+ Cuối năm, thêm một bài bị out báo không cho đăng.
Năm 2009, văn học Việt Nam nếu có sôi động thì cũng chủ yếu là vì một số vụ việc mang lại buồn nhiều hơn vui. Trong một năm có rất ít tác phẩm mới đáng chú ý, thì sự trở lại của những gương mặt thời trước cũng như việc tái bản sách của vài nhà văn trước đây ít được phổ biến tác phẩm thực sự góp phần rất quan trọng cho một đời sống văn chương lành mạnh.
Trước hết là Trần Dần. Trường ca (mà Trần Dần gọi là “hùng ca-lụa”) Đi! Đây Việt Bắc có một hành trình gian khổ đúng như hành trình sáng tạo của tác giả. Sau hơn năm mươi năm, Đi! Đây Việt Bắc mới lần đầu tiên xuất hiện ở dạng nguyên vẹn (Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn). Mặc dù đã từng được xuất bản một cách chính thống vào năm 1990 dưới nhan đề Bài thơ Việt Bắc, chương II và chương cuối bài thơ hùng tráng này đến nay mới được trả về chỗ của chúng.
Con đường đi của Đi! Đây Việt Bắc đã được nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân vạch lại kỹ lưỡng ở lời bạt cho cuốn sách. Trích đoạn “Hãy đi mãi” (tức chương cuối) đã in trên báo Văn năm 1957 và nhiều trích đoạn khác in trên một số ấn phẩm sau này, nhưng rõ ràng là với một tác phẩm có tầm vóc như thế này, nếu không có toàn bộ văn bản thì ý nghĩa nghiên cứu sẽ mất đi rất nhiều.
Dec 31, 2009
Dec 29, 2009
Nhức đầu cuối năm
Cho các bác nào tết nhất mà thui thủi ở nhà này:
http://bibliobs.nouvelobs.com/20091217/16522/finkielkraut-badiou-le-face-a-face
Cuộc tranh luận kéo dài tới năm trang, giữa hai triết gia thuộc hàng danh tiếng nhất của nước Pháp hiện nay, và cũng gây nhiều điều tiếng hơn cả: Alain Finkielkraut, cuốn sách mới nhất mang tên Un coeur intelligent, người cách đây mấy năm bị vô số báo kết án là "phản động" trong đợt tranh cãi liên quan tới Israel, và Alain Badiou, được coi là triết gia "dogmatique" nhất.
Các vấn đề trong cuộc tranh luận: căn cước quốc gia, chính sách của Sarkozy và Israel. Nảy lửa lắm đấy.
Cũng có thể coi là X vs ENS nhỉ :)
Bác nào chịu khó tóm tắt nội dung cho mọi người biết thì xin cảm tạ.
http://bibliobs.nouvelobs.com/20091217/16522/finkielkraut-badiou-le-face-a-face
Cuộc tranh luận kéo dài tới năm trang, giữa hai triết gia thuộc hàng danh tiếng nhất của nước Pháp hiện nay, và cũng gây nhiều điều tiếng hơn cả: Alain Finkielkraut, cuốn sách mới nhất mang tên Un coeur intelligent, người cách đây mấy năm bị vô số báo kết án là "phản động" trong đợt tranh cãi liên quan tới Israel, và Alain Badiou, được coi là triết gia "dogmatique" nhất.
Các vấn đề trong cuộc tranh luận: căn cước quốc gia, chính sách của Sarkozy và Israel. Nảy lửa lắm đấy.
Cũng có thể coi là X vs ENS nhỉ :)
Bác nào chịu khó tóm tắt nội dung cho mọi người biết thì xin cảm tạ.
Dec 24, 2009
Tại sao nhiệt đới lại buồn?
