Đây là nhà báo Thu Hồng nói, liên quan đến tôi. Tôi rất cảm kích và cám ơn, tôi nhìn thấy thiện ý bên trong những lời của chị. Lời khuyên về giải pháp của chị tôi cũng sẽ cân nhắc, coi như là một lựa chọn nữa (thêm vào những lựa chọn mà tôi đã nghĩ đến).
Nhưng trong những gì nhà báo Thu Hồng nói cũng có chút nhầm lẫn (ngoài nhầm lẫn nho nhỏ khi viết "cour miễn phí": đúng phải là "cours miễn phí"). Theo như chị Thu Hồng viết thì như thể tôi đã "viết một bài trả lời Tiền vệ" liên quan đến loạt bài mới đây của Hà Thúc Lang. Chắc chị Thu Hồng muốn nói đến cái này. Cái "thư ngỏ" này hoàn toàn không liên quan, vì nó thuộc về một vụ khác, với nhân vật Vi Văn Tuyên. Và nó cũng không phải là thứ duy nhất, vì sau khi đã đáp lại những điểm Vi Văn Tuyên nêu ra (ở đây, đây, và đây), tôi mới viết thư đó (có thể tham khảo thêm cái này), chứ không phải nói khẩu thiệt vô bằng. Nó có "tầm bậy" hay không thì tôi không biết, tôi chỉ nói những gì mà tôi nhìn thấy.
Tôi cũng không "im lặng" như chị Thu Hồng nói. Tôi chưa nói gì không có nghĩa là tôi im lặng luôn. Trước hết là tôi hết sức biết ơn người tỉ mỉ chỉ ra những chỗ mà họ cho là tôi dịch sai. Những người chữ nghĩa biết điều gì là đáng quý trong các phê phán lẫn nhau. Nhưng tôi cũng cần thời gian để xem từng chỗ một. Lời cảm ơn tôi gửi trước, bàn luận sẽ để sắp tới đây. Tôi không bắt đầu việc này sớm hơn được vì cho đến hôm nay một công việc quan trọng của tôi mới hoàn thành: chiều nay đã diễn ra suôn sẻ buổi ra mắt bản dịch Lolita của dịch giả Dương Tường, tôi mới bỏ được một gánh nặng, với tư cách người biên tập cho cuốn sách. Bản dịch mang rất nhiều công sức và kỳ vọng của một người bạn đã xong, giờ tôi có thể quay sang việc khác.
Tôi luôn luôn ý thức được rằng chữ nghĩa là quý phẩm nhưng chữ nghĩa cũng là cạm bẫy, rằng hiểu cho đến cùng từ ngữ cũng khó như hiểu một con người. Cẩn thận đến đâu cũng là không thừa, và cẩn thận đến đâu cũng là không đủ.
Mar 15, 2012
Mar 13, 2012
Những nhà thơ trở lại
Cái mệnh đề “Việt Nam một cường quốc thơ” mới xuất hiện nhưng có vẻ đã được số đông ngầm thừa nhận trong sự hân hoan chung, tuy nhiên cái mệnh đề ấy có vẻ chông chênh, khó đứng vững nếu nhìn vào cách “cường quốc thơ” đối xử với một số nhà thơ của quá khứ, những phần khúc khuỷu, khó nhọc và khuất lấp của di sản thơ Việt Nam. Khi mà các nhà thơ như Vũ Hoàng Chương, Ngân Giang hay Nguyễn Bắc Sơn vẫn còn chìm trong sự hờ hững của giới thưởng ngoạn và giới nghiên cứu hiện nay, thì tình trạng cũng phi lý giống như giả sử Baudelaire, Bishop hay Ungaretti bị các quốc gia của họ bỏ quên trong góc thờ ơ vào thời hiện tại.
