Ở một số trường hợp (khó nhất), các liên hệ đúng làm chúng ta hiểu đúng được bản chất của vấn đề. Chateaubriand (Vie de Rancé, Mémoires d'outre-tombe, René) trông thì xa xôi và quả thật gần như không hiện diện ở Việt Nam nếu không tính vài bản dịch nhỏ (xem thêm ở kia) và trong một số thứ liên quan đến Sainte-Beuve, là nhất thiết để có thể nắm bắt được văn chương Nguyễn Tuân, nhưng cũng như ở rất nhiều chỗ khác, điều này chưa một ai nghĩ đến (các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam, thật ra họ làm gì? - thật ra, họ bận nói xấu sau lưng lẫn nhau) - đặc biệt Nguyễn Tuân trong hiện thân của một nhà lãng mạn (có một điều bí mật: trong rất nhiều năm, tất cả các nhà nghiên cứu Việt Nam đều rao giảng về chủ nghĩa lãng mạn, nhưng đó đơn giản không phải là chủ nghĩa lãng mạn). Tương tự: Nguyễn Du sẽ được hiểu sâu sắc hơn nhiều trong mối liên hệ với một nhân vật: Dante Alighieri. Ba mươi ba đoạn thơ phần "Địa Ngục" trong Divina Commedia của Dante chính xác là Thập loại chúng sinh của Nguyễn Du.
Dec 31, 2016
Dec 30, 2016
Khái Hưng vs Phạm Quỳnh
Chúng ta quay trở lại với tờ báo Bình minh mới chỉ nhắc qua gần đây.
Bình minh là một tờ nhật báo (hai mặt giấy, khổ tương tự giấy A3), ra gần như ngay lập tức sau ngày Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương (tức là ngày 9 tháng Ba năm 1945). Gần như chắc chắn số 1 của tờ Bình minh ra ngày 12 tháng Ba năm 1945. Tờ báo sẽ còn tồn tại tận đến khoảng tháng Tám 1945.
Bình minh là một tờ nhật báo (hai mặt giấy, khổ tương tự giấy A3), ra gần như ngay lập tức sau ngày Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương (tức là ngày 9 tháng Ba năm 1945). Gần như chắc chắn số 1 của tờ Bình minh ra ngày 12 tháng Ba năm 1945. Tờ báo sẽ còn tồn tại tận đến khoảng tháng Tám 1945.
Dec 29, 2016
Khái Hưng viết về Hồ Hữu Tường
Hồ Hữu Tường viết về Khái Hưng (như ở kia), dẫu là khó tin đến đâu, thì vẫn còn hiểu được, vẫn có thể nghĩ là hợp lý. Thế nhưng ở chiều ngược lại, Khái Hưng Trần Khánh Giư có thể viết về Hồ Hữu Tường, thì thật khó tưởng tượng. Thế nhưng vẫn có.
Như ở kia đã nói, trên báo Chính nghĩa, gần như số nào trang 5 cũng dành cho Nhượng Tống. Nhưng trang 3 của tờ này mới là mục thực sự đều đặn, và đó là mục "Người và việc". Sau nhiều so sánh, đối chiếu, tôi cho rằng tất cả mục "Người và việc" trên Chính nghĩa đều do Khái Hưng viết. Trên mục này, Khái Hưng từng viết về Nguyễn Tuân, một điều rất bất ngờ (xem ở kia), chuyện này lọt ra khỏi tầm hiểu biết của mọi nhà nghiên cứu văn học từng quan tâm đến Chùa Đàn, tính cho đến năm 2016, hoặc Khái Hưng viết về các nhà văn Việt Nam viết tiếng Pháp (xem ở kia).
Như ở kia đã nói, trên báo Chính nghĩa, gần như số nào trang 5 cũng dành cho Nhượng Tống. Nhưng trang 3 của tờ này mới là mục thực sự đều đặn, và đó là mục "Người và việc". Sau nhiều so sánh, đối chiếu, tôi cho rằng tất cả mục "Người và việc" trên Chính nghĩa đều do Khái Hưng viết. Trên mục này, Khái Hưng từng viết về Nguyễn Tuân, một điều rất bất ngờ (xem ở kia), chuyện này lọt ra khỏi tầm hiểu biết của mọi nhà nghiên cứu văn học từng quan tâm đến Chùa Đàn, tính cho đến năm 2016, hoặc Khái Hưng viết về các nhà văn Việt Nam viết tiếng Pháp (xem ở kia).
Dec 27, 2016
Danh mục tác phẩm Nhượng Tống (bổ sung)
Ở kia là danh mục tác phẩm của Nhượng Tống; danh mục này đã được in trong một cuốn sách xuất bản hồi đầu năm 2016, cùng danh mục tác phẩm Khái Hưng, kèm lời hẹn nó sẽ được bổ sung dần dần. Giờ, tôi thực hiện công việc ấy, bổ sung danh mục tác phẩm của Nhượng Tống; đây sẽ coi là danh mục cuối 2016. Tất nhiên, hẳn nó sẽ còn được chỉnh lý, bổ sung nữa, khi nào tìm thêm được những gì mới.
