Em đến hôm nào như hoa bay
Tình không độc dược mà đắng cay
Mùa thu tàn nhẫn từ đôi mắt
Mùi hương sát nhân những ngón tay
Em đến hôm nào như mây bay
Gió mưa triền miên từ nét mày
Đường vào lòng nhau toàn sạn đạo
Bước chân tha hương từ dấu giày
Feb 26, 2015
Feb 25, 2015
Đinh Hùng: Tiếng ca bộ lạc (IV)
NB. Ở phần này có bài "Trái tim hồng ngọc" hết sức đặc biệt, có thể xem là gợi nhớ và tiếp tục bài thơ rất nổi tiếng "Gửi người dưới mộ" trong tập Mê hồn ca.
(à mấy câu đề từ của tập Tiếng ca bộ lạc lấy từ "Lạc hồn ca" trong tập Mê hồn ca)
(à mấy câu đề từ của tập Tiếng ca bộ lạc lấy từ "Lạc hồn ca" trong tập Mê hồn ca)
Feb 23, 2015
Thế Lữ
1934-1935 là khoảng thời gian làm nên tên tuổi một người sẽ còn nổi tiếng rất lâu dài trong nền văn chương Việt Nam: Thế Lữ.
Tập Mấy vần thơ này vẫn được coi là điểm mốc đầu tiên mạnh mẽ nhất của Thơ Mới (bản 1935 hiếm quá nên ở đây chỉ dùng tạm bản 1941 hehe). Còn Vàng và Máu xuất bản năm 1934 ở "Annam xuất bản cục" với lời tựa của Khái Hưng sau này không mấy danh giá.
Tập Mấy vần thơ này vẫn được coi là điểm mốc đầu tiên mạnh mẽ nhất của Thơ Mới (bản 1935 hiếm quá nên ở đây chỉ dùng tạm bản 1941 hehe). Còn Vàng và Máu xuất bản năm 1934 ở "Annam xuất bản cục" với lời tựa của Khái Hưng sau này không mấy danh giá.
Feb 22, 2015
Đinh Hùng: Tiếng ca bộ lạc (III)
Đinh Hùng vẫn chưa được biết đến nhiều: kể cả các nhà nghiên cứu nhiều cảm tình với Đinh Hùng (không đông) chủ yếu chỉ phân tích thơ Đinh Hùng trong hai tập, Mê hồn ca và Đường vào tình sử. Nhưng sự nghiệp thơ của Đinh Hùng không chỉ gồm hai tập ấy, mà còn tập Tiếng ca bộ lạc. Mê hồn ca in lần đầu năm 1954, gồm 16 bài, Đường vào tình sử in năm 1961, gồm 60 bài, còn Tiếng ca bộ lạc do nhà xuất bản Lửa Thiêng in năm 1973, gồm 36 bài, khi Đinh Hùng đã qua đời (Đinh Hùng mất năm 1967), có sự tham gia của Vũ Hoàng Chương. Tập thơ này quan trọng không kém hai tập thơ kia, và cũng cần nhớ rằng ở trường hợp Đinh Hùng, ngoài vài trường hợp hãn hữu, gần như ta không xác định được niên đại chính xác cho từng bài thơ; nhiều bài trong Tiếng ca bộ lạc chắc chắn được viết cùng giai đoạn Mê hồn ca và Đường vào tình sử.
Tôi sẽ post dần dần đầy đủ tập thơ này, hy vọng khi nào post đủ thì cũng kịp viết được một bài bình luận về thơ Đinh Hùng :p
Tôi sẽ post dần dần đầy đủ tập thơ này, hy vọng khi nào post đủ thì cũng kịp viết được một bài bình luận về thơ Đinh Hùng :p
Bộ lạc ta xưa mất hải tần
Buồn nghiêng nội địa cháy tà huân
Đêm thiêng thổn thức hồn du mục
Ta vọng lên non tiếng ác thần
Đ.H.
10. Hình tượng xuân
xưa
Feb 20, 2015
Đinh Hùng: Tiếng ca bộ lạc (II)
Đinh Hùng vẫn chưa được biết đến nhiều: kể cả các nhà nghiên cứu nhiều cảm tình với Đinh Hùng (không đông) chủ yếu chỉ phân tích thơ Đinh Hùng trong hai tập, Mê hồn ca và Đường vào tình sử. Nhưng sự nghiệp thơ của Đinh Hùng không chỉ gồm hai tập ấy, mà còn tập Tiếng ca bộ lạc. Mê hồn ca in lần đầu năm 1954, gồm 16 bài, Đường vào tình sử in năm 1961, gồm 60 bài, còn Tiếng ca bộ lạc do nhà xuất bản Lửa Thiêng in năm 1973, gồm 36 bài, khi Đinh Hùng đã qua đời (Đinh Hùng mất năm 1967), có sự tham gia của Vũ Hoàng Chương. Tập thơ này quan trọng không kém hai tập thơ kia, và cũng cần nhớ rằng ở trường hợp Đinh Hùng, ngoài vài trường hợp hãn hữu, gần như ta không xác định được niên đại chính xác cho từng bài thơ; nhiều bài trong Tiếng ca bộ lạc chắc chắn được viết cùng giai đoạn Mê hồn ca và Đường vào tình sử.
Tôi sẽ post dần dần đầy đủ tập thơ này, hy vọng khi nào post đủ thì cũng kịp viết được một bài bình luận về thơ Đinh Hùng :p
Tôi sẽ post dần dần đầy đủ tập thơ này, hy vọng khi nào post đủ thì cũng kịp viết được một bài bình luận về thơ Đinh Hùng :p
Bộ lạc ta xưa mất hải tần
Buồn nghiêng nội địa cháy tà huân
Đêm thiêng thổn thức hồn du mục
Ta vọng lên non tiếng ác thần
Đ.H.
4. Nỗi lòng thu nhỏ
Feb 15, 2015
Đinh Hùng: Tiếng ca bộ lạc (I)
Đinh Hùng vẫn chưa được biết đến nhiều: kể cả các nhà nghiên cứu nhiều cảm tình với Đinh Hùng (không đông) chủ yếu chỉ phân tích thơ Đinh Hùng trong hai tập, Mê hồn ca và Đường vào tình sử. Nhưng sự nghiệp thơ của Đinh Hùng không chỉ gồm hai tập ấy, mà còn tập Tiếng ca bộ lạc. Mê hồn ca in lần đầu năm 1954, gồm 16 bài, Đường vào tình sử in năm 1961, gồm 60 bài, còn Tiếng ca bộ lạc do nhà xuất bản Lửa Thiêng in năm 1973, gồm 36 bài, khi Đinh Hùng đã qua đời (Đinh Hùng mất năm 1967), có sự tham gia của Vũ Hoàng Chương. Tập thơ này quan trọng không kém hai tập thơ kia, và cũng cần nhớ rằng ở trường hợp Đinh Hùng, ngoài vài trường hợp hãn hữu, gần như ta không xác định được niên đại chính xác cho từng bài thơ; nhiều bài trong Tiếng ca bộ lạc chắc chắn được viết cùng giai đoạn Mê hồn ca và Đường vào tình sử.
Tôi sẽ post dần dần đầy đủ tập thơ này, hy vọng khi nào post đủ thì cũng kịp viết được một bài bình luận về thơ Đinh Hùng :p
Tôi sẽ post dần dần đầy đủ tập thơ này, hy vọng khi nào post đủ thì cũng kịp viết được một bài bình luận về thơ Đinh Hùng :p
Bộ lạc ta xưa mất hải
tần
Buồn nghiêng nội địa
cháy tà huân
Đêm thiêng thổn thức hồn
du mục
Ta vọng lên non tiếng
ác thần
Đ.H.
Feb 13, 2015
Trở về cổ điển: Stendhal
Nếu thiếu một số tác phẩm, lịch sử tiểu thuyết sẽ không còn là nó nữa. Lịch sử tiểu thuyết Pháp sẽ là một lịch sử khác nếu thiếu Stendhal - thế nhưng bản thân Stendhal cũng tự biết hậu thế nửa thế kỷ sau khi ông qua đời mới bắt đầu hiểu tiểu thuyết của ông giá trị như thế nào.
Feb 12, 2015
Feb 10, 2015
Sống, là làm sao...
Sống là làm sao đi cho hết một kỷ niệm
Câu này là của René Char, được Patrick Modiano lấy làm đề từ cho tác phẩm Livret de famille (Sổ hộ tịch). Quảng trường ngôi sao là tên một tác phẩm của René Char nhưng Modiano không hề biết điều đó khi dùng cụm từ này làm tên cho tác phẩm đầu tay của mình, có lẽ từ đó mà có sự quan tâm đặc biệt của Modiano đối với René Char, nhà thơ bạn thân của Heidegger và từng tham gia kháng chiến hồi Đức chiếm đóng Pháp.
Câu này là của René Char, được Patrick Modiano lấy làm đề từ cho tác phẩm Livret de famille (Sổ hộ tịch). Quảng trường ngôi sao là tên một tác phẩm của René Char nhưng Modiano không hề biết điều đó khi dùng cụm từ này làm tên cho tác phẩm đầu tay của mình, có lẽ từ đó mà có sự quan tâm đặc biệt của Modiano đối với René Char, nhà thơ bạn thân của Heidegger và từng tham gia kháng chiến hồi Đức chiếm đóng Pháp.
Feb 7, 2015
Houellebecq và Huysmans
Kể cả khi tác phẩm không còn sắc bén như trước đây, Michel Houellebecq vẫn đủ sức làm một số điều không ai làm được: lần này là xuất hiện đúng lúc, giữa tâm điểm cuộc lộn xộn xung quanh Charlie Hebdo. Cuốn tiểu thuyết mới nhất của Houellebecq, Soumission, cho thấy một nhà văn nhất quyết đứng về phía xì căng đan có thể giỏi chọn thời điểm như thế nào.
Feb 3, 2015
Sách tháng Giêng 2015
Thôi, hết thời gian thả lỏng rồi nhé, giờ lại quay lại đọc sách :p
Được cái là đợt này nhiều sách hay.
Được cái là đợt này nhiều sách hay.
Subscribe to:
Posts (Atom)