Thế nhưng, các nhà thơ quá khứ, bởi sức mạnh nội tại của mình, vẫn trở lại, và nếu Bùi Giáng trở lại dưới hình thức một dòng lũ ồ ạt ngôn từ (tập “Đười ươi chân kinh”), thì Quang Dũng (tập “Mắt người Sơn Tây”) và Phùng Cung (tập “Xem đêm”) trở lại gây chú ý bởi một khía cạnh hoàn toàn trái ngược: họ nổi bật vì kiệm lời đến đáng ngạc nhiên.
Cho đến nay, nhiều bài thơ của Quang Dũng đã được phổ nhạc, lẽ dĩ nhiên độc giả thơ ở Việt Nam biết đến ông không ít, Quang Dũng của “Mây đầu ô”, của “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”… nhưng thật ít người nói được về tổng thể sự nghiệp thơ ca của Quang Dũng là như thế nào. Quang Dũng có “Chiêu Quân” từ ngay năm ông 16 tuổi (năm 1937), một bài thơ đẹp lung linh: “Hồ xang hồ xang xự hồ xang/Chiêu Quân nàng ơi lệ dâng hàng”, thế nhưng sau khởi đầu vô cùng hứa hẹn, ông lại không làm nhiều thơ. Điều đặc biệt ở Quang Dũng là đã không làm nhiều thơ như các đồng nghiệp, rất nhiều bài làm rồi ông lại không công bố, dù rằng giờ đây khi đọc, ta có thể thấy những bài thơ mà tác giả “giấu đi” ấy không hề tồi. Tâm hồn thơ Quang Dũng bay bổng (“Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm”) nhưng sự bay bổng ấy không làm giảm bớt đòi hỏi nghiệt ngã mà chính ông hướng vào bản thân mình. Điều ấy có lẽ đóng góp một phần quan trọng làm nên căn cốt một nhà thơ độc đáo bậc nhất thơ ca hiện đại Việt Nam, cái giọng thơ lúc nào cũng một mực hướng tới sự trong vắt của những tầng mây sạch.
Mar 12, 2012
Sách (LV) Thêm Malaparte
Hóa ra Malaparte đã có khá nhiều trong tiếng Việt. Đây là quyển thứ ba của Malaparte mà tôi tìm được (chú ý trên bìa ghi tên thành Malaparto), không ghi tên dịch giả mà ghi tên nhà xuất bản:
Còn đây là hai bản dịch cùng một cuốn sách. Hồi trước Mr Tin Văn còn dịch quyển nào nữa không?
Mar 10, 2012
vẫn lạnh
Điều gì làm cho cuộc sống ở Hà Nội đã khó khăn lại càng trở nên khó khăn hơn, ngoài chuyện thời tiết giai đoạn này cứ ba ngày hửng nắng lại bốn ngày gió mùa Đông Bắc mưa dầm dề, ngoài chuyện xăng đột ngột tăng giá và nhiều tuyến phố trong trung tâm không thể đỗ xe được nữa?
Đó chính là chuyện không chuyên.
Người Hà Nội quen buôn bán lâu năm, khéo léo và tinh tế, nhiều bà chủ bán hàng để ý quản nhân viên tới mức chỉ cần nhân viên đưa đồ cho khách bằng một tay hay lỡ miệng nói câu nào không đủ kính ngữ là chấn chỉnh ngay, nhẹ nhàng nhưng kiên quyết. Khu vực phố cổ vẫn còn rất nhiều quán ăn nhỏ bé gọn gàng, thậm chí chỉ một bàn xếp trên vỉa hè mà ngăn nắp sạch sẽ tuyệt đối, vợ làm đồ ăn chồng bưng bê phục vụ, thân tình mà không suồng sã, kín đáo mà không xa cách. Đó là cả một nghệ thuật, một sự chuyên nghiệp được rèn luyện qua nhiều đời. Sự chuyên nghiệp trong phục vụ người khác.
Nhưng chuyển sang hình thức kinh doanh lớn thì người Hà Nội chưa quen, những ưu điểm lâu đời bỗng biến đi đâu hết cả, gây ra sự bực bội kinh khủng cho người nơi khác đến, cả người Việt Nam lẫn người nước ngoài, vốn dĩ chưa thể tìm ngay đến được những quán xá nền nếp, chỉn chu nhưng thường ngõ ngách chật chội, tồn tại từ bao đời nay.
