Đứa bé gái giẫm chân lên ổ bánh mì thuộc những truyện mà Andersen viết và cho xuất bản trong giai đoạn 1858-1860, trong tập này đã có một số truyện nổi tiếng ở Việt Nam: "Giấc mơ cuối cùng của cây sồi già", câu chuyện về Valdemar Daae và các con gái, "Đứa trẻ trong mồ", câu chuyện về thời nhỏ của điêu khắc gia vĩ đại Bertel Thorvaldsen; cũng tập này có Con gái chúa tể đầm lầy.
Sep 29, 2017
Sep 28, 2017
[tiện bút] Phố Hàng Lon
Không ai còn xa lạ với "định luật Gresham"; rất có thể trong tất tật các "luật" của kinh tế học, có mỗi cái định luật Gresham này là đúng, chẳng bao giờ sai. Các kinh tế gia hôm nay nói thế này, mai sẽ nói thế khác; từng có ý kiến cho rằng trên đời hai loại người được hưởng đặc quyền, nói láo liên miên (và không bao giờ chớp mắt) nhưng không bao giờ phải chịu trách nhiệm, là thầy bói và kinh tế gia. Nhưng ta sẽ để mặc các nhà kinh tế cho số phận tươi sáng của họ.
Sep 26, 2017
Mộc thần nữ
Thêm một kiệt tác lớn lao nữa của Andersen: Mộc thần nữ.
Andersen thuộc vào số rất hiếm hoi, nếu không muốn nói Andersen chính là người duy nhất, viết được về cuộc sống của những cái cây. Tại sao lại có thể có hiểu biết ấy? Những câu chuyện đã rất nổi tiếng trong tiếng Việt từ trước đến nay: truyện về cây thông, truyện về cây sồi ("Giấc mơ cuối cùng của cây sồi già"), hay về cây liễu ("Bên gốc liễu" - tuy nhiên, liễu không có "thứ hạng" cao trong thế giới cây). Một bụi cây gai cũng có câu chuyện riêng của nó, một bông cúc trắng cũng thế.
Andersen thuộc vào số rất hiếm hoi, nếu không muốn nói Andersen chính là người duy nhất, viết được về cuộc sống của những cái cây. Tại sao lại có thể có hiểu biết ấy? Những câu chuyện đã rất nổi tiếng trong tiếng Việt từ trước đến nay: truyện về cây thông, truyện về cây sồi ("Giấc mơ cuối cùng của cây sồi già"), hay về cây liễu ("Bên gốc liễu" - tuy nhiên, liễu không có "thứ hạng" cao trong thế giới cây). Một bụi cây gai cũng có câu chuyện riêng của nó, một bông cúc trắng cũng thế.
Sep 24, 2017
Năm hạt đậu nhỏ chui ra từ vỏ đậu, Đứa trẻ tật nguyền, Thiên thần
Andersen viết rất nhiều câu chuyện liên quan đến đất nước Đan Mạch, không ít truyện của Andersen liên quan đến Bắc Âu, cũng như nhiều đất nước khác. Nhưng, tuy không ít lần nhắc tới Thụy Điển hay Na-uy, dường như Andersen không mấy quan tâm đến Finland.
Tôi nghĩ rằng ba câu chuyện dưới đây nên được đặt cạnh nhau, mặc dù chúng có niên đại tương đối xa nhau: "Năm hạt đậu nhỏ chui ra từ vỏ đậu" nằm trong tập 1852-1855, tức là tập từng được những người dịch tiếng Việt trước đây khai thác rất triệt để, "Đứa trẻ tật nguyền" nằm trong tập rất muộn, 1872 (những truyện trong tập này rất ít được biết đến ở đây), và "Thiên thần" ở trong tập 1844-1848 (tập này từng được khai thác ở Việt Nam còn triệt để hơn cả tập 1852-1855).