“Nhiệt đới buồn” (Claude Lévi-Strauss, Ngô Bình Lâm dịch, Nguyên Ngọc hiệu đính, NXB Tri Thức, 2009), nếu coi là một hồi ký, thì nó đúng là một hồi ký rất dở và rất gở: chẳng có cuốn hồi ký nào lại được viết ra để rồi tác giả mãi hơn nửa thế kỷ sau mới qua đời. Nếu coi là một cuốn tiểu thuyết, thì tác phẩm in lần đầu năm 1955 này (về phần mình, tác giả mới mất cách đây vài tháng) vẫn quá cỡ kể cả so với một trường giang tiểu thuyết; nó có quá nhiều câu chuyện, quá nhiều cảm giác, và quá nhiều miêu tả tinh tế, tới mức người ta đâm ra ngờ vực ngay chính bản thân khái niệm tiểu thuyết, và Viện Hàn lâm Goncourt năm ấy đã có lý khi ngậm ngùi mà thôi không trao giải cho cuốn sách. Còn nếu coi “Nhiệt đới buồn” là một chuyên khảo khoa học, thì biết lý giải sao đây sự xuất hiện của câu mở đầu: “Tôi ghét du hành và các nhà thám hiểm” và hình ảnh kết thúc: “một con mèo”?
Hẳn ý thức được tính chất “không thể xếp hạng” tuyệt đối của của cuốn sách này, nên mặc dù nó được đọc rất nhiều trong hơn năm chục năm qua bởi vô số người thuộc đủ mọi giới, bài báo chính của chuyên đề Claude Lévi-Strauss của “Magazine Littéraire” (tháng Năm 2008) đã tìm cách né tránh vấn đề bằng cách đặt tít “Cuộc phiêu lưu vĩ đại của trí tuệ” và chú trọng miêu tả một nhà khoa học khi tuổi trẻ thực sự không biết phải làm gì với cuộc đời mình. Khi là một cuộc phiêu lưu, thì tập tục hôn nhân ở các xã hội “nguyên thủy”, đời sống trí thức Paris, các dải núi non Nam Mỹ, tất tật đều có thể là những điều bất ngờ vĩnh viễn, làm người ta quên đi, hay lờ đi, những câu hỏi gây bực mình về thể loại hay là gì gì nữa.
Hẳn ý thức được tính chất “không thể xếp hạng” tuyệt đối của của cuốn sách này, nên mặc dù nó được đọc rất nhiều trong hơn năm chục năm qua bởi vô số người thuộc đủ mọi giới, bài báo chính của chuyên đề Claude Lévi-Strauss của “Magazine Littéraire” (tháng Năm 2008) đã tìm cách né tránh vấn đề bằng cách đặt tít “Cuộc phiêu lưu vĩ đại của trí tuệ” và chú trọng miêu tả một nhà khoa học khi tuổi trẻ thực sự không biết phải làm gì với cuộc đời mình. Khi là một cuộc phiêu lưu, thì tập tục hôn nhân ở các xã hội “nguyên thủy”, đời sống trí thức Paris, các dải núi non Nam Mỹ, tất tật đều có thể là những điều bất ngờ vĩnh viễn, làm người ta quên đi, hay lờ đi, những câu hỏi gây bực mình về thể loại hay là gì gì nữa.
Dec 21, 2009
Nhiệm vụ của dịch giả
+ Bài này Walter Benjamin viết năm 1923, giai đoạn sung sức, cũng vì thiếu tiền, không chỗ làm ổn định nên bị thúc ép. Tên nguyên gốc của nó là "Die Aufgabe des Übersetzers". Tôi rất hận vì đã không chịu cố gắng học tiếng Đức giỏi hơn, đành phải dịch từ bản tiếng Pháp, “La tâche du traducteur”, trong Walter Benjamin, Oeuvres I, Maurice de Gandillac, Rainer Rochlitz và Pierre Rusch d., Gallimard 2009, tr. 244-262, đối chiếu với bản tiếng Anh, “The Task of the Translator, an Introduction to the Translation of Baudelaire’s Tableaux parisiens” trong Illuminations, essays and reflections, Harry Zohn d., Hannah Arendt bs., Schocken Books, New York, 2007, tr. 69-82. Rất mong có bạn nào giỏi tiếng Đức sau này xem hộ. Bản tiếng Anh đọc dễ hiểu hơn, nhưng theo tôi thiên về diễn giải nhiều.
