm lộn đầu", rồi những chuyện nông dân mang ra tố, bịa đặt, thêu dệt, rồi giết người, đeo gông, nhốt tù... Đây là ghi chép của Trần Dần về vụ "đấu Nguyễn Văn Nga" mà Trần Dần trực tiếp chứng kiến tại Bắc Ninh vào năm 1956.
Trong Nước mắt một thời, vì không nặng về văn chương tuy cũng có cố gắng lồng câu chuyện cải cách vào một mối tình oan trái kéo dài cả một đời, có nhiều chi tiết về đời sống nông dân, mối quan hệ hàng xóm họ tộc, đặc biệt là đưa lại những câu khẩu hiệu hồi đó hay dùng: "Có khổ tố khổ, nông dân vùng lên" hay "Tố khổ nhiều, đấu tranh mạnh", ngoài ra câu mà các ông bà nông dân thường nói khi trực tiếp tố ai đó là "Mày cúi mặt xuống, mày vểnh tai lên".
Trong sách có một đoạn miêu tả một hiện tượng xảy ra ngay sau khi hòa bình lập lại: thời đó có món "nhảy kết đoàn", tức là người nông dân cứ nghe tiếng hát là nhảy, cứ có từ hai người trở lên là nhảy, nhảy say mê, nhảy phát cuồng, rồi từ nhảy nhót mà sinh ra bụng to, thành thử có câu vè: "Người ta chết vì nước vì non/Con gái tôi chết vì son đố mì".
Vì tôi đọc quyển này cùng thời gian với tập bút ký Canh bạc của Võ Đắc Danh nên thấy có một sự tương đồng về cách miêu tả ấn tượng tình dục đầu đời ở các cậu bé. Rất giống nhau: trong bài "Rơm rạ dại khờ" VĐD tả "chị Vân" làm cậu bé con xao xuyến vì một lần đứng trên cao xúc lúa, áo chị rộng nên cậu bé nhìn thấy xuyên suốt từ dưới lên. Cậu bé trong Nước mắt một thời thích cô Én, một lần cô cúi người làm đồng, cậu bèn nhìn xuyên suốt được từ trên xuống dưới. Mô típ này còn có trong rất rất nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn khác nữa.
Cái giá trị của cuốn sách này không phải là cách viết, cách kể chuyện, mà chủ yếu là vấn đề trong Cải cách ruộng đất những chuyện gì đã xảy ra, đúng hơn là những chuyện gì đã có thể xảy ra. Câu chuyện trong này có một phần rút từ cuộc đời tác giả Nguyễn Khoa Đăng, nhưng theo tác giả thì phần lớn là những gì xảy ra ở trong xã ông (xem phỏng vấn Nguyễn Khoa Đăng); theo mấy lời ghi ở sách thì Nguyễn Khoa Đăng quê Vũ Thư, Thái Bình, một trong những tỉnh có nhiều xã bị đưa ra làm "cải cách" nhất của miền Bắc.
Ai đã đọc Ba người khác rồi (tôi sẽ phải tìm đọc Sắp cưới của Vũ Bão) sẽ biết cái kiểu tình thế trở ngược sau một đêm, "tôm lộn đầu", rồi những chuyện nông dân mang ra tố, bịa đặt, thêu dệt, rồi giết người, đeo gông, nhốt tù... Đây là ghi chép của Trần Dần về vụ "đấu Nguyễn Văn Nga" mà Trần Dần trực tiếp chứng kiến tại Bắc Ninh vào năm 1956.
Trong Nước mắt một thời, vì không nặng về văn chương tuy cũng có cố gắng lồng câu chuyện cải cách vào một mối tình oan trái kéo dài cả một đời, có nhiều chi tiết về đời sống nông dân, mối quan hệ hàng xóm họ tộc, đặc biệt là đưa lại những câu khẩu hiệu hồi đó hay dùng: "Có khổ tố khổ, nông dân vùng lên" hay "Tố khổ nhiều, đấu tranh mạnh", ngoài ra câu mà các ông bà nông dân thường nói khi trực tiếp tố ai đó là "Mày cúi mặt xuống, mày vểnh tai lên".
Trong sách có một đoạn miêu tả một hiện tượng xảy ra ngay sau khi hòa bình lập lại: thời đó có món "nhảy kết đoàn", tức là người nông dân cứ nghe tiếng hát là nhảy, cứ có từ hai người trở lên là nhảy, nhảy say mê, nhảy phát cuồng, rồi từ nhảy nhót mà sinh ra bụng to, thành thử có câu vè: "Người ta chết vì nước vì non/Con gái tôi chết vì son đố mì".
Vì tôi đọc quyển này cùng thời gian với tập bút ký Canh bạc của Võ Đắc Danh nên thấy có một sự tương đồng về cách miêu tả ấn tượng tình dục đầu đời ở các cậu bé. Rất giống nhau: trong bài "Rơm rạ dại khờ" VĐD tả "chị Vân" làm cậu bé con xao xuyến vì một lần đứng trên cao xúc lúa, áo chị rộng nên cậu bé nhìn thấy xuyên suốt từ dưới lên. Cậu bé trong Nước mắt một thời thích cô Én, một lần cô cúi người làm đồng, cậu bèn nhìn xuyên suốt được từ trên xuống dưới. Mô típ này còn có trong rất rất nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn khác nữa.
Oct 16, 2009
Trẻ tuổi và tranh đấu
+ Một bài còn sót lại chưa đăng báo được, giờ cũng chẳng đăng nữa.
Sự kiện có ý nghĩa nhất của dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hoài Thanh vừa rồi nằm ở việc xuất bản cuốn sách Hoài Thanh trên báo Tràng An (NXB Hội Nhà văn). Những bài báo do Hoài Thanh viết ở thời tuổi trẻ ấy hứa hẹn sẽ làm cho cách hiểu về ông cũng như các sự kiện quan trọng của lịch sử văn học Việt Nam trước 1945 có thay đổi không nhỏ.
Quả thực, lễ kỷ niệm lớn cùng rất nhiều bài báo ca ngợi tài năng và con người Hoài Thanh không đóng góp được điều gì đáng nói cho nhu cầu tìm hiểu sâu hơn một nhân vật lớn, một nhà phê bình luôn ở trung tâm nền văn học Việt Nam trong suốt nhiều năm. Được nhà nghiên cứu Từ Sơn thực hiện cùng giúp đỡ về tư liệu của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Hoài Thanh trên báo Tràng An đăng lại các bài Hoài Thanh viết đăng trên báo Tràng An của Bùi Huy Tín tại Huế trong hai năm 1935, 1936, giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp của Hoài Thanh: cùng khoảng thời gian cuốn Văn chương và hành động (Hoài Thanh ký tên cùng Lưu Trọng Lư và Lê Tràng Kiều) bị chính quyền thực dân tịch thu, đồng thời với cuộc tranh cãi giữa Hoài Thanh và nhóm Hải Triều, Phan Văn Hùm, và cũng là không lâu trước khi Hoài Thanh viết Thi nhân Việt Nam cùng Hoài Chân.
Sự kiện có ý nghĩa nhất của dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hoài Thanh vừa rồi nằm ở việc xuất bản cuốn sách Hoài Thanh trên báo Tràng An (NXB Hội Nhà văn). Những bài báo do Hoài Thanh viết ở thời tuổi trẻ ấy hứa hẹn sẽ làm cho cách hiểu về ông cũng như các sự kiện quan trọng của lịch sử văn học Việt Nam trước 1945 có thay đổi không nhỏ.
Quả thực, lễ kỷ niệm lớn cùng rất nhiều bài báo ca ngợi tài năng và con người Hoài Thanh không đóng góp được điều gì đáng nói cho nhu cầu tìm hiểu sâu hơn một nhân vật lớn, một nhà phê bình luôn ở trung tâm nền văn học Việt Nam trong suốt nhiều năm. Được nhà nghiên cứu Từ Sơn thực hiện cùng giúp đỡ về tư liệu của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Hoài Thanh trên báo Tràng An đăng lại các bài Hoài Thanh viết đăng trên báo Tràng An của Bùi Huy Tín tại Huế trong hai năm 1935, 1936, giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp của Hoài Thanh: cùng khoảng thời gian cuốn Văn chương và hành động (Hoài Thanh ký tên cùng Lưu Trọng Lư và Lê Tràng Kiều) bị chính quyền thực dân tịch thu, đồng thời với cuộc tranh cãi giữa Hoài Thanh và nhóm Hải Triều, Phan Văn Hùm, và cũng là không lâu trước khi Hoài Thanh viết Thi nhân Việt Nam cùng Hoài Chân.
Oct 12, 2009
Để chào thi sĩ Bùi Chát
Bùi Chát là người thi sĩ nhất trong số các thi sĩ của Mở Miệng (nói điều này tôi thấy không cần phải kèm theo lời xin lỗi các thành viên khác). Bài thơ một vần (One-rhyme Poems, bản tiếng Anh của Lê Đình Nhất-Lang) là tác phẩm riêng thứ sáu của Bùi Chát kể từ năm 2003. Tác phẩm lần này vẫn do Giấy Vụn Publishing House ấn hành, một quyển sách đủ đẹp để làm ghen tị toàn bộ hệ thống xuất bản Việt Nam từ trong nước đến ngoài nước, từ chính thống đến ngoài luồng. Dường như Bùi Chát và Giấy Vụn làm được một điều cực kỳ khó trong in sách: chỉ in những gì thật đẹp. Hớt váng chứ không hớt bùn, chỉ hớt váng chứ không tranh thủ hớt tí bùn kèm theo.
Trong tập thơ, bài "Không đề" là Bùi Chát của những tập thơ cũ:
Những cây gì trên đường nào không biết nữa
Tự dưng thu về trổ rực hoa đỏ
Và chiều nay đương kẹt xe ở đó
Nhưng có những điều rất khác với Bùi Chát thông thường. Bài "Hoa sữa" không biết có phải kết quả của mấy chuyến Bắc hành?
Trong tập thơ, bài "Không đề" là Bùi Chát của những tập thơ cũ:
Những cây gì trên đường nào không biết nữa
Tự dưng thu về trổ rực hoa đỏ
Và chiều nay đương kẹt xe ở đó
Nhưng có những điều rất khác với Bùi Chát thông thường. Bài "Hoa sữa" không biết có phải kết quả của mấy chuyến Bắc hành?
Oct 9, 2009
IP của Viện Hàn lâm
Pierre Assouline cũng chưa bao giờ đọc Herta Müller, nhưng trên blog hôm nay có một thông tin rất buồn cười: trước khi Nobel Văn chương được công bố, chỉ có trang The Literary Saloon thực sự nghiêm túc nghĩ tới khả năng Müller được giải (ngoài một hãng cá cược ở Anh), vì chủ trang này, Michael Orthofer, thấy trong số những người vào trang của mình có một IP truy cập rất nhiều lần, và đó là IP của Viện Hàn lâm Thụy Điển, sau khi Orthofer dựa theo tỉ lệ cá cược mà đưa tin về Müller. Đó là trang này (ngày 6 tháng Mười).
Trên The Literary Saloon cũng có nhiều thông tin tổng hợp.
Assouline cũng đưa vài comment của người đọc blog lên, trong đó có mấy người Rumani, họ nói cho tới giờ Müller vẫn bị ám ảnh bởi hệ thống cảnh sát, mật vụ thời Ceausescu, vẫn nghĩ rằng Securitate còn hoạt động. Một người cho rằng như vậy là không đúng tình hình, một người khác (sống tại Rumani) thì khẳng định là đúng. Securitate vẫn tồn tại ở Rumani dù chế độ đã thay đổi.
Điều này không khác mấy so với các chi tiết ở cuối bộ phim "Đời kẻ khác" (sao các nơi cứ gọi là "Cuộc sống của những người khác" nhỉ?): nhân vật bộ trưởng có bị làm sao đâu.
Trên The Literary Saloon cũng có nhiều thông tin tổng hợp.
Assouline cũng đưa vài comment của người đọc blog lên, trong đó có mấy người Rumani, họ nói cho tới giờ Müller vẫn bị ám ảnh bởi hệ thống cảnh sát, mật vụ thời Ceausescu, vẫn nghĩ rằng Securitate còn hoạt động. Một người cho rằng như vậy là không đúng tình hình, một người khác (sống tại Rumani) thì khẳng định là đúng. Securitate vẫn tồn tại ở Rumani dù chế độ đã thay đổi.
Điều này không khác mấy so với các chi tiết ở cuối bộ phim "Đời kẻ khác" (sao các nơi cứ gọi là "Cuộc sống của những người khác" nhỉ?): nhân vật bộ trưởng có bị làm sao đâu.
Oct 8, 2009
Ứng xử với cái chết
Ở hình ảnh nam tước Cosimo xứ BóngRâm (rất bực là các báo đều tưởng viết sai nên sửa hết BóngRâm thành Bóng Râm, Gian ChùmThạchThảo thành Gian Chùm Thạch Thảo, con chó biệt danh GiỏiGiắn thành Giỏi Giắn... hình như có một tờ viết đúng nhưng không nhớ là tờ nào) túm lấy khinh khí cầu bay lên không trung ở phần kết Nam tước trên cây, tôi thấy ý muốn của Calvino: thử một lần cho cái chết bay lên trời. Không chui xuống đất, cái chết của Calvino về thực chất là không tồn tại, bị đẩy bay ra khỏi cuốn sách. Không có cái chết, tác phẩm văn chương mới có thể thực sự nhẹ, đồng thời tiếp nối được truyền thống lớn của viết lách: truyện cổ tích, kịch hài, rồi ngay cả Lucky Luke: thời kỳ đầu đối thủ của chàng lonesome cowboy chết như ngả rạ, nhưng phải sau khi chẳng có ai chết trong những trang sách ấy thì Lucky Luke, thời kỳ của Morris và Goscinny, mới trở thành một truyện tranh vĩ đại.
Cũng chỉ một cái kết như thế mới tương xứng với câu chuyện của Nam tước trên cây.
Cũng chỉ một cái kết như thế mới tương xứng với câu chuyện của Nam tước trên cây.
Oct 5, 2009
Thu vén cho im lặng
+ “Không bài thơ nào hướng tới độc giả, không bức tranh nào hướng tới người xem, không bản giao hưởng nào hướng tới khán giả”, câu này là của Walter Benjamin. Một câu cần được vang lên vào những lúc người ta, vì không còn biết làm gì, quay trở lại nhấn mạnh vào thông điệp của tác phẩm văn chương, coi đó là cứu cánh cho đầu óc thích dừng lại khoanh vùng hơn là đi tiếp, đi nữa, qua đó cho thấy những niềm tin luôn không có sức mạnh. “Tác phẩm văn chương “nói” cái gì? Nó truyền đạt cái gì? Rất ít, với người hiểu văn chương”, Benjamin, người cùng Roland Barthes tạo ra một đường lối hiểu và nói về văn chương riêng của thế kỷ XX, một đường lối đến giờ nhìn lại cũng không lấy gì làm thắng thế, nhưng cũng cho thấy một sức mạnh kiên trì của một niềm tin mỏng.
+ Miêu tả sự im lặng: Dacia Maraini đã chứng tỏ là làm được điều này trong Nữ công tước Marianna Ucrìa (La lunga vita di Marianna Ucrìa). Một nữ công tước bị câm (và điếc) từ nhỏ. Trước một hiện tượng như vậy, một cái gì đó khác văn chương sẽ tập trung vào việc làm thế nào mà nhân vật vượt qua tật nguyền hoặc bị bệnh tật đánh gục, còn văn chương là chuyện bị câm nghĩa là gì, sự câm lặng nghĩa là gì, và bị câm thì có làm sao.
Dacia Maraini từng là bạn đời (không phải vợ) của Alberto Moravia trong khoảng hai mươi năm, sắp sang đến Việt Nam.
+ Đọc Phía sau nghi can X của Higashino Keigo, tôi thấy không có gì cần phải bàn về tài năng lắt léo (nhưng lại ở trong một môi trường chữ nghĩa và tâm lý rất bình dị) của tác giả. Một tiểu thuyết trinh thám đích thực, cao thủ, đến mức điều duy nhất tôi muốn nhớ (như một sự bấu víu? cũng có thể) là một hình ảnh nào đó không liên quan chút nào tới câu chuyện. Tìm ra được cái này cũng khó lắm, vì Keigo xếp được tất tật những gì xuất hiện vào bức tranh, cái nào cũng có chỗ. Cuối cùng chắc chỉ còn hình ảnh bà già dẫn chó đi dạo vào buổi sáng, ba con, mỗi con một sợi dây buộc cổ màu khác nhau.
+ Về sự im lặng cấp độ khác: những bức thư. Thứ nhất là bức thư của Hemingway gửi Maxwell Perkins, các bạn bên déjà vous đã chịu khó dịch ra. Đấy, người ta viết thư cho editor như thế chứ :) Không hiểu câu “Điều đó khiến việc được có tên trong danh mục Who’s Who thật đáng giá”.
