Nhiều hiểm họa lắm: nước, lửa, mối, mọt, bụi, thời gian; tất tần tật đều có thể gây ra những tổn thất không thể cứu vãn được. Ý chí con người thì làm gì nổi.
Nhưng đã hết đâu: gió cũng là một hiểm họa.
Trong một bộ phim tôi đã quên tên, hình như một bộ phim rất ngớ ngẩn, của Anh - nước Anh thì sản xuất được nhiều phim ngớ ngẩn lắm - nhân vật nhà văn (đã già) nhìn là biết rất thời thượng (muốn tưởng tượng ra nhà văn thời thượng là như thế nào thì có lẽ ta nên xem ảnh Chu Lai :d) ngồi viết ở ngoài sân, rồi một cơn gió ập đến, cô gái hình như người Mexico lao theo những trang giấy để nhặt lại. Nhặt lấy nhặt để - tất nhiên sau rồi hai người yêu nhau, phim Anh mà hehe.
Gió thổi qua một cơn nhẹ ta cũng có thể thẫn thờ bỏ quyển sách xuống. Chẳng thể nào đọc được nữa. Cơn gió ấy chẳng có trang nào cả.
Sep 28, 2010
Sep 26, 2010
Một người Ý khác, một người Hung khác
Holocaust bị là đề tài cấm kỵ ở quãng thời gian ngay sau Holocaust. Thời gian ấy dường như người ta cố gắng nhấn mạnh vào các yếu tố tích cực: chiến thắng quân phát xít, giải phóng châu Âu khỏi chủ nghĩa Quốc xã etc. để vực dậy tinh thần nói chung. Quyển sách của Primo Levi mang tên Se questo e un uomo xuất bản năm 1947 rất ít được quan tâm. Mãi hàng chục năm sau này nó mới được đọc nhiều, trở thành kinh điển không thể bỏ qua nếu muốn biết về đời người tù Do Thái trong trại Auschwitz (Levi bị chuyển đến Monowitz là một Lager thuộc hệ thống Auschwitz thực chất là một complex, chính là nơi Đức Quốc xã đặt nhà máy sản xuất cao su nhân tạo Buna, cái nhà máy điên rồ, tiêu tốn vào không biết bao nhiêu mạng người nhưng lại chưa bao giờ sản xuất được một tí cao su nào, một điển hình trong cái gọi là "kinh tế trại tập trung" tận dụng sức lao động của những tù nhân còn chút ít sức lực).
Sau nhiều năm những nỗi đau mới có thể thực sự được nhìn lại. Cái đó có lẽ nằm trong cơ chế tâm lý của con người. Nỗi đau cũng là nhan đề một cuốn tiểu thuyết mỏng của Marguerite Duras, câu chuyện về một người phụ nữ Pháp đón người chồng từ trại tập trung chuyển về trong một tình trạng con người không thể thảm hại hơn. Nhân vật người chồng trong Nỗi đau hình như tên là Robert Anthelme, sau này sẽ không bao giờ thực sự hồi phục được. Bản thân Primo Levi hình như cũng không hồi phục được sau Auschwitz: cái chết năm 1987 của ông đến bây giờ vẫn là điều bí ẩn. Liệu có phải Levi đã tự sát hay không? Phân tích về cái chết này của Diego Gambetta ở đây.
Sau nhiều năm những nỗi đau mới có thể thực sự được nhìn lại. Cái đó có lẽ nằm trong cơ chế tâm lý của con người. Nỗi đau cũng là nhan đề một cuốn tiểu thuyết mỏng của Marguerite Duras, câu chuyện về một người phụ nữ Pháp đón người chồng từ trại tập trung chuyển về trong một tình trạng con người không thể thảm hại hơn. Nhân vật người chồng trong Nỗi đau hình như tên là Robert Anthelme, sau này sẽ không bao giờ thực sự hồi phục được. Bản thân Primo Levi hình như cũng không hồi phục được sau Auschwitz: cái chết năm 1987 của ông đến bây giờ vẫn là điều bí ẩn. Liệu có phải Levi đã tự sát hay không? Phân tích về cái chết này của Diego Gambetta ở đây.