Dec 26, 2016
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội
Ta đã bắt đầu nói đến Hồ Hữu Tường (xem ở kia), và vì ta cũng đã bắt đầu "khoanh vùng" Hà Nội 1945-1946 (hai nhát gần đây: ở kia và ở kia), giờ có thể sử dụng chính lời chứng của Hồ Hữu Tường để mở rộng cái nhìn về đoạn thời gian vô cùng gay cấn và hỗn loạn này.
Nhiều người biết rằng Hồ Hữu Tường hoạt động rất mạnh ở Hà Nội giai đoạn này, nhưng cụ thể thế nào thì ít ai biết. Bài dưới đây lấy từ số Văn năm 1968 (số kỷ niệm Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long). Ta sẽ thấy rằng Hồ Hữu Tường trốn tránh ở Hà Nội trong sự che giấu của Lê Văn Văng, tức là ông chủ nhà xuất bản Tân Việt (người hết sức thân thiết với Nhượng Tống: xem ở kia), và ở ngay khu Nhà Thờ.
Nhiều người biết rằng Hồ Hữu Tường hoạt động rất mạnh ở Hà Nội giai đoạn này, nhưng cụ thể thế nào thì ít ai biết. Bài dưới đây lấy từ số Văn năm 1968 (số kỷ niệm Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long). Ta sẽ thấy rằng Hồ Hữu Tường trốn tránh ở Hà Nội trong sự che giấu của Lê Văn Văng, tức là ông chủ nhà xuất bản Tân Việt (người hết sức thân thiết với Nhượng Tống: xem ở kia), và ở ngay khu Nhà Thờ.
Dec 24, 2016
Trả lời phỏng vấn
Tháng Chín năm ngoái, khi làm được cho cuốn tiểu thuyết Lan Hữu quay trở lại, tôi đã biết kể từ đó sẽ phải thực hiện nhiều tìm kiếm vào các ngóc ngách, để thực sự biết về Nhượng Tống, và các tìm kiếm mỗi lúc sẽ một khó khăn hơn, các đầu mối ngày một trở nên nhỏ bé hơn.
Điều tôi chưa bao giờ nghĩ đến là Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân từng trả lời phỏng vấn công khai trên báo. Dưới đây là bài phỏng vấn trên tờ Tri tân, số 185-186, ngày 10 tháng Năm năm 1945, do Phạm Mạnh Phan thực hiện. Số kép Tri tân này thuộc hệ "đặc san", được đặt tên là "Việt Nam Giải Phóng". Ta cũng biết, đây là thời điểm lịch sử có tên gọi Đế quốc Việt Nam. Một tháng sau đó, Nhượng Tống sẽ cho in cuốn sách về Nguyễn Thái Học.
Tờ Tri tân là một tờ không lạ, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ có thể tìm được dấu vết Nhượng Tống ở đây. Rất cảm ơn người bạn đã chỉ cho tôi thông tin này.
Điều tôi chưa bao giờ nghĩ đến là Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân từng trả lời phỏng vấn công khai trên báo. Dưới đây là bài phỏng vấn trên tờ Tri tân, số 185-186, ngày 10 tháng Năm năm 1945, do Phạm Mạnh Phan thực hiện. Số kép Tri tân này thuộc hệ "đặc san", được đặt tên là "Việt Nam Giải Phóng". Ta cũng biết, đây là thời điểm lịch sử có tên gọi Đế quốc Việt Nam. Một tháng sau đó, Nhượng Tống sẽ cho in cuốn sách về Nguyễn Thái Học.
Tờ Tri tân là một tờ không lạ, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ có thể tìm được dấu vết Nhượng Tống ở đây. Rất cảm ơn người bạn đã chỉ cho tôi thông tin này.
Dec 23, 2016
Khái Hưng dịch thơ Victor Hugo
Bài thơ hay được gọi là "Tình tuyệt vọng" của Arvers ("Mà người gieo thảm cơ hầu không hay") vẫn được coi là có giá trị tự thân, được rất nhiều người biết, tuy rằng đó chỉ là một bản dịch. Sở dĩ bài thơ được biết đến nhiều như vậy một phần lớn là vì nó được Khái Hưng đưa vào một truyện ngắn của mình (trong tập Anh phải sống, ký tên cùng Nhất Linh), một trong những truyện làm nên tên tuổi văn chương ban đầu cho Khái Hưng Trần Khánh Giư.
Dường như người ta vẫn nghĩ Khái Hưng ở tư cách dịch giả chỉ có vậy, cùng thêm một ít nữa, chẳng hạn có thể xem trong các tuyển tập truyện nước ngoài do nhóm Tự Lực văn đoàn in. Nhưng, đến tận rất sát ngày 19/12/1946 (xem thêm ở kia), Khái Hưng vẫn tiếp tục dịch - tôi đã tìm ra tác phẩm dịch cần phải tính là cuối cùng của Khái Hưng, đó là một tác phẩm của Tagore (tôi sẽ nói kỹ hơn). Điều này khiến tôi mở rộng tìm kiếm về hướng trước nay tôi vẫn không mấy để ý này.