Bức thư thứ hai: Céline gửi Mauriac. Bác Pierre Assouline này đưa nó lên là vì thật kỳ cục khi nghĩ đến việc Céline lại giao thiệp thư từ với Mauriac. Tài liệu mới, được Henri Godard công bố trên NRF mới đây. Thư gửi để cảm ơn mà Céline như chửi Mauriac hehe: “Tuy vậy không gì xích chúng ta lại gần nhau, không gì có thể xích chúng ta lại gần nhau; ông thuộc về một giống loài khác, ông gặp những người khác, ông nghe thấy những giọng nói khác. Với tôi, kẻ giản đơn, Chúa là một thứ trò vè có tác dụng làm người ta suy nghĩ tẹt ga hơn về bản thân mình, khỏi phải nghĩ đến bọn người nữa, nói tóm lại là để đào thoát luôn cho xong.”
Từ phát hiện này đến một công bố khác: có vẻ như thời điểm bắt đầu của Thơ Mới đã phải tính lại sau bài này của Lại Nguyên Ân.
+ Miêu tả sự im lặng: Dacia Maraini đã chứng tỏ là làm được điều này trong Nữ công tước Marianna Ucrìa (La lunga vita di Marianna Ucrìa). Một nữ công tước bị câm (và điếc) từ nhỏ. Trước một hiện tượng như vậy, một cái gì đó khác văn chương sẽ tập trung vào việc làm thế nào mà nhân vật vượt qua tật nguyền hoặc bị bệnh tật đánh gục, còn văn chương là chuyện bị câm nghĩa là gì, sự câm lặng nghĩa là gì, và bị câm thì có làm sao.
Dacia Maraini từng là bạn đời (không phải vợ) của Alberto Moravia trong khoảng hai mươi năm, sắp sang đến Việt Nam.
+ Đọc Phía sau nghi can X của Higashino Keigo, tôi thấy không có gì cần phải bàn về tài năng lắt léo (nhưng lại ở trong một môi trường chữ nghĩa và tâm lý rất bình dị) của tác giả. Một tiểu thuyết trinh thám đích thực, cao thủ, đến mức điều duy nhất tôi muốn nhớ (như một sự bấu víu? cũng có thể) là một hình ảnh nào đó không liên quan chút nào tới câu chuyện. Tìm ra được cái này cũng khó lắm, vì Keigo xếp được tất tật những gì xuất hiện vào bức tranh, cái nào cũng có chỗ. Cuối cùng chắc chỉ còn hình ảnh bà già dẫn chó đi dạo vào buổi sáng, ba con, mỗi con một sợi dây buộc cổ màu khác nhau.
+ Về sự im lặng cấp độ khác: những bức thư. Thứ nhất là bức thư của Hemingway gửi Maxwell Perkins, các bạn bên déjà vous đã chịu khó dịch ra. Đấy, người ta viết thư cho editor như thế chứ :) Không hiểu câu “Điều đó khiến việc được có tên trong danh mục Who’s Who thật đáng giá”.
Bức thư thứ hai: Céline gửi Mauriac. Bác Pierre Assouline này đưa nó lên là vì thật kỳ cục khi nghĩ đến việc Céline lại giao thiệp thư từ với Mauriac. Tài liệu mới, được Henri Godard công bố trên NRF mới đây. Thư gửi để cảm ơn mà Céline như chửi Mauriac hehe: “Tuy vậy không gì xích chúng ta lại gần nhau, không gì có thể xích chúng ta lại gần nhau; ông thuộc về một giống loài khác, ông gặp những người khác, ông nghe thấy những giọng nói khác. Với tôi, kẻ giản đơn, Chúa là một thứ trò vè có tác dụng làm người ta suy nghĩ tẹt ga hơn về bản thân mình, khỏi phải nghĩ đến bọn người nữa, nói tóm lại là để đào thoát luôn cho xong.”
Từ phát hiện này đến một công bố khác: có vẻ như thời điểm bắt đầu của Thơ Mới đã phải tính lại sau bài này của Lại Nguyên Ân.
Sep 30, 2009
Thừa rồi lại thừa
+ Độ này thấy nhiều người quan tâm đến truyện ngắn. Chính tôi cũng vừa viết về một tập truyện ngắn. Nhưng nói thật thì tôi không quan tâm nhiều đến truyện ngắn. Tôi quan tâm tới văn chương của Bảo Ninh chứ không quan tâm đến truyện ngắn. Cả chục năm nay tôi không còn (gần như không) đọc truyện ngắn đăng trên báo. Nhiều lắm, nhiều vô tận, chắc là nước Mỹ và nước Việt Nam sản xuất truyện ngắn nhiều ngang ngửa với nhau. Được một lần ta (có thể) sánh vai được với nước Mỹ, mừng chưa.
Nói đến truyện ngắn lại nhớ một người, Daniel Grojnowski, tác giả cuốn sách Lire la nouvelle (Đọc truyện ngắn). Grojnowski được coi là chuyên gia về truyện ngắn, nhưng thật ra còn là chuyên gia nhiều cái nữa. Đó là một người gốc Ba Lan, một người bạn của Mme Lê Hồng Sâm. Trong Lire la nouvelle ngay mở đầu có đăng nguyên văn một truyện ngắn được cho là ngắn nhất trong lịch sử. Tác giả tên gì đó hình như có màu sắc Flamand, nghĩa là khó nhớ, còn nội dung truyện như thế này, đại ý chứ không chính xác tuyệt đối:
"Ông ấy là người lịch sự vô cùng, tới mức nhường cho bà vợ chết trước."
Nói "ngắn nhất trong lịch sử" cũng chỉ là một cách nói, nó thông báo rằng truyện ngắn có thể rất ngắn, một lời tuyên bố theo kiểu "ấn định" kiểu như "tin tôi đi, nếu tin thì sẽ có lợi đấy".
Kiểu truyện ngắn như trên có thể coi là một mô hình, đã là mô hình thì ta pastiche được, chẳng hạn như là "Vì rất căm ghét loài người nên hắn quyết định làm một vài điều tốt cho nó."
Cái dở là không tìm được chuyên gia truyện ngắn nào để ghi nhận tác phẩm vừa xong kia, chán thật.
+ Tôi không mấy để ý đến sự trông chờ một cuốn tiểu thuyết thứ hai của Bảo Ninh. Câu hỏi ở cuối bài trước của tôi là một tiến triển logic từ những gì viết ở trên đó thì đúng hơn là "gây thêm sức ép". Trong tập Chuyện xưa kết đi, được chưa? ai cũng nhìn ra nỗi ám ảnh, nhưng nhiều người nhìn ra và nói về thì điều đúng lại rất dễ trở thành điều sai :) Cái chính là ngôn từ không bao giờ đủ cả.
+ Áp lực của nói điều then chốt chưa chắc đã lớn bằng áp lực không nói điều then chốt. Với người viết lách, nhất là viết phê bình, một lần cho tất cả có thể là một lý tưởng, nhưng lại cũng có thể là một ảo tưởng, một cái bẫy tâm lý. Nhìn ra điều then chốt mà không nói là vi phạm lý tưởng, nhưng cắm đầu tìm cách không vi phạm lý tưởng lại là ảo tưởng. Đây không phải là chấp nhận sự đã rồi và sự trốn tránh, đây là đối mặt: đối mặt với tính chất mù mờ của cái bản chất. Thách thức cái bản chất, không tuân theo nó, chống lại nó đúng lúc nó không ngờ xứng đáng ngang hàng với một thách thức đã được nhiều người nói đến, nói tuyệt hay, như là Borges và nhất là Calvino: thách thức mê cung.
+ Một bài thơ tên là "Thừa" trong tập Ta thấy hình ta những miếu đền của Mai Thảo:
Một vũng trời cao đứng bóng trưa
Nhìn lên bỗng thấy nắng mây thừa
Thừa thêm ta nữa tâm tiền tiến
Mà khối đau buồn rất cổ xưa
Nói đến truyện ngắn lại nhớ một người, Daniel Grojnowski, tác giả cuốn sách Lire la nouvelle (Đọc truyện ngắn). Grojnowski được coi là chuyên gia về truyện ngắn, nhưng thật ra còn là chuyên gia nhiều cái nữa. Đó là một người gốc Ba Lan, một người bạn của Mme Lê Hồng Sâm. Trong Lire la nouvelle ngay mở đầu có đăng nguyên văn một truyện ngắn được cho là ngắn nhất trong lịch sử. Tác giả tên gì đó hình như có màu sắc Flamand, nghĩa là khó nhớ, còn nội dung truyện như thế này, đại ý chứ không chính xác tuyệt đối:
"Ông ấy là người lịch sự vô cùng, tới mức nhường cho bà vợ chết trước."
Nói "ngắn nhất trong lịch sử" cũng chỉ là một cách nói, nó thông báo rằng truyện ngắn có thể rất ngắn, một lời tuyên bố theo kiểu "ấn định" kiểu như "tin tôi đi, nếu tin thì sẽ có lợi đấy".
Kiểu truyện ngắn như trên có thể coi là một mô hình, đã là mô hình thì ta pastiche được, chẳng hạn như là "Vì rất căm ghét loài người nên hắn quyết định làm một vài điều tốt cho nó."
Cái dở là không tìm được chuyên gia truyện ngắn nào để ghi nhận tác phẩm vừa xong kia, chán thật.
+ Tôi không mấy để ý đến sự trông chờ một cuốn tiểu thuyết thứ hai của Bảo Ninh. Câu hỏi ở cuối bài trước của tôi là một tiến triển logic từ những gì viết ở trên đó thì đúng hơn là "gây thêm sức ép". Trong tập Chuyện xưa kết đi, được chưa? ai cũng nhìn ra nỗi ám ảnh, nhưng nhiều người nhìn ra và nói về thì điều đúng lại rất dễ trở thành điều sai :) Cái chính là ngôn từ không bao giờ đủ cả.
+ Áp lực của nói điều then chốt chưa chắc đã lớn bằng áp lực không nói điều then chốt. Với người viết lách, nhất là viết phê bình, một lần cho tất cả có thể là một lý tưởng, nhưng lại cũng có thể là một ảo tưởng, một cái bẫy tâm lý. Nhìn ra điều then chốt mà không nói là vi phạm lý tưởng, nhưng cắm đầu tìm cách không vi phạm lý tưởng lại là ảo tưởng. Đây không phải là chấp nhận sự đã rồi và sự trốn tránh, đây là đối mặt: đối mặt với tính chất mù mờ của cái bản chất. Thách thức cái bản chất, không tuân theo nó, chống lại nó đúng lúc nó không ngờ xứng đáng ngang hàng với một thách thức đã được nhiều người nói đến, nói tuyệt hay, như là Borges và nhất là Calvino: thách thức mê cung.
+ Một bài thơ tên là "Thừa" trong tập Ta thấy hình ta những miếu đền của Mai Thảo:
Một vũng trời cao đứng bóng trưa
Nhìn lên bỗng thấy nắng mây thừa
Thừa thêm ta nữa tâm tiền tiến
Mà khối đau buồn rất cổ xưa
Sep 28, 2009
Làm thế nào để sống
trước tiên, xem ở kia, ở kia và nhất là ở kia
Không biết có phải nhà văn Bảo Ninh bị rơi vào một nông nỗi bồng bột (hay bí bách cảm hứng, hay cơ chế của ký ức của ông bị “mắc cạn” ở một điểm nào đó) mà ông lại đặt tên tập truyện ngắn mới nhất của mình là “Chuyện xưa kết đi, được chưa?” gồm 14 truyện, NXB Văn học ấn hành.
Từ đầu đến cuối cái câu hỏi đặt lên bìa sách này hóa ra lại là một câu hỏi tu từ. Bởi vì người viết ra các truyện ngắn ấy không thực sự tìm cách quên, và cũng còn bởi vì không còn gì để quên nữa cả. Những gì quên được thì đã quên mất rồi (nhiều nhân vật trong tập truyện này thực sự bị rơi vào trạng thái quên, như các nhân vật của truyện “Gọi con” phải lần hồi ráp nối ký ức mới “tìm lại được” một người thân trong gia đình). Những gì để quên đã được viết ra hoặc không cần được viết ra thì cũng tan biến, nhưng còn lại ở tập “Chuyện xưa kết đi, được chưa?” thì toàn điều không thể quên, cũng không thể kết.
Không biết có phải nhà văn Bảo Ninh bị rơi vào một nông nỗi bồng bột (hay bí bách cảm hứng, hay cơ chế của ký ức của ông bị “mắc cạn” ở một điểm nào đó) mà ông lại đặt tên tập truyện ngắn mới nhất của mình là “Chuyện xưa kết đi, được chưa?” gồm 14 truyện, NXB Văn học ấn hành.
Từ đầu đến cuối cái câu hỏi đặt lên bìa sách này hóa ra lại là một câu hỏi tu từ. Bởi vì người viết ra các truyện ngắn ấy không thực sự tìm cách quên, và cũng còn bởi vì không còn gì để quên nữa cả. Những gì quên được thì đã quên mất rồi (nhiều nhân vật trong tập truyện này thực sự bị rơi vào trạng thái quên, như các nhân vật của truyện “Gọi con” phải lần hồi ráp nối ký ức mới “tìm lại được” một người thân trong gia đình). Những gì để quên đã được viết ra hoặc không cần được viết ra thì cũng tan biến, nhưng còn lại ở tập “Chuyện xưa kết đi, được chưa?” thì toàn điều không thể quên, cũng không thể kết.
Sep 24, 2009
Châm ngôn của một ngày có thể
Ông Alain Rey ở mục định kỳ viết cho tờ Magazine Littéraire cách đây vài năm có một lần phàn nàn về việc các nhà sản xuất thuốc lá ở Pháp in lên bao thuốc lá dòng chữ (theo luật định) "Fumer tue" (đúng kiểu cấu trúc câu khó dịch đến hai lần: fumer là hút thuốc (lá) còn tue là chia từ động từ tuer nghĩa là giết, ý câu này là (cái việc) hút thuốc (lá) giết (người)); nếu tôi nhớ không nhầm thì ông Rey (đại gia về từ ngữ) nói fumer thì không giết được ai cả, mà phải dùng từ s'enfumer, nghĩa là hút khói vào người, như thế mới là hành động gây chết người.
Trên bao thuốc lá Việt Nam phải ghi: Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi
Trên yên cái xe máy phải ghi: Đi xe máy có thể gây vỡ sụn mông
Trên vô lăng xe ôtô phải ghi: Đi ôtô có thể chẹt chết bốn mươi lăm con vịt
Trên nhà cao tầng phải ghi: Nhà cao tầng có thể ném bã mía qua cửa sổ, và nhà cao tầng có thể gây ngủng ngoẳng đầu gối
Trên mông đứa trẻ sơ sinh phải ghi: Sống có thể gây chết
Trên châm ngôn phải ghi: Ngắn gọn có thể gây hóc xương gà
Trên bút hoặc bàn phím phải ghi: Viết có thể gây bệnh mắt lác, và viết có thể gây ra mùi vị kinh khiếp
Trên bia mộ phải ghi: Chết có thể gây ra sự đầu thai
Trên cái đèn phải ghi: Ánh sáng có thể gây đứt dây tóc
Trên nỗi buồn chán phải ghi: Chán nản có thể gây hứng thú cách mạng
Trên quyển sách phải ghi: Đọc có thể gây rối loạn cơ quan thần kinh chức năng trung ương, hoặc là tuyến tiền liệt
và và và
Trên giọt mưa phải ghi: Mưa rơi có thể không cần phiên dịch, và có thể không
Trên bao thuốc lá Việt Nam phải ghi: Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi
Trên yên cái xe máy phải ghi: Đi xe máy có thể gây vỡ sụn mông
Trên vô lăng xe ôtô phải ghi: Đi ôtô có thể chẹt chết bốn mươi lăm con vịt
Trên nhà cao tầng phải ghi: Nhà cao tầng có thể ném bã mía qua cửa sổ, và nhà cao tầng có thể gây ngủng ngoẳng đầu gối
Trên mông đứa trẻ sơ sinh phải ghi: Sống có thể gây chết
Trên châm ngôn phải ghi: Ngắn gọn có thể gây hóc xương gà
Trên bút hoặc bàn phím phải ghi: Viết có thể gây bệnh mắt lác, và viết có thể gây ra mùi vị kinh khiếp
Trên bia mộ phải ghi: Chết có thể gây ra sự đầu thai
Trên cái đèn phải ghi: Ánh sáng có thể gây đứt dây tóc
Trên nỗi buồn chán phải ghi: Chán nản có thể gây hứng thú cách mạng
Trên quyển sách phải ghi: Đọc có thể gây rối loạn cơ quan thần kinh chức năng trung ương, hoặc là tuyến tiền liệt
và và và
Trên giọt mưa phải ghi: Mưa rơi có thể không cần phiên dịch, và có thể không
Sep 22, 2009
Gặt
Tối hôm qua đến giờ uống sữa và nghe Đô Rê Mi tự dưng tôi thấy bâng khuâng :)
Nghĩ là mình tươi tắn mãi rồi bây giờ cũng phải mốc đi một cái. Ý tôi là làm một cái điểm mốc cho nó vui và để make clear (dịch là “làm rõ” kẻo lại bị mấy bác mắng) tâm trí, chứ không phải người tôi bị mốc xanh mốc đỏ rồi phải đem ra ngoài trời phơi nắng, như khối bác đang nghĩ (tôi biết thừa, biết quá thừa luôn), hay khối bác đã từng bị.
