Jul 16, 2010

Mông, à, mông



Mông là bộ phận cao quý trên con người ta. Vội quá không gọi điện được cho bác Nguyễn Việt Hà xin cái định nghĩa về mông trong từ điển tiếng Việt và 103 câu trích dẫn có liên quan đến mông, phí quá :d

Đây rồi, cũng tìm được hầu các bác một bộ mông tuyệt vời, không những thế lại là mông đen nữa, quá oách, mà lại được viết ra từ ngòi bút một trong hai nhà văn được coi là miền Nam nhất của miền Nam từ sau 1945: Bình Nguyên Lộc (người kia là Sơn Nam, dĩ nhiên), tức tác giả cuốn truyện lừng danh Đò dọc tới gần đây vẫn tái bản nhiều lần, Lột trần Việt ngữ và vô số tác phẩm văn xuôi.

Lữ đoàn mông đen Bình Nguyên Lộc viết đăng phơi-ơ-tông từ 1966 trên Tin Sớm, bản sách này là bản 1972 của Mây hồng, đề rõ "tiểu thuyết tình cảm xã hội".

Chị So trí nhớ tốt nhắc hộ em các vụ việc liên quan đến mông từng bùng nổ trên blog của em cái, giờ em chỉ nhớ được mỗi vụ cái gì mà "Ngoài phố mùa đông đôi m. em là đốm lửa hồng" :d

Khinh rẻ các bộ phận trên cơ thể là một trọng tội về luân lý hahaha.

"Lữ đoàn mông đen" là phiên từ "Brigade mondaine", các bác tự tìm hiểu nhé, trong truyện có pha tán tỉnh hơi bị mỹ mãn, hay hơn phim Hollywood nhiều.

Còn quyền Ý thức bùng vỡ là quà chờ sẵn dành để tặng em Z. Em có thích hông? Lười chụp ảnh nên cóp tạm trên Internet, nhưng em yên tâm là quyển em sẽ có còn đẹp hơn quyển này :) Trong thế giới sách cũ Việt Nam Ý thức bùng vỡ được xếp vào loại kịch độc, như người ta nói là dùng để giết chuột được khỏi phải đi thăm anh Hoàng Tiến.

65 comments:

  1. vụ này có liên quan gì đến vụ hôm nọ bác NSC nói đến San Franscisco rớt tiền không dám cúi lượm không?:) nghi lắm!

    ReplyDelete
  2. Ý thức bùng vỡ thì tặng Z còn Ý thức mới trong Văn nghệ và triết học thì tặng Linh, đúng không nhỉ? ;)

    ReplyDelete
  3. bác Linh nhớ đòi ấn bản 1970, có chú giải và phê bình, in toto, của tác giả về những điều chính mình đã viết trước đó nhiều năm. thú vị. talawas có bản online.

    bác Goldmund giữ mông cẩn thận, San José nghe đâu bây giờ cũng chẳng kém gì San Francisco! [nsc]

    ReplyDelete
  4. hi hi em cẩn thận lắm always CMA carefully:))

    ReplyDelete
  5. Một mông làm chẳng nên công
    Ba mông nhập lại qua sông vững thuyền
    Năm mông chao đảo ngả nghiêng
    Bảy mông hốt hoảng như chiêng không cồng
    Chín mông ruột rối bòng bong

    Triệu mông ngỏng đợi một mông… Ghế mòn.

    ReplyDelete
  6. Hi NhiLinh, your amazing order was shipped today. Enjoy your toy ;-p

    ReplyDelete
  7. Một mông làm chẳng nên hơi
    Hai mông khép lại thảnh thơi Gió nồm

    ReplyDelete
  8. trời, sung sướng xúc động mênh...mông quá, hihihi. Cảm ơn nhiều nhiều ạ! (Z)

    ReplyDelete
  9. mình rất là ngán thơ đấy nhé, warning cho các bác thích làm thơ :d

    aha, bác Linh bắt đầu mê món triết lý Chay, Chạy, Chảy, Cháy, Chãy, Chày rồi đấy nhờ, thôi cho bác quyển đó đấy, nhưng photo lại cho em một bản thế nào cũng có lúc cần để đập vào mông mấy thằng dở hơi, à mà số bác đen, vì "Ý thức mới" đã là bản photo rồi chứ đâu có được long lanh như "Ý thức bùng vỡ" này hehe

    "Ý thức bùng vỡ" chính là quyển sách đưa triết lý "cái" và "con" vào "hệ thống Phạm Công Thiện", thực chất nó in lại các tiểu luận của PCT trên "Tư tưởng", loạt bài về thất bại ấy: cái gì cũng thất bại tuốt, Hegel, Hussert, Schoppenhauer, Heidegger, cơ cấu luận, mỗi Nietzsche là không thất bại, mà lại cực lung linh, cuối sách PCT còn trích Peter Gast để ca tụng sự im lặng cuối đời của Nietzsche rất chi là nồng nhiệt

    ReplyDelete
  10. San Jose nóng bỏng là cái chắc, vì liên hệ trực tiếp với hai nhân vật lớn: Du Tử Lê và Osin Huy Đức :d

    hôm trước tôi nghe một bạn sống ở Frisco (không liên quan gì tới Cisco Intel đâu mà bác Goldmund vội mừng nhá) là kỹ thuật cần phải có là: đứng yên, chân nhấc lên, tay thò xuống cởi dây giày, tháo tất, rồi ngón chân quặp lấy tiền rơi, nhấc lên, tay đón lấy, nhét vào túi, mọi bước đều phải được thực hiện trong khi người thẳng tắp, không là chết đấy :p

    ReplyDelete
  11. Z: không có chi, cứ coi như là "lữ đoàn mông bùng vỡ đi" :))

    ReplyDelete
  12. tặng nick "Hơi"Jul 16, 2010, 2:44:00 PM

    Từ mông