Sep 24, 2010
BC vẽ NL
mình đi nốt một quả này cho nó máu hehe
bức ký họa này do bạn Bút Chì Đỗ Hữu Chí thực hiện
Bút Chì và tôi có biết nhau sơ sơ hồi 360yahoo, sau này thật ra làm chung rất nhiều dự án nhưng gần như không có contact trực tiếp
lần gặp lâu lâu duy nhất là bờ biển Lăng Cô, ngồi uống một thứ Hắc Tửu rất chi là đắng người ta hay gọi là Cà Phê
rất cám ơn Bút Chì đã thân ái bỏ đi các nét gian giảo :d
NB. các bác đặc biệt chú ý hai cái ngón tay giữa
bức ký họa này do bạn Bút Chì Đỗ Hữu Chí thực hiện
Bút Chì và tôi có biết nhau sơ sơ hồi 360yahoo, sau này thật ra làm chung rất nhiều dự án nhưng gần như không có contact trực tiếp
lần gặp lâu lâu duy nhất là bờ biển Lăng Cô, ngồi uống một thứ Hắc Tửu rất chi là đắng người ta hay gọi là Cà Phê
rất cám ơn Bút Chì đã thân ái bỏ đi các nét gian giảo :d
NB. các bác đặc biệt chú ý hai cái ngón tay giữa
tuốt sáng giáo gươm
hôm trước mình nói đùa chắc nhiều người tưởng thật: những cái vần m. của mình thật ra là cũng khá, có chứng nhận oách, nhưng phải nói rằng những cái vần ch. của mình mới khiếp, chân mình dài hơn chân Thanh Hằng, hôm trước đo tại chỗ, hơn 1,33 xăng-ti-mét, cũng có chứng nhận dấu đỏ tươi luôn
hôm trước đọc cái entry này của bác gauxx buồn cười quá suýt ngã lộn cổ từ trên ghế xuống đất nên giới thiệu cho các bạn
cái hình thì tình hình là thế này: hôm ấy Hắc Kính thiếu hiệp từ Trung Thổ cùng Lún Phún đại hiệp đáp Phi Cơ Tự Hành xâm nhập phiên thành Nam Đô, sự kiện Kính Đen phó hội gây chấn động quần hùng đến bây giờ bản thân mình vẫn còn rùng mình kinh khiếp, tấm hình đã lọt ra khỏi vòng kiểm soát nên thôi mình quẳng luôn lên đây cho nó thành khẩn
NB1. các bác thế nào cũng nghĩ bậy, mình biết thừa, những cái ch. mình muốn nói là chin, cheek, chest hehe
NB2. vì vừa có chuyến giang hồ chớp nhoáng nên mình nhớ tới câu "bạn bè ngồi quanh tuốt sáng giáo gươm", lại nhân tên truyện của Ngô Phan Lưu là "con lươn chép miệng", ghép ghép thế nào lại ra ngay cái thuật ngữ rất gớm là "tuốt lươn" hic, thật là một sự tình cờ đáng kinh hãi
NB3. mình rất rất muốn có một đêm nào đó được ngủ tám tiếng huhu, không còn nhớ nổi lần cuối cùng là khi nào nữa rồi, deep shit, really
hôm trước đọc cái entry này của bác gauxx buồn cười quá suýt ngã lộn cổ từ trên ghế xuống đất nên giới thiệu cho các bạn
cái hình thì tình hình là thế này: hôm ấy Hắc Kính thiếu hiệp từ Trung Thổ cùng Lún Phún đại hiệp đáp Phi Cơ Tự Hành xâm nhập phiên thành Nam Đô, sự kiện Kính Đen phó hội gây chấn động quần hùng đến bây giờ bản thân mình vẫn còn rùng mình kinh khiếp, tấm hình đã lọt ra khỏi vòng kiểm soát nên thôi mình quẳng luôn lên đây cho nó thành khẩn
NB1. các bác thế nào cũng nghĩ bậy, mình biết thừa, những cái ch. mình muốn nói là chin, cheek, chest hehe