Đợi cho quyển này in xong (lẽ ra phải xong rồi đấy; tôi cũng thích cái bìa trước hơn nhưng không vote được cho nó được chọn, chứ tên sách có “cuốn sách mở” thì bìa lại có hình cuốn sách mở là chân thực quá hehe) thì coi như là gặt xong một vụ. Vụ này gieo cấy cứ cho là trong vòng trên dưới hai năm vừa qua. Coi như là xong một vụ để còn gieo cấy tiếp xen canh cây trồng mở rộng canh tác bón phân tưới nước giải (Tía em là một người nông dân/Má em là một người nông dân/Cuộc sống trên đồng bao la).
Tôi không hề có ý định giấu là mình trồng cây còn sai lầm hỏng hóc nhiều lắm (nhiều cái cũng chưa làm được cũng như để khá nhiều người phải chờ đợi) và lúc nào cũng xác định tư tưởng sống là chiến đấu, có ai bảo mình sai nếu sai thật thì nhận và sửa, mình lại đúng thì hoặc cãi lại hoặc im luôn cho xong, nếu ở giữa sai và đúng thì hoặc tranh đấu tới cùng hoặc chuồn đi hỏi (không biết thì hỏi tự ti làm gì), chứ nhất định không hì hục chày cối nát hết cả gạo và nhất định không tự dưng lại đi nhận là mình sai :)
Tôi cũng không định đang yên đang lành lại đi cảm ơn lung tung cả lên như bác Goldmund ai lại thế hehe, nhất là với ý đồ xấu. Nhưng mới học được bên chỗ bác Hòa Thượng rằng hạnh phúc nằm ở đường đi chứ không phải đích đến (cái này thì nhiều người nói lắm rồi nhưng có thêm toán học vào nó cứ xạ ảnh lung linh hết cả lên) thành thử đến mùa gặt cũng muốn cảm ơn rất nhiều người đã hợp tác, làm cùng, chỉ giáo, chửi rủa etc. Chẳng hạn như quyển Lévai nói ở trên là phải cảm ơn rất nhiều mấy bác Hung Gia Lợi.
Cuối cùng chúc các bác hưởng thụ lành mạnh và không nên lợi dụng tình thân mà gợi ý lộ liễu như bác này, bác này hay bác này. Ở đây tôi chỉ nêu tên mấy bác nhà giàu thôi chứ các bác không giàu (bằng mấy bác này) thì cũng nên lợi dụng tình thân tội gì phải không ạ :) Mấy cái bác kia vừa phải thôi nhá, chứ trong loạt title 3 chữ của tháng này vẫn còn “Bòn” hay “Hút” chưa sử dụng đâu, báo trước cho các bác biết mà đề phòng hehe.
Cuối cùng bâng khuâng bonus các bác thêm cái này (không liên quan gì đâu, tất nhiên).
Nghĩ là mình tươi tắn mãi rồi bây giờ cũng phải mốc đi một cái. Ý tôi là làm một cái điểm mốc cho nó vui và để make clear (dịch là “làm rõ” kẻo lại bị mấy bác mắng) tâm trí, chứ không phải người tôi bị mốc xanh mốc đỏ rồi phải đem ra ngoài trời phơi nắng, như khối bác đang nghĩ (tôi biết thừa, biết quá thừa luôn), hay khối bác đã từng bị.
Đợi cho quyển này in xong (lẽ ra phải xong rồi đấy; tôi cũng thích cái bìa trước hơn nhưng không vote được cho nó được chọn, chứ tên sách có “cuốn sách mở” thì bìa lại có hình cuốn sách mở là chân thực quá hehe) thì coi như là gặt xong một vụ. Vụ này gieo cấy cứ cho là trong vòng trên dưới hai năm vừa qua. Coi như là xong một vụ để còn gieo cấy tiếp xen canh cây trồng mở rộng canh tác bón phân tưới nước giải (Tía em là một người nông dân/Má em là một người nông dân/Cuộc sống trên đồng bao la).
Tôi không hề có ý định giấu là mình trồng cây còn sai lầm hỏng hóc nhiều lắm (nhiều cái cũng chưa làm được cũng như để khá nhiều người phải chờ đợi) và lúc nào cũng xác định tư tưởng sống là chiến đấu, có ai bảo mình sai nếu sai thật thì nhận và sửa, mình lại đúng thì hoặc cãi lại hoặc im luôn cho xong, nếu ở giữa sai và đúng thì hoặc tranh đấu tới cùng hoặc chuồn đi hỏi (không biết thì hỏi tự ti làm gì), chứ nhất định không hì hục chày cối nát hết cả gạo và nhất định không tự dưng lại đi nhận là mình sai :)
Tôi cũng không định đang yên đang lành lại đi cảm ơn lung tung cả lên như bác Goldmund ai lại thế hehe, nhất là với ý đồ xấu. Nhưng mới học được bên chỗ bác Hòa Thượng rằng hạnh phúc nằm ở đường đi chứ không phải đích đến (cái này thì nhiều người nói lắm rồi nhưng có thêm toán học vào nó cứ xạ ảnh lung linh hết cả lên) thành thử đến mùa gặt cũng muốn cảm ơn rất nhiều người đã hợp tác, làm cùng, chỉ giáo, chửi rủa etc. Chẳng hạn như quyển Lévai nói ở trên là phải cảm ơn rất nhiều mấy bác Hung Gia Lợi.
Cuối cùng chúc các bác hưởng thụ lành mạnh và không nên lợi dụng tình thân mà gợi ý lộ liễu như bác này, bác này hay bác này. Ở đây tôi chỉ nêu tên mấy bác nhà giàu thôi chứ các bác không giàu (bằng mấy bác này) thì cũng nên lợi dụng tình thân tội gì phải không ạ :) Mấy cái bác kia vừa phải thôi nhá, chứ trong loạt title 3 chữ của tháng này vẫn còn “Bòn” hay “Hút” chưa sử dụng đâu, báo trước cho các bác biết mà đề phòng hehe.
Cuối cùng bâng khuâng bonus các bác thêm cái này (không liên quan gì đâu, tất nhiên).
Sep 19, 2009
Vấn
Tôi quên chưa nói phỏng vấn là một thể loại, và cũng là một nghệ thuật :) Chừng nào thì nó (phỏng vấn, và, đặc thù hơn, phỏng vấn nhà văn) được coi là như vậy? Chắc có liên quan tới tập phỏng vấn của Jules Huret in năm 1891 với nhan đề chung Enquête sur l’évolution littéraire (Điều tra về tiến triển của văn học), có thể đọc toàn văn trên gallica tức là trang online của Thư viện Quốc gia Pháp (BNF). Cách đây vài năm giới đại học Pháp có cả một trào lưu nghiên cứu tập sách này.
Ở Việt Nam từng có hai tập phỏng vấn nhà văn nổi tiếng, một trước 1945 của Lê Thanh, một trước 1975 của Ngiễn Ngu Í; tiếc thật lần đọc quyển sách của NNI tôi không để ý lưu lại một bản nên đến nay chẳng nhớ rõ là có các nhân vật nào nữa, nhan đề của nó hình như là Sống và viết với…
Ngày nay thật chẳng có nhà văn Việt Nam nào trả lời phỏng vấn hay cả. Người duy nhất giữ được bí quyết trả lời phỏng vấn có lẽ là Tô Hoài :)
Ở Việt Nam từng có hai tập phỏng vấn nhà văn nổi tiếng, một trước 1945 của Lê Thanh, một trước 1975 của Ngiễn Ngu Í; tiếc thật lần đọc quyển sách của NNI tôi không để ý lưu lại một bản nên đến nay chẳng nhớ rõ là có các nhân vật nào nữa, nhan đề của nó hình như là Sống và viết với…
Ngày nay thật chẳng có nhà văn Việt Nam nào trả lời phỏng vấn hay cả. Người duy nhất giữ được bí quyết trả lời phỏng vấn có lẽ là Tô Hoài :)
Sep 14, 2009
Sốt
Nếu đang sống ở Hà Nội, nguy cơ bị sốt xuất huyết của bạn là rất cao. Hà Nội bây giờ bẩn như Sài Gòn. Tôi bị mấy hôm vừa rồi, đến hôm nay mới giảm sốt một chút. Phiền một cái là sốt, sốt virus, sốt xuất huyết, H1N1 cứ hao hao giống nhau nên vớ vẩn là chẩn đoán nhầm, nhất là nếu tự chẩn đoán ở nhà thì dễ nhầm lắm. Thêm nữa là đồng bào ta cứ sốt là truyền nước, tự truyền luôn, hoặc mời y tá gần nhà đến truyền. Hôm qua tôi đi khám bác sĩ, thấy mặt bác sĩ tái mét nói vừa gặp trường hợp bệnh nhân hết xuất huyết rồi nhưng lại phải nhập viện khẩn cấp. Vì bị tràn dịch màng phổi. "Ba lít nước trong phổi", bác sĩ phập phồng. "May không chết".
Trước hết là con muỗi. Muỗi sốt xuất huyết cực kỳ khôn, chứ không lờ đờ như mấy con Apache, nó lại còn có lựa chọn mỗi khi săn mồi. Tôi còn không biết bị con điên đó đốt lúc nào nữa, nói thế để biết nó biệt kích ra làm sao, bây giờ mà bắt được nó tôi thề rút cái kim ra khỏi đít nó rồi đem bêu riếu. Nhưng con muỗi mới chỉ là phụ thôi, ghê chưa. Cái con mà con muỗi chuyên chở mới ác. Năm nay nó biến chứng ác liệt lắm, hôm trước tôi nghe một cô y tá nói: "cái con a virus sốt a xuất huyết a nó là một cái con a rất là tởm lợm a". Giới y tế mà còn phải nói thế thì các bác biết rồi đấy.
Gớm nhất khi bị sốt xuất huyết là đầu đau kinh khủng giống như liên tục có mấy chục con châu chấu béo múp nằm trên đầu thi nhau giật tóc, người thì đau hết chịu nổi, y như có hai hàng mỗi hàng 8 con bọ quờ qua quờ lại, mà lại theo đủ các hướng khác nhau. Và phải uống nhiều nước lắm (uống nhiều thì phải tè nhiều). Nhiếu đến mức tôi nghĩ sau đây khi đã khỏi tôi sẽ nghỉ uống nước một thời gian dài dài. Bây giờ bớt sốt rồi nhưng tiểu cầu trong máu vẫn tiếp tục down, cái đó đáng lo hơn cả, và trong đơn thuốc bác sĩ cũng ghi rõ: "Đau đầu nhiều, nôn, ý thức lơ mơ thì phải nhập viện ngay". Bác nào thấy tôi có ý thức lơ mơ ở chỗ nào bên trên thì bảo hộ nhé.
Trước hết là con muỗi. Muỗi sốt xuất huyết cực kỳ khôn, chứ không lờ đờ như mấy con Apache, nó lại còn có lựa chọn mỗi khi săn mồi. Tôi còn không biết bị con điên đó đốt lúc nào nữa, nói thế để biết nó biệt kích ra làm sao, bây giờ mà bắt được nó tôi thề rút cái kim ra khỏi đít nó rồi đem bêu riếu. Nhưng con muỗi mới chỉ là phụ thôi, ghê chưa. Cái con mà con muỗi chuyên chở mới ác. Năm nay nó biến chứng ác liệt lắm, hôm trước tôi nghe một cô y tá nói: "cái con a virus sốt a xuất huyết a nó là một cái con a rất là tởm lợm a". Giới y tế mà còn phải nói thế thì các bác biết rồi đấy.
Gớm nhất khi bị sốt xuất huyết là đầu đau kinh khủng giống như liên tục có mấy chục con châu chấu béo múp nằm trên đầu thi nhau giật tóc, người thì đau hết chịu nổi, y như có hai hàng mỗi hàng 8 con bọ quờ qua quờ lại, mà lại theo đủ các hướng khác nhau. Và phải uống nhiều nước lắm (uống nhiều thì phải tè nhiều). Nhiếu đến mức tôi nghĩ sau đây khi đã khỏi tôi sẽ nghỉ uống nước một thời gian dài dài. Bây giờ bớt sốt rồi nhưng tiểu cầu trong máu vẫn tiếp tục down, cái đó đáng lo hơn cả, và trong đơn thuốc bác sĩ cũng ghi rõ: "Đau đầu nhiều, nôn, ý thức lơ mơ thì phải nhập viện ngay". Bác nào thấy tôi có ý thức lơ mơ ở chỗ nào bên trên thì bảo hộ nhé.
Sep 8, 2009
Hồi
Tại sao tôi lại cho bài trả lời phỏng vấn lên blog của tôi, nơi bình thường không chứa chấp những cái tương tự? Dĩ nhiên là bởi vì tôi muốn một số người đọc nó (tờ tạp chí đăng bài này không online). Một trong những người đó là Mr. Tin Văn. Không phải phách lối, tôi đã biết trước Mr. TV sẽ phản ứng, và tôi cũng biết chắc Mr. TV sẽ dùng một món mới thửa được, món "văn chương vô hại".
Vài đoạn trên TV:
"Theo tôi, không thể lấy cái sự được yêu thích ngang nhau giữa hai ông nhà văn Garcia Marquez và Kundera mà so sánh, như trên được, mà phải đặt câu hỏi, và sự trả lời, như sau đây, thí dụ:
Liệu có sự giống nhau, về chủ đề nào đó, khiến cả hai ông đều được độc giả Mít hồ hởi đón nhận?
Từ đó, ra câu trả lời:
Kundera, từ lò Đông Âu.
Vài đoạn trên TV:
"Theo tôi, không thể lấy cái sự được yêu thích ngang nhau giữa hai ông nhà văn Garcia Marquez và Kundera mà so sánh, như trên được, mà phải đặt câu hỏi, và sự trả lời, như sau đây, thí dụ:
Liệu có sự giống nhau, về chủ đề nào đó, khiến cả hai ông đều được độc giả Mít hồ hởi đón nhận?
Từ đó, ra câu trả lời:
Kundera, từ lò Đông Âu.
Sep 7, 2009
Đáp
+ Tôi trả lời phỏng vấn anh Nguyễn Trương Quý, cho một tờ tạp chí trong Sài Gòn
Kundera là nhà văn có ý thức sâu sắc về lối viết và được hâm mộ từ lâu trên thế giới. Là người đã dịch một số tác phẩm của Milan Kundera, đến cuốn mới in ở VN là Những mối tình nực cười, anh đánh giá thế nào về ảnh hưởng của Kundera với đời sống viết lách VN?
Một mặt, tôi nhận thấy cái tên Milan Kundera được nhiều nhà văn nhắc tới. Nếu như đó là dấu hiệu của ảnh hưởng thì chắc chắn Kundera có ảnh hưởng không nhỏ ở Việt Nam, theo tôi là ngang với Garcia Márquez, mặc dù Kundera và Garcia Márquez rất khác nhau: nếu một người là biểu tượng của tư duy phân tích lạnh lùng, thậm chí ác độc thì người kia hay được coi là một bậc thầy phóng túng và nồng nhiệt, đầy nhân tính. Ở một số nhà văn lớn tuổi có yếu tố “phản tỉnh” như Nguyễn Khải hay Nguyên Ngọc dấu ấn của Kundera là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng một nhà văn chỉ thực sự lớn khi không ai có thể bắt chước được.
Kundera là nhà văn có ý thức sâu sắc về lối viết và được hâm mộ từ lâu trên thế giới. Là người đã dịch một số tác phẩm của Milan Kundera, đến cuốn mới in ở VN là Những mối tình nực cười, anh đánh giá thế nào về ảnh hưởng của Kundera với đời sống viết lách VN?
Một mặt, tôi nhận thấy cái tên Milan Kundera được nhiều nhà văn nhắc tới. Nếu như đó là dấu hiệu của ảnh hưởng thì chắc chắn Kundera có ảnh hưởng không nhỏ ở Việt Nam, theo tôi là ngang với Garcia Márquez, mặc dù Kundera và Garcia Márquez rất khác nhau: nếu một người là biểu tượng của tư duy phân tích lạnh lùng, thậm chí ác độc thì người kia hay được coi là một bậc thầy phóng túng và nồng nhiệt, đầy nhân tính. Ở một số nhà văn lớn tuổi có yếu tố “phản tỉnh” như Nguyễn Khải hay Nguyên Ngọc dấu ấn của Kundera là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng một nhà văn chỉ thực sự lớn khi không ai có thể bắt chước được.