Mar 9, 2012
nói như thật
Câu đầu tiên của bài viết như thế này: "Đối với các nhà văn Hà Nội, vùng đất bãi ven sông Hồng có sức cám dỗ không khác gì những đại lộ ngoại vi đối với các nhà văn Paris". Nói như vậy tức là "những đại lộ ngoại vi" là đề tài ta hay thấy trong văn học Pháp, cụ thể là trong tác phẩm của các nhà văn Paris. Tôi nghĩ mãi mới nhớ ra được Les Boulevards de ceinture, cuốn tiểu thuyết thứ ba của Patrick Modiano, được Dương Tường dịch ra tiếng Việt thành Những đại lộ ngoại vi, in cách đây cỡ trên dưới chục năm. Moi móc đầu óc nữa thì nhớ ra được tên một quyển tiểu thuyết mới hơn, Le Boulevard périphérique (Đại lộ vành đai) của Henry Bauchau, nhận một giải thưởng văn chương nào đó cách đây vài năm.
Sách (LIV) Chữ ký
Có được sách từng ở trong tủ nhà Vương Hồng Sển là một niềm vinh hạnh. Ví dụ như thế này:
Cám ơn chuyên gia về Vương Hồng Sển :p
Còn sách ký tặng nhau giữa các nhân vật cũng là một mảng kỳ thú:
Cám ơn chuyên gia về Vương Hồng Sển :p
Còn sách ký tặng nhau giữa các nhân vật cũng là một mảng kỳ thú:
Mar 7, 2012
Mở rộng vấn đề thi thoại
Nhân vừa kiếm được cuốn sách Úc Viên thi thoại của Đông Hồ Lâm Kỳ/Tấn Phác, tôi nhớ đến việc đã bàn mấy lần về vấn đề "thi thoại" ở Việt Nam.
Vu Gia khi viết về Phan Khôi như tôi đã trích dẫn trong một bài viết nói rằng Chương Dân thi thoại là cuốn "thi thoại" đầu tiên của Việt Nam. Nhưng theo như Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng (à mà bác ấy đã xong tiến sĩ chưa nhỉ :p) trong bài viết này, thì trước đây Miên Thẩm có thể đã có Thương Sơn thi thoại. Nếu điều này đúng thì đương nhiên mọi khẳng định rằng Chương Dân thi thoại là cuốn thi thoại đầu tiên tại Việt Nam là sai. Tất nhiên, theo như trình bày của Nguyễn Thanh Tùng, văn bản Thương Sơn thi thoại nằm ở thư viện tư gia của Cao Xuân Dục (thư viện Long Cương), mãi sau này mới được tìm ra và nói đến.
Vấn đề tạm bỏ qua một bên, tôi chú ý đến Úc Viên thi thoại vì nghĩ trong sách thế nào cũng có ý nào đó về "thi thoại". Và quả nhiên là có. Cuốn sách in năm 1969 (NXB Mặc Lâm, Yễm Yễm thư xã làm tổng phát hành), sau khi Đông Hồ đã qua đời, nhưng đã được tác giả "tuyển chọn và đóng thành tập hai hôm trước ngày đi vào cõi vĩnh viễn", như trong sách có ghi. Sau "Tiểu sử tác giả" là "Tựa" của Lộc Đình Nguyễn Hiến Lê, bạn thân của Đông Hồ, và đọc lời "Tựa" này theo tôi đã ngã ngũ tại sao nhiều người khẳng định Chương Dân thi thoại là cuốn thi thoại đầu tiên của Việt Nam.
Nguyễn Hiến Lê viết:
"Loại đó [tức thi thoại] rất ít người viết: đời Đường, đời Tống, mỗi đời dài mấy trăm năm mà trong văn học sử chỉ ghi lại độ dăm tập thi thoại. Ở nước ta từ trước tới nay chỉ có mỗi một tập của Chương Dân" (tr. XIII).
