Romain Gary thuộc vào số các nhà văn không bao giờ chịu để cho mọi thứ liên quan đến mình kết thúc một cách dễ dàng: văn chương của Romain Gary không chịu kết thúc
tôi trở đi trở lại với văn chương Romain Gary không biết đã bao nhiêu lần, và càng lúc tôi càng thấy rõ hơn: ở trong câu chuyện Romain Gary có một sự nhầm lẫn rất lớn
Jul 30, 2016
Jul 28, 2016
Tabucchi về Pessoa
Antonio Tabucchi là nhân vật tạo ra một văn chương tương đối tầm thường, nhưng sự tầm thường ấy ở Tabucchi, rất kỳ lạ, tan biến hoàn toàn những khi nào Tabucchi bàn đến Pessoa
dẫu cũng rất dị ứng với các hình ảnh, ở trường hợp Tabucchi-Pessoa tôi thấy cần miêu tả một hình ảnh theo tôi là thích ứng, ít nhất là trên một bình diện không nhỏ
dẫu cũng rất dị ứng với các hình ảnh, ở trường hợp Tabucchi-Pessoa tôi thấy cần miêu tả một hình ảnh theo tôi là thích ứng, ít nhất là trên một bình diện không nhỏ
Jul 25, 2016
Jul 23, 2016
Khái Hưng ngoài Phong hóa, Ngày nay
Tôi từng (vài lần) nói đến chuyện, không dễ tìm dấu vết của Khái Hưng ngoài Phong hóa, Ngày nay (cũng như An Nam xuất bản cục và nhà xuất bản Đời nay), đặc biệt là Khái Hưng của giai đoạn "tiền Phong hóa". Ai cũng thấy ngay là ở tuổi của Khái Hưng khi Phong hóa khởi động, với một sự viết sắc nét ngay lập tức như vậy, không thể có chuyện là một tay mơ. Nhưng như thế thì thế nào?
Jul 22, 2016
Về nỗi bất tiện khi bị sinh ra trên đời
"Về nỗi bất tiện khi bị sinh ra trên đời": một nhan đề sách không thể tưởng tượng nổi, chỉ riêng mình nó thôi đã nói lên gần như mọi thứ về chúng ta, thậm chí còn chẳng thèm nói về chúng ta nữa. Người ta cứ gọi Cioran là một con người bi quan (vì, đúng vậy, đây là nhan đề một cuốn sách của Cioran) nhưng thật ra, đâu có đến nỗi thế, hoặc giả: chẳng có gì liên quan đến "bi quan" hay "lạc quan" ở trong câu chuyện Cioran hết cả.
Jul 19, 2016
Tôn sùng sự trung bình
Dẫu sự yêu mến đối với thơ của Xuân Quỳnh (sự yêu mến mà rất có thể tôi cũng có góp phần) có lớn đến đâu, thì vẫn cần phải thấy rằng Xuân Quỳnh không viết ra được một thứ thơ lớn.
Yêu quý người nào đến đâu thì cũng không thể vì thế mà đánh giá sai, ghét ai đó đến đâu cũng không thể vì thế mà đánh giá sai người ấy. Giá trị, trong đó có giá trị văn chương, là một thứ khách quan không tùy thuộc yêu ghét. Cái gì đã ở đó thì vẫn cứ ở đó.
Yêu quý người nào đến đâu thì cũng không thể vì thế mà đánh giá sai, ghét ai đó đến đâu cũng không thể vì thế mà đánh giá sai người ấy. Giá trị, trong đó có giá trị văn chương, là một thứ khách quan không tùy thuộc yêu ghét. Cái gì đã ở đó thì vẫn cứ ở đó.
