+ Nhìn chung là nên hiểu tại sao tôi đặt title cho entry trước là "Bỏ qua". Tôi thực sự bỏ qua đấy.
+ Hoài Thanh trên báo Tràng An (Huế 1935-1936)
Quyển sách này do Từ Sơn (con trai Hoài Thanh, cũng là người làm Toàn tập Hoài Thanh, 4 tập). Có đủ toàn văn trên viet-studies, cùng toàn văn Tìm hiểu Hoài Thanh, cũng của Từ Sơn. Hai quyển sách này in ra trong đợt kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hoài Thanh (buổi lễ đã được thực hiện nghe nói rất đông đảo ở Hội Nhà văn Việt Nam).
Không có các tư liệu này thì gần như không thể nói gì đầy đủ về Hoài Thanh và phê bình văn học của Hoài Thanh trước 1945 (nói đúng hơn là trước Thi nhân Việt Nam và trước Văn chương và hành động: cuốn sách thứ hai chưa kịp in đã bị chính quyền tịch thu, đúng vào giai đoạn Hoài Thanh viết cho Tràng An, gần đây nó đã được in lại). Ở mảng tư liệu này vẫn còn thiếu các bài báo Hoài Thanh đăng trên hai tờ báo ở Hà Nội, viết khi Hoài Thanh còn rất trẻ (tầm 20, 21 tuổi) là Phổ Thông và Le Peuple. Một tờ nữa (bằng tiếng Pháp) mà Hoài Thanh viết khi ở Huế cùng thời gian viết Tràng An tên là La Gazette de Hué nghe nói đang được dịch để chuẩn bị in. Các tài liệu đợt này tìm được đều nhờ công lớn của Lại Nguyên Ân.
Mấy điểm có thể rút ra ngay khi đọc các bài báo trên Tràng An: Hoài Thanh không viết nhiều về văn học, mà các mục chủ yếu 1. Miêu tả và thể hiện sự cảm thông với người dân quê 2. Phản đối các chính sách của chính quyền thực dân (mảng này chắc chắn sẽ đậm nét hơn trên La Gazette de Hué, vì như chúng ta đã biết thời đó chỉ báo tiếng Việt mới bị kiểm duyệt chứ báo tiếng Pháp không bị) 3. Thuật lại thông tin nước ngoài qua báo chí Pháp.
Không viết nhiều về văn học, nhưng đây lại chính là giai đoạn Hoài Thanh bị kéo vào cuộc tranh luận nổi tiếng "Nghệ thuật vị nghệ thuật-Nghệ thuật vị nhân sinh" (chủ yếu cãi nhau với Hải Triều và Phan Văn Hùm). Đọc xong quyển này (rất nhiều tài liệu trước đây chưa có) thì có thể thấy rõ cái tên cuộc tranh luận trên đúng là vớ vẩn, chẳng có cái gì là "nghệ thuật vị nghệ thuật" cả (Hoài Thanh chỉ viết loạt bài "Văn chương là văn chương"). Đây chính là lần đầu tiên Hoài Thanh bị lựa chọn (trước đó cái đích ngắm của các ông phê bình bên cộng sản là Thiếu Sơn, nhưng một thời gian ngắn thì Thiếu Sơn chạy mất, đành quay sang Hoài Thanh khi ấy vừa dại dột đăng một bài về Kép Tư Bền trên Tràng An: bài báo này hình như cũng là lần đầu tiên được công bố).
Loạt bài trên Tràng An cũng cho thấy rất nhiều về gu thẩm mỹ của Hoài Thanh. Nó là một cái xuyên suốt, và góp phần giải thích tại sao Thi nhân Việt Nam thiếu vắng một số nhà thơ xuất sắc, cũng như ác cảm của Hoài Thanh đối với một số người (nhất là Nguyễn Vỹ).
Đây mới chỉ là lần thứ nhất Hoài Thanh "bị lựa chọn". Sẽ còn nhiều lần nữa, nhất là sau 1945.
+ Nửa mặt trời vàng, tiểu thuyết của Chimamanda Ngozi Adichie, Nguyễn Thị Hải Hà dịch, Bách Việt & NXB Lao động. Cuốn tiểu thuyết khá dày lấy bối cảnh nội chiến Nigeria, đầu rơi máu chảy và thảm họa về sắc tộc, màu da.
Chúc mừng bác... (:)
Theo Nhị Linh thì Thi nhân Việt Nam thiếu ai? Đinh Hùng, Ngân Giang, ai nữa? Hỏi nghiêm túc nhá.
ReplyDeleteỪ thì nghiêm túc: việc thiếu trong "Thi nhân Việt Nam" em nghĩ không quan trọng bằng việc thừa: theo Nguyễn Vỹ thì liếc qua đã thấy TNVN thiếu Phan Bội Châu, Á Nam, Tương Phố (lần này đọc các bài báo trước đó thì có thể hiểu thêm thái độ HT dành cho PBC). Tất nhiên có thiếu nhiều nhân vật sẽ được chọn nếu là người khác, nhưng có vẻ như TNVN chọn vào không ít nhà thơ rất tầm thường: Xuân Tâm, Thu Hồng, Phan Văn Dật... đấy là mới chỉ ngồi nhớ ra thôi.
ReplyDeleteThừa thì công nhận nhiều. Còn ba người kia, vì Hoài Thanh muốn làm tuyển các nhà thơ của phong trào Thơ Mới thôi? (Chỉ Tản Đà có "ghế danh dự".) Mới nhớ ra nhóm Xuân Thu Nhã Tập cũng không có mặt.
ReplyDeleteTất nhiên còn phải nhìn vào niên đại nữa: TNVN in lần đầu năm 1941 thì phải, chứ không phải 1945, khi ấy một số nhà thơ còn chưa được nổi tiếng lắm.
ReplyDeleteTiếp tục đi, waterboy. ;P
ReplyDeleteCám ơn Nhị Linh!
ReplyDeletehehe cuon Thi nhan Viet Nam chi "goi' gon" Tho Moi giai doan 1932-1941, ma Xuan Thu Nha Tap chi ton tai tu 1942-1945 nen ko co' mat la chuyen de hieu. It' ra TNVN cung con` gioi thieu 1 bai cua Tua^'n Do^ Doan Phu' Tu' =))
ReplyDeleteCám ơn bạn marcofogg. Tôi nhớ Thi nhân Việt Nam gói giai đoạn 32-41 nhưng không nhớ thời gian của nhóm Xuân Thu Nhã Tập.
ReplyDelete