Nhận định này, rất khó biết là của Nguyễn Hiến Lê, một cách độc lâp, hay Nguyễn Hiến Lê nói dựa theo lời khẳng định chắc nịch của Phan Khôi trước đây.
Đây là đoạn Nguyễn Hiến Lê ca ngợi Đông Hồ:
"Từ trước tôi vẫn lấy làm lạ: trong số các nhà văn thời Nam Phong, chỉ duy có Đông Hồ là văn, thơ đều hay, nhất là văn có đủ giọng: đẹp đẽ như văn Lục Triều; có đoạn bình đạm, cổ kính như văn Đường Tống; có chỗ lại tự nhiên, thân mật như văn hiện đại, mà luôn luôn thanh nhã. Vậy thì còn ai đủ điều kiện hơn ông để viết thi thoại?" (tr. XV).
-----------
Hóa ra Đông Hồ còn có một biệt hiệu là Nhị liễu tiên sinh, gốc tích giống hệt Ngũ liễu tiên sinh Đào Tiềm, đại khái trước nhà trồng hai cây liễu nên gọi là Nhị liễu tiên sinh :p
Các bác Hán-Nôm cho hỏi chính xác thì "úc" trong "Úc Viên" nghĩa là gì? Bài đặt ở đầu tập của Mộng Tuyết thất tiểu muội chỉ nói cô gái tên là Út, muốn đặt tên vườn nhà là "Út Viên" nhưng nhà nho được hỏi ý kiến thấy chữ Hán không có "út" nên thuyết phục đổi thành "úc" vì ý nghĩa hay lắm, nhưng hay thế nào thì chả nói :(
-----------
À mà quên đấy, chính tôi còn có một chứng tích huy hoàng nữa của "thi thoại Việt Nam" mà quên béng mất: tập Thi thoại của Văn Hạc (tức Lê Văn Hòe) in năm 1942 tại Quốc Học thư xã trong "Tủ sách Nghệ thuật". Cái này bây giờ hay được gọi là "hàng tiền chiến" :p Tất nhiên quyển này in sau Chương Dân thi thoại, nhưng trong những gì tôi đọc về "thi thoại" thì sau này người ta hình như nghĩ đương nhiên trước 1945 chỉ có Chương Dân thi thoại và một cái hao hao là Thi tù tùng thoại (Huỳnh Thúc Kháng). Thậm chí có người còn nói trước 1945 chỉ cần có hai quyển kia, cùng Thi nhân Việt Nam là biết hết được thơ ca Việt Nam. Giá mà được như thế thật :p
Chú thích cuối sách: "Ngoài những "tắc" đã đăng trong báo "Công-Luận" (Saigon) và "Việt-Báo" từ năm 1935 tới 1939, trong cuốn này, có một "tắc" đã đăng "Báo mới", một "tắc" đã đăng trong "Trung Bắc Chủ Nhật" năm 1941 và nhiều "tắc" mới viết, chưa từng đăng báo nào."
-----------
Giờ mở rộng hẳn phạm vi nhé: đúng là có tìm có hơn:
- Trong bài này, Hàm Đan Trần Hoàng Hoàng cho rằng Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng chính là "thi thoại" đầu tiên của Việt Nam. Cùng ý kiến này là bài rất dài của Đào Văn Khởi. Giá kể đồ nho Trần Quang Đức cho ý kiến về vụ này thì hay quá :p
- Trần Thanh Đạm nói Trần Mai Châu cũng viết thi thoại.
- Nguyễn Hưng Quốc viết: "trong nửa đầu thế kỷ 20, truyền thống thi thoại vẫn còn khá phổ biến ở Việt Nam". Ái chà, đến Phan Khôi còn tự nhận mình là người đầu tiên viết thi thoại ở Việt Nam, thế thì cái "truyền thống thi thoại" (vẫn còn trong nửa đầu thế kỷ 20, tức là trước đó còn rõ nét hơn) ở đâu ra?