-------------------
Trong bất kỳ trường hợp nào, trước một tác phẩm nghệ thuật hoặc một hình thức nghệ thuật, việc dẫn chiếu tới người đón nhận cũng không mang lại lợi ích gì cho sự nhận biết tác phẩm hoặc hình thức đó. Không chỉ là chuyện mọi liên hệ với một công chúng xác định hay các đại diện của nó đều dẫn đến sai lầm, mà ngay bản thân khái niệm về một người đón nhận “lý tưởng” cũng gây hại cho mọi thuyết lý về nghệ thuật, bởi điều này chỉ làm một việc là đặt tiền giả định cho sự tồn tại và bản chất con người nói chung. Cũng như vậy, nghệ thuật tiền giả định về bản chất thực thể và tinh thần của con người, nhưng nó lại không hề tiền giả định sự chú tâm của mình, trong bất kỳ tác phẩm nào. Bởi không bài thơ nào hướng tới độc giả, không bức tranh nào hướng tới người xem, không bản giao hưởng nào hướng tới thính giả.
Có phải một bản dịch được tạo ra cho các độc giả không hiểu được bản gốc? Có vẻ như điều này đã là đủ để giải thích sự khác biệt giữa một bản dịch và bản gốc ở cấp độ nghệ thuật. Ngoài ra dường như đó cũng là lý do duy nhất có thể có cho việc nói lại “cùng một điều”. Nhưng một tác phẩm văn chương “nói” cái gì? Nó truyền đạt cái gì? Rất ít, với người hiểu văn chương. Cái cốt yếu mà nó sở hữu không phải sự truyền đạt, không phải thông điệp. Tuy nhiên một bản dịch, cái tìm cách truyền lại, sẽ chỉ có thể truyền lại sự truyền đạt, và do đó là một cái gì đó rất không cốt yếu. Mặt khác đây cũng chính là một trong các dấu hiệu của một bản dịch tồi. Nhưng những gì một tác phẩm văn chương chứa đựng bên ngoài sự truyền đạt - và ngay cả dịch giả tồi cũng sẽ nhất trí đó là cái cốt yếu - không phải thường xuyên được cho là cái không thể nắm bắt, cái bí hiểm, cái “tính thơ” ư? Thế nên để đưa lại được những điều ấy dịch giả chỉ có thể tự mình cũng làm công việc của nhà thơ? Rồi từ đây lại có dấu hiệu thứ hai đặc trưng cho bản dịch tồi, theo những gì đã nói ở trên thì có thể gọi tên là một sự truyền lại không chính xác một nội dung không cốt yếu. Điều này sẽ luôn đúng khi bản dịch cứ khăng khăng phục vụ độc giả. Tuy nhiên, nếu nó được dành cho độc giả, thì bản gốc cũng phải dành cho độc giả. Nếu đó không phải lẽ tồn tại của bản gốc, thì làm sao chúng ta hiểu nổi bản dịch khi xuất phát từ mối liên quan ấy?
-------------------
Trong bất kỳ trường hợp nào, trước một tác phẩm nghệ thuật hoặc một hình thức nghệ thuật, việc dẫn chiếu tới người đón nhận cũng không mang lại lợi ích gì cho sự nhận biết tác phẩm hoặc hình thức đó. Không chỉ là chuyện mọi liên hệ với một công chúng xác định hay các đại diện của nó đều dẫn đến sai lầm, mà ngay bản thân khái niệm về một người đón nhận “lý tưởng” cũng gây hại cho mọi thuyết lý về nghệ thuật, bởi điều này chỉ làm một việc là đặt tiền giả định cho sự tồn tại và bản chất con người nói chung. Cũng như vậy, nghệ thuật tiền giả định về bản chất thực thể và tinh thần của con người, nhưng nó lại không hề tiền giả định sự chú tâm của mình, trong bất kỳ tác phẩm nào. Bởi không bài thơ nào hướng tới độc giả, không bức tranh nào hướng tới người xem, không bản giao hưởng nào hướng tới thính giả.