NB2. vì vừa có chuyến giang hồ chớp nhoáng nên mình nhớ tới câu "bạn bè ngồi quanh tuốt sáng giáo gươm", lại nhân tên truyện của Ngô Phan Lưu là "con lươn chép miệng", ghép ghép thế nào lại ra ngay cái thuật ngữ rất gớm là "tuốt lươn" hic, thật là một sự tình cờ đáng kinh hãi
NB3. mình rất rất muốn có một đêm nào đó được ngủ tám tiếng huhu, không còn nhớ nổi lần cuối cùng là khi nào nữa rồi, deep shit, really
Sep 22, 2010
Sách (XIX): Nghìn năm văn hiến cái xyzabc
Đời tôi chỗ nào tập trung nhiều sách là hay lân la, như là thư viện và hiệu sách, tất nhiên hội chợ sách thì thôi rồi. Le Salon du livre tôi đã đi mấy lần, Buchmesse bên Frankfurt (hiện đang diễn ra) cũng đã đặt chân tới, khi đi nhẹ bỗng khi về phải mua va li to tướng ở hiệu của người A rập để tha đồ về. Đời tôi chưa bao giờ thấy có cái hội chợ sách nào buồn chán như hội chợ sách Hà Nội.
Đây là hội chợ sách quốc tế lần thứ ba, lần thứ hai tôi cũng đi, lần trước tổ chức ở Vân Hồ, lần này ở Giảng Võ. Thật là thảm hại cả hai lần. Thảm hại theo đúng nghĩa thảm hại. Mà không hẳn vì không có nhiều sách. Ok, nó không thể sánh được với những chỗ khác về quy mô, mỹ thuật trình bày etc., nhưng như tôi (hehehe) mà hôm ra Giảng Võ còn khuân về được mấy túi to đùng thì người khác nếu có đi, có nhu cầu và có chịu tìm kiếm phải mua được nhiều lắm. Hội chợ sách là một dịp béo bở để quơ lại vô vàn sách vì bình thường không có thời gian mà ta đã bỏ qua, cũng là dịp tìm được sách của một số nhà xuất bản ít quen thuộc. Đợt vừa rồi ai muốn kiếm bộ Trung A Hàm ba tập do Tuệ Sỹ dịch thì sẽ tìm được ở gian hàng Sách Hà Nội, mua sách Thiên chúa giáo của Bùi Văn Đọc thì ở gian hàng NXB Tôn giáo etc.
Đây là hội chợ sách quốc tế lần thứ ba, lần thứ hai tôi cũng đi, lần trước tổ chức ở Vân Hồ, lần này ở Giảng Võ. Thật là thảm hại cả hai lần. Thảm hại theo đúng nghĩa thảm hại. Mà không hẳn vì không có nhiều sách. Ok, nó không thể sánh được với những chỗ khác về quy mô, mỹ thuật trình bày etc., nhưng như tôi (hehehe) mà hôm ra Giảng Võ còn khuân về được mấy túi to đùng thì người khác nếu có đi, có nhu cầu và có chịu tìm kiếm phải mua được nhiều lắm. Hội chợ sách là một dịp béo bở để quơ lại vô vàn sách vì bình thường không có thời gian mà ta đã bỏ qua, cũng là dịp tìm được sách của một số nhà xuất bản ít quen thuộc. Đợt vừa rồi ai muốn kiếm bộ Trung A Hàm ba tập do Tuệ Sỹ dịch thì sẽ tìm được ở gian hàng Sách Hà Nội, mua sách Thiên chúa giáo của Bùi Văn Đọc thì ở gian hàng NXB Tôn giáo etc.
Sep 20, 2010
Chọn trung bình để trao giải
Giống thông cáo báo chí về Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2010 dùng đến từ “băn khoăn” để miêu tả trạng thái tinh thần của hội đồng chung khảo, tôi cũng thấy băn khoăn về giải thưởng năm nay của Hội.