- Cá biệt còn có cả Bắc Ninh thi thoại :p
Vu Gia khi viết về Phan Khôi như tôi đã trích dẫn trong một bài viết nói rằng Chương Dân thi thoại là cuốn "thi thoại" đầu tiên của Việt Nam. Nhưng theo như Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng (à mà bác ấy đã xong tiến sĩ chưa nhỉ :p) trong bài viết này, thì trước đây Miên Thẩm có thể đã có Thương Sơn thi thoại. Nếu điều này đúng thì đương nhiên mọi khẳng định rằng Chương Dân thi thoại là cuốn thi thoại đầu tiên tại Việt Nam là sai. Tất nhiên, theo như trình bày của Nguyễn Thanh Tùng, văn bản Thương Sơn thi thoại nằm ở thư viện tư gia của Cao Xuân Dục (thư viện Long Cương), mãi sau này mới được tìm ra và nói đến.
Vấn đề tạm bỏ qua một bên, tôi chú ý đến Úc Viên thi thoại vì nghĩ trong sách thế nào cũng có ý nào đó về "thi thoại". Và quả nhiên là có. Cuốn sách in năm 1969 (NXB Mặc Lâm, Yễm Yễm thư xã làm tổng phát hành), sau khi Đông Hồ đã qua đời, nhưng đã được tác giả "tuyển chọn và đóng thành tập hai hôm trước ngày đi vào cõi vĩnh viễn", như trong sách có ghi. Sau "Tiểu sử tác giả" là "Tựa" của Lộc Đình Nguyễn Hiến Lê, bạn thân của Đông Hồ, và đọc lời "Tựa" này theo tôi đã ngã ngũ tại sao nhiều người khẳng định Chương Dân thi thoại là cuốn thi thoại đầu tiên của Việt Nam.
Nguyễn Hiến Lê viết:
"Loại đó [tức thi thoại] rất ít người viết: đời Đường, đời Tống, mỗi đời dài mấy trăm năm mà trong văn học sử chỉ ghi lại độ dăm tập thi thoại. Ở nước ta từ trước tới nay chỉ có mỗi một tập của Chương Dân" (tr. XIII).
Nhận định này, rất khó biết là của Nguyễn Hiến Lê, một cách độc lâp, hay Nguyễn Hiến Lê nói dựa theo lời khẳng định chắc nịch của Phan Khôi trước đây.
Đây là đoạn Nguyễn Hiến Lê ca ngợi Đông Hồ:
"Từ trước tôi vẫn lấy làm lạ: trong số các nhà văn thời Nam Phong, chỉ duy có Đông Hồ là văn, thơ đều hay, nhất là văn có đủ giọng: đẹp đẽ như văn Lục Triều; có đoạn bình đạm, cổ kính như văn Đường Tống; có chỗ lại tự nhiên, thân mật như văn hiện đại, mà luôn luôn thanh nhã. Vậy thì còn ai đủ điều kiện hơn ông để viết thi thoại?" (tr. XV).