Có phải một bản dịch được tạo ra cho các độc giả không hiểu được bản gốc? Có vẻ như điều này đã là đủ để giải thích sự khác biệt giữa một bản dịch và bản gốc ở cấp độ nghệ thuật. Ngoài ra dường như đó cũng là lý do duy nhất có thể có cho việc nói lại “cùng một điều”. Nhưng một tác phẩm văn chương “nói” cái gì? Nó truyền đạt cái gì? Rất ít, với người hiểu văn chương. Cái cốt yếu mà nó sở hữu không phải sự truyền đạt, không phải thông điệp. Tuy nhiên một bản dịch, cái tìm cách truyền lại, sẽ chỉ có thể truyền lại sự truyền đạt, và do đó là một cái gì đó rất không cốt yếu. Mặt khác đây cũng chính là một trong các dấu hiệu của một bản dịch tồi. Nhưng những gì một tác phẩm văn chương chứa đựng bên ngoài sự truyền đạt - và ngay cả dịch giả tồi cũng sẽ nhất trí đó là cái cốt yếu - không phải thường xuyên được cho là cái không thể nắm bắt, cái bí hiểm, cái “tính thơ” ư? Thế nên để đưa lại được những điều ấy dịch giả chỉ có thể tự mình cũng làm công việc của nhà thơ? Rồi từ đây lại có dấu hiệu thứ hai đặc trưng cho bản dịch tồi, theo những gì đã nói ở trên thì có thể gọi tên là một sự truyền lại không chính xác một nội dung không cốt yếu. Điều này sẽ luôn đúng khi bản dịch cứ khăng khăng phục vụ độc giả. Tuy nhiên, nếu nó được dành cho độc giả, thì bản gốc cũng phải dành cho độc giả. Nếu đó không phải lẽ tồn tại của bản gốc, thì làm sao chúng ta hiểu nổi bản dịch khi xuất phát từ mối liên quan ấy?
Dec 20, 2009
Sách (II)
Bây giờ vẫn có tiếng rao hàng ngoài đường vào ban đêm, bán bánh mì, bán những thứ đồ ăn vặt như sắn luộc khoai luộc. Nhưng rất nhiều đã chuyển sang hình thức rao qua loa, giống như bán báo đợt trước ra rả tin tức đã thu sẵn, giọng thường xuyên có âm sắc Hải Phòng, Hải Dương hay ngoại thành Hà Nội. Đợt vừa rồi kiếm được quyển Người ven thành của Tô Hoài, một bản in rất đẹp, chưa kịp đọc nhưng nghe "ven thành" đã thấy hay rồi, văng vẳng như cái tên quyển sách Ngoại ô của Nguyễn Đình Lạp. Tô Hoài vừa rồi trở thành nhân vật cho Vương Trí Nhàn, bài viết "Tô Hoài nhìn từ một khoảng cách gần" chắc đã nhiều người đọc. Đến cả mấy ông bên CAND cũng đọc thì chắc dân tình ối người đọc rồi hehe. Nhìn vào mấy bản khác nhau, kể cả bản ghi có chỉnh lý, sửa sang, tất tật đều thấy từ "blaser" trong câu nói của Tô Hoài về Vương Trí Nhàn: "Còn Nhàn thì ông blaser quá, tức là chai sạn mất rồi..." Hình như không ai biết ý Tô Hoài muốn nói "blasé" (gần nghĩa với "nonchalant"), ơ hờ, thờ ơ, hờ hững, còn "blaser" chẳng có nghĩa gì cả.
Dec 16, 2009
Sách (I)
Lẩn tần mần kiếm lại và đọc lại quyển sách thánh kinh của dân ghiền sách Việt Nam, Thú chơi sách của Vương Hồng Sển, lại nhớ quyển Thú đọc truyện Tàu cũng của Vương Hồng Sển được một bạn gửi tặng đợt trước, bản in đầu, thích thú với tiểu thuyền làm sao đương trọng tải, lại nhớ trong một quyển sách Viên Linh viết để chiêu tuyết văn thi sĩ miền Nam, kể chuyện mấy người gồm có Vương Hồng Sển, Vũ Hoàng Chương, Viên Linh và thêm ai đó quên mất rồi ngồi ở đâu đó một cái gò rồi Vương Hồng Sển bất giác quơ tay chỉ chỗ nầy chỗ nầy xưa kia Nguyễn Ánh chạy Tây Sơn đã nhảy qua con lạch kia con lạch kìa. Trong Thú chơi sách, Vương Hồng Sển kể hồi nhỏ đọc Lục Vân Tiên theo lệnh của gia nghiêm, hàng xóm xúm đến nghe, nghe thú quá bỗng một bà bật dậy chạy đi một lúc, khi trở lại có thêm gánh cháo gà khao cả xóm, vì bà sướng quá, nghe đọc thơ sướng quá, không biết thể hiện như thế nào ngoài cách chiêu đãi cháo gà.