Giải thưởng của các Hội Nhà văn tại Việt Nam có ảnh hưởng gì tới tiếp nhận của độc giả và định hướng thẩm mỹ hay không? Người ta có trông chờ giải thưởng văn học của các Hội, mà trong đó đi đầu là Hội Nhà văn Việt Nam rồi tới Hội Nhà văn Hà Nội, hay không? Có vẻ như là trừ những người có khả năng được giải, độc giả bình thường còn bất ngờ khi nghe thông tin về các giải, rồi cả bất ngờ về những tác phẩm được giải. Giải thưởng của các Hội có làm tác phẩm được giải bán chạy hơn trên thị trường như các giải thưởng quốc tế làm được một cách dễ dàng hay không? Chắc chắn ta khó tưởng tượng được rằng một cuốn tiểu thuyết được giải của Hội Nhà văn Hà Nội được in thêm một vạn bản trong tuần tiếp theo dịp công bố giải thưởng.
Giải thưởng của các Hội Nhà văn tại Việt Nam có ảnh hưởng gì tới tiếp nhận của độc giả và định hướng thẩm mỹ hay không? Người ta có trông chờ giải thưởng văn học của các Hội, mà trong đó đi đầu là Hội Nhà văn Việt Nam rồi tới Hội Nhà văn Hà Nội, hay không? Có vẻ như là trừ những người có khả năng được giải, độc giả bình thường còn bất ngờ khi nghe thông tin về các giải, rồi cả bất ngờ về những tác phẩm được giải. Giải thưởng của các Hội có làm tác phẩm được giải bán chạy hơn trên thị trường như các giải thưởng quốc tế làm được một cách dễ dàng hay không? Chắc chắn ta khó tưởng tượng được rằng một cuốn tiểu thuyết được giải của Hội Nhà văn Hà Nội được in thêm một vạn bản trong tuần tiếp theo dịp công bố giải thưởng.
Sep 17, 2010
Nhan sắc hủy hoại
Tận dụng cơ hội thư ký sang trọng cắp cặp đi công tác nước ngoài :d (mắt vẫn dở hơi lắm, nhiều lúc mờ tịt chả nhìn thấy cái mẹ gì cả).
---------------
Nhan sắc hủy hoại
Trong khi nhà văn cuối mùa tuổi tác thường xoay sang vẽ tranh, thì họa sĩ lại vương vất một ám ảnh ngược chiều: nhiều họa sĩ thích viết. Lẽ dĩ nhiên ít nhà văn vẽ cho ra được một bức tranh để cho đám họa sĩ kiêu bạc phải chấp nhận đúng là tranh không cần dụng đến sự xuê xoa dễ tính, và cũng không nhiều họa sĩ như Đỗ Phấn trình làng ổn thỏa một cuốn tiểu thuyết như “Vắng mặt” (Bách Việt & NXB Hội Nhà văn). Và trong khi các nhà văn tạm gọi là chuyên nghiệp say sưa cách tân hình thức rồi thì truy tìm giọng mới (rất hay bị lạc tông) thì “những người bên ngoài” điềm đạm nhận lấy trách nhiệm bù đắp cho khoảng trống giọng văn cổ điển. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng họa sĩ Đỗ Phấn cũng có lúc quá đà thể hiện mình nắm chắc văn chương chữ nghĩa, như khi ông viết: “Cô đã quyên sinh vào một chiều mưa dai dẳng trong căn nhà vườn âm u tối bên cạnh dòng sông dùng dằng như không chảy” (tr. 59): một sự lộ liễu nhắc nhở tới nhà thơ Thu Bồn có thể cũng làm người ta tủm tỉm cười như khi xem một bức tranh khiến ta da diết nhớ Matisse.