-----------
Hóa ra Đông Hồ còn có một biệt hiệu là Nhị liễu tiên sinh, gốc tích giống hệt Ngũ liễu tiên sinh Đào Tiềm, đại khái trước nhà trồng hai cây liễu nên gọi là Nhị liễu tiên sinh :p
Các bác Hán-Nôm cho hỏi chính xác thì "úc" trong "Úc Viên" nghĩa là gì? Bài đặt ở đầu tập của Mộng Tuyết thất tiểu muội chỉ nói cô gái tên là Út, muốn đặt tên vườn nhà là "Út Viên" nhưng nhà nho được hỏi ý kiến thấy chữ Hán không có "út" nên thuyết phục đổi thành "úc" vì ý nghĩa hay lắm, nhưng hay thế nào thì chả nói :(
-----------
À mà quên đấy, chính tôi còn có một chứng tích huy hoàng nữa của "thi thoại Việt Nam" mà quên béng mất: tập Thi thoại của Văn Hạc (tức Lê Văn Hòe) in năm 1942 tại Quốc Học thư xã trong "Tủ sách Nghệ thuật". Cái này bây giờ hay được gọi là "hàng tiền chiến" :p Tất nhiên quyển này in sau Chương Dân thi thoại, nhưng trong những gì tôi đọc về "thi thoại" thì sau này người ta hình như nghĩ đương nhiên trước 1945 chỉ có Chương Dân thi thoại và một cái hao hao là Thi tù tùng thoại (Huỳnh Thúc Kháng). Thậm chí có người còn nói trước 1945 chỉ cần có hai quyển kia, cùng Thi nhân Việt Nam là biết hết được thơ ca Việt Nam. Giá mà được như thế thật :p
Chú thích cuối sách: "Ngoài những "tắc" đã đăng trong báo "Công-Luận" (Saigon) và "Việt-Báo" từ năm 1935 tới 1939, trong cuốn này, có một "tắc" đã đăng "Báo mới", một "tắc" đã đăng trong "Trung Bắc Chủ Nhật" năm 1941 và nhiều "tắc" mới viết, chưa từng đăng báo nào."
-----------
Giờ mở rộng hẳn phạm vi nhé: đúng là có tìm có hơn:
- Trong bài này, Hàm Đan Trần Hoàng Hoàng cho rằng Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng chính là "thi thoại" đầu tiên của Việt Nam. Cùng ý kiến này là bài rất dài của Đào Văn Khởi. Giá kể đồ nho Trần Quang Đức cho ý kiến về vụ này thì hay quá :p
- Trần Thanh Đạm nói Trần Mai Châu cũng viết thi thoại.
- Nguyễn Hưng Quốc viết: "trong nửa đầu thế kỷ 20, truyền thống thi thoại vẫn còn khá phổ biến ở Việt Nam". Ái chà, đến Phan Khôi còn tự nhận mình là người đầu tiên viết thi thoại ở Việt Nam, thế thì cái "truyền thống thi thoại" (vẫn còn trong nửa đầu thế kỷ 20, tức là trước đó còn rõ nét hơn) ở đâu ra?
- Cá biệt còn có cả Bắc Ninh thi thoại :p
Mar 6, 2012
Sách (LIII) Lần đầu được tặng
Lần đầu tiên được nhà xuất bản Tri Thức tặng sách :p Trông thế thôi chứ người ta cứ nói xuất bản Việt Nam này nọ thương mại rồi chạy theo lợi nhuận etc. tôi sợ là chả phải, thậm chí còn là không biết làm kinh tế. Từ tôi mà suy, viết điểm sách, có hẳn chuyên mục, mà cấm có thấy được các nhà xuất bản tặng sách hic.
May quá, NXB Tri Thức tặng quyển rõ to, rõ dày: Từ điển nhân danh, địa danh & tác phẩm văn học nghệ thuật Trung Quốc (có phiên âm Pin-Yin và Wade-Giles) của bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh. Hai tập, giá bìa ngất ngưởng. Xem thêm ở đây. Bộ này rất cần, tôi đã thủ ngay một bản từ hồi in lần trước, tức là lần được nói đến ở đây.
À quên, gần đây còn được tặng tập truyện ngắn Tiếng hát người cá của ông bạn Masatsugu Ono (NXB Trẻ). Masatsugu làm luận án tiến sĩ ở Đại học Paris VIII, giáo sư hướng dẫn là Pierre Bayard.
Trong bản dịch, ở bài tiểu luận, có chi tiết nhắc tới Faulkner, "phố Jefferson, hạt Yornapatawpha". Tôi cá thế nào cũng có bạn phê bình gia văn học lấy ngay cái đó mà tán hươu tán vượn, rồi thì so sánh Masatsugu với Faulkner, mà hình như có rồi thì phải :p Jefferson không phải "phố", mà là thủ phủ của Yornapatawpha. Cái này cũng không phải từ hư không mà ra, mà dựa trên Lafayette có thật, hoàn toàn không giống trường hợp "Macondo": García Márquez kể trong Sống để kể lại là đang ngồi trên tàu thì thoáng nhìn thấy cái tên rồi sau đó dùng luôn.
