May 30, 2018

Yếu tính của hành chính: nhập và tách

"Khắc nhập", "khắc xuất": nghe thì như vậy thôi, cứ tưởng đâu chẳng có gì đáng sợ, nhưng câu chuyện của Khái Hưng vẫn khủng khiếp vô cùng.

Nhập và tách, nghe thì như không có gì, nhưng ngày nay đó đã trở thành lợi khí chính yếu của một thứ cần được gọi đúng tên là nền chuyên chính hành chính.

May 29, 2018

Kiệt tác của Grass

Trong câu chuyện của đọc có (rất nhiều - ít nhất là không ít) sự không đọc, sự không biết đọc và sự giả vờ đọc.

Điều này nhìn từ phía người đọc không bao giờ nhiều ý nghĩa bằng so với nhìn từ nhà xuất bản, hay nói tóm lại từ phía "những người chuyên nghiệp" (ngày nay trong số ấy còn phải tính những người ngày ngày lên facebook nói chuyện về sách và về đọc - chủ yếu sẽ nói về cái bìa sách, và cứ bìa xấu thì khen là đẹp).

May 27, 2018

Walter Benjamin: Eduard Fuchs, nhà sưu tầm và sử gia

Nếu có ai tưởng sau mấy buổi thuyết trình vừa rồi, tôi đã kết thúc mục "đọc lý thuyết", thì người ấy nhầm, nhầm thê thảm. Thậm chí, xét về nhiều phương diện, bây giờ mới thức sự bắt đầu.

Walter Benjamin nghĩa là như thế nào? Nói một cách khác, "vague terms" trong tương quan với Benjamin có thể nằm ở đâu?

May 24, 2018

Roth

Trong số các nhà văn lớn nhất của thế kỷ 20, có một người mang họ Roth.

Đó là người như thể đi cùng nhịp với sự suy đổ, với tàn nhạt của một thứ từng một thời vô cùng lớn lao, một thứ đã có lúc như thể chẳng bao giờ có thể suy tàn. Đế chế nào cũng là đế chế chỉ vì trông như thể nó trường tồn.

Nhưng văn chương của Roth nhịp rất chính xác vào với suy sụp đế chế.

May 20, 2018

[tiện bút] Tôi không phải là

Như đã nói ở kia, post thứ 1500 này tôi dùng để nói về chính tôi (nhân tiện: đã viết tiếp "Trong hiệu sách (2)").

NB. Đúng như dự đoán, ở cả ở kia lẫn ở kia bắt đầu xuất hiện các comment (nặc danh, tất nhiên), chửi bới theo cả hai hướng. Để đảm bảo công bằng, tôi cho tất tật vào spam. Tôi cũng tranh thủ thông báo là từ trước đến nay tôi cho vào spam một số (không nhiều lắm) comment chửi tôi, và tất tật comment chửi hôi (chẳng hạn như một yếu nhân của công ty Tao Đàn chửi hôi 5xu Nguyễn Phương Văn).

May 17, 2018

Trong hiệu sách (2)

Tiếp tục bản trường ca trong hiệu sách.

Và cũng tiếp tục "Ra một cái đề thi (văn)".

Tôi nghĩ là lần đầu tiên tôi thực sự có ý thức về một hiệu sách chính là khi đọc, hồi còn rất nhỏ, truyện ngắn của Stefan Zweig về một người Do Thái bán sách cũ, tên là Mendel thì phải. Tôi chưa bao giờ đọc lại truyện ấy, và tôi cũng rất mau chóng thấy văn chương Zweig quá mức tầm thường, nên tuy đã đọc hết sạch mọi thứ gì có thể tìm thấy của Zweig (kể cả Mesmer hay Magellan), chẳng bao giờ tôi sờ lại nữa. Dẫu sao, tôi vẫn rất nhớ, chính cái truyện ngắn đó của Zweig mang tới cho tôi một hình dung.