Sep 4, 2009
Nốt
Cái tạo ra các hình dung về sự không chắc chắn, các hình dung thuộc về cuộc đời con người ngay khi người ta coi cuộc đời không chỉ là một đại lượng giản đơn, một loại lực, một quân cờ trên một bàn cờ hoặc trong một chiến lược, không phải là một khiếm khuyết về tri thức, mà ngược lại, một tri thức tinh tế. Sự không chắc chắn này là sự không chắc chắn của tâm hồn, nếu ta dám nói tới một từ không nhất thiết hàm ý tính siêu vượt - ngay khi ta tin nó không thể được điều chỉnh bởi tay các kỹ sư. Nói chính xác tri thức mà tiểu thuyết truyền cho chúng ta, và cũng là điều duy nhất có thể được truyền cho chúng ta - cả lịch sử lẫn mọi khoa học nhân văn đều không thể làm được - là tri thức sau đây: số phận của tất cả chúng ta đều thấm đẫm sự nước đôi [équivoque], ngay cả những số phận có vẻ đi đường thẳng nhất cũng đều có thể được hướng tới theo nhiều cách, có khả năng cho nhiều sự thật khác nhau. Strum, nhà vật lý người Nga, có dòng máu Do Thái, một trong những nhân vật chính của Cuộc đời và số phận - tác phẩm đồ sộ của Vassili Grossman, và một trong những cuốn sách vĩ đại của thế kỷ XX - là một người yếu đuối và phò chính thống - anh ta đã xúc động tột cùng khi được Staline gọi điện, và đã vì hèn nhát mà chấp nhận ký vào một tài liệu chống lại các bác sĩ Do Thái bị buộc tội đầu độc Gorki - hay một người phản kháng, một Sakharov trước khi có Sakharov - anh ta từ chối tự kiểm thảo khi bị tố cáo là đã vận dụng các lý thuyết vật lý duy tâm xa lạ? Anh ta là cả hai, cũng như công nương Sherbatoff vừa là công nương vừa là tú bà. Lord Jim, nhân vật cuốn sách của Conrad, có phải là một kẻ hèn nhát hay không? Là thuyền phó trên một con tàu sắp đắm, anh ta đã chạy trốn trên một chiếc xuồng, bỏ lại các hành khách cho một cái chết chắc chắn. Anh ta có phải là một con người can đảm hay không? Duy nhất trong số các sĩ quan, anh ta lại là người đối đầu với phiên tòa và “địa ngục” của tội lỗi. “Đó là một trường hợp, Marlow người phát ngôn của Conrad nói, vượt rất xa các năng lực của một hội đồng điều tra. Đó là một cuộc tranh cãi tinh tế và nền tảng về bản chất đích thực của con người; nó không hề cần đến các thẩm phán. […] Điều này buộc tôi xem xét cái quy ước ẩn trốn trong mọi sự thật, cũng như sự thành thực cốt tử của một phản sự thật. Cùng một lúc nó kêu gọi hai phần của tâm hồn: phần thường trực nhìn vào ánh sáng ban ngày, và phần ranh mãnh thu mình trong một bóng tối vĩnh hằng, giống như phần khuất của mặt trăng.” Tôi sẵn sàng nói rằng địa hạt tiểu thuyết chính là cuộc “tranh cãi tinh tế và nền tảng về bản chất đích thực của con người” này. Một cách tinh tế, tiểu thuyết tiến về cái nền tảng, và cái nền tảng này, cái “bản chất con người” này, chính là cái để lộ tính mù mờ của nó: điều thật không sao nghĩ được trong diễn ngôn chính trị, cái ngược hẳn lại luôn muốn có các vai cố định, những “vị thế”. Chính trị sắp xếp [ranger] […], còn tiểu thuyết thì vứt bỏ sự sắp xếp [déranger] [khó dịch cách chơi chữ này: ranger và déranger, hai từ cùng căn].
Sep 3, 2009
New
Trước hết là một bài mới của bác Nguyễn Chí Hoan về Chuyện người tùy nữ, đọc ở đây.
Những quyển sách cuối cùng của mùa hè năm nay cuối cùng cũng đã tới nơi. Như là đi một chuyến tàu chợ đi thì ít lắc thì nhiều. Nghe mẹ tôi kể ngày trước từng đi một chuyến tàu chợ có ông lái tàu đến cái ga xép bỏ thẳng về nhà ngủ một giấc, tỉnh dậy mới quay lại lái tiếp. Nghĩ cũng khiếp.
Trong những quyển ấy quyển mà tôi trông chờ nhất (như đã nói) là hồi ký của Claude Lanzmann, Le Lièvre de Patagonie. Về tác giả: Lanzmann là người làm bộ phim Shoah đồ sộ, chắc chắn là một trong những nhân vật có thẩm quyền nhất về Thế chiến thứ hai, đặc biệt là vấn đề tiêu diệt người Do Thái; những người có uy tín khác hay được nói tới là Anthony Beevor và William Shirer; một nhân vật nữa, có vai trò quan trọng trong Shoah, là Raul Hilberg. Về tên quyển sách: sở dĩ có tên này là vì Lanzmann trích dẫn một đoạn viết về những con thỏ của Silvina Ocampo (những ai rành về Borges chắc chắn biết bà nhà văn này - nghĩa đen cái nhan đề là "Con thỏ vùng Patagonie"). Về cách viết cuốn sách: Lanzmann đọc cho hai người (đều là nữ và đều thuộc tạp chí Les Temps modernes, nơi Lanzmann làm sếp sòng) gõ máy tính lại.
Đọc ngấu nghiến chương đầu. Quả là danh bất hư truyền, một giọng văn tuyệt hảo, một sự làm chủ văn phong và ý tưởng rất đáng nói. Và một chủ đề (của riêng chương một) ám ảnh mạnh mẽ: nó viết về cái chết. Và không phải bất kỳ cái chết nào, cụ thể là cái chết do bị hành hình. Mở đầu là hình ảnh máy chém (guillotine, biệt danh "la veuve" nghĩa là "bà góa"), sản phẩm của Cách mạng Pháp. Rồi những cách thức giết người khác nhau mà Lanzmann từng chứng kiến hoặc nhìn thấy hình ảnh khắp nơi trên đời, Nhật, Pháp, Úc etc.
Lanzmann là người đấu tranh chống án tử hình. Trong chương đầu tiên này ông kể hồi những năm 1960 đã từng đấu tranh đòi chính phủ Tây Ban Nha hủy quyết định xử tử một người. Mãi rồi hơn chục năm sau Tây Ban Nha bỏ án tử hình. Mọi việc đều có thể thay đổi. Một tranh đấu khác (lần này kéo dài) của Lanzmann là tìm cách cứu những người FLN (ai từng đọc về chiến tranh Algérie đều biết nghĩa là gì). Nhân vật lịch sử duy nhất có quan hệ mật thiết với Lanzmann được nhắc tới trong chương này chính là Le Castor, tức Simone de Beauvoir (như tôi đã có lần nói, de Beauvoir là người tình của Lanzmann). Nhiều lần khi được tin có người sắp bị tử hình, de Beauvoir và Lanzmann lại lật đật chạy đôn chạy đáo gọi điện khắp nơi tìm ai đó dám đánh thức tướng de Gaulle dậy giữa đêm để ký lệnh ân xá vào phút chót, vì de Gaulle là người duy nhất có thể làm được như vậy. Có vẻ như là chưa bao giờ cặp tandem này thành công cả.
Đó là các nỗ lực nhằm cứu vãn. Vấn đề là đối diện với một số thứ, câu hỏi không phải là làm thế nào để cứu vãn, mà là còn có thể cứu vãn được hay không. Rất nhiều lúc câu trả lời là không. Cái chết là một điểm cực quá lớn, đứng trước nó đã từng có rất nhiều sự suy tư. Lanzmann chỉ là một người tiếp nối trong mạch đó mà thôi.
Một chương khởi đầu thật là nặng nề, không biết hai người (phụ nữ) gõ máy tính hộ Lanzmann cảm thấy thế nào. Trong tâm trạng nặng nề đó, tôi đọc các tin tức về Phạm Đoan Trang, một người bạn. Tôi tin Đoan Trang vô tội, và tôi mong mọi chuyện sẽ sớm ổn thỏa.
Những quyển sách cuối cùng của mùa hè năm nay cuối cùng cũng đã tới nơi. Như là đi một chuyến tàu chợ đi thì ít lắc thì nhiều. Nghe mẹ tôi kể ngày trước từng đi một chuyến tàu chợ có ông lái tàu đến cái ga xép bỏ thẳng về nhà ngủ một giấc, tỉnh dậy mới quay lại lái tiếp. Nghĩ cũng khiếp.
Trong những quyển ấy quyển mà tôi trông chờ nhất (như đã nói) là hồi ký của Claude Lanzmann, Le Lièvre de Patagonie. Về tác giả: Lanzmann là người làm bộ phim Shoah đồ sộ, chắc chắn là một trong những nhân vật có thẩm quyền nhất về Thế chiến thứ hai, đặc biệt là vấn đề tiêu diệt người Do Thái; những người có uy tín khác hay được nói tới là Anthony Beevor và William Shirer; một nhân vật nữa, có vai trò quan trọng trong Shoah, là Raul Hilberg. Về tên quyển sách: sở dĩ có tên này là vì Lanzmann trích dẫn một đoạn viết về những con thỏ của Silvina Ocampo (những ai rành về Borges chắc chắn biết bà nhà văn này - nghĩa đen cái nhan đề là "Con thỏ vùng Patagonie"). Về cách viết cuốn sách: Lanzmann đọc cho hai người (đều là nữ và đều thuộc tạp chí Les Temps modernes, nơi Lanzmann làm sếp sòng) gõ máy tính lại.
Đọc ngấu nghiến chương đầu. Quả là danh bất hư truyền, một giọng văn tuyệt hảo, một sự làm chủ văn phong và ý tưởng rất đáng nói. Và một chủ đề (của riêng chương một) ám ảnh mạnh mẽ: nó viết về cái chết. Và không phải bất kỳ cái chết nào, cụ thể là cái chết do bị hành hình. Mở đầu là hình ảnh máy chém (guillotine, biệt danh "la veuve" nghĩa là "bà góa"), sản phẩm của Cách mạng Pháp. Rồi những cách thức giết người khác nhau mà Lanzmann từng chứng kiến hoặc nhìn thấy hình ảnh khắp nơi trên đời, Nhật, Pháp, Úc etc.
Lanzmann là người đấu tranh chống án tử hình. Trong chương đầu tiên này ông kể hồi những năm 1960 đã từng đấu tranh đòi chính phủ Tây Ban Nha hủy quyết định xử tử một người. Mãi rồi hơn chục năm sau Tây Ban Nha bỏ án tử hình. Mọi việc đều có thể thay đổi. Một tranh đấu khác (lần này kéo dài) của Lanzmann là tìm cách cứu những người FLN (ai từng đọc về chiến tranh Algérie đều biết nghĩa là gì). Nhân vật lịch sử duy nhất có quan hệ mật thiết với Lanzmann được nhắc tới trong chương này chính là Le Castor, tức Simone de Beauvoir (như tôi đã có lần nói, de Beauvoir là người tình của Lanzmann). Nhiều lần khi được tin có người sắp bị tử hình, de Beauvoir và Lanzmann lại lật đật chạy đôn chạy đáo gọi điện khắp nơi tìm ai đó dám đánh thức tướng de Gaulle dậy giữa đêm để ký lệnh ân xá vào phút chót, vì de Gaulle là người duy nhất có thể làm được như vậy. Có vẻ như là chưa bao giờ cặp tandem này thành công cả.
Đó là các nỗ lực nhằm cứu vãn. Vấn đề là đối diện với một số thứ, câu hỏi không phải là làm thế nào để cứu vãn, mà là còn có thể cứu vãn được hay không. Rất nhiều lúc câu trả lời là không. Cái chết là một điểm cực quá lớn, đứng trước nó đã từng có rất nhiều sự suy tư. Lanzmann chỉ là một người tiếp nối trong mạch đó mà thôi.
Một chương khởi đầu thật là nặng nề, không biết hai người (phụ nữ) gõ máy tính hộ Lanzmann cảm thấy thế nào. Trong tâm trạng nặng nề đó, tôi đọc các tin tức về Phạm Đoan Trang, một người bạn. Tôi tin Đoan Trang vô tội, và tôi mong mọi chuyện sẽ sớm ổn thỏa.
Sep 1, 2009
Tiểu thuyết là một tên xã hội sô vanh
[“tên xã hội sô vanh” dịch từ “social-traître”, từ thuộc hệ thống từ vựng rất đặc trưng của Lenin, xuất hiện từ khoảng Comintern, tức là Quốc tế Cộng sản III; từ này dùng tương đương với các từ chỉ những người theo thuyết dân chủ-xã hội, trong đó có “xã hội sô vanh” hay xuất hiện; nhân ngó thấy bài của bác Trần Thiện Huy cũng sử dụng một từ xuất phát từ Lenin, “fellow traveller”, tức là những người khi cần ta có thể dùng còn đến khi không cần nữa thì loại bỏ, ở Việt Nam hay được gọi là “những người có cảm tình với cộng sản”]
[bài nói của Olivier Rolin ngày 6/8/2009 tại abbaye Lagrasse nhân dịp Banquet du Livre; nội dung chủ yếu của bài này nằm trong một bài giảng tại séminaire của Alain Finkielkraut tại trường Bách khoa Paris trước đó; Olivier Rolin là tác giả cuốn tiểu thuyết này]
Văn chương, và đích danh hơn, văn chương tiểu thuyết, không được tạo ra để phục vụ một điều gì đó, nó đã tự mang trong mình mục đích của chính nó, thế nhưng té ra nó vẫn phục vụ cho một điều gì đó.
[bài nói của Olivier Rolin ngày 6/8/2009 tại abbaye Lagrasse nhân dịp Banquet du Livre; nội dung chủ yếu của bài này nằm trong một bài giảng tại séminaire của Alain Finkielkraut tại trường Bách khoa Paris trước đó; Olivier Rolin là tác giả cuốn tiểu thuyết này]
Văn chương, và đích danh hơn, văn chương tiểu thuyết, không được tạo ra để phục vụ một điều gì đó, nó đã tự mang trong mình mục đích của chính nó, thế nhưng té ra nó vẫn phục vụ cho một điều gì đó.
Aug 28, 2009
Chẳng muốn cũng không xong
Qua vụ Sài Gòn tiếp thị, tuy không có đủ thông tin (chắc cũng chẳng ai có đủ thông tin) nhưng căn cứ vào những gì được hiển thị, tôi nghĩ rằng trước khi có một biến chuyển nào, tôi sẽ không cộng tác viết bài cho Sài Gòn tiếp thị nữa. Tôi đã viết chừng hơn mười bài, luôn đánh giá cao tờ báo vì chưa bao giờ cắt sửa, khi sửa gây ra lỗi thì nhanh chóng xin lỗi. Tôi cũng rất tiếc vì hiện nay trong số các tờ báo có tiếng nói ở Việt Nam chỉ Sài Gòn tiếp thị mới cho đăng những bài rất dài và có ý kiến riêng; tôi đã từng đăng một bài điểm sách gần 2.000 từ trên đó, một kỷ lục cá nhân.
Đây là quyết định của cá nhân tôi, không liên quan đến ai cả, chỉ xin được bày tỏ sự ủng hộ với anh Huy Đức.
-------------------
Đây là quyết định của cá nhân tôi, không liên quan đến ai cả, chỉ xin được bày tỏ sự ủng hộ với anh Huy Đức.
-------------------
Aug 25, 2009
Kim xỏ trúng vào lỗ
Có nhiều cách để làm cho một cuốn sách trở nên đặc biệt, nổi bật hẳn trong số những quyển tương tự nơi nó thường được xếp vào. Nói đúng ra là không phải rất nhiều cách, nhưng các tác giả tinh tế luôn tìm ra được, và thường xuyên qua việc sử dụng những chi tiết rất nhỏ. Ở lĩnh vực văn học trinh thám, Fred Vargas, dù mới chỉ xuất hiện chưa lâu, đã là một bậc thầy về chi tiết.
Dĩ nhiên, trong tiểu thuyết trinh thám, chi tiết là xương sống, thậm chí là “alpha và omega” làm nên hình dạng, kết cấu và quyết định sự đánh giá của độc giả đối với tác giả, và dõi theo cách xếp đặt của từng cuốn sách, ta có thể nhận ra được một số nhà văn rất tài năng ở phương diện huy động, triển khai, thậm chí là thao túng chi tiết. Không chi tiết nào ngang bằng với một chi tiết khác: điều này chắc hẳn các điều tra viên được hư cấu ra cũng như tác giả trinh thám đều nhất trí cao độ.
Dĩ nhiên, trong tiểu thuyết trinh thám, chi tiết là xương sống, thậm chí là “alpha và omega” làm nên hình dạng, kết cấu và quyết định sự đánh giá của độc giả đối với tác giả, và dõi theo cách xếp đặt của từng cuốn sách, ta có thể nhận ra được một số nhà văn rất tài năng ở phương diện huy động, triển khai, thậm chí là thao túng chi tiết. Không chi tiết nào ngang bằng với một chi tiết khác: điều này chắc hẳn các điều tra viên được hư cấu ra cũng như tác giả trinh thám đều nhất trí cao độ.
Aug 24, 2009
Mình nói chuyện gì khi mình chả nói chuyện gì
Đợt này tiều tụy quá, tiều tụy như một con khị chứ không có được uy nghi như cái tivi và phẳng lì như màn hình LCD giống dạo trước. Dù vậy thì vẫn có cái hay là khi tiều tụy như một con khị thế này thì lại dẫn tới tình hình "người chiến sĩ ấy ai đã gặp anh không thể nào quên" (Hoàng Vân, à hay là Hoàng Việt nhỉ, chịu không sao mà nhớ nổi).