Dec 14, 2009
Quang Dũng trên tạp chí Văn Học
Trên talawas đột nhiên mấy hôm trước đăng lại bài của Trần Văn Nam, "Từ giấc mơ Tây Tiến đến giấc mơ hòa bình", lần đầu xuất hiện trên tạp chí Văn Học số 140, ghi là "xuất bản tại Sài Gòn 1971": chính xác là số 140, ra ngày 6/12/1971. Với tôi thì thật là may vì đúng số này quyển tạp chí tôi có lại bị mất bìa, thành ra nhờ có bài kia mà biết được cái bìa hình thù ra sao:)
Cứ tưởng đăng xong bài này thì sẽ phải tiếp tục lục lại hồ sơ Quang Dũng trên tạp chí Văn Học thời ấy, nhưng đợi mãi chẳng thấy gì, thậm chí bài "Đôi mắt người Sơn Tây" mà Trần Văn Nam chép trong bài báo đó cũng không thấy talawas đăng lại. Đây lại là một phiên bản của bài thơ rõ lắm phiên bản này, có những câu khá lạ lẫm như "Cách biệt bao lần quê Bất Bạt", "Vừng trán em vương trời quê hương" hay "Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm". Trên số 140 này Trần Văn Nam còn một bài nữa, in ngay sau bài nói trên, tên là "Nhược điểm kỹ thuật trong một bài thơ của Quang Dũng" (tr. 65-69), phê phán Quang Dũng "vị kỹ thuật" mà không "vị nghệ thuật" trong bài "Kẻ ở", tức là bài có đoạn đầu như sau: "Mai chị về em gửi gì không/Mai chị về nhớ má em hồng/Đường đi không gió lòng sao lạnh/Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong".
Cứ tưởng đăng xong bài này thì sẽ phải tiếp tục lục lại hồ sơ Quang Dũng trên tạp chí Văn Học thời ấy, nhưng đợi mãi chẳng thấy gì, thậm chí bài "Đôi mắt người Sơn Tây" mà Trần Văn Nam chép trong bài báo đó cũng không thấy talawas đăng lại. Đây lại là một phiên bản của bài thơ rõ lắm phiên bản này, có những câu khá lạ lẫm như "Cách biệt bao lần quê Bất Bạt", "Vừng trán em vương trời quê hương" hay "Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm". Trên số 140 này Trần Văn Nam còn một bài nữa, in ngay sau bài nói trên, tên là "Nhược điểm kỹ thuật trong một bài thơ của Quang Dũng" (tr. 65-69), phê phán Quang Dũng "vị kỹ thuật" mà không "vị nghệ thuật" trong bài "Kẻ ở", tức là bài có đoạn đầu như sau: "Mai chị về em gửi gì không/Mai chị về nhớ má em hồng/Đường đi không gió lòng sao lạnh/Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong".
Dec 10, 2009
Phát biểu và trao đổi
Paul Auster:
"Theo tôi nhà văn thế nào cũng phải có một lần quyết định, mình sẽ trở thành nhà văn. Gần như khi người ta phong tước cha cố cho một người, hay khi ta nhập ngũ và phục vụ trong quân đội nhiều năm ròng. Đó là một quyết định rất đặc biệt, cho cả một đời người."
[về The Invention of Solitude] "... tôi viết cuốn sách ấy không phải dành cho những người khác. Một cuốn sách như vậy người ta không viết cho người khác. Tôi viết để giải tỏa sự tang tóc và mất mát riêng. Chính vì thế mà mọi thứ trong cuốn sách này đều rất độc đáo và riêng tư. Trong khi viết cuốn sách, tôi ngộ ra rằng một tác phẩm chỉ trở nên phổ quát nếu nó hoàn toàn độc đáo."