May 16, 2018

Ra một cái đề thi (văn)

Trước tiên: đã viết xong bài "Chủ nghĩa hậu hiện đại chính là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa".

Chúng ta quay trở lại với ba cái đề thi văn hồi năm ngoái (2017) ở kia (có đánh số rất rõ ràng). Ba đề thi văn này có thể được bình luận như thế nào? Tôi sẽ bình luận chúng theo ba điểm rất rõ ràng dưới đây.

May 14, 2018

Gérard Genette

Tôi mới được tin Gérard Genette qua đời tuần trước.

Cuốn sách Palimpsestes của Genette, tôi đã dịch từ lâu và để đó cũng từ lâu, lẽ ra tôi nên nghĩ đến việc in nó sớm.

May 10, 2018

Chủ nghĩa hậu hiện đại chính là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa

Bài này, tôi viết hộ người khác. Lý do cụ thể thì cuối bài tôi sẽ nói, nhưng những ai có mặt tại buổi thuyết trình thứ ba của tôi về École de Genève (tại quán cà phê tên là Indochina gì đó, số 27 phố Lý Thái Tổ, Hà Nội: quán cà phê vừa kịp mở, giống như là đặc biệt cho buổi thuyết trình, và chưa biết chừng nó sẽ trở thành một quán cà phê huyền thoại, trên cái phố chưa bao giờ chứng kiến quán cà phê nào tồn tại thực sự lâu) đã biết: về cuối buổi hôm ấy, một nhân vật bỗng xuất hiện, Đỗ Hải Ninh. Tôi có quy định là không được chụp ảnh nhưng nhân vật kia dám lén lút chụp. Hôm đó tôi đã chủ định viết riêng bài này để tặng cho thể loại "bề ngoài thơn thớt nói cười" etc.

May 7, 2018

Simone Weil: Nặng và Thanh

Mới chỉ có hai nữ triết gia: một là Simone Weil (xem thêm ở kia), người thứ hai không phải Arendt (ở Việt Nam có một nhân vật ra sức thổi phồng Arendt, nhưng Arendt là con búp bê hỏng của Martin Heidegger), không phải Beauvoir, cũng không phải Kristeva nốt.

NB. Nhan đề cuốn sách của Weil, La Pesanteur et la Grâce: từ thứ hai còn có nghĩa là "ân sủng".

May 5, 2018

Hai truyện của Ngọc Giao

Trước tiên, xem ở kia.

Trong các tập truyện ngắn Ngọc Giao in trong mấy năm trở lại đây, tôi không thấy có hai truyện ở dưới, đăng trên một tờ tạp chí in tại Hà Nội đầu thập niên 50 của thế kỷ 20. Tôi nghĩ vẫn còn nữa, các truyện của Ngọc Giao còn chưa được tìm ra. Câu chuyện Ngọc Giao vẫn còn dài, mà càng lúc tôi càng thấy đặt ra thêm nhiều vấn đề.

May 4, 2018

Anti-paradoxes



Anti-paradoxes
Réflexions sur un moment de l’histoire du Vietnam


résumé de texte de contribution
pour le colloque
“Échanges et Acculturation Vietnam-France, état de lieux et perspective”
Hanoi, avril 2018


Cao Việt Dũng

May 1, 2018

Buổi thuyết trình thứ ba (và cuối cùng)

Tôi không cám ơn những người đã đến dự ba buổi thuyết trình của tôi về École de Genève ba tuần vừa rồi, mà tôi cám ơn các đồng nghiệp của tôi ở Viện Văn học Hà Nội, vì đã không đến.

Tôi đặc biệt cám ơn:

1) Nguyễn Đăng Điệp, viện trưởng
2) Nguyễn Hữu Sơn, viện phó kiêm phụ trách tạp chí Nghiên cứu văn học
3) Vũ Thanh, viện phó
(một trong hai viện phó - tôi cũng không biết đích xác là ai - phụ trách khoa học)
4) Trịnh Bá Đĩnh, trưởng phòng Lý luận văn học