Văn chương đợt này: tầm thường, sách vở đợt này: hơi dở. Không văn chương sách vở nữa vậy, hôm nay tôi sẽ nói về một thứ không văn chương cũng chẳng sách vở. Đó là cái Google Analytics, một công cụ rất chi là hay.
Các bác biết rồi thì không nói, các bác chưa biết có thể hình dung là khi có một trang web hay một trang blog, nếu copy cái code do GA cung cấp vào thì hàng ngày các bác có thể xem tình hình tiến triển trang của mình đến đâu. GA này có nhiều category, theo đó có thể xem bao nhiêu người truy cập, trung bình thời gian lưu lại, cái entry nào nhiều người xem nhất, vân vân và vân vân, nhưng tôi thích nhất là hai cái, xem người vào trang của mình từ đâu tới và xem người ta tìm ra trang của mình bằng từ/cụm từ nào khi sử dụng các search engine.
Văn chương đợt này: tầm thường, sách vở đợt này: hơi dở. Không văn chương sách vở nữa vậy, hôm nay tôi sẽ nói về một thứ không văn chương cũng chẳng sách vở. Đó là cái Google Analytics, một công cụ rất chi là hay.
Các bác biết rồi thì không nói, các bác chưa biết có thể hình dung là khi có một trang web hay một trang blog, nếu copy cái code do GA cung cấp vào thì hàng ngày các bác có thể xem tình hình tiến triển trang của mình đến đâu. GA này có nhiều category, theo đó có thể xem bao nhiêu người truy cập, trung bình thời gian lưu lại, cái entry nào nhiều người xem nhất, vân vân và vân vân, nhưng tôi thích nhất là hai cái, xem người vào trang của mình từ đâu tới và xem người ta tìm ra trang của mình bằng từ/cụm từ nào khi sử dụng các search engine.
Aug 20, 2009
Gogol + Cheburashka
Theo như những gì tôi biết về các bác, thì chắc chắn các bác sẽ bỏ qua quyển này: Cộng hòa phi lý, của Gary Shteyngart, một người Nga gốc St-Petersburg, mà ông (anh cũng được, bác này sinh năm 1972) gọi là St-Leninsburg. Và, cũng như thường lệ, các bác lại đang bỏ qua một thứ có khi cả đời chỉ được chiêm ngưỡng vài lần (thậm chí một, thậm thậm chí không lần nào) :) Có thể nghĩ ngay đến một Borat béo ịch, nhưng không chỉ có vậy.
Nhan đề gốc là Absurdistan, quyển tiểu thuyết viết về nước Nga thời bây giờ này khiến cho đứng bên cạnh nó quyển Vô hồn đúng nghĩa là vô hồn :)
Những thứ râu ria các bác có thể tìm hiểu nhanh, còn cái làm tôi thích nhất khi đọc quyển này là xem diễn lại lịch sử văn học Nga, qua con mắt của một người Do Thái (bị cắt bao quy đầu sau tuổi 18, hic). Chỉ cần đọc mấy trang là tôi đã bắt đầu chờ đợi xem cái tên Gogol sẽ xuất hiện khi nào. Không thể tránh khỏi, khi mà người ta viết về St-Petersburg, đại lộ Nevsky, và với cái giọng văn như thế này, giọng văn, nói một cách đơn giản, của Gogol thời có Internet.
Thế nhưng (điều này mới hay), nhân vật nhà văn Nga đầu tiên xuất hiện lại là Pushkin, hahaha. Sẽ rất đáng thất vọng nếu sự xuất hiện của Pushkin không có màu sắc nham nhở như thế: nhân vật chính (Misha Borisovich Veinberg) nói với một thằng cha cũng nhà giàu mới nổi, là nếu sống thời bây giờ Pushkin sẽ là một tay rapper hehe.
Nhưng quả thực, Gogol đã xuất hiện, chỉ vài chục trang sau đó. Rồi sẽ có cả Turgenev, Dostoyevski, Tolstoy tác giả Chiến tranh và các thứ, một chương tên "Một ngày trong đời Misha Borisovich" mà nhiều bác biết là dùng để nhại ai.
Cheburashka thì sao? Sự kết hợp Gogol và Cheburashka mới thực sự tạo nên tính chất "absurd" của quyển truyện này. Cheburashka xuất hiện ở cuối chương 5, món đồ chơi thuở nhỏ của Misha đồ sộ: "Cheburashka, ngôi sao của chương trình truyền hình thiếu nhi Xô viết, một sinh vật màu nâu phi giới tính với giấc mơ được gia nhập đội Thiếu niên Tiền phong và xây Cung Hữu nghị cho mọi thú vật cô đơn trong thị trấn..."
Dĩ nhiên cũng phải thích đọc truyện thiếu nhi thì mới biết được Cheburashka là ai (ref.: Uspenski, Cá sấu Ghena và các bạn).
+ Nghe nói vừa có một quyển của Amos Oz xuất bản mà chưa kịp đi mua.
Nhan đề gốc là Absurdistan, quyển tiểu thuyết viết về nước Nga thời bây giờ này khiến cho đứng bên cạnh nó quyển Vô hồn đúng nghĩa là vô hồn :)
Những thứ râu ria các bác có thể tìm hiểu nhanh, còn cái làm tôi thích nhất khi đọc quyển này là xem diễn lại lịch sử văn học Nga, qua con mắt của một người Do Thái (bị cắt bao quy đầu sau tuổi 18, hic). Chỉ cần đọc mấy trang là tôi đã bắt đầu chờ đợi xem cái tên Gogol sẽ xuất hiện khi nào. Không thể tránh khỏi, khi mà người ta viết về St-Petersburg, đại lộ Nevsky, và với cái giọng văn như thế này, giọng văn, nói một cách đơn giản, của Gogol thời có Internet.
Thế nhưng (điều này mới hay), nhân vật nhà văn Nga đầu tiên xuất hiện lại là Pushkin, hahaha. Sẽ rất đáng thất vọng nếu sự xuất hiện của Pushkin không có màu sắc nham nhở như thế: nhân vật chính (Misha Borisovich Veinberg) nói với một thằng cha cũng nhà giàu mới nổi, là nếu sống thời bây giờ Pushkin sẽ là một tay rapper hehe.
Nhưng quả thực, Gogol đã xuất hiện, chỉ vài chục trang sau đó. Rồi sẽ có cả Turgenev, Dostoyevski, Tolstoy tác giả Chiến tranh và các thứ, một chương tên "Một ngày trong đời Misha Borisovich" mà nhiều bác biết là dùng để nhại ai.
Cheburashka thì sao? Sự kết hợp Gogol và Cheburashka mới thực sự tạo nên tính chất "absurd" của quyển truyện này. Cheburashka xuất hiện ở cuối chương 5, món đồ chơi thuở nhỏ của Misha đồ sộ: "Cheburashka, ngôi sao của chương trình truyền hình thiếu nhi Xô viết, một sinh vật màu nâu phi giới tính với giấc mơ được gia nhập đội Thiếu niên Tiền phong và xây Cung Hữu nghị cho mọi thú vật cô đơn trong thị trấn..."
Dĩ nhiên cũng phải thích đọc truyện thiếu nhi thì mới biết được Cheburashka là ai (ref.: Uspenski, Cá sấu Ghena và các bạn).
+ Nghe nói vừa có một quyển của Amos Oz xuất bản mà chưa kịp đi mua.
Aug 18, 2009
Strange
Những ghi chép đầu tiên về 2666. Lại xin lỗi các bạn vì bộ này cũng thuộc loại rất đắt :)
“An oasis of horror in a desert of boredom” (Une oasis d’horreur dans un désert d’ennui) câu thơ này là của Baudelaire, trong bài “Le voyage”, được Roberto Bolaño lấy làm đề từ cho cả bộ 2666. Một câu thơ nhưng có đến bốn hàm ý, ngoài nghĩa của chính câu ấy (“Một ốc đảo của kinh hoàng trên một sa mạc buồn chán”): horror và boredom, desert và oasis; theo đúng cách của Baudelaire, dùng horror để khỏa lấp boredom, và sự bao trùm của “sa mạc”. Câu thơ này làm tôi nhớ đến mối quan hệ giữa Sainte-Beuve và Baudelaire. Sainte-Beuve là nhà phê bình lớn nhất thế kỷ XIX của Pháp, với một đặc điểm rất kỳ quặc: là nhà phê bình lớn nhất, nhưng Sainte-Beuve gần như không quan tâm gì đến những nhà văn sau này sẽ được coi là lớn nhất. Công trình quan trọng của Sainte-Beuve là về nhóm Port-Royal, một cái nữa là Chateaubriand, còn lại đọc tuyển tập Sainte-Beuve thì sẽ thấy toàn những cái tên lạ hoắc, có đôi chút tiếng tăm thời ấy nhưng không phải là các tài năng lớn: ví dụ Labiche, do you know him or her? :) Baudelaire rất ngưỡng mộ Sainte-Beuve và có lần thậm chí còn viết thư gần như nài nỉ Sainte-Beuve viết về thơ mình. Ý kiến của Sainte-Beuve về thơ Baudelaire vô cùng nghiệt ngã: Sainte-Beuve so sánh nó với Kamchatka. Ai biết về vùng Siberia thì sẽ hiểu Sainte-Beuve định nói gì.
“An oasis of horror in a desert of boredom” (Une oasis d’horreur dans un désert d’ennui) câu thơ này là của Baudelaire, trong bài “Le voyage”, được Roberto Bolaño lấy làm đề từ cho cả bộ 2666. Một câu thơ nhưng có đến bốn hàm ý, ngoài nghĩa của chính câu ấy (“Một ốc đảo của kinh hoàng trên một sa mạc buồn chán”): horror và boredom, desert và oasis; theo đúng cách của Baudelaire, dùng horror để khỏa lấp boredom, và sự bao trùm của “sa mạc”. Câu thơ này làm tôi nhớ đến mối quan hệ giữa Sainte-Beuve và Baudelaire. Sainte-Beuve là nhà phê bình lớn nhất thế kỷ XIX của Pháp, với một đặc điểm rất kỳ quặc: là nhà phê bình lớn nhất, nhưng Sainte-Beuve gần như không quan tâm gì đến những nhà văn sau này sẽ được coi là lớn nhất. Công trình quan trọng của Sainte-Beuve là về nhóm Port-Royal, một cái nữa là Chateaubriand, còn lại đọc tuyển tập Sainte-Beuve thì sẽ thấy toàn những cái tên lạ hoắc, có đôi chút tiếng tăm thời ấy nhưng không phải là các tài năng lớn: ví dụ Labiche, do you know him or her? :) Baudelaire rất ngưỡng mộ Sainte-Beuve và có lần thậm chí còn viết thư gần như nài nỉ Sainte-Beuve viết về thơ mình. Ý kiến của Sainte-Beuve về thơ Baudelaire vô cùng nghiệt ngã: Sainte-Beuve so sánh nó với Kamchatka. Ai biết về vùng Siberia thì sẽ hiểu Sainte-Beuve định nói gì.
Aug 17, 2009
Vũ Hoàng Chương vs Nguyễn Bắc Sơn
“Nhổ neo rồi thuyền ơi! Xin mặc sóng” - Vũ Hoàng Chương bắt đầu bài thơ mang tính “cương lĩnh tinh thần” của tuổi trẻ một thời như vậy. Bài thơ “Phương xa” mang âm hưởng trực tiếp từ “Con tàu say” của Rimbaud ngoài miêu tả tâm trạng hoang mang chán nản ở những con người độ tuổi đôi mươi còn phát biểu một mơ ước nơi đáy lòng của thanh niên: Đi.
Khi ở đây người ta luôn ngóng đến nơi khác, điều này rất thông thường và cũng không kém phần dễ hiểu. Số lượng đặc biệt lớn của tác phẩm văn chương hướng về xa xăm chứng nhận rằng người ta (và cả chúng ta) chung nhau cảm giác chán ghét cái chốn mình đang ở và mong muốn thoát khỏi, đi xa, thậm chí là rời bỏ. Một trong những tác phẩm đầu tiên làm nên tên tuổi cho Milan Kundera có nhan đề Cuộc sống không ở đây, trong đó có đoạn nhà thơ trẻ Jaromil (trạc độ tuổi của Rimbaud khi bắt đầu nổi tiếng trên văn đàn Pháp) bỏ chạy trên bãi biển, bởi vì mọi thứ có ý nghĩa đều không ở đây, đều ở đâu đó khác. Giai đoạn thuộc địa hóa, nhất là cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, làm phát sinh cả một dòng văn học xê dịch, trong đó cái tên cuốn sách của Blaise Cendrars có lẽ đã nói lên tất cả trạng thái tâm hồn con người thời ấy: Emmène-moi au bout du monde! (Hãy mang tôi đi tới tận cùng thế giới!)
Khi ở đây người ta luôn ngóng đến nơi khác, điều này rất thông thường và cũng không kém phần dễ hiểu. Số lượng đặc biệt lớn của tác phẩm văn chương hướng về xa xăm chứng nhận rằng người ta (và cả chúng ta) chung nhau cảm giác chán ghét cái chốn mình đang ở và mong muốn thoát khỏi, đi xa, thậm chí là rời bỏ. Một trong những tác phẩm đầu tiên làm nên tên tuổi cho Milan Kundera có nhan đề Cuộc sống không ở đây, trong đó có đoạn nhà thơ trẻ Jaromil (trạc độ tuổi của Rimbaud khi bắt đầu nổi tiếng trên văn đàn Pháp) bỏ chạy trên bãi biển, bởi vì mọi thứ có ý nghĩa đều không ở đây, đều ở đâu đó khác. Giai đoạn thuộc địa hóa, nhất là cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, làm phát sinh cả một dòng văn học xê dịch, trong đó cái tên cuốn sách của Blaise Cendrars có lẽ đã nói lên tất cả trạng thái tâm hồn con người thời ấy: Emmène-moi au bout du monde! (Hãy mang tôi đi tới tận cùng thế giới!)
Aug 14, 2009
Nơi cái chết mới chỉ là sự bắt đầu
Các ngăn sách trinh thám trĩu nặng ở mọi hiệu sách trên thế giới, vô số sách được du khách mang theo khắp nơi rồi bỏ lại, giúp cho hoạt động “book exchange” luôn nhộn nhịp… sách trinh thám lúc nào cũng có vị trí đặc biệt của mình. Để làm nên điều ấy, luôn cần các tác giả cự phách. Stieg Larsson là tác giả lớn gần đây nhất của thế giới văn học trinh thám.
Ngay sau khi qua đời vào năm 2004, Larsson trở nên nổi tiếng toàn thế giới với bộ ba tiểu thuyết mang tên chung Millennium (tên tạp chí nơi nhân vật chính Mickael Blomqvist làm việc). Dày đến 3000 trang, bộ sách làm cả thế giới phát hiện một tác giả trước đây cũng đã nổi tiếng nhưng là ở một khía cạnh khác: tại Thụy Điển, Larsson là một người tranh đấu không mệt mỏi chống lại chủ nghĩa phát xít.
Ngay sau khi qua đời vào năm 2004, Larsson trở nên nổi tiếng toàn thế giới với bộ ba tiểu thuyết mang tên chung Millennium (tên tạp chí nơi nhân vật chính Mickael Blomqvist làm việc). Dày đến 3000 trang, bộ sách làm cả thế giới phát hiện một tác giả trước đây cũng đã nổi tiếng nhưng là ở một khía cạnh khác: tại Thụy Điển, Larsson là một người tranh đấu không mệt mỏi chống lại chủ nghĩa phát xít.
Aug 12, 2009
Bọn Marcel
+ Nói rõ hơn về giai đoạn Hoài Thanh viết cho Tràng An: đó là sau khi Hoài Thanh bật khỏi Hà Nội, bị mật thám mang về Vinh, ở Vinh một thời gian (thay Tôn Quang Phiệt làm gia sư cho một nhà giàu) thì tình cờ gặp Bùi Huy Tín chủ nhà in Đắc Lập và theo BHT vào Huế làm thợ sửa mo-rát, đến 1935 (Hoài Thanh sinh năm 1909) khi Tràng An bắt đầu được ấn hành thì Hoài Thanh đã có mặt trong những số đầu tiên.
Một số điều tôi rút ra từ các bài phê bình văn học (cả điểm tin tức văn nghệ) trên Tràng An (cũng cần nhắc lại: hồi Tràng An này Hoài Thanh không viết nhiều về văn học):
- Bài đầu tiên của mục "Phê bình văn nghệ": viết về tiểu thuyết Cô Lâu mộng của Võ Liêm Sơn (ai đọc lịch sử thời này rồi đều biết Võ Liêm Sơn, một nhân vật có nhiều quan hệ thân thiết với gia đình Hồ Chí Minh).
- Đánh giá Trông dòng sông Vị của Trần Thanh Mại có giá trị ngang ngửa Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn đã in trước đó, nhưng cùng lúc lại nói Tú Xương không phải thi sĩ, mà chỉ là một "người làm thơ".
- Coi Thế Lữ có vai trò giống như Nguyễn Du xưa kia.