-----------
"Vous, hommes qui me tenez pour hostile, entêté, misanthrope... à quel point vous me faites tort!" (Beethoven)
May quá, NXB Tri Thức tặng quyển rõ to, rõ dày: Từ điển nhân danh, địa danh & tác phẩm văn học nghệ thuật Trung Quốc (có phiên âm Pin-Yin và Wade-Giles) của bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh. Hai tập, giá bìa ngất ngưởng. Xem thêm ở đây. Bộ này rất cần, tôi đã thủ ngay một bản từ hồi in lần trước, tức là lần được nói đến ở đây.
À quên, gần đây còn được tặng tập truyện ngắn Tiếng hát người cá của ông bạn Masatsugu Ono (NXB Trẻ). Masatsugu làm luận án tiến sĩ ở Đại học Paris VIII, giáo sư hướng dẫn là Pierre Bayard.
Trong bản dịch, ở bài tiểu luận, có chi tiết nhắc tới Faulkner, "phố Jefferson, hạt Yornapatawpha". Tôi cá thế nào cũng có bạn phê bình gia văn học lấy ngay cái đó mà tán hươu tán vượn, rồi thì so sánh Masatsugu với Faulkner, mà hình như có rồi thì phải :p Jefferson không phải "phố", mà là thủ phủ của Yornapatawpha. Cái này cũng không phải từ hư không mà ra, mà dựa trên Lafayette có thật, hoàn toàn không giống trường hợp "Macondo": García Márquez kể trong Sống để kể lại là đang ngồi trên tàu thì thoáng nhìn thấy cái tên rồi sau đó dùng luôn.
-----------
"Vous, hommes qui me tenez pour hostile, entêté, misanthrope... à quel point vous me faites tort!" (Beethoven)
Mar 3, 2012
full of
number 30 :p
Ngày xưa, Nguyễn Bính viết bài thơ “Lá thư về Bắc” có đoạn rất cảm động: “Thỉnh thoảng anh nên phí ít giờ/Viết cho em lấy một dòng thư/Trời ơi, tưởng tượng em sung sướng/Được đọc thư anh gửi bất ngờ”. Cũng bài thơ ấy chứa đựng những tình cảm chan chứa hăng say của người thanh niên lên đường đi lập nghiệp phương xa: “Xe lửa qua Gôi, qua Ninh Bình/Lần lần xe lửa tuốt vô Thanh/Quay về đất Bắc, em thầm nhủ/Nơi ấy quê ta, ôi cảm tình!” Những tình cảm như thế giờ đây tuyệt vô âm tín trong thơ ca Việt Nam cũng như trong đầu óc con người. Nguyên nhân là vì đâu? Chắc hẳn không vì con người ngày nay kém tình cảm, mà rất đơn giản, ngày nay ai viết thư nữa, đi tàu hỏa từ đầu này đến đầu kia đất nước cũng là chuyện ngày càng hiếm rồi.
Cũng như nhiều người, như tất cả mọi người của thời hôm nay, tôi có hòm thư email chứ không chờ đợi thư tay nữa. Mọi thứ đều đi qua đường điện tử, giờ chỉ còn những người tổ chức chương trình văn hóa giàu lòng hoài cổ mới còn gửi giấy mời qua đường bưu điện, hoặc giả họ là những người cẩn thận: đã gửi qua email rồi lại gửi thêm giấy mời in giấy nữa cho “chắc ăn”. Nhớ cách đây mới chừng chục năm, phần lớn thư từ trao đổi còn tin cậy giao phó cho những thùng thư bưu điện và các bác bưu tá, giờ đến đọc sách còn đọc bằng Kindle, iPhone, sáng “lướt oép” bằng iPad, trong cặp trong túi gần như không bao giờ có bút, để mà mỗi lần cần ký tên nhiều khi nhao nhác lên vì hỏi khắp đồng nghiệp trong phòng cũng không ai có lấy một cái bút.