Nhưng, như đã nói ở trên, cuốn tiểu thuyết này điềm đạm kể chuyện. Lại có thêm một tiểu thuyết về Hà Nội, cái thành phố nhiều sông hồ nhưng ít giang hồ (tên hai người bạn thân của nhân vật chính cũng mặt nước sóng vỗ: Giang và Hà), với những người đàn ông “loay hoay ba cái chuyện lịch sự” (tr. 81). Những người đàn ông trong cuốn tiểu thuyết, một nhóm bạn chơi với nhau từ nhỏ, đều thiên về khép kín (nói chữ là “sống nội tâm”), cởi mở vừa phải và thường là loay hoay tự đặt câu hỏi (“Vắng mặt” có mật độ câu hỏi dày đặc). Đàn ông Hà Nội không chỉ biết rõ mùa nào mua hoa gì và mua ở đâu, mà còn là những người có giọng nói vừa đủ nghe, hiếm khi chuyển tông, cả trong lúc đê mê hoan lạc nhất lẫn khi cay đắng bẽ bàng. Đời họ chẳng mấy khi phiêu bồng ngang dọc mà chậm rãi uể oải, thậm chí là lủi thủi tội nghiệp.
Và những người đàn ông ấy được Đỗ Phấn miêu tả dịch chuyển chủ yếu ở hai lĩnh vực. Dường như chỉ có hai lĩnh vực ấy, và đó cũng là một cách nhìn: họ chuyển từ quán rượu này sang quán rượu khác, và từ nhan sắc này sang nhan sắc khác, hoặc nói chính xác hơn, họ chuyển quán rượu còn các nhan sắc lần lượt di chuyển qua cuộc đời họ. Trong “Vắng mặt”, quán rượu nào cũng bờ sông, và nhan sắc nào cũng nhiều đường cong. Trừ khi con mắt họa sĩ của Đỗ Phấn quá ưu ái và biết tìm ra đường cong ở nhiều chỗ khó ngờ, nếu không “Vắng mặt” đi theo rất đúng một quy luật: nó khẳng định đàn ông Hà Nội lúc nào cũng say đắm cái đẹp. Thế nhưng, con người nghệ sĩ khi đứng tuổi đã chua chát nhận ra: “chất kích thích cho lứa tuổi của mi không phải là rượu. Cũng chẳng phải đàn bà” (tr. 250-251). (Ở “Vắng mặt”, nhân vật kể chuyện tự xưng là “mi” chứ không phải “tôi”). Sự thật này có lẽ phải đi một quãng rất dài trong rượu và nhan sắc thì mới thấm thía nổi.
---------------
Nhan sắc hủy hoại
Trong khi nhà văn cuối mùa tuổi tác thường xoay sang vẽ tranh, thì họa sĩ lại vương vất một ám ảnh ngược chiều: nhiều họa sĩ thích viết. Lẽ dĩ nhiên ít nhà văn vẽ cho ra được một bức tranh để cho đám họa sĩ kiêu bạc phải chấp nhận đúng là tranh không cần dụng đến sự xuê xoa dễ tính, và cũng không nhiều họa sĩ như Đỗ Phấn trình làng ổn thỏa một cuốn tiểu thuyết như “Vắng mặt” (Bách Việt & NXB Hội Nhà văn). Và trong khi các nhà văn tạm gọi là chuyên nghiệp say sưa cách tân hình thức rồi thì truy tìm giọng mới (rất hay bị lạc tông) thì “những người bên ngoài” điềm đạm nhận lấy trách nhiệm bù đắp cho khoảng trống giọng văn cổ điển. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng họa sĩ Đỗ Phấn cũng có lúc quá đà thể hiện mình nắm chắc văn chương chữ nghĩa, như khi ông viết: “Cô đã quyên sinh vào một chiều mưa dai dẳng trong căn nhà vườn âm u tối bên cạnh dòng sông dùng dằng như không chảy” (tr. 59): một sự lộ liễu nhắc nhở tới nhà thơ Thu Bồn có thể cũng làm người ta tủm tỉm cười như khi xem một bức tranh khiến ta da diết nhớ Matisse.