Tôi nghĩ rằng ba câu chuyện dưới đây nên được đặt cạnh nhau, mặc dù chúng có niên đại tương đối xa nhau: "Năm hạt đậu nhỏ chui ra từ vỏ đậu" nằm trong tập 1852-1855, tức là tập từng được những người dịch tiếng Việt trước đây khai thác rất triệt để, "Đứa trẻ tật nguyền" nằm trong tập rất muộn, 1872 (những truyện trong tập này rất ít được biết đến ở đây), và "Thiên thần" ở trong tập 1844-1848 (tập này từng được khai thác ở Việt Nam còn triệt để hơn cả tập 1852-1855).
Sep 22, 2017
Cây đèn đường cũ
Sống trong thế kỷ 19, Andersen đã biết rằng về sau người ta sẽ đi lại (nhất là từ Mỹ sang châu Âu) bằng loại phương tiện hơi giống tàu thủy hơi nước, nhưng là bay trên trời, và cũng biết rằng để đi lại giữa Anh và Pháp người ta sẽ chui qua một đường hầm bên dưới biển Manche. Ngoài ra, cũng giống Dickens, Andersen trải qua thời kỳ đầu tiên của tàu hỏa; Andersen viết nhiều câu chuyện có liên quan đến tàu hỏa, đặc biệt một câu chuyện lấy chủ đề đường sắt. Trong lúc đó, Balzac hay viết về những chuyến xe ngựa công cộng, cái "phong hóa" vào thời điểm ấy đã chuẩn bị trở thành truyền thuyết. Andersen cũng trải qua thời điểm người ta thay thế đèn đường đốt bằng dầu, chuyển sang loại đèn khí, tại nhiều thành phố châu Âu, trong đó có Copenhagen. "Cây đèn đường cũ" viết về những ngọn đèn đường khi chúng vẫn còn được đốt bằng dầu. Đèn đường sẽ còn trở thành "nhân vật chính" trong một câu chuyện kiệt xuất khác, ta sẽ sớm đến với nó.
Sep 21, 2017
Con cò trên ruộng
Như đã nói ở kia, trong câu chuyện của Thơ Mới, Xuân Diệu gây nhiều kích thích nhất, là trường hợp đáng quan tâm nhất, và cũng mang nhiều dấu hiệu triệu chứng của một thời đại hơn cả.
Tôi thường hay tự hỏi, chúng ta đọc thơ như thế nào? Dường như (chắc chắn thì đúng hơn) có rất nhiều điều liên quan đến cái mà ta gọi là "trí tưởng tượng". Nhưng trí tưởng tượng nghĩa là gì?
Tôi thường hay tự hỏi, chúng ta đọc thơ như thế nào? Dường như (chắc chắn thì đúng hơn) có rất nhiều điều liên quan đến cái mà ta gọi là "trí tưởng tượng". Nhưng trí tưởng tượng nghĩa là gì?
Sep 18, 2017
Andersen: Con gái chúa tể đầm lầy
Con gái chúa tể đầm lầy là một trong những câu chuyện vĩ đại nhất của Hans Christian Andersen, và cũng là một trong từ ba đến năm truyện dài nhất mà Andersen từng viết. Trong các tập truyện của Andersen phổ biến trong tiếng Việt lâu nay, không có truyện này.
Sep 15, 2017
Ý luận
Ideology/Idéologie nghĩa là gì? "Ý thức hệ", "ý hệ" (cách gọi tương đối mới hơn so với cách gọi phổ biến trước đây, "hệ tư tưởng") có đúng không? Hay sai? (ta hãy hiểu, như Lukács, "sai là một khoảnh khắc của đúng, vừa với tư cách sai vừa với tư cách không sai").
Tôi muốn, xung quanh "idéologie" (như một khái niệm nhưng cũng như thể vượt ra khỏi các ranh giới của khái niệm), miêu tả ở một chừng mực rộng hơn câu chuyện của một số thứ. Câu chuyện này liên quan đến vài điều nho nhỏ, mà ta sẽ thấy rõ hơn, rất sớm. Câu chuyện này, tôi đặt tên là "Niệm năng và ý luận".