Hồi đầu thì fpt, vnn, những hòm thư lôi thôi cách rách trong chuyện đăng ký mà lại có dung lượng rất nhỏ, thế nhưng có cái địa chỉ email mà in lên danh thiếp thì thấy “oai” lắm, thấy như thể mình đang đơn thương độc mã bước vào một thế giới khác, nơi chỉ chấp nhận những con người tân tiến, kịp thời hiểu tầm quan trọng của sức mạnh và tốc độ điện tử. Email hồi ấy lắm lúc bỏ quên hàng tuần, hàng tháng không “check”, đến khi sực nhớ mở ra thì ôi thôi đã quên mất password.
Rồi dần dà, cũng chẳng biết chính xác là lúc nào, email trở thành không thể thiếu, hiện diện đương nhiên trong cuộc sống, rồi email được tích hợp vào các loại điện thoại “smart”, đi đâu cũng check mail, mở ra giải quyết công việc ngay cả khi ở nơi núi rừng heo hút, hoặc nhấn vào một đường link xem câu chuyện cười, một cái tin đang rất “hot” ngay trong lúc đang làm một số công việc chỉ liên quan đến cá nhân mình.
Thoắt đi một cái, hòm thư email cũng đầy lên như hòm thư gỗ hòm thư sắt trước kia, mỗi lần ta đi xa không về, để thư từ, báo chí, sách vở, tờ bướm quảng cáo vân vân và vân vân chảy tràn ra khỏi ô, giống như một thứ gác cửa trung thành luôn luôn đập ngay vào mắt ta trước nhất lúc trở về nhà, để ta yên tâm rằng trong khi đi xa, vắng mặt ở đó, ta vẫn không bị lãng quên, rằng “đâu đó có người đợi ta”. Hòm thư của Goolge (gmail), một thứ vô cùng “oách” khi mới ra đời, hứa hẹn với người sử dụng là sẽ cung cấp một dung lượng “vô biên”, điều khác biệt căn bản với mọi loại email đang tồn tại vào thời điểm ấy, tức là không việc gì phải tiếc bộ nhớ, không việc gì phải lâu lâu xóa bớt thư cũ. Bỗng đến lúc hòm thư gmail cũng đầy tràn, trong bối cảnh cả thế giới ai ai cũng email từng giờ, từng phút. Tức là cả công nghệ tiên tiến nhất cũng chẳng hề “vô biên”, công nghệ cũng có thể đánh lừa, như xưa kia người bưu tá đến không đúng giờ làm ta lỡ dịp được nhận một lá thư mãi không thấy tới.
Rồi cái hòm thư email cũng có thể trở nên nhức nhối với những bạn bè thư từ từng nhộn nhịp cách hiện nay hàng trăm trang về phía trước, giờ làm gì ở đâu không thể biết được. Nhức nhối với một lá thư giải quyết công việc còn nằm đó mà ta quá chán không mở ra đọc, những nhắc nhở như được gửi tới từ một người quan sát hùng mạnh vô hình nào đó… Lo đối phó với sự hiện diện mọi lúc mọi nơi của những email đã trở thành một đặc điểm của con người thời công nghệ cao hiện nay. Lấy đâu ra mà “Trời ơi, tưởng tượng em sung sướng/Được đọc thư anh gửi bất ngờ”. Người ta thấy bất ngờ vì một lá thư nhàu nát do đã đi qua một chặng đường dài gian khổ, vì nét bút có vẻ kém lực so với ngày trước, chứ không thể bất ngờ vì một cái email theo font chữ quy chuẩn và tiêu đề chung chung theo kiểu “Dạo này thế nào?”, “Lâu quá không thấy”…
Subscribe to:
Posts (Atom)