"Với tôi, tên sách bao giờ cũng sinh ra cùng câu chuyện. Tôi chưa bao giờ phải tìm tên gọi cho những cuốn sách của mình."
Orhan Pamuk:
"Theo tôi nhà văn thế nào cũng phải có một lần quyết định, mình sẽ trở thành nhà văn. Gần như khi người ta phong tước cha cố cho một người, hay khi ta nhập ngũ và phục vụ trong quân đội nhiều năm ròng. Đó là một quyết định rất đặc biệt, cho cả một đời người."
[về The Invention of Solitude] "... tôi viết cuốn sách ấy không phải dành cho những người khác. Một cuốn sách như vậy người ta không viết cho người khác. Tôi viết để giải tỏa sự tang tóc và mất mát riêng. Chính vì thế mà mọi thứ trong cuốn sách này đều rất độc đáo và riêng tư. Trong khi viết cuốn sách, tôi ngộ ra rằng một tác phẩm chỉ trở nên phổ quát nếu nó hoàn toàn độc đáo."
"Với tôi, tên sách bao giờ cũng sinh ra cùng câu chuyện. Tôi chưa bao giờ phải tìm tên gọi cho những cuốn sách của mình."
Orhan Pamuk:
Dec 8, 2009
Phiên âm (I)
Phiên âm là hiện tượng hết sức phổ biến, tôi tạm xếp vào cùng nhóm với vay mượn.
Trong tiếng Việt, tỉ lệ từ vựng là phiên âm chắc chắn không nhỏ một chút nào. Nếu xét chi li, Hán-Việt có phải là phiên âm không? Theo tôi là có, nhưng sự phân biệt này chắc là không có mấy ý nghĩa. Ở giai đoạn hiện đại, rõ rệt nhất là phiên âm từ tiếng Pháp.
Để viết đúng được chính tả các từ phiên âm này, chỉ cần để ý đến nguyên tắc mô phỏng âm. Nguyên tắc này (tôi) chưa thấy ai phát biểu một cách tường minh, nhưng rất đơn giản: trong tiếng Pháp có âm tương tự "s" (sờ nặng) và âm tương tự "x" (xờ nhẹ) trong tiếng Việt, và cứ từ đó mà suy ra, rất dễ. Âm "s" tương ứng với "ch", "ts" và thậm chí có thể mở rộng đến "s" nằm giữa hai nguyên âm, còn âm "x" tương đương" với "s" và "ss".
Từ đây, chúng ta nói "săm" (xe đạp) bởi vì gốc của từ này là "chambre" trong tiếng Pháp, nói "xà phòng" vì gốc của từ này là "savon". Vân vân và vân vân.
Nguyên tắc này giúp viết đúng chính tả một số từ hay bị viết sai: cần viết là "xi rô", "xúp" và "xốt" (nước xốt) (các gốc tương ứng là sirop, soupe và sauce). Nhiều người cũng hay viết "lò so": nếu biết gốc từ là "ressort" thì sẽ không viết sai.
Trong phiên âm dạng này có nhiều biến âm, hình như đều theo các nguyên tắc phổ biến. Cùng với dạng "r" thành "l" như "lò xo" là một từ không quen thuộc mấy như "lập-gioòng" xuất phát từ "prison", nghĩa là bị bỏ tù (từ này nhiều nhà văn thời tiền chiến hay dùng).
Theo đúng nguyên tắc này, "sadique" phải viết là "xa-đích" :)
Trong tiếng Việt, tỉ lệ từ vựng là phiên âm chắc chắn không nhỏ một chút nào. Nếu xét chi li, Hán-Việt có phải là phiên âm không? Theo tôi là có, nhưng sự phân biệt này chắc là không có mấy ý nghĩa. Ở giai đoạn hiện đại, rõ rệt nhất là phiên âm từ tiếng Pháp.
