Jan 31, 2016

châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (2b)

ký hiệu lưu trữ: B. 52379, tác giả: chưa rõ

tờ 2b


[bản thảo mà chúng tôi đang có - thật ra đã tồn tại từ rất lâu trong kho lưu trữ nhưng không được ai phát hiện (phải tha lỗi cho chúng tôi thôi, với toàn bộ sự khiêm cung, chúng tôi cũng ý thức được rằng mình có diễm phúc và kèm với đó là trách nhiệm [ôi, điều này, những thứ nhị nguyên luận, đã được giải quyết từ lâu rồi, nhưng vẫn còn lại tàn dư, như bụi vũ trụ lúc nào cũng lơ lửng đâu đó] quản lý kho tài liệu lớn nhất trên đời, so với nó Alexandrie chỉ như một hạt muối giữa cánh đồng muối, từ đó mà làm nảy sinh những khó khăn vô bờ bến, tuy rằng so với các đồng nghiệp thời Alexandrie chúng tôi đã có những bước tiến dài trong công việc quản lý và xử lý sách và giấy viết chữ để đạt tới một trình độ rất bảo đảm - rất có thể cũng không phải là như vậy, ảo tưởng có thể tồn tại ở những nơi khó ngờ nhất) cho đến ngày vị quản thủ mới nhậm chức; ngay lập tức chúng tôi hiểu là người ta đã chọn được cho chúng tôi một thủ lĩnh đích thực, một người tương xứng với tầm vóc công việc nơi đây: ông ấy bị mù, và chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự sáng suốt của ông ấy; quản thủ mới lọc ra một số bản viết tay còn chưa ai chú ý tới, và đặc biệt muốn triển khai công việc nghiên cứu kỹ lưỡng, và ngay lập tức, những châm ngôn viết ở rìa một khu rừng này, thời gian và nhân sự không đặt thành vấn đề: trên thực tế, gần như mọi học giả có thể huy động đều đã được gọi đến đây, cho riêng một bản thảo này, họ làm việc bất kể ngày đêm - chuyện ấy thì cũng thường thôi, người ta nghĩ mình nhầm khi tưởng các học giả là những nhà khổ hạnh, nhưng thực tế lại đúng là như thế; bắt đầu từ tờ 2B này, chúng tôi bắt đầu thấy có những sự lạ, và càng hiểu sự sáng suốt ở những người mù (xin thứ lỗi cho những từ có thể, một cách thô thiển, gợi đến một khiếm khuyết con người) lớn lao biết bao nhiêu, so với đó sự sáng mắt của chúng tôi, tôi muốn nói là chúng ta, thật kém cỏi vô bờ bến - ndlr]

Jan 30, 2016

Sebald: Thành

W. S. Sebald, một nhà văn chịu ảnh hưởng lớn từ Robert Walser người nằm chết bên vệ đường trong tuyết trắng, viết những cuốn tiểu thuyết khủng khiếp, để lại dấu ấn không thể phai mờ trong văn chương tiếng Đức hậu Kafka, nửa sau thế kỷ XX. Austerlitz, xuất bản năm 2001, dễ làm ta nhầm tưởng là tiểu thuyết lịch sử ngả sang quân sự viết về trận Austerlitz lừng danh. Nhưng "Austerlitz" của Sebald là tên một nhân vật, mà "tôi" (những "tôi" của Sebald bao giờ cũng vô cùng đáng nhớ) tình cờ gặp tại thành phố Anvers nước Bỉ (một "account" khác về Anvers tức Antwerp xem ở đây). Anvers nước Bỉ cũng từng để lại cho chính tôi những hình ảnh mạnh mẽ, về một thành phố có rất nhiều người Do Thái, rất nhiều mảng tường đen và rất nhiều cửa hiệu bán kim cương. Tuy không phải là như vậy (về trận Austerlitz) nhưng Sebald trong Austerlitz lại cũng nói nhiều đến quân sự, đến chiến tranh.