Nhưng, như đã nói ở trên, cuốn tiểu thuyết này điềm đạm kể chuyện. Lại có thêm một tiểu thuyết về Hà Nội, cái thành phố nhiều sông hồ nhưng ít giang hồ (tên hai người bạn thân của nhân vật chính cũng mặt nước sóng vỗ: Giang và Hà), với những người đàn ông “loay hoay ba cái chuyện lịch sự” (tr. 81). Những người đàn ông trong cuốn tiểu thuyết, một nhóm bạn chơi với nhau từ nhỏ, đều thiên về khép kín (nói chữ là “sống nội tâm”), cởi mở vừa phải và thường là loay hoay tự đặt câu hỏi (“Vắng mặt” có mật độ câu hỏi dày đặc). Đàn ông Hà Nội không chỉ biết rõ mùa nào mua hoa gì và mua ở đâu, mà còn là những người có giọng nói vừa đủ nghe, hiếm khi chuyển tông, cả trong lúc đê mê hoan lạc nhất lẫn khi cay đắng bẽ bàng. Đời họ chẳng mấy khi phiêu bồng ngang dọc mà chậm rãi uể oải, thậm chí là lủi thủi tội nghiệp.
Và những người đàn ông ấy được Đỗ Phấn miêu tả dịch chuyển chủ yếu ở hai lĩnh vực. Dường như chỉ có hai lĩnh vực ấy, và đó cũng là một cách nhìn: họ chuyển từ quán rượu này sang quán rượu khác, và từ nhan sắc này sang nhan sắc khác, hoặc nói chính xác hơn, họ chuyển quán rượu còn các nhan sắc lần lượt di chuyển qua cuộc đời họ. Trong “Vắng mặt”, quán rượu nào cũng bờ sông, và nhan sắc nào cũng nhiều đường cong. Trừ khi con mắt họa sĩ của Đỗ Phấn quá ưu ái và biết tìm ra đường cong ở nhiều chỗ khó ngờ, nếu không “Vắng mặt” đi theo rất đúng một quy luật: nó khẳng định đàn ông Hà Nội lúc nào cũng say đắm cái đẹp. Thế nhưng, con người nghệ sĩ khi đứng tuổi đã chua chát nhận ra: “chất kích thích cho lứa tuổi của mi không phải là rượu. Cũng chẳng phải đàn bà” (tr. 250-251). (Ở “Vắng mặt”, nhân vật kể chuyện tự xưng là “mi” chứ không phải “tôi”). Sự thật này có lẽ phải đi một quãng rất dài trong rượu và nhan sắc thì mới thấm thía nổi.
Sep 16, 2010
Sài Gòn sáng 15 tháng Chín
(một buổi sáng không có trong sự thật :d)
tôi bị đau mắt
thật là đau khổ và căm phẫn
càng căm phẫn bởi vì mắt tôi rất là đẹp
nhìn chung mọi thứ bắt đầu bằng vần m. của tôi đều rất chi là đẹp, nhưng tôi sẽ dừng việc miêu tả ở đây, kẻo mang tiếng tụt đồ để câu view :)
tặng bác Đỗ Trung Quân này:
Giang hồ phố nhỏ Đỗ Trung Quân
Mặc áo thì thôi khỏi mặc quần
Mắt nhỏ mắt to thường rất ướt
Giang hồ phố nhỏ Đỗ Trung Quân
;p
Sep 11, 2010
Sách (XIX) Tâm hồn là một hiệu cầm đồ
Trong số sách mới được tặng đợt vừa rồi, có Hồ Xuân Hương: hoài niệm phồn thực của Đỗ Lai Thúy. Tất nhiên đây là lần tái bản; lần in đầu cách đây cũng lâu rồi. Hồ Xuân Hương vẫn sẽ cứ là đối tượng nghiên cứu lâu dài ở Việt Nam, nhất là khi té ra Lưu Hương ký mới được tìm lại còn làm nảy sinh nhiều vấn đề hơn nữa, và cũng chẳng "báu vật quốc gia" gì hehe. Trong chuyên luận này Đỗ Lai Thúy tìm hiểu về tam giác (Đỗ Lai Thúy có nhiều tam giác khác nữa) tiểu sử, văn bản và dâm tục.