Để viết đúng được chính tả các từ phiên âm này, chỉ cần để ý đến nguyên tắc mô phỏng âm. Nguyên tắc này (tôi) chưa thấy ai phát biểu một cách tường minh, nhưng rất đơn giản: trong tiếng Pháp có âm tương tự "s" (sờ nặng) và âm tương tự "x" (xờ nhẹ) trong tiếng Việt, và cứ từ đó mà suy ra, rất dễ. Âm "s" tương ứng với "ch", "ts" và thậm chí có thể mở rộng đến "s" nằm giữa hai nguyên âm, còn âm "x" tương đương" với "s" và "ss".
Từ đây, chúng ta nói "săm" (xe đạp) bởi vì gốc của từ này là "chambre" trong tiếng Pháp, nói "xà phòng" vì gốc của từ này là "savon". Vân vân và vân vân.
Nguyên tắc này giúp viết đúng chính tả một số từ hay bị viết sai: cần viết là "xi rô", "xúp" và "xốt" (nước xốt) (các gốc tương ứng là sirop, soupe và sauce). Nhiều người cũng hay viết "lò so": nếu biết gốc từ là "ressort" thì sẽ không viết sai.
Trong phiên âm dạng này có nhiều biến âm, hình như đều theo các nguyên tắc phổ biến. Cùng với dạng "r" thành "l" như "lò xo" là một từ không quen thuộc mấy như "lập-gioòng" xuất phát từ "prison", nghĩa là bị bỏ tù (từ này nhiều nhà văn thời tiền chiến hay dùng).
Theo đúng nguyên tắc này, "sadique" phải viết là "xa-đích" :)
Dec 3, 2009
Về Nhật Bản
Mấy đoạn tôi rất thích trong L'Empire des signes (Đế quốc ký hiệu) của Roland Barthes, 1970. Lưu ý là Roland Barthes không phải chuyên gia về Nhật Bản, cũng không có ý định làm chuyên gia về Nhật Bản.
Ngôn ngữ xa lạ
Giấc mơ: biết một thứ ngoại ngữ (kỳ lạ) [chơi chữ: étranger và étrange] nhưng lại không hiểu nó: cảm nhận được ở nó sự khác biệt, mà sự khác biệt ấy lại không bao giờ bị chiêu hồi bởi tính chất giao đãi bề mặt của ngôn ngữ, truyền đạt hay thông dụng; biết được những điều bất khả của ngôn ngữ chúng ta đã được khúc xạ một cách tích cực vào trong một thứ tiếng mới; học được tính hệ thống của cái bất khả hình dung; phá vỡ cái “thực” của chúng ta dưới hiệu ứng của những cách cắt câu khác, những cú pháp khác; phát hiện những vị trí khó tưởng tượng của chủ ngữ trong nói năng, xê dịch tôpô của nó; nói tóm gọn, xuống sâu vào trong cái không thể dịch, cảm thấy từ đó sự rung động dù cho không bao giờ làm giảm nhẹ đi được, cho đến khi trong chúng ta toàn bộ Tây phương chao đảo và ngả nghiêng cả các điều luật ngôn ngữ cha ông đã truyền lại từ đời trước và khiến chúng ta, khi đến lượt, trở thành người cha và sở hữu chủ của một nền văn hóa được lịch sử chuyển hóa thành “tự nhiên”. Chúng ta biết rằng theo một cách nào đó các khái niệm then chốt của triết học dòng Aristote đã bị bó buộc bởi những cấu âm chủ yếu của tiếng Hy Lạp. Ngược lại, sẽ tốt lành biết mấy khi được tự chuyển mình vào một ảo tưởng về những khác biệt không thể giảm trừ mà một ngôn ngữ rất xa xôi có thể gợi ý cho chúng ta theo từng tia ánh sáng một. Những trang viết của Sapir hoặc của Whorf về tiếng Chinook, Nootka, Hopi, của Granet về tiếng Trung Quốc, những lời của một người bạn về tiếng Nhật mở ra một thế giới tiểu thuyết toàn vẹn, cái ý tưởng mới chỉ nằm trong một vài văn bản hiện đại (nhưng trong đó không có tiểu thuyết nào), giúp chúng ta thoáng nhìn thấy một khung cảnh mà lời nói chúng ta (cái lời nói nằm trong quyền sở hữu của chúng ta) dù cố công đến đâu cũng không thể đoán định hay khám phá.