Jan 27, 2016

Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa

Vốn dĩ, những thứ như thế này, tôi không mấy khi muốn trưng bày, vì nhiều người khi nhìn thấy sẽ nhận ra rất nhiều thứ trong lòng mình bị khuấy động rất mạnh (ví dụ xem thêm ở đây, ở đâyở đây):


Jan 25, 2016

Văn chương miền Nam: giữa chừng

Văn chương miền Nam đứng khựng lại giữa chừng, giữa đà bay của một con chim tuyệt đẹp, một "cú bay thảng thốt tuyệt mỹ". Lần duy nhất, ta có cả một nền văn chương giống như hóa thạch trong hổ phách. Trước một hóa thạch hổ phách, người ta nên làm gì?

Nên hiểu về hóa thạch, và về hổ phách, tất nhiên. Nhất là sẽ chẳng tích sự gì khi bàn về chuyện nó "bất hạnh" hay không bất hạnh. Những chuyện như thế, tại sao lại phải bàn đến? Cực kỳ vô ích và mất thời gian.

Jan 24, 2016

[tiện bút] tôi đi trên thành phố

tôi không hẳn có nhiều năng lực nhận ra, rất nhiều khi, tôi hoàn toàn không nhận ra những gì ai cũng nhận ra, và nhiều khi những gì ai cũng nhận ra hết thì tôi lại càng thấy khó mà nhận ra cho được

Jan 23, 2016

châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (2a)

ký hiệu lưu trữ: B. 52379, tác giả: chưa rõ

tờ 2A



+ tất nhiên rồi: con người đâu phải là một mớ các đặc điểm

Jan 21, 2016

Daudet

ai từng trải qua những năm tháng mài mông học như con vẹt tiếng Pháp hồi còn bé, ắt hẳn sẽ sâu xa căm ghét hai nhân vật: Alphonse Daudet và Albert Camus; điều này là chắc chắn :p

nhưng nói cho đúng, Camus tôi ghét hơn nhiều, vì Daudet ít ra còn có Aventures prodigieuses de Tartarin de Tarascon, chứ Camus thì, đúng như Cioran từng nói, và nói rất sớm, văn chương tỉnh lẻ buồn cười bỏ xừ

và hơn thế nữa, Daudet lại có Le Petit Chose:

Jan 20, 2016

nhưng nữa

nan giải lắm

đọc lại nhiều thứ, thấy rõ là lắm cái

ví dụ của hôm nay là ở đây,
                                            ở đây
                                                  và không chỉ có thế, cả ở đây nữa

và bài viết này:


Bản dịch mới, bản dịch cũ

Jan 19, 2016

một quyển sách

một quyển sách rất bình thường thôi, nhưng nó làm tôi nghĩ đến bao nhiêu điều

một quyển sách cũ sì, chẳng có gì đặc biệt:

Jan 18, 2016

Meaulnes và Lương Ngọc

Năm 1937, tận năm 1937, Jean Giraudoux, một nhà văn lớn của nước Pháp, một trong rất ít người cùng thời từng khiến Marcel Proust hoảng hốt, vẫn còn viết, trong một bài báo, rằng đại ý ông ấy tự coi mình là một "petit Meaulnes".

Jan 15, 2016

châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (1b)

ký hiệu lưu trữ: B. 52379, tác giả: chưa rõ

tờ 1B


+ Thương Tín đã làm được điều mà không một nhà văn nào làm được: để lại một kiệt tác; những sách vở do tuyệt đại đa số nhà văn hiện nay viết ra sau này sẽ trở thành rác tự phân hủy, đúng hơn là giấy vệ sinh tự hoại, nhưng cuốn sách của Thương Tín sẽ còn lại; thêm một kiệt tác không ai biết mặc dù tất cả đều nhìn thấy, tất nhiên; khi nào in lại, chỉ cần bỏ đi cái ý nửa bánh mì với nửa sự thật là hoàn hảo


+ viết kém nhất trong lĩnh vực ấy là: Michio Kaku; thêm một lần nữa, tổng cộng của những yếu tố sáng sủa và rất đúng là một thứ sai hoàn toàn; trong khi đó, nhiều thứ là cộng lại của nhiều yếu tố lệch lạc lại đúng; ở đây vẫn chưa có một cuốn sách lớn về thiên văn học

Jan 14, 2016

Trọng Lang

Ô, một khi bắt tay vào việc, tôi không bỏ qua bất kỳ một góc khuất nào đâu. Kể từ khi biết là mình phải vẽ ra hình ảnh văn chương Việt Nam, không một cái gì mà tôi không từng chạm đến.