Tôi muốn, xung quanh "idéologie" (như một khái niệm nhưng cũng như thể vượt ra khỏi các ranh giới của khái niệm), miêu tả ở một chừng mực rộng hơn câu chuyện của một số thứ. Câu chuyện này liên quan đến vài điều nho nhỏ, mà ta sẽ thấy rõ hơn, rất sớm. Câu chuyện này, tôi đặt tên là "Niệm năng và ý luận".
Sep 11, 2017
Canetti project (1)
Tại sao người đọc nói chung và người đọc ở Việt Nam cứ suy tôn những thứ văn chương nhàng nhàng, nếu không nói là dở và kém như văn chương của Hemingway, Remarque hay Zweig, chưa nói đến một dây Sartre, Camus etc? Tất nhiên, dễ thấy ngay là vì con người chỉ chăm chăm chạy theo mốt (các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp còn chạy theo mốt suốt, nói gì, xem thêm ở kia); họ hay đọc báo, mà những người hay viết trên báo, từ nhà báo cho đến các nhà phê bình, thuộc loại không biết đọc hiển nhiên nhất. Tất nhiên là như vậy, nhưng cũng vì vẫn quá ít các quy chiếu. Tôi không tin một ai thực sự đọc Kafka mà lại có thể coi những thứ Paulo Coelho sản xuất ra là văn chương được.
Sep 9, 2017
Nguyễn Tuân không
Nguyễn Tuân không chỉ khiến tôi thấy cần đặt câu hỏi: Nguyễn Tuân đã làm gì, mà cùng lúc, mỗi lúc cảm giác càng mạnh thêm, cũng cần đặt ra câu hỏi ngược lại, Nguyễn Tuân đã không làm gì? Cái này trùng lên cái kia, cái kia chập lên cái này. Rất nhiều tầng. Nhưng tại sao lại như thế?
Sep 7, 2017
Từ điển chính là nghĩa địa
Từ điển là gì? Từ điển chính là nghĩa địa. Dứt khoát phải là như thế. Từ điển là quyển sách chứa đựng các nấm mồ: mỗi "mục từ" là một nấm mồ. Có "mục từ" đồ sộ, thậm chí có thể nói là đồ sộ, đó là mộ của nhà giàu, có khi là mộ chung của cả dòng họ. Có "mục từ" chỉ chiếm đúng một dòng. Đó là mộ của người nghèo: bia mộ chỉ ghi chẳng hạn ABC XYZ (xxxx-yyyy). Thậm chí còn chẳng có bia. Rồi mồ tập thể, vân vân và vân vân. Nằm trong các nấm mộ, hiển nhiên, là những thây ma. Muốn hồi sinh xác chết thì phải có thần chú. Khi nào thì có thể dùng được một từ bất kỳ? Khi nào đọc được đúng thần chú.
Sep 6, 2017
Maldoror: II, 7, 8
André Gide, với sự vô sỉ rất đặc trưng, từng nói rằng những người siêu thực (nhất là André Breton) kể ra cũng có chút giá trị, và giá trị ấy nằm ở chuyện chính nhờ họ mà Isidore Ducasse, bá tước de Lautréamont, không bị lãng quên.
Sep 1, 2017
Mehring và Weiss
Franz Kafka giữa những người cùng thời thì như thế nào? Câu chuyện đặc biệt phong phú. Châu Âu đầu thế kỷ 20, không chỉ Tây Âu mà cả về phía Đông, có rất nhiều xao động lớn. George Steiner khi bàn về "văn hóa" đã ngay lập tức nhắc đến "mùa hè tuyệt đẹp năm 1914", tức là ngay trước thời điểm xảy ra vụ việc khiến ngay sau đó nước Đức tuyên chiến với nước Nga và Thế chiến thứ nhất bùng nổ.
Tôi thấy là tôi rất may mắn khi được nghe nói đến cuốn sách dưới đây, của Walter Mehring:
Tôi thấy là tôi rất may mắn khi được nghe nói đến cuốn sách dưới đây, của Walter Mehring:
Subscribe to:
Posts (Atom)