Ngôn ngữ xa lạ
Giấc mơ: biết một thứ ngoại ngữ (kỳ lạ) [chơi chữ: étranger và étrange] nhưng lại không hiểu nó: cảm nhận được ở nó sự khác biệt, mà sự khác biệt ấy lại không bao giờ bị chiêu hồi bởi tính chất giao đãi bề mặt của ngôn ngữ, truyền đạt hay thông dụng; biết được những điều bất khả của ngôn ngữ chúng ta đã được khúc xạ một cách tích cực vào trong một thứ tiếng mới; học được tính hệ thống của cái bất khả hình dung; phá vỡ cái “thực” của chúng ta dưới hiệu ứng của những cách cắt câu khác, những cú pháp khác; phát hiện những vị trí khó tưởng tượng của chủ ngữ trong nói năng, xê dịch tôpô của nó; nói tóm gọn, xuống sâu vào trong cái không thể dịch, cảm thấy từ đó sự rung động dù cho không bao giờ làm giảm nhẹ đi được, cho đến khi trong chúng ta toàn bộ Tây phương chao đảo và ngả nghiêng cả các điều luật ngôn ngữ cha ông đã truyền lại từ đời trước và khiến chúng ta, khi đến lượt, trở thành người cha và sở hữu chủ của một nền văn hóa được lịch sử chuyển hóa thành “tự nhiên”. Chúng ta biết rằng theo một cách nào đó các khái niệm then chốt của triết học dòng Aristote đã bị bó buộc bởi những cấu âm chủ yếu của tiếng Hy Lạp. Ngược lại, sẽ tốt lành biết mấy khi được tự chuyển mình vào một ảo tưởng về những khác biệt không thể giảm trừ mà một ngôn ngữ rất xa xôi có thể gợi ý cho chúng ta theo từng tia ánh sáng một. Những trang viết của Sapir hoặc của Whorf về tiếng Chinook, Nootka, Hopi, của Granet về tiếng Trung Quốc, những lời của một người bạn về tiếng Nhật mở ra một thế giới tiểu thuyết toàn vẹn, cái ý tưởng mới chỉ nằm trong một vài văn bản hiện đại (nhưng trong đó không có tiểu thuyết nào), giúp chúng ta thoáng nhìn thấy một khung cảnh mà lời nói chúng ta (cái lời nói nằm trong quyền sở hữu của chúng ta) dù cố công đến đâu cũng không thể đoán định hay khám phá.
Dec 1, 2009
Không vội
Đọc thấy câu "Tôi còn nói nhiều về Thơ nữa. Không vội, tôi mới 28 tuổi" của Trần Dần trích từ Nhật ký Trần Dần, 1954, đoạn mở đầu bằng "Vào chiến tranh, tôi muốn thơ tôi thế nào?" đặt ở đầu Đi! Đây Việt Bắc! (hùng ca - lụa, 1957), in lại năm nay (Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn; cuối sách có lời bạt Lại Nguyên Ân mới viết, tiêu đề "Đôi dòng ghi sau tác phẩm Đi! Đây Việt Bắc! hùng ca - lụa của Trần Dần". Lại nhớ đến Vũ Trọng Phụng: 28 tuổi Vũ Trọng Phụng đã kịp chết, đã kịp "viết để không chết" (theo cách nói của Maurice Blanchot) xong xuôi. Nhớ đến Vũ Trọng Phụng là vì NXB Phụ nữ vừa cho in Hà Nội cũ nằm đây của Ngọc Giao, một trong các nhân vật quan trọng của Tiểu thuyết thứ bảy, tức là một trong những tờ báo "trẻ" ra đời nhằm lật đổ sự thống trị của tập đoàn Tự Lực (tức là Tự Lực văn đoàn) của Phong hóa và Ngày nay (triền miên trên Tiểu thuyết thứ bảy và Hà Nội báo, đều của Tân Dân Vũ Đình Long, đó là chưa kể đến Ích Hữu, ít nhất trong những số đầu, là các tranh cãi liên miên, nhiều khi xúc xiểm nhau nặng nề của hai phái).
Subscribe to:
Posts (Atom)