Kể cả Trọng Lang, tác giả của một thứ văn chương phải nói là cực kém. Nhưng thật ra, Vũ Đình Chí tức Tam Lang, rồi Vũ Bằng và Vũ Trọng Phụng, ở trong mảng "phóng sự", có hơn gì không? Không, tôi không nghĩ là có hơn gì cả. Cùng một loại.

Jan 13, 2016

một chuyện nho nhỏ

thế này nhé

trong các cuộc tranh luận liên quan đến dịch thuật (tôi nghĩ là cần thiết, nhiều khi hay, bất kể là như thế nào), chúng ta cần có một thái độ và một nguyên tắc

các vị không nghĩ được thì tôi nghĩ hộ:

bất kỳ ai có tham gia làm sách mà cũng tham gia những cuộc tranh luận ấy, tôi mà nhìn thấy, thì tôi cũng sẽ tặng cho một bài, viết về một bản dịch nào đó mà bên đó từng xuất bản

bất kể luôn, kể cả là NXB Trẻ, Phương Nam, NXB Tri Thức, Tao Đàn, Hoa Sen, Văn Việt, Alphabooks, bất kể

bắt đầu từ bây giờ, bất kỳ ai có vai trò trong chuyện xuất bản sách mà có tham gia tranh luận công khai trên mạng, tôi sẽ ghi danh lại rồi tặng cho một món quà

với Nhã Nam, từ lâu tôi đã yêu cầu không ai được phép tham gia bất kỳ một cuộc tranh luận nào như thế, phải giữ im lặng tuyệt đối

các vị ở những chỗ khác mà không làm được thế, thì cứ đợi đấy, tôi sắp rảnh rỗi rồi, các vị không biết tôi có nhiều ví dụ hay đến thế nào đâu

lại vẫn nhưng

băn khoăn, tôi rất băn khoăn, băn khoăn nhất khi đọc lại chính tôi, một công việc vô cùng khó nhọc, nghiệt ngã nhất trong sự nhìn lại (ví dụ như ở đây); hiểu mình là điều khó nhất, vậy thôi

tôi lại thấy thêm ở đây
                                     ở đây
                                              và ở đây

và nhất là bài viết dưới đây, mà hình như tôi đã không cho lên blog này, khi viết nó vào quãng giữa năm 2010; nó tuyệt đối quan trọng


Thành phố được suy tàn

Jan 11, 2016

Uông Triều và Tưởng tượng & dấu vết

Giờ đây, lúc biết là phải nhìn lại (sự nhìn lại này là một trong những điều tôi ớn nhất đấy, mặc dù cần thiết, ớn đến nỗi vào những thời điểm ấy, tôi toàn phát ốm): tôi phải nói ngay điều này vào thời điểm này, vì đã tới lúc rồi. Tôi phải trả lời một câu hỏi: toàn bộ văn chương Việt Năm dăm bảy năm vừa rồi, sẽ còn lại gì?

Tôi phải làm nhanh, đúng lúc này, vì ngay sau đây tôi sẽ chuyển sang hai vấn đề duy nhất còn lại trong phê bình văn học Việt Nam.

Jan 10, 2016

Trần Đức Thảo

Đợi mãi không thấy đâu, suốt từ năm ngoái qua năm nay (xem ở đây), tôi chán rồi. Tôi sẽ nói trước luôn, và sẽ không trở lại chuyện này nữa.

Tôi chỉ nói đúng một điều duy nhất: ý nghĩa sự tồn tại của Trần Đức Thảo.

Jan 7, 2016

Lệ Thần Trần Trọng Kim

Khi tác phẩm vĩ đại của Trần Trọng Kim đã quay trở lại tráng lệ một cách chói lọi, không thể không dành một chỗ trang trọng cho nhân vật ấy: một... ờ... ờ... mệnh lệnh.

"Bộ tứ" Kim Khôi Nhất Hùm "của tôi" (xem thêm ở đây) cũng sắp trở thành thành ngữ và sống lâu dài rồi.