Chị Hậu khảo cổ tốt bụng gửi cho Khảo cổ học bình dân Nam Bộ. Từ thực nghiệm đến lý thuyết, mà chị (tức tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu) viết cùng Lê Thanh Hải, một người không xa lạ với nhiều người. Vừa ra xong một tập tản văn cùng Nguyễn Thị Minh Thái (tên ghép thành Thái Hậu) thì chị lại có thêm một quyển sách (tên ghép thành Hải Hậu: :d).
Câu "tâm hồn là một hiệu cầm đồ" là của Saul Bellow. Đố các bác biết ở trong quyển nào? Cũng trong quyển đó còn có một miêu tả siêu đẳng: mặt tôi như một cái nhà thờ xây dở. Đoán đi nhá, sách sắp in, một trong những quyển nên chờ đợi nhất của dịp cuối năm, cũng như một quyển sắp in của Đỗ Lai Thúy.
Chị Hậu khảo cổ tốt bụng gửi cho Khảo cổ học bình dân Nam Bộ. Từ thực nghiệm đến lý thuyết, mà chị (tức tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu) viết cùng Lê Thanh Hải, một người không xa lạ với nhiều người. Vừa ra xong một tập tản văn cùng Nguyễn Thị Minh Thái (tên ghép thành Thái Hậu) thì chị lại có thêm một quyển sách (tên ghép thành Hải Hậu: :d).
Câu "tâm hồn là một hiệu cầm đồ" là của Saul Bellow. Đố các bác biết ở trong quyển nào? Cũng trong quyển đó còn có một miêu tả siêu đẳng: mặt tôi như một cái nhà thờ xây dở. Đoán đi nhá, sách sắp in, một trong những quyển nên chờ đợi nhất của dịp cuối năm, cũng như một quyển sắp in của Đỗ Lai Thúy.
Sep 9, 2010
Raymond Carver - Về viết
[xong cả rồi, các bác ném đá đi, à hay là thay đá bằng gạch, tôi đang cần gạch xây chuồng bò; tôi định nuôi bò; sáng sớm tinh mơ tôi sẽ ra chuồng bò nằm dưới bụng bò vừa lơ mơ ngủ vừa hứng, tôi sẽ có những giấc mơ sweet and wet, còn bây giờ tôi đi ngủ, with my very dry dreams]
[“On Writing”, trích từ Fires, Essays, Poems, Stories, Vintage, 2009 (bài “Về viết” viết năm 1981, đăng trên The New York Times Book Review); tập sách đề tặng Tess Gallager, người-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy]
[“On Writing”, trích từ Fires, Essays, Poems, Stories, Vintage, 2009 (bài “Về viết” viết năm 1981, đăng trên The New York Times Book Review); tập sách đề tặng Tess Gallager, người-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy]
Sep 6, 2010
Nguyên Sa Trần Bích Lan
Nguyễn Vy Khanh viết bài "Văn học miền Nam qua một bộ "văn học sử" của trong nước" phàn nàn về chất lượng bộ sách Văn học Việt Nam nơi miền đất mới của Nguyễn Q. Thắng chỉ ra nhiều lỗi lầm, trong đó có những chỗ chính xác, như khi trách Nguyễn Q. Thắng nói Nguyễn Nam Châu là bút danh của Nguyễn Văn Trung. Thế nhưng cho dù nỗi niềm bức xúc lớn đến đâu thì khi tranh luận cũng cần chính xác.
Sep 4, 2010
Đau lòng
Mặc dù đang rất nhiều việc bù đầu cũng như chợt nhớ ra vô số deadline, đồng thời rất muốn được một hôm đi ngủ sớm, vẫn thấy đau lòng khi nghe bạn nói. Sorry cho mình tóm tắt mấy lời của bạn ra đây mà không xin phép trước nhé.