- Một bài rất đáng chú ý: "Cụ Phan Sào Nam còn viết báo làm gì?" ý nói Phan Bội Châu lẩm cẩm, làm cách mạng xong rồi thì cứ ngồi đó mà hưởng danh tiếng, sao lại còn viết văn làm thơ xong rồi còn đăng lên báo làm những người yêu mến cụ rất lấy làm "khổ tâm".
- Những ai quan tâm đến Hoài Thanh với tư cách dịch giả có thể tập trung vào bản dịch bài diễn văn của Gide mà Hoài Thanh cho đăng vào cuối năm 1935.
- Mấy chi tiết tôi cho là rất quan trọng ở bài viết về Henri Barbusse (dịp Barbusse mất; dịp này Hoài Thanh trách cứ các báo ở Việt Nam im tịt không tưởng niệm gì). Chỉ là mấy từ mà tôi nhặt ra: "bọn Marcel Proust và Fernand Gregh", "thơ của bọn Parnasse và Symbolisme kiểu cách và xa tự nhiên". Hoài Thanh có vẻ rất dị ứng với chính phái "nghệ thuật vị nghệ thuật" (Parnasse tức là Thi Sơn, Symbolisme tức là Chủ nghĩa Tượng trưng). Cái gu của Hoài Thanh hướng tới cái dễ hiểu, cái đẹp nhưng là cái đẹp dễ hiểu (nói đúng hơn là cái đẹp hiểu được, cắt nghĩa được). Có tương đồng gì giữa Hoài Thanh tây học và Hoài Thanh trong cốt cách một nhà nho, ưa "kính nhi viễn chi" không nhỉ? Rất khó nói.
- Điều trên, cộng với một điều nữa: Hoài Thanh là một người hết sức thành thật (cái này trước đây thực sự tôi không tin lắm dù nhiều người nói, nhưng ngày càng tin hơn), đã khiến Hoài Thanh sẽ thực sự là người đầu tiên "đánh" Nhân Văn-Giai Phẩm, dù bài viết của Hoài Thanh không có trong tập Bọn Nhân Văn trước tòa án dư luận in dưới sự chủ trì của Như Phong sau này. Hoài Thanh chính là người ngồi chủ tọa cuộc phê phán "Nhất định thắng" ngay đầu năm 1956. Toàn thể các tài liệu liên quan đều có thể tìm thấy trên Internet, talawas cũng như một số trang cá nhân, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Nhương... Với tôi đây cũng là một lần "bị lựa chọn" lớn nữa. Và vẫn chưa hết.
- Trước đây một lần tôi nhắc đến Hoài Thanh và so sánh Hoài Thanh với Sainte-Beuve, chủ yếu là do trực cảm. Với các tài liệu mới công bố này tôi nghĩ là so sánh ấy đã có cơ sở hơn hẳn. Cụ thể như thế nào thì... nói sau.
+ Tôi đã từng đối chiếu từng câu giữa nguyên bản tiếng Anh A Moveable Feast và bản dịch tiếng Pháp mang tên Paris est une fête của Marc Saporta, một bản dịch được in rất nhiều lần và có vẻ chưa bao giờ gây điều tiếng gì. Tôi có thể nói rằng bản tiếng Pháp làm biến dạng Hemingway ghê gớm, thường xuyên viết lại câu, đoạn, thêm bớt, sai mấy chỗ rất nặng, nhìn chung là một bản dịch khó nói là tốt.
Tôi cũng đã từng đối chiếu không ít như thế. Có thể nói rằng nhìn chung các dịch giả tiếng Pháp đáng tin cậy hơn các dịch giả tiếng Anh (khá nhiều bản tiếng Anh cắt đến khoảng 10% văn bản; cái này còn liên quan tới quan điểm dịch thuật và xuất bản chung), nhưng không phải cái nào cũng tuyệt vời cả. Dùng một bản dịch khác để nói về một bản dịch từ một thứ tiếng khác nữa là việc không có giá trị. Trong phạm vi tôi biết, bản dịch tiếng Việt của A Moveable Feast tốt hơn bản dịch tiếng Pháp. Chuyện Hemingway là nhà văn khó thì tôi không bàn đến vội.
+ Blog tôi hiện nay trong dashboard không thấy hiện mục "blogs I follow" nữa, các bác có bị thế không?
Một số điều tôi rút ra từ các bài phê bình văn học (cả điểm tin tức văn nghệ) trên Tràng An (cũng cần nhắc lại: hồi Tràng An này Hoài Thanh không viết nhiều về văn học):
- Bài đầu tiên của mục "Phê bình văn nghệ": viết về tiểu thuyết Cô Lâu mộng của Võ Liêm Sơn (ai đọc lịch sử thời này rồi đều biết Võ Liêm Sơn, một nhân vật có nhiều quan hệ thân thiết với gia đình Hồ Chí Minh).
- Đánh giá Trông dòng sông Vị của Trần Thanh Mại có giá trị ngang ngửa Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn đã in trước đó, nhưng cùng lúc lại nói Tú Xương không phải thi sĩ, mà chỉ là một "người làm thơ".
- Coi Thế Lữ có vai trò giống như Nguyễn Du xưa kia.
- Một bài rất đáng chú ý: "Cụ Phan Sào Nam còn viết báo làm gì?" ý nói Phan Bội Châu lẩm cẩm, làm cách mạng xong rồi thì cứ ngồi đó mà hưởng danh tiếng, sao lại còn viết văn làm thơ xong rồi còn đăng lên báo làm những người yêu mến cụ rất lấy làm "khổ tâm".
- Những ai quan tâm đến Hoài Thanh với tư cách dịch giả có thể tập trung vào bản dịch bài diễn văn của Gide mà Hoài Thanh cho đăng vào cuối năm 1935.
- Mấy chi tiết tôi cho là rất quan trọng ở bài viết về Henri Barbusse (dịp Barbusse mất; dịp này Hoài Thanh trách cứ các báo ở Việt Nam im tịt không tưởng niệm gì). Chỉ là mấy từ mà tôi nhặt ra: "bọn Marcel Proust và Fernand Gregh", "thơ của bọn Parnasse và Symbolisme kiểu cách và xa tự nhiên". Hoài Thanh có vẻ rất dị ứng với chính phái "nghệ thuật vị nghệ thuật" (Parnasse tức là Thi Sơn, Symbolisme tức là Chủ nghĩa Tượng trưng). Cái gu của Hoài Thanh hướng tới cái dễ hiểu, cái đẹp nhưng là cái đẹp dễ hiểu (nói đúng hơn là cái đẹp hiểu được, cắt nghĩa được). Có tương đồng gì giữa Hoài Thanh tây học và Hoài Thanh trong cốt cách một nhà nho, ưa "kính nhi viễn chi" không nhỉ? Rất khó nói.
- Điều trên, cộng với một điều nữa: Hoài Thanh là một người hết sức thành thật (cái này trước đây thực sự tôi không tin lắm dù nhiều người nói, nhưng ngày càng tin hơn), đã khiến Hoài Thanh sẽ thực sự là người đầu tiên "đánh" Nhân Văn-Giai Phẩm, dù bài viết của Hoài Thanh không có trong tập Bọn Nhân Văn trước tòa án dư luận in dưới sự chủ trì của Như Phong sau này. Hoài Thanh chính là người ngồi chủ tọa cuộc phê phán "Nhất định thắng" ngay đầu năm 1956. Toàn thể các tài liệu liên quan đều có thể tìm thấy trên Internet, talawas cũng như một số trang cá nhân, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Nhương... Với tôi đây cũng là một lần "bị lựa chọn" lớn nữa. Và vẫn chưa hết.
- Trước đây một lần tôi nhắc đến Hoài Thanh và so sánh Hoài Thanh với Sainte-Beuve, chủ yếu là do trực cảm. Với các tài liệu mới công bố này tôi nghĩ là so sánh ấy đã có cơ sở hơn hẳn. Cụ thể như thế nào thì... nói sau.
+ Tôi đã từng đối chiếu từng câu giữa nguyên bản tiếng Anh A Moveable Feast và bản dịch tiếng Pháp mang tên Paris est une fête của Marc Saporta, một bản dịch được in rất nhiều lần và có vẻ chưa bao giờ gây điều tiếng gì. Tôi có thể nói rằng bản tiếng Pháp làm biến dạng Hemingway ghê gớm, thường xuyên viết lại câu, đoạn, thêm bớt, sai mấy chỗ rất nặng, nhìn chung là một bản dịch khó nói là tốt.
Tôi cũng đã từng đối chiếu không ít như thế. Có thể nói rằng nhìn chung các dịch giả tiếng Pháp đáng tin cậy hơn các dịch giả tiếng Anh (khá nhiều bản tiếng Anh cắt đến khoảng 10% văn bản; cái này còn liên quan tới quan điểm dịch thuật và xuất bản chung), nhưng không phải cái nào cũng tuyệt vời cả. Dùng một bản dịch khác để nói về một bản dịch từ một thứ tiếng khác nữa là việc không có giá trị. Trong phạm vi tôi biết, bản dịch tiếng Việt của A Moveable Feast tốt hơn bản dịch tiếng Pháp. Chuyện Hemingway là nhà văn khó thì tôi không bàn đến vội.
+ Blog tôi hiện nay trong dashboard không thấy hiện mục "blogs I follow" nữa, các bác có bị thế không?
Aug 10, 2009
Tiếp tục
+ Nhìn chung là nên hiểu tại sao tôi đặt title cho entry trước là "Bỏ qua". Tôi thực sự bỏ qua đấy.
+ Hoài Thanh trên báo Tràng An (Huế 1935-1936)
Quyển sách này do Từ Sơn (con trai Hoài Thanh, cũng là người làm Toàn tập Hoài Thanh, 4 tập). Có đủ toàn văn trên viet-studies, cùng toàn văn Tìm hiểu Hoài Thanh, cũng của Từ Sơn. Hai quyển sách này in ra trong đợt kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hoài Thanh (buổi lễ đã được thực hiện nghe nói rất đông đảo ở Hội Nhà văn Việt Nam).
Không có các tư liệu này thì gần như không thể nói gì đầy đủ về Hoài Thanh và phê bình văn học của Hoài Thanh trước 1945 (nói đúng hơn là trước Thi nhân Việt Nam và trước Văn chương và hành động: cuốn sách thứ hai chưa kịp in đã bị chính quyền tịch thu, đúng vào giai đoạn Hoài Thanh viết cho Tràng An, gần đây nó đã được in lại). Ở mảng tư liệu này vẫn còn thiếu các bài báo Hoài Thanh đăng trên hai tờ báo ở Hà Nội, viết khi Hoài Thanh còn rất trẻ (tầm 20, 21 tuổi) là Phổ Thông và Le Peuple. Một tờ nữa (bằng tiếng Pháp) mà Hoài Thanh viết khi ở Huế cùng thời gian viết Tràng An tên là La Gazette de Hué nghe nói đang được dịch để chuẩn bị in. Các tài liệu đợt này tìm được đều nhờ công lớn của Lại Nguyên Ân.
Mấy điểm có thể rút ra ngay khi đọc các bài báo trên Tràng An: Hoài Thanh không viết nhiều về văn học, mà các mục chủ yếu 1. Miêu tả và thể hiện sự cảm thông với người dân quê 2. Phản đối các chính sách của chính quyền thực dân (mảng này chắc chắn sẽ đậm nét hơn trên La Gazette de Hué, vì như chúng ta đã biết thời đó chỉ báo tiếng Việt mới bị kiểm duyệt chứ báo tiếng Pháp không bị) 3. Thuật lại thông tin nước ngoài qua báo chí Pháp.
Không viết nhiều về văn học, nhưng đây lại chính là giai đoạn Hoài Thanh bị kéo vào cuộc tranh luận nổi tiếng "Nghệ thuật vị nghệ thuật-Nghệ thuật vị nhân sinh" (chủ yếu cãi nhau với Hải Triều và Phan Văn Hùm). Đọc xong quyển này (rất nhiều tài liệu trước đây chưa có) thì có thể thấy rõ cái tên cuộc tranh luận trên đúng là vớ vẩn, chẳng có cái gì là "nghệ thuật vị nghệ thuật" cả (Hoài Thanh chỉ viết loạt bài "Văn chương là văn chương"). Đây chính là lần đầu tiên Hoài Thanh bị lựa chọn (trước đó cái đích ngắm của các ông phê bình bên cộng sản là Thiếu Sơn, nhưng một thời gian ngắn thì Thiếu Sơn chạy mất, đành quay sang Hoài Thanh khi ấy vừa dại dột đăng một bài về Kép Tư Bền trên Tràng An: bài báo này hình như cũng là lần đầu tiên được công bố).
Loạt bài trên Tràng An cũng cho thấy rất nhiều về gu thẩm mỹ của Hoài Thanh. Nó là một cái xuyên suốt, và góp phần giải thích tại sao Thi nhân Việt Nam thiếu vắng một số nhà thơ xuất sắc, cũng như ác cảm của Hoài Thanh đối với một số người (nhất là Nguyễn Vỹ).
Đây mới chỉ là lần thứ nhất Hoài Thanh "bị lựa chọn". Sẽ còn nhiều lần nữa, nhất là sau 1945.
+ Nửa mặt trời vàng, tiểu thuyết của Chimamanda Ngozi Adichie, Nguyễn Thị Hải Hà dịch, Bách Việt & NXB Lao động. Cuốn tiểu thuyết khá dày lấy bối cảnh nội chiến Nigeria, đầu rơi máu chảy và thảm họa về sắc tộc, màu da.
Chúc mừng bác... (:)
+ Hoài Thanh trên báo Tràng An (Huế 1935-1936)
Quyển sách này do Từ Sơn (con trai Hoài Thanh, cũng là người làm Toàn tập Hoài Thanh, 4 tập). Có đủ toàn văn trên viet-studies, cùng toàn văn Tìm hiểu Hoài Thanh, cũng của Từ Sơn. Hai quyển sách này in ra trong đợt kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hoài Thanh (buổi lễ đã được thực hiện nghe nói rất đông đảo ở Hội Nhà văn Việt Nam).
Không có các tư liệu này thì gần như không thể nói gì đầy đủ về Hoài Thanh và phê bình văn học của Hoài Thanh trước 1945 (nói đúng hơn là trước Thi nhân Việt Nam và trước Văn chương và hành động: cuốn sách thứ hai chưa kịp in đã bị chính quyền tịch thu, đúng vào giai đoạn Hoài Thanh viết cho Tràng An, gần đây nó đã được in lại). Ở mảng tư liệu này vẫn còn thiếu các bài báo Hoài Thanh đăng trên hai tờ báo ở Hà Nội, viết khi Hoài Thanh còn rất trẻ (tầm 20, 21 tuổi) là Phổ Thông và Le Peuple. Một tờ nữa (bằng tiếng Pháp) mà Hoài Thanh viết khi ở Huế cùng thời gian viết Tràng An tên là La Gazette de Hué nghe nói đang được dịch để chuẩn bị in. Các tài liệu đợt này tìm được đều nhờ công lớn của Lại Nguyên Ân.
Mấy điểm có thể rút ra ngay khi đọc các bài báo trên Tràng An: Hoài Thanh không viết nhiều về văn học, mà các mục chủ yếu 1. Miêu tả và thể hiện sự cảm thông với người dân quê 2. Phản đối các chính sách của chính quyền thực dân (mảng này chắc chắn sẽ đậm nét hơn trên La Gazette de Hué, vì như chúng ta đã biết thời đó chỉ báo tiếng Việt mới bị kiểm duyệt chứ báo tiếng Pháp không bị) 3. Thuật lại thông tin nước ngoài qua báo chí Pháp.
Không viết nhiều về văn học, nhưng đây lại chính là giai đoạn Hoài Thanh bị kéo vào cuộc tranh luận nổi tiếng "Nghệ thuật vị nghệ thuật-Nghệ thuật vị nhân sinh" (chủ yếu cãi nhau với Hải Triều và Phan Văn Hùm). Đọc xong quyển này (rất nhiều tài liệu trước đây chưa có) thì có thể thấy rõ cái tên cuộc tranh luận trên đúng là vớ vẩn, chẳng có cái gì là "nghệ thuật vị nghệ thuật" cả (Hoài Thanh chỉ viết loạt bài "Văn chương là văn chương"). Đây chính là lần đầu tiên Hoài Thanh bị lựa chọn (trước đó cái đích ngắm của các ông phê bình bên cộng sản là Thiếu Sơn, nhưng một thời gian ngắn thì Thiếu Sơn chạy mất, đành quay sang Hoài Thanh khi ấy vừa dại dột đăng một bài về Kép Tư Bền trên Tràng An: bài báo này hình như cũng là lần đầu tiên được công bố).
Loạt bài trên Tràng An cũng cho thấy rất nhiều về gu thẩm mỹ của Hoài Thanh. Nó là một cái xuyên suốt, và góp phần giải thích tại sao Thi nhân Việt Nam thiếu vắng một số nhà thơ xuất sắc, cũng như ác cảm của Hoài Thanh đối với một số người (nhất là Nguyễn Vỹ).
Đây mới chỉ là lần thứ nhất Hoài Thanh "bị lựa chọn". Sẽ còn nhiều lần nữa, nhất là sau 1945.