Sách mới (3)

Chuyển sang format này đỡ quá ;)

Jan 6, 2016

Đốt sách

Mùa cuối thu đầu đông vừa rồi, mùa của những triển lãm nghệ thuật ở Paris, tôi tự hỏi, triển lãm nào là hay nhất.

Không phải Wifrido Lam ở Trung tâm Pompidou (tôi thích cái tên "Beaubourg" hơn), tất nhiên không phải Jeu de Paume xế quảng trường Concorde (cái thứ ấy tôi gọi là "abominable", để dùng lại cái từ Beckett từng dùng trong cuốn sách về Proust (xem ở đây), trong cái "note" đặt đầu sách, nói rằng mình đã đọc À la recherche trong ấn bản mười sáu tập "abominable" của NRF).

Jan 5, 2016

Wilde và Chesterton

Tôi gọi Oscar Wilde đẹp trai là nhân tố thuộc bộ tứ điển hình nhất cho "tinh thần Anh" (được rồi, được rồi, ta tạm bỏ qua nguồn gốc xuất thân cụ thể nhé, tôi cũng chẳng nhớ chính xác ai là Ái Nhĩ Lan, ai Anh Quốc, rồi xứ Galles rồi Xi cốt nhen các thứ đâu), bên cạnh ông béo Chesterton.

Jan 4, 2016

Linda Lê, năm nay

Tôi dùng lại mấy từ từng dùng cách đây gần ba năm ở đây. Một sự thể hiện của thiếu thốn ngôn từ chăng? (đấy, lại câu hỏi tu từ).


Jan 3, 2016

nhưng

nói thật, trong địa hạt của "đọc lại", nhiều đại cao thủ cho biết, thích nhất là đọc lại chính mình

tôi cũng tự thấy mình khó thoát khỏi một truyền thống vĩ đại đến như thế

cho nên, vì mới tình cờ đọc lại hai bài cũ, giới thiệu với các bác:

ở đây

ở đây

(một là bài đọc sách, một không phải là bài đọc sách)

Jan 2, 2016

Đọc lại, và về Victor Hugo

Khi nào ta nhận ra mấy điều sau đây, thì tức là ta đã bước vào một đoạn đời khác, một cuộc đời khác: khi ta nhận ra, mọi câu hỏi mà ta nghĩ đến hoặc nói ra đều là câu hỏi tu từ, và mọi cuộc đọc của chúng ta đều là đọc lại.

Ta đọc lại những cuốn sách nào? Hoàn toàn nhầm nếu nghĩ đó là những cuốn sách từng làm ta thích, từng làm ta nghĩ mình không hiểu được hết. Đã không hiểu thì tức là sẽ tiếp tục không hiểu thôi. Chỉ xứng đáng đọc lại những cuốn sách nào khiến ta cảm thấy, dẫu chỉ chút ít, một cảm giác kinh tởm, một sự khó chịu ghê người, một niềm căm thù cao vời vợi. Tưởng tượng về đọc thì tốt và phong phú hơn đọc nhiều.

Và cũng nhầm nếu nghĩ "đọc lại" nghĩa là đọc đúng những cuốn sách mà ta từng đọc. Điều đó hoàn toàn sai. "Đọc lại" chủ yếu nằm ở sự đọc những cuốn sách khác.

Jan 1, 2016

Chiến tranh

Sự đơn giản không chỉ không làm nên văn chương, nó còn tiêu diệt văn chương (tất nhiên là ở dạng "sự đơn giản" quen thuộc nhất, vì cũng như nhiều thứ, sự đơn giản tồn tại trong nhiều hình thức). Chiến tranh là trường hợp "extreme" để điều ấy hé lộ, mạnh mẽ hơn ở những thời điểm khác: mọi văn chương tuyệt đối "anh hùng" cũng như mọi văn chương chỉ "phản chiến" đều không phải là văn chương. Anh hùng thuộc về tuyên truyền, nhưng phản chiến, đến lượt nó, cũng thuộc về tuyên truyền nốt, bởi vì khu vực địa dư của nó là "phản tuyên truyền".