Tức là lại thêm một người bỏ con đường của chúng ta, một con đường cách đây vài năm tấp nập huyên náo những người thích sách vở và cả những người tự xưng là thích sách vở, giờ đìu hiu vắng vẻ. Cùng một lứa bên trời lận đận, ôm rơm rặm bụng. Mình biết là bạn đã rất cố, cho dù chẳng ai thực sự biết được người khác đã cố đến như thế nào. Người ta sẽ cố đến lúc không thể cố được nữa, mọi chuyện đơn giản có ngần ấy thôi. Có gì đâu mà vất vả trong lòng, khi mà đường chúng ta đi chẳng thể nào là một voie royale.
Tức là lại thêm một người bỏ con đường của chúng ta, một con đường cách đây vài năm tấp nập huyên náo những người thích sách vở và cả những người tự xưng là thích sách vở, giờ đìu hiu vắng vẻ. Cùng một lứa bên trời lận đận, ôm rơm rặm bụng. Mình biết là bạn đã rất cố, cho dù chẳng ai thực sự biết được người khác đã cố đến như thế nào. Người ta sẽ cố đến lúc không thể cố được nữa, mọi chuyện đơn giản có ngần ấy thôi. Có gì đâu mà vất vả trong lòng, khi mà đường chúng ta đi chẳng thể nào là một voie royale.
Sep 3, 2010
Mới chỉ bắt đầu thôi
bạn này viết hồi ký oách này :d
Lại là tôi đây, Manolito đây. Vẫn Manolito ở trong cuốn sách mang tên Manolito Mắt Kính. Có những người đọc xong cuốn đó cứ nghĩ là thôi đấy, là đã biết hết chuyện đời tôi. Trên hành tinh Trái đất này nhiều người cứ nghĩ mình khôn lắm. Ông Nicolás của tôi nói đời tôi thì phải cần hàng đống bách khoa toàn thư thì may ra mới đủ được; mà ông nói thế không phải vì ông là ông của tôi đâu nhé, ông nói thế là bởi vì điều đó quá đúng. Trong tám năm của đời tôi trên quả địa cầu (tức thế giới trần gian), đã có nhiều chuyện xảy tới với tôi đến nỗi 92 năm còn lại tôi cũng chẳng đủ thời gian để kể cho hết. Tôi nêu con số 92 là bởi nếu được lựa chọn thì tôi thích mình chết ở tuổi 100. Chết trước cái tuổi ấy thì thật không đáng sống. Tôi vẫn luôn luôn nói với ông tôi như thế này:
- 87 tuổi mà đã chết thì chẳng hay ho gì ông ạ, đợi hẳn 100 tuổi hẵng chết, hai số không to như hai cái bánh ông nhé, chẵn chằn chặn đấy.
Lại là tôi đây, Manolito đây. Vẫn Manolito ở trong cuốn sách mang tên Manolito Mắt Kính. Có những người đọc xong cuốn đó cứ nghĩ là thôi đấy, là đã biết hết chuyện đời tôi. Trên hành tinh Trái đất này nhiều người cứ nghĩ mình khôn lắm. Ông Nicolás của tôi nói đời tôi thì phải cần hàng đống bách khoa toàn thư thì may ra mới đủ được; mà ông nói thế không phải vì ông là ông của tôi đâu nhé, ông nói thế là bởi vì điều đó quá đúng. Trong tám năm của đời tôi trên quả địa cầu (tức thế giới trần gian), đã có nhiều chuyện xảy tới với tôi đến nỗi 92 năm còn lại tôi cũng chẳng đủ thời gian để kể cho hết. Tôi nêu con số 92 là bởi nếu được lựa chọn thì tôi thích mình chết ở tuổi 100. Chết trước cái tuổi ấy thì thật không đáng sống. Tôi vẫn luôn luôn nói với ông tôi như thế này:
- 87 tuổi mà đã chết thì chẳng hay ho gì ông ạ, đợi hẳn 100 tuổi hẵng chết, hai số không to như hai cái bánh ông nhé, chẵn chằn chặn đấy.
Subscribe to:
Posts (Atom)