+ Nửa mặt trời vàng, tiểu thuyết của Chimamanda Ngozi Adichie, Nguyễn Thị Hải Hà dịch, Bách Việt & NXB Lao động. Cuốn tiểu thuyết khá dày lấy bối cảnh nội chiến Nigeria, đầu rơi máu chảy và thảm họa về sắc tộc, màu da.
Chúc mừng bác... (:)
Aug 8, 2009
Bỏ qua
Tôi sẽ cố gắng nói tới những quyển sách mà tôi biết là rất dễ bị độc giả bỏ qua. Ở Việt Nam dần dần tôi nhận ra hết sức rõ ràng, sách vớ vẩn thì nhiều người đọc và bàn luận xôn xao, sách thực sự có giá trị thì ma nó đọc. Cái đó là một fact, và xét cho cùng cũng dễ hiểu ở cái kiểu xã hội như thế này.
+ Những bài dã sử Việt của Tạ Chí Đại Trường. Đã tới quyển thứ ba của TCĐT in ở Việt Nam rồi mà gần như không được ai nhắc đến, giới sử học cũng như ngoài giới sử học. Tệ hại thật. Tôi đang nghĩ sẽ làm một cái gì đó: để một sử gia chân chính hiếm hoi như thế này rơi tõm vào sự thờ ơ thì dù mình chẳng liên quan cũng thấy xấu hổ ngượng đỏ cả mặt và một số thứ khác.
+ Biển và chim bói cá, tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn. Nó không chìm lấp hẳn nhưng có vẻ như người ta rất ngại nhắc đến tên BNT. Sau Chuyện kể năm 2000 mà vẫn viết thêm được một tiểu thuyết như thế này, thực sự không hề dễ dàng.
+ Đặc biệt là tập truyện ngắn Chuyện xưa, kết đi, được chưa? của Bảo Ninh (NXB Văn học, 2009).
+ Những bài dã sử Việt của Tạ Chí Đại Trường. Đã tới quyển thứ ba của TCĐT in ở Việt Nam rồi mà gần như không được ai nhắc đến, giới sử học cũng như ngoài giới sử học. Tệ hại thật. Tôi đang nghĩ sẽ làm một cái gì đó: để một sử gia chân chính hiếm hoi như thế này rơi tõm vào sự thờ ơ thì dù mình chẳng liên quan cũng thấy xấu hổ ngượng đỏ cả mặt và một số thứ khác.
+ Biển và chim bói cá, tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn. Nó không chìm lấp hẳn nhưng có vẻ như người ta rất ngại nhắc đến tên BNT. Sau Chuyện kể năm 2000 mà vẫn viết thêm được một tiểu thuyết như thế này, thực sự không hề dễ dàng.
+ Đặc biệt là tập truyện ngắn Chuyện xưa, kết đi, được chưa? của Bảo Ninh (NXB Văn học, 2009).
Aug 6, 2009
Khởi sự là buồn
Hôm qua được tặng một quyển sách và một cái bút, bút thì Mont Blanc dĩ nhiên rồi còn sách thì hiểm lắm, thôi các bác đừng biết làm gì. Cái hay là nhân tiện như thế lại mượn được quyển sách của Linda Lê, Au fond de l’inconnu pour trouver du nouveau. Đoạn mào đầu như thế này:
Michel Leiris, dans Biffures, parle de l’indéniable plaisir qu’il avait à posséder des livres, satisfaction à laquelle s’ajoutait toujours une part de gêne devant les choses non lues qui tapissaient ses cloisons. Les laissés-pour-compte de nos bibliothèques gémissent, les livres de chevet sont des raretés encore à décrypter. N’empêche, nous continuons à écumer les librairies, passons le plus du temps possible à nous pénétrer des aperçus d’autrui, espérant beaucoup de ceux que René Char appelle les alliés substantiels, et tenant pour assuré que l’art est ce qu’il y a de plus réel, dès lors que nous mettons entre parenthèses notre non-croyance pour entre de plain-pied dans un monde qui s’impose avec force. Ce sont ces alliés substantiels, dont l’absence ferait souffrir, qui viennent ici toquer à la vitre de l’homo lisens afin de l’accompagner le long d’un chemin hérissé d’obstacles, s’il sait, dirait Baudelaire, plonger au fond de l’Inconnu pour trouver du nouveau.
Một đoạn văn đẹp đến ngẩn ngơ, tôi chỉ gắng gượng mà thô thiển chuyển sang như thế này:
Michel Leiris, dans Biffures, parle de l’indéniable plaisir qu’il avait à posséder des livres, satisfaction à laquelle s’ajoutait toujours une part de gêne devant les choses non lues qui tapissaient ses cloisons. Les laissés-pour-compte de nos bibliothèques gémissent, les livres de chevet sont des raretés encore à décrypter. N’empêche, nous continuons à écumer les librairies, passons le plus du temps possible à nous pénétrer des aperçus d’autrui, espérant beaucoup de ceux que René Char appelle les alliés substantiels, et tenant pour assuré que l’art est ce qu’il y a de plus réel, dès lors que nous mettons entre parenthèses notre non-croyance pour entre de plain-pied dans un monde qui s’impose avec force. Ce sont ces alliés substantiels, dont l’absence ferait souffrir, qui viennent ici toquer à la vitre de l’homo lisens afin de l’accompagner le long d’un chemin hérissé d’obstacles, s’il sait, dirait Baudelaire, plonger au fond de l’Inconnu pour trouver du nouveau.
Một đoạn văn đẹp đến ngẩn ngơ, tôi chỉ gắng gượng mà thô thiển chuyển sang như thế này:
Aug 3, 2009
Sống để kể lại
Khi đọc Tự thú (Confessions) của Jean-Jacques Rousseau, cuốn tiểu thuyết-tự truyện đầu tiên trong lịch sử văn học, người ta nghĩ tự truyện phải được viết giống như cách của Rousseau. Khi đọc Chữ (Les Mots) của Jean-Paul Sartre, người ta lại nghĩ hẳn đó mới là lối viết tự truyện hay hơn cả. Nhưng khi đọc đến Sống để kể lại (Vivir para contarla) của G. Garcia Marquez, dường như tự truyện còn có một lối khác nữa, vẫn còn khả năng khác để đi theo.
Khi Garcia Marquez viết Trăm năm cô đơn vào năm 1967, ông viết cuốn tiểu thuyết của đời mình, còn khi ông viết Sống để kể lại, ông viết cuốn tiểu thuyết về đời mình. Khó nói được là giữa thế giới Macondo trong tưởng tượng của chàng thanh niên Garcia Marquez và thế giới thật, trải từ Barranquilla, Aracataca, Sucre cho đến Bogota của ông già Garcia Marquez, thế giới nào hấp dẫn hơn. Trăm năm cô đơn ghi danh đất nước Colombia vào bản đồ văn học thế giới, còn Sống để kể lại ghi tên Garcia Marquez với tư cách một con người lên lịch sử nhỏ của gia đình và lịch sử lớn của đất nước. Ngoài ra, cuốn tự truyện không hoàn toàn tách biệt khỏi hệ thống tiểu thuyết của Garcia Marquez; quả thực ông lấy con người ông ra làm đối tượng để mổ xẻ, để tìm hiểu, và cả để cười cợt, không những thế ông còn phân nhỏ cuộc đời mình thành những mảnh thời gian, nghĩa là ông vẫn trung thành thực hành cái kỹ thuật xử lý thời gian đã từng đưa ông lên hàng nhà văn lớn nhất của thế giới, chứ không hề tuyến tính như những cuốn hồi ký nhàm chán khác, lỗi lầm mà ngay nhiều nhà văn nổi tiếng cũng từng phạm phải.
Khi Garcia Marquez viết Trăm năm cô đơn vào năm 1967, ông viết cuốn tiểu thuyết của đời mình, còn khi ông viết Sống để kể lại, ông viết cuốn tiểu thuyết về đời mình. Khó nói được là giữa thế giới Macondo trong tưởng tượng của chàng thanh niên Garcia Marquez và thế giới thật, trải từ Barranquilla, Aracataca, Sucre cho đến Bogota của ông già Garcia Marquez, thế giới nào hấp dẫn hơn. Trăm năm cô đơn ghi danh đất nước Colombia vào bản đồ văn học thế giới, còn Sống để kể lại ghi tên Garcia Marquez với tư cách một con người lên lịch sử nhỏ của gia đình và lịch sử lớn của đất nước. Ngoài ra, cuốn tự truyện không hoàn toàn tách biệt khỏi hệ thống tiểu thuyết của Garcia Marquez; quả thực ông lấy con người ông ra làm đối tượng để mổ xẻ, để tìm hiểu, và cả để cười cợt, không những thế ông còn phân nhỏ cuộc đời mình thành những mảnh thời gian, nghĩa là ông vẫn trung thành thực hành cái kỹ thuật xử lý thời gian đã từng đưa ông lên hàng nhà văn lớn nhất của thế giới, chứ không hề tuyến tính như những cuốn hồi ký nhàm chán khác, lỗi lầm mà ngay nhiều nhà văn nổi tiếng cũng từng phạm phải.
Aug 1, 2009
Suite
+ "Ta mới có thêm một Nguyễn Huy Thiệp. Vừa đọc xong một cái 29 trang của ông ấy tên là "Giọt máu" do Nguyễn Khải đưa, bảo đọc. Nhìn bản thảo đánh máy, lại nhìn cách chữa một vài chữ trong bản thảo rồi đọc. Chợt nghĩ: Người cầm bút này trọng chữ. Một nong thóc không to nhưng hột nào ra hột nấy, thường hột nào cũng chắc. Lại nghĩ: Người cầm bút mới xuất hiện này đã làm chú mục thiên hạ vì có một giọng điệu văn. Tôi không muốn bình phẩm sâu vào giọng điệu văn của Nguyễn Huy Thiệp (tôi có nghe Khải bàn và có góp bàn nhưng thôi, không nên cướp việc các nhà phê bình) mà chỉ muốn nói rằng: Cái nghề này, xét cho cùng nó có cái gì na ná công việc người làm hương. Cả một đời toát mồ hôi giã giã, nghiền nghiền, lại chẻ tre, phơi sương nhuộm sương, quần quật, vất vả thế mà rồi cuối cùng chỉ để nhằm mục đích thu hoạch lấy một chút mùi hương tan vào trong không khí. Mà rồi cả người mua cũng thế, cầm đồng tiền đi mua một cái gì vô hình. Vì là vô hình cho nên nó tinh vi. Có người suốt đời chỉ mua hương của một nhà hàng. Cũng như có những nhà văn người đời chỉ đọc thấy tên đã cầm lấy đọc, bất kể viết về cái gì, thể loại gì, dù đó chỉ là một bài báo.
Giọng điệu văn cũng chẳng phải là tất cả nhưng nó lại là cái ánh phản chiếu của tất cả, nó vừa là cái hiện ra bề ngoài, hiện ra một cách thường xuyên, vừa là cái kết tinh lại của tất cả mọi yếu tố làm nên một cái thể nhà văn, từ quan niệm, triết lý đến trình độ học vấn, thể trạng cơ thể, cho đến cái quan trọng nhất là tài năng."
(Di cảo Nguyễn Minh Châu, NXB Hà Nội 2009, tr. 393-394)
+ Hôm trước viết linh tinh về các bài hát Pháp, viết một lúc thì quên phéng mục đích ban đầu là giới thiệu một ban nhạc mà tôi mới biết.
Hồi ấy hỏi Manolito, à quên Marcelino :) (là người vẽ cái tranh trên bìa quyển Lần đầu tiên - của ai đố các bác :) là có gì gần đây đáng nghe không. Sau một thời gian, giờ cũng không nhớ bằng con đường lắt léo nào nữa, Marcelino gửi cho tôi đĩa nhạc Chevrotine của Holden. Quả thực là nhạc hay, nhất là bài này ("Madrid"), nghe không khác gì ma túy, như là nghe Lou Reed (ý tôi là cảm giác như ma túy chứ không định so sánh gì).
Serge Gainsbourg không phải là một người dễ nghe, thành thử nếu muốn tìm hiểu các bác nên nghe những bài hấp dẫn một chút, theo tôi có thể là bài này.
Giọng điệu văn cũng chẳng phải là tất cả nhưng nó lại là cái ánh phản chiếu của tất cả, nó vừa là cái hiện ra bề ngoài, hiện ra một cách thường xuyên, vừa là cái kết tinh lại của tất cả mọi yếu tố làm nên một cái thể nhà văn, từ quan niệm, triết lý đến trình độ học vấn, thể trạng cơ thể, cho đến cái quan trọng nhất là tài năng."
(Di cảo Nguyễn Minh Châu, NXB Hà Nội 2009, tr. 393-394)
+ Hôm trước viết linh tinh về các bài hát Pháp, viết một lúc thì quên phéng mục đích ban đầu là giới thiệu một ban nhạc mà tôi mới biết.
Hồi ấy hỏi Manolito, à quên Marcelino :) (là người vẽ cái tranh trên bìa quyển Lần đầu tiên - của ai đố các bác :) là có gì gần đây đáng nghe không. Sau một thời gian, giờ cũng không nhớ bằng con đường lắt léo nào nữa, Marcelino gửi cho tôi đĩa nhạc Chevrotine của Holden. Quả thực là nhạc hay, nhất là bài này ("Madrid"), nghe không khác gì ma túy, như là nghe Lou Reed (ý tôi là cảm giác như ma túy chứ không định so sánh gì).
Serge Gainsbourg không phải là một người dễ nghe, thành thử nếu muốn tìm hiểu các bác nên nghe những bài hấp dẫn một chút, theo tôi có thể là bài này.
Jul 31, 2009
Nhảy đầm, uống rượu, đọc sách
Cuối tuần đi nhảy đầm uống rượu đọc sách cái nhỉ :)) Bài này của bác Nguyễn Chí Hoan viết về tập truyện ngắn Của rơi (Nguyễn Việt Hà, NXB Phụ nữ, 2004), tên đầy đủ của bài là "Nhảy đầm - uống rượu - đọc sách, và cái Hà Nội lãng mạn u sầu).
-------------
Xuyên suốt và bao trùm 19 truyện ngắn trong tập truyện này, từ đầu đến cuối, trước hết không phải là đề tài cốt truyện nhân vật..., mà là cái phong cách nhất quán và xuất sắc của tác giả.
Đó là một phong cách rõ ràng biểu hiện nổi bật trong hai đặc thù về hình thức văn chương: thứ nhất, đó là sự độc đáo của từng câu văn; mỗi câu văn ở đây đều hiển nhiên mang một "bộ gen" của cái đặc thù phong cách này, nghĩa là mỗi câu văn ở đây đều mang cái âm hưởng của giọng nói của một con người cụ thể và như vậy, các câu ở đây thực sự là các phần tử tạo thành một thiên truyện; đặc tính của các câu này như một nguyên tắc cấu trúc dẫn đến đặc thù thứ hai là thuật kể chuyện của tác giả đồng thời cũng là cấu trúc của câu chuyện. Lối cấu trúc này, như ta có thể thấy trong tập truyện, rõ ràng đã phát triển từ các truyện đầu (tất cả các truyện trong tập đều đươc tác giả ghi chú thời điểm sáng tác) qua các truyện về sau, vẽ nên một tiến trình ngày càng trở nên điển hình về cách kiến tạo một thiên truyện của tác giả. Đó là một cấu trúc dòng tâm tư. Tất nhiên nó không phải là cái "dòng ý thức" đã quá nổi tiếng suốt cả trăm năm qua. Và tất nhiên, nó cũng không phải là những chuỗi phân tích tâm lý nhìn từ một góc độ nhà văn, với tư cách như là một đạo diễn kiêm biên kịch lại kiêm cả diễn viên nhập "vai"... Đơn giản nó là một dòng chảy của tâm tư hữu thức - những cái nhớ, cái tiếc, cái muốn, cái cảm thán và cái chủ định, cái hồi tưởng và cái suy ngẫm, v.v…, tất cả những hoạt động thông thường của cái tâm trí gần gũi với bất cứ ai, cũng chất chứa và sâu xa đồng thời cũng sẵn sàng là dễ hiểu với bất cứ ai. Nhưng nó lại là một "con đường vương giả" đi đến chỗ tạo nên một thực tại riêng biệt, một thực tại của tâm trí trong đó những sự phi lý về không-thời gian được nhìn nhận như là tương đương với không-thời gian có tính trần thế bên ngoài tách biệt với tâm tư.
