Oct 31, 2017

Biện chứng

Maurice Merleau-Ponty, sau khi xuất hiện để làm nổi rõ mối quan hệ giữa triết học và lý thuyết văn học, giờ đã đòi tách riêng ra :p nói gì thì nói, nếu cách đây mười năm, thậm chí chỉ năm năm hay ba năm, nếu có ai nói với tôi rằng rồi một ngày Merleau-Ponty sẽ khiến tôi đặc biệt quan tâm, chắc chắn tôi sẽ nhìn người ấy với toàn bộ sự ngờ vực mà tôi có thể có.

Nhưng chuyện là như vậy. Và vẫn là như vậy.

Oct 26, 2017

Octavio Paz về André Breton

Năm 1967 (a, ta lại gặp cái năm 1967 này), André Breton (xem ở kia) mới qua đời (Breton sinh năm 1896, mất năm 1966), tờ tạp chí La Nouvelle Revue Française (nrf) ra một số đặc biệt tưởng niệm (về Breton, xem thêm ở kia):


Oct 22, 2017

Heidegger

Cuối cùng thì, trong vòng khoảng một tháng, tôi đã đi qua được thế giới của Andersen, với những truông, những đụn cát, biển, cánh đồng và thành phố :p Quyển sách tranh không có tranh, mà tôi quyết định chọn làm điểm cuối, rốt cuộc cũng đã có thể coi là gần xong (tổng cộng câu chuyện có 33 buổi tối, những lời kể của mặt trăng trong vòng 33 buổi tối ấy); Hòn đá triết học cũng chỉ còn chút ít nữa là xong, ở đó tôi cũng sẽ viết nốt những suy nghĩ đã đến với tôi trong thời quan dịch các truyện của Andersen: những câu chuyện này, trông vậy thôi, nếu tổng cộng vào (có 11 truyện cả thảy) rồi in theo phong cách nhà xuất bản Kim Đồng thì cũng được cả một quyển sách dày cỡ 700, 800 trang :p

Oct 20, 2017

Quyển sách tranh không có tranh

Tôi sẽ kết thúc chuyến đi qua thế giới những câu chuyện của Andersen (một chuyến đi mới gần đây thôi vẫn còn là hết sức bất ngờ đối với bản thân tôi) bằng câu chuyện Quyển sách tranh không có tranh dưới đây, câu chuyện hẳn đủ sức hé lộ về một Andersen như chưa mấy ai từng biết.

Oct 19, 2017

Dostoievski

Trước tiên, xem ở kiaở kia.

Thế kỷ 19, đối với tôi, ở phương diện văn chương, trước hết là bảy nhân vật: Balzac, Dickens, Andersen, Edgar Poe, Flaubert, Baudelaire và Dostoievski. Trong đó, Dostoievski là cực kỳ khó đối với bản thân tôi. Nếu không thấy gì đặc biệt, tốt hơn hết, đối với Dostoievski, nên đọc hết tất tần tật trước mười tám tuổi (mười bảy thì còn tốt hơn), rồi sau đó không bao giờ nhắc lại nữa. Xem thêm ở kia.

Oct 17, 2017

Hòn đá triết học

Một Andersen triết gia? Điều này hẳn rất nhiều người đã thấy, nhưng là theo đường lối ẩn dụ. Tuy nhiên, Andersen chính là một triết gia đích thực, không chỉ là ẩn dụ. Câu chuyện dưới đây, Hòn đá triết học, là một trong những thời điểm Andersen thể hiện điều đó rõ hơn cả. Đây cũng là một câu chuyện hết sức đặc biệt; nó nằm trong tập truyện 1861-1866 (và nằm ngay sau truyện hết sức nổi tiếng "Ông già làm gì cũng đúng", trước câu chuyện về thằng bù nhìn tuyết).