Dường như người ta vẫn nghĩ Khái Hưng ở tư cách dịch giả chỉ có vậy, cùng thêm một ít nữa, chẳng hạn có thể xem trong các tuyển tập truyện nước ngoài do nhóm Tự Lực văn đoàn in. Nhưng, đến tận rất sát ngày 19/12/1946 (xem thêm ở kia), Khái Hưng vẫn tiếp tục dịch - tôi đã tìm ra tác phẩm dịch cần phải tính là cuối cùng của Khái Hưng, đó là một tác phẩm của Tagore (tôi sẽ nói kỹ hơn). Điều này khiến tôi mở rộng tìm kiếm về hướng trước nay tôi vẫn không mấy để ý này.
Dec 20, 2016
Dec 19, 2016
Ngày 19 tháng Chạp năm 1946
Trái ngược với rất nhiều "nhà phân kỳ học", tôi nghĩ rằng 1945 không phải là mốc nên dùng để xác định các khoảng trong văn học sử, mà phải là 1946 (về năm 1946, xem ở kia). Gần đây, dường như nhiều nhà nghiên cứu cũng đã thấy rằng năm 1954 không thực sự là mốc chuẩn xác: 1956, hoặc 1958 thì đúng hơn nhiều. 1956 là thời điểm của Nhân Văn-Giai Phẩm ở miền Bắc, của Sáng Tạo ở miền Nam, còn 1958 là thời điểm hoàn toàn chấm dứt báo chí và xuất bản tư nhân trên miền Bắc.
Đúng ngày hôm nay cách đây bảy mươi năm, một sự kiện lớn đã nổ ra, nó vừa mở ra một thời kỳ vừa hoàn toàn khép lại một thời kỳ khác.
Đúng ngày hôm nay cách đây bảy mươi năm, một sự kiện lớn đã nổ ra, nó vừa mở ra một thời kỳ vừa hoàn toàn khép lại một thời kỳ khác.
Dec 18, 2016
Nguyễn Tuân đọc sách (tiếp)
"Nguyễn Tuân đọc sách": đề tài này, mỗi lúc tôi lại thấy thêm quan trọng, chứ không chỉ là "thú vị" hay "hấp dẫn". Sự đọc sách của Nguyễn Tuân không thể coi là một phương diện "trivia", thêm nếm, hoa lá cành cộng thêm vào cho dày thêm văn nghiệp của Nguyễn Tuân, mà sự đọc này là cả một vấn đề.
Dec 17, 2016
Quang Trung và Tần Thủy Hoàng
Quay trở lại với Tạ Chí Đại Trường một lần nữa, tôi thấy có thể điều chỉnh một chút cái nhìn đối với nhân vật Quang Trung, nhân vật kỳ lạ và bí ẩn nhất của lịch sử Việt Nam, cũng là nhân vật có ý nghĩa rất đặc biệt, và duy nhất.
Dec 12, 2016
Tạ Chí Đại Trường: một lần nữa
Lần này, đọc lại Sử ký, tôi càng thấy rõ hơn, các sử gia đích thực có cấu tạo rất đặc biệt. Tư Mã Thiên hay Jules Michelet, Plutarque hay Tạ Chí Đại Trường. Và càng hiểu hơn tại sao trước khi qua đời, Tạ Chí Đại Trường hay nói năm mươi năm nữa sợ người ta vẫn chẳng hiểu được ông ấy.
Dec 7, 2016
Dec 5, 2016
Sử ký
Năm 1889, Édouard Chavannes, ở tuổi hai mươi tư, đến Bắc Kinh lần đầu tiên (câu hỏi cho những người yêu thích lịch sử, văn chương và phương Đông: Victor Segalen - lại thêm một bác sĩ, giống Céline - đến Bắc Kinh lần đầu tiên năm nào, ở tuổi bao nhiêu, và tập thơ huyền thoại Stèles in năm nào, tại Trung Quốc hay Pháp, "Honorer les Sages reconnus; dénombrer les Justes; redire à toutes les faces que celui-là vécut, et fut noble et sa contenance vertueuse").
Labels:
dante,
edouard-chavannes,
edward-gibbon,
jean-jacques-rousseau,
marcel-granet,
nhuong-tong,
phan-khoi,
phan-ngoc,
plutarque,
shakespeare,
thucydide,
tu-ma-thien,
victor-segalen,
wittgenstein
Dec 4, 2016
Maldoror: I, 9
Khi gặp Milan Kundera hồi năm ngoái, tôi nhận ra ông già chín mươi tuổi gầy guộc cao lớn lưng hơi còng không một chút râu ria, vận toàn đồ đen, ánh mắt và nụ cười rất Trung Âu kia, xuống tận chân cầu thang để đón tôi, quan trọng đối với tôi đến như thế nào. Về đọc, về viết, về văn chương, về sự sắp xếp giá trị (Musil, Broch, Roth, Kafka, Gombrowicz, và cả Rabelais), về đọc thì phải như thế nào, viết thì phải ra sao, văn chương nghĩa là gì, nhưng là còn cả một điều nữa: về việc quê hương đích thực có thể nằm ở đâu.
Subscribe to:
Posts (Atom)