Như chúng tôi đã nhận xét, toàn bộ những đặc tính cấu trúc trên đây là xuất phát từ/dựa vào các câu văn, từng câu văn - giống như thể con mắt của con chuồn chuồn tạo nên bởi những con mắt nhỏ hơn sắp xếp bên trong theo một trật tự chặt chẽ. Ta có thể xem một vài ví dụ trong tập truyện:
a. Mở đầu truyện "Cố rồi sẽ nhớ" tác giả viết:
"Có một ngày rất âu lo đã đến với thằng Nam béo. Bụng bồn chồn tưng tức, giống như đang ngồi giữa một cuộc họp trang trọng bỗng mót tiểu tiện mà không thể đi". (tr.240)
b. Và đây, tác giả viết về một nhân vật nữ thi sĩ trong truyện "Biển lạ":
"Cô thử gào, cái giọng khàn khàn bị lấp nhợt nhạt ngay sau tiếng gió. Giọng khàn chỉ thời thượng trên sân khấu ca nhạc còn trên thi đàn giọng đó là vớ vẩn. Văn chương khắc nghiệt lắm, một trong tứ đại phê bình gia đã chân thành khuyến cáo các cây bút trẻ. Thơ hay phải có giọng. Nhưng to quá thì ồn nhỏ quá thì nhược thánh thót quá thì sến. Làm sao nó phải vừa to vừa nhỏ, hoặc lúc thì dài lúc thì ngắn. Cứng khi cần cứng mềm lúc muốn mềm. (...) Cô đã nghe theo và mất gần hai năm cô mới đau đớn nhận ra là mình lầm lẫn. Cô là phụ nữ, cô không cần cái đó và không thể có cái đó. Cô tháo bớt vòng để buộc chỉ cổ tay thề tuyệt giao với nhà phê bình Tây Đọc, chỉ chơi với ba người còn lại theo kiểu vong niên đó là Nam Gào, Bắc Thét và Đông La." (tr.210-211)
-------------
Xuyên suốt và bao trùm 19 truyện ngắn trong tập truyện này, từ đầu đến cuối, trước hết không phải là đề tài cốt truyện nhân vật..., mà là cái phong cách nhất quán và xuất sắc của tác giả.
Đó là một phong cách rõ ràng biểu hiện nổi bật trong hai đặc thù về hình thức văn chương: thứ nhất, đó là sự độc đáo của từng câu văn; mỗi câu văn ở đây đều hiển nhiên mang một "bộ gen" của cái đặc thù phong cách này, nghĩa là mỗi câu văn ở đây đều mang cái âm hưởng của giọng nói của một con người cụ thể và như vậy, các câu ở đây thực sự là các phần tử tạo thành một thiên truyện; đặc tính của các câu này như một nguyên tắc cấu trúc dẫn đến đặc thù thứ hai là thuật kể chuyện của tác giả đồng thời cũng là cấu trúc của câu chuyện. Lối cấu trúc này, như ta có thể thấy trong tập truyện, rõ ràng đã phát triển từ các truyện đầu (tất cả các truyện trong tập đều đươc tác giả ghi chú thời điểm sáng tác) qua các truyện về sau, vẽ nên một tiến trình ngày càng trở nên điển hình về cách kiến tạo một thiên truyện của tác giả. Đó là một cấu trúc dòng tâm tư. Tất nhiên nó không phải là cái "dòng ý thức" đã quá nổi tiếng suốt cả trăm năm qua. Và tất nhiên, nó cũng không phải là những chuỗi phân tích tâm lý nhìn từ một góc độ nhà văn, với tư cách như là một đạo diễn kiêm biên kịch lại kiêm cả diễn viên nhập "vai"... Đơn giản nó là một dòng chảy của tâm tư hữu thức - những cái nhớ, cái tiếc, cái muốn, cái cảm thán và cái chủ định, cái hồi tưởng và cái suy ngẫm, v.v…, tất cả những hoạt động thông thường của cái tâm trí gần gũi với bất cứ ai, cũng chất chứa và sâu xa đồng thời cũng sẵn sàng là dễ hiểu với bất cứ ai. Nhưng nó lại là một "con đường vương giả" đi đến chỗ tạo nên một thực tại riêng biệt, một thực tại của tâm trí trong đó những sự phi lý về không-thời gian được nhìn nhận như là tương đương với không-thời gian có tính trần thế bên ngoài tách biệt với tâm tư.
Như chúng tôi đã nhận xét, toàn bộ những đặc tính cấu trúc trên đây là xuất phát từ/dựa vào các câu văn, từng câu văn - giống như thể con mắt của con chuồn chuồn tạo nên bởi những con mắt nhỏ hơn sắp xếp bên trong theo một trật tự chặt chẽ. Ta có thể xem một vài ví dụ trong tập truyện:
a. Mở đầu truyện "Cố rồi sẽ nhớ" tác giả viết:
"Có một ngày rất âu lo đã đến với thằng Nam béo. Bụng bồn chồn tưng tức, giống như đang ngồi giữa một cuộc họp trang trọng bỗng mót tiểu tiện mà không thể đi". (tr.240)
b. Và đây, tác giả viết về một nhân vật nữ thi sĩ trong truyện "Biển lạ":
"Cô thử gào, cái giọng khàn khàn bị lấp nhợt nhạt ngay sau tiếng gió. Giọng khàn chỉ thời thượng trên sân khấu ca nhạc còn trên thi đàn giọng đó là vớ vẩn. Văn chương khắc nghiệt lắm, một trong tứ đại phê bình gia đã chân thành khuyến cáo các cây bút trẻ. Thơ hay phải có giọng. Nhưng to quá thì ồn nhỏ quá thì nhược thánh thót quá thì sến. Làm sao nó phải vừa to vừa nhỏ, hoặc lúc thì dài lúc thì ngắn. Cứng khi cần cứng mềm lúc muốn mềm. (...) Cô đã nghe theo và mất gần hai năm cô mới đau đớn nhận ra là mình lầm lẫn. Cô là phụ nữ, cô không cần cái đó và không thể có cái đó. Cô tháo bớt vòng để buộc chỉ cổ tay thề tuyệt giao với nhà phê bình Tây Đọc, chỉ chơi với ba người còn lại theo kiểu vong niên đó là Nam Gào, Bắc Thét và Đông La." (tr.210-211)
Jul 29, 2009
Chanson française
Mấy hôm trước buổi tối nhà mất điện, tôi thì không thích phàn nàn (giống bác gì ấy hehe) nên đã biến sự mất điện thành một công cuộc nghe chanson française. Những bài hát tiếng Pháp này, như một cô bạn học ngày xưa người Anh chuyên nghiên cứu ca khúc, phải gọi là chanson française vì quá đặc thù. Đặc thù nhất là quá nhiều thơ ca trong lời bài hát.
Mà mình nghe chanson française cũng thấy hãnh diện, vì trong quyển của Trần Dân Tiên hay ít nhất là một quyển gì đó rất nổi tiếng kể là Nguyễn Tất Thành rất thích dừng lại ở các music-hall để nghe Maurice Chevalier hát. Chevalier thì không hay bằng một người cùng thời, Charles Trenet, chẳng hạn như bài này (“Que reste-t-il de nos amours?”).
Hồi tôi còn đi học (nghe giống bắt tay vào viết hồi ký nhỉ, nhưng các bác đừng vội lo à quên đừng vội mừng) khi thấy trong sách viết từ “chanson” thế nào chúng tôi cũng lấy bút viết thêm vào để sửa thành “chán sống”. Chẳng bao giờ sự chờ đợi giống như thế nữa, chờ đợi tiếng trống hết giờ và chờ đợi mấy cái người ngồi hay đứng gần cái bảng thôi nói đi. Sau này chắc chỉ những lúc ngồi chờ máy bay Vietnam Airlines bị delay là có một ít tương tự (hình như có cả một chuỗi cửa hàng ăn uống ở sân bay tên là Delay luôn thì phải, hiểm thật).
Chanson française đầu tiên bắt đầu gây ấn tượng lên tôi là của hai người, Enrico Marcias (chính là “venez venez venez-moi”) rồi nhất là Gérard Lenorman, chẳng hạn như bài này (“La Ballade des gens heureux”).
Cái dở nhất và cũng hay nhất của chanson française chính là lời của nó. Tôi vẫn nghĩ nhạc sĩ Việt Nam chịu ảnh hưởng về tư duy của nhạc Pháp: coi trọng lời hơn nhạc một cách tương đối, sự tiếp nhận của công chúng cũng vậy, đột phá sáng tạo về nhạc không quan trọng và được hoan nghênh bằng lời mượt mà thướt tha (“chỉ còn mênh mông gương hồ, hiu hắt soi những cây bàng lá đỏ”) hay hoài vọng (“lòng trần còn tơ vương khanh tướng”) hoặc hào hùng (“đoàn vệ quốc quân một lần ra đi”). Người Việt Nam rất thích Trịnh Công Sơn, nhất là khi hiểu tốt được lời bài hát, cũng như người Pháp rất thích Georges Brassens, nhân vật bí hiểm với giới thưởng ngoạn nước khác, vì lời bài hát lúc nào cũng dày đặc điển tích điển cố. Ví dụ rõ hơn cả là bài chắc là nổi tiếng nhất của Brassens (“Les Copains d’abord”); nếu thử tìm lời đọc tôi nghĩ ngay người có biết tiếng Pháp cũng sẽ thấy choáng váng.
Nghe nhạc Pháp mà liên tưởng sang nhạc tiếng Anh cũng thú vị. Trường hợp “My way” Frank Sinatra hát lại Claude François (chuyển lời) là một ví dụ (chú ý cái clip hehe). Nhưng không chỉ có vậy, trong nhạc Pháp Eddy Mitchell (Eddy Love) hát không khác gì country Mỹ (bây giờ nghĩ lại có khi cái đĩa Eddy Mitchell tôi có lại chính là của bạn Đỗ :) và tôi cũng biết bạn Đỗ ngoài nghe Cyrus còn nghe cả Johnny Halliday nhá hehe). Trường hợp “kiểu Pháp” nhất của Mỹ có lẽ là Bob Dylan. Nghe thử bài “Ma gonzesse” của Renaud (rất chán là trên youtube hình như không có bài này, Renaud thì toàn thấy “Mistral Gagnant”), tiếng armonica không khác gì Bob Dylan. Renaud được coi là con người nổi loạn của lịch sử ca khúc Pháp, có một đĩa cover Georges Brassens mà tìm trên youtube cũng không có, thôi nghe bản gốc vậy (“Le Gorille”, một bài hát rất đặc biệt).
Nhạc Pháp còn có rất nhiều nhân vật nữa, nhưng tôi nghe nhiều người hát được vài lần là chán. Mới nhận ra là mình chẳng thích thay đổi gì cả, một đĩa nhạc có thể bật đi bật lại cả ngày cũng được, lúc nào tập trung thì hiểu được vài câu, còn thì chỉ cần có cảm giác là đang bật nhạc là đủ. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ nghe vài người, nghe một thời gian rồi sau nghe lại. Édith Piaf nghe một tí là chán, Juliette Gréco thì lúc nào muốn oải hẳn nghe cũng được (bà này hóa ra vẫn còn sống, hôm nhìn thấy ảnh mới chụp suýt ngất, không khác gì bộ xương biết đi cả). Jacques Brel có thể nghe đi nghe lại mãi không chán, nhưng Brel nói đúng ra là người của “le plat pays” tức là nước Bỉ. À các bạn ở Pháp cho hỏi sau Lori hiện nay em nào là hot nhất ạ?
Nhân vật xuất chúng nhất là Serge Gainsbourg. Chắc các bác lại tưởng tôi nói đến “Je t’aime moi non plus” hehe không phải, bài đỉnh cao nhất của Gainsbourg theo tôi là bài này (“Je suis venu te dire que je m’en vais”, nghe live để xem ông ấy, chứ bản chuẩn có những tiếng thở hổn hển hay hơn nhiều và đậm chất Gainsbourg hơn). Cả Gainsbourg cũng thế, cũng quá thơ ca, ngay bài thôi cũng đã trích Verlaine (“le vent mauvais”: cần phải hiểu bình thường người ta nói “cơn gió lành nào đưa anh tới đây” thì Gainsbourg nói về sự chia tay nên dùng cụm từ “cơn gió xấu”).
Mà mình nghe chanson française cũng thấy hãnh diện, vì trong quyển của Trần Dân Tiên hay ít nhất là một quyển gì đó rất nổi tiếng kể là Nguyễn Tất Thành rất thích dừng lại ở các music-hall để nghe Maurice Chevalier hát. Chevalier thì không hay bằng một người cùng thời, Charles Trenet, chẳng hạn như bài này (“Que reste-t-il de nos amours?”).
Hồi tôi còn đi học (nghe giống bắt tay vào viết hồi ký nhỉ, nhưng các bác đừng vội lo à quên đừng vội mừng) khi thấy trong sách viết từ “chanson” thế nào chúng tôi cũng lấy bút viết thêm vào để sửa thành “chán sống”. Chẳng bao giờ sự chờ đợi giống như thế nữa, chờ đợi tiếng trống hết giờ và chờ đợi mấy cái người ngồi hay đứng gần cái bảng thôi nói đi. Sau này chắc chỉ những lúc ngồi chờ máy bay Vietnam Airlines bị delay là có một ít tương tự (hình như có cả một chuỗi cửa hàng ăn uống ở sân bay tên là Delay luôn thì phải, hiểm thật).
Chanson française đầu tiên bắt đầu gây ấn tượng lên tôi là của hai người, Enrico Marcias (chính là “venez venez venez-moi”) rồi nhất là Gérard Lenorman, chẳng hạn như bài này (“La Ballade des gens heureux”).
Cái dở nhất và cũng hay nhất của chanson française chính là lời của nó. Tôi vẫn nghĩ nhạc sĩ Việt Nam chịu ảnh hưởng về tư duy của nhạc Pháp: coi trọng lời hơn nhạc một cách tương đối, sự tiếp nhận của công chúng cũng vậy, đột phá sáng tạo về nhạc không quan trọng và được hoan nghênh bằng lời mượt mà thướt tha (“chỉ còn mênh mông gương hồ, hiu hắt soi những cây bàng lá đỏ”) hay hoài vọng (“lòng trần còn tơ vương khanh tướng”) hoặc hào hùng (“đoàn vệ quốc quân một lần ra đi”). Người Việt Nam rất thích Trịnh Công Sơn, nhất là khi hiểu tốt được lời bài hát, cũng như người Pháp rất thích Georges Brassens, nhân vật bí hiểm với giới thưởng ngoạn nước khác, vì lời bài hát lúc nào cũng dày đặc điển tích điển cố. Ví dụ rõ hơn cả là bài chắc là nổi tiếng nhất của Brassens (“Les Copains d’abord”); nếu thử tìm lời đọc tôi nghĩ ngay người có biết tiếng Pháp cũng sẽ thấy choáng váng.
Nghe nhạc Pháp mà liên tưởng sang nhạc tiếng Anh cũng thú vị. Trường hợp “My way” Frank Sinatra hát lại Claude François (chuyển lời) là một ví dụ (chú ý cái clip hehe). Nhưng không chỉ có vậy, trong nhạc Pháp Eddy Mitchell (Eddy Love) hát không khác gì country Mỹ (bây giờ nghĩ lại có khi cái đĩa Eddy Mitchell tôi có lại chính là của bạn Đỗ :) và tôi cũng biết bạn Đỗ ngoài nghe Cyrus còn nghe cả Johnny Halliday nhá hehe). Trường hợp “kiểu Pháp” nhất của Mỹ có lẽ là Bob Dylan. Nghe thử bài “Ma gonzesse” của Renaud (rất chán là trên youtube hình như không có bài này, Renaud thì toàn thấy “Mistral Gagnant”), tiếng armonica không khác gì Bob Dylan. Renaud được coi là con người nổi loạn của lịch sử ca khúc Pháp, có một đĩa cover Georges Brassens mà tìm trên youtube cũng không có, thôi nghe bản gốc vậy (“Le Gorille”, một bài hát rất đặc biệt).
Nhạc Pháp còn có rất nhiều nhân vật nữa, nhưng tôi nghe nhiều người hát được vài lần là chán. Mới nhận ra là mình chẳng thích thay đổi gì cả, một đĩa nhạc có thể bật đi bật lại cả ngày cũng được, lúc nào tập trung thì hiểu được vài câu, còn thì chỉ cần có cảm giác là đang bật nhạc là đủ. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ nghe vài người, nghe một thời gian rồi sau nghe lại. Édith Piaf nghe một tí là chán, Juliette Gréco thì lúc nào muốn oải hẳn nghe cũng được (bà này hóa ra vẫn còn sống, hôm nhìn thấy ảnh mới chụp suýt ngất, không khác gì bộ xương biết đi cả). Jacques Brel có thể nghe đi nghe lại mãi không chán, nhưng Brel nói đúng ra là người của “le plat pays” tức là nước Bỉ. À các bạn ở Pháp cho hỏi sau Lori hiện nay em nào là hot nhất ạ?
Nhân vật xuất chúng nhất là Serge Gainsbourg. Chắc các bác lại tưởng tôi nói đến “Je t’aime moi non plus” hehe không phải, bài đỉnh cao nhất của Gainsbourg theo tôi là bài này (“Je suis venu te dire que je m’en vais”, nghe live để xem ông ấy, chứ bản chuẩn có những tiếng thở hổn hển hay hơn nhiều và đậm chất Gainsbourg hơn). Cả Gainsbourg cũng thế, cũng quá thơ ca, ngay bài thôi cũng đã trích Verlaine (“le vent mauvais”: cần phải hiểu bình thường người ta nói “cơn gió lành nào đưa anh tới đây” thì Gainsbourg nói về sự chia tay nên dùng cụm từ “cơn gió xấu”).
Subscribe to:
Posts (Atom)