Oct 15, 2017

Cát

Cú lướt qua Andersen gần đây của tôi, ngoài việc khiến tôi như thể bị hút về phía Bắc (chuyện đã nói ở kia), tức là, tức là rất giống như bị hút ra khỏi "element" của tôi (nỗi khó ở của tôi tại những nơi quá thiên về phía Bắc đã nói qua ở kia) - chúng ta cứ chuẩn bị sẵn tinh thần là sắp sửa ào ạt khí hậu của miền Bắc, không chỉ Đan Mạch mà còn cả Thụy Điển, Na uy hay Finland, hay Iceland etc -, mà, chẳng hạn câu chuyện về cát còn đẩy tôi vào một môi trường không mấy quen thuộc.

Nói tóm lại, một cuộc rơi vào những không quen.

Oct 14, 2017

Mùa thu Đức

Trước tiên, xem ở kia.

Đây là mùa thu nước Đức:


Mưa rơi rất nhiều trong những cuốn sách của Stig Dagerman.

Oct 13, 2017

Một câu chuyện từ những đụn cát

Trong số các tập truyện mà Andersen cho xuất bản khi còn sống, tập 1858-1860 xứng đáng được coi là một tác phẩm đặc biệt lớn, nó gồm nhiều câu chuyện không thể quên. Cho đến lúc này, tôi đã "lấy" từ tập này không ít: Con gái chúa tể đầm lầy, Đứa bé gái giẫm chân lên ổ bánh mì, và Anne Lisbeth. Dưới đây, Một câu chuyện từ những đụn cát, chính là truyện cuối cùng, khép lại tập sách vừa nói.

Oct 11, 2017

Adolphe (I, II, III)

Thời gian "tạm dừng Balzac" là thời gian để tôi nhìn ngắm kỹ hơn. Tới một lúc nào đó, chuyện không còn đơn giản nữa.

Giống như chuyện tình cảm ấy, đến một thời điểm nhất định, không gì còn thực sự đơn giản nữa. Làm thế nào để thâu tóm (tức là, càng ít thất thoát càng tốt) một cái gì đó như văn chương Balzac?

Oct 10, 2017

Jean-Philippe Toussaint

Có một điều kỳ quái: khi nhìn lại mười năm (à, nếu mà trung thực hết mức, nói đúng ra thì cũng đã bắt đầu hơn mười năm một chút rồi), có một nhân vật mà tôi muốn "đưa đến đây" nhưng mãi vẫn chưa làm được, trong khi tất cả các nhân vật khác, gần như vậy - không cách này thì cách khác - tôi đều đã làm được. Cũng có thể tôi còn nhớ sót một số, nhưng điều đó cũng không quan trọng lắm. Rất kỳ quái, chưa bao giờ tôi thuyết phục được nhà xuất bản nào tại Việt Nam làm Jean-Philippe Toussaint.

Oct 8, 2017

Maldoror: II, 13

(Một trong những) định nghĩa con người của Lautréamont (của "Maldoror"): con người "chỉ bao gồm cái ác, cùng một khối lượng cái thiện nhỏ xíu" (xem ở kia). Chính vì thế mà có "Maldoror", với cái ác (mal) nằm ngay trong tên. Ý thức (conscience) của "con người hiện đại" dường như là sự ý thức về điều đó, và bởi thế, ý thức thì "bất hạnh" (cf. Ý thức bất hạnh của Benjamin Fondane).

Oct 5, 2017

Andersen: Anne Lisbeth

Khuyến cáo: đây là một câu chuyện rất khủng khiếp, một trong những truyện khủng khiếp nhất mà Andersen từng viết. Cân nhắc cẩn thận trước khi đọc.


Anne Lisbeth

Oct 4, 2017

Canetti project (2)

Đã có ai, kể từ kia, bắt đầu tự đọc Elias Canetti chưa? Tôi nghĩ là chưa. Để tôi nói một điều bí mật: trên đời có một số nhân vật mà chỉ cần đọc là ta có thể hiểu ngay văn chương nghĩa là gì, trong số ấy có Elias Canetti.

Oct 2, 2017

Jean Paulhan: Les Fleurs de Tarbes

Tiếp tục câu chuyện "đọc lý thuyết", sau khi đã thiết lập cấu trúc nền tảng với Albert Béguin, Michel Foucault, Maurice Merleau-Ponty và George Steiner (ngoài ra, có thể đọc thêm ở kiaở kia).