Jul 18, 2016
Jul 16, 2016
Vargas Llosa về Flaubert
chính trị của một nhà văn nằm ở đâu? nằm trong những gì họ nói về các vấn đề (có vẻ là) chính trị ư? không có gì đáng ngờ hơn thế
kích thước chính trị của một nhà văn nằm trong chính những gì nhà văn ấy thể hiện về những thứ (có vẻ như) không liên quan chút nào đến chính trị
thật khủng khiếp khi một nhà văn trở nên rất nổi tiếng: người ấy thường buộc phải nói (lăng nhăng), phải có ý kiến (vớ vẩn) về rất nhiều điều
kích thước chính trị của một nhà văn nằm trong chính những gì nhà văn ấy thể hiện về những thứ (có vẻ như) không liên quan chút nào đến chính trị
thật khủng khiếp khi một nhà văn trở nên rất nổi tiếng: người ấy thường buộc phải nói (lăng nhăng), phải có ý kiến (vớ vẩn) về rất nhiều điều
Jul 12, 2016
nỗi đau
Nhật ký của Kafka không phải nhật ký vĩ đại duy nhất trên đời
trước kia tôi từng rất thích nhật ký của anh em Goncourt, của Paul Léautaud, đó là dạng nhật ký nhà văn cho ta biết Verlaine khi Léautaud còn trẻ trông như thế nào, văn nhân nào đái bậy bị Goncourt nhìn thấy
(mới đây, vì bộ nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng mới được tái bản, thấy thông báo có nhiều bổ sung so với ấn bản đầu, tôi cũng đã mua về xem; các chi tiết tôi muốn tìm hiểu đều thấy được thuật theo lối ám chỉ, chẳng hiểu nổi; Nguyễn Huy Tưởng để lại chừng bốn mươi quyển sổ, viết đều đặn trong vòng ba mươi năm, từ khi mười tám tuổi cho tận tới khi qua đời)
trước kia tôi từng rất thích nhật ký của anh em Goncourt, của Paul Léautaud, đó là dạng nhật ký nhà văn cho ta biết Verlaine khi Léautaud còn trẻ trông như thế nào, văn nhân nào đái bậy bị Goncourt nhìn thấy
(mới đây, vì bộ nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng mới được tái bản, thấy thông báo có nhiều bổ sung so với ấn bản đầu, tôi cũng đã mua về xem; các chi tiết tôi muốn tìm hiểu đều thấy được thuật theo lối ám chỉ, chẳng hiểu nổi; Nguyễn Huy Tưởng để lại chừng bốn mươi quyển sổ, viết đều đặn trong vòng ba mươi năm, từ khi mười tám tuổi cho tận tới khi qua đời)
Jul 11, 2016
[tiện bút] vẩy
khó nhất trên đời không phải là nghĩ, mà khó nhất là không nghĩ: để chế nhạo Descartes, Paul Valéry bảo: "Có đôi khi tôi nghĩ, và có đôi khi tôi sống": khi nghĩ, ta không sống, ta chỉ sống khi không nghĩ; điều này dẫn tới hệ quả là trên đời gần như không có ai sống hết cả, ai nấy đều cố công cố sức mà nghĩ, dành lại phần sống cho một lũ điên
những suy nghĩ kiểu như thế này hay xuất hiện ở những khoảng đứt đoạn của cuộc đời; nó hay đến với tôi nhất những lúc đang đứng úp mặt vào bồn cầu, trong một nhà vệ sinh công cộng của một tòa nhà nào đó
những suy nghĩ kiểu như thế này hay xuất hiện ở những khoảng đứt đoạn của cuộc đời; nó hay đến với tôi nhất những lúc đang đứng úp mặt vào bồn cầu, trong một nhà vệ sinh công cộng của một tòa nhà nào đó
Jul 8, 2016
Jul 6, 2016
Nhượng Tống về Hồ Văn Mịch
Cũng như bài báo về Phó Đức Chính (xem ở kia), Nhượng Tống viết và đăng báo về Hồ Văn Mịch vào năm 1946. Đọc đoạn cuối bài, có thể thấy rằng Nhượng Tống được thả khỏi Côn Đảo vào năm 1933, nghĩa là chi tiết Nhượng Tống được tha năm 1936 trong tất cả tiểu sử Nhượng Tống cho đến năm 2015 là sai.
Hồ Văn Mịch
Jul 3, 2016
Michel Foucault (i)
khi những người cách đây mới mấy năm đầy nhiệt tình Foucault đã quay sang các đối tượng khác, những con mồi hấp dẫn hơn, béo hơn (và dĩ nhiên, dễ tiêu hóa hơn), khi mọi thứ đã lắng xuống, thời điểm thật lý tưởng để quay trở lại từ đầu, và qua đó cũng tránh cho Michel Foucault một số phận ở Việt Nam tương tự với số phận mà Nietzsche, Schopenhauer hay Deleuze từng phải chịu (đây chỉ là nêu lên vài ví dụ nhỏ)
trước tiên: vấn đề discours
discours (của Foucault) không phải là diễn ngôn
trước tiên: vấn đề discours
discours (của Foucault) không phải là diễn ngôn
Jul 1, 2016
Subscribe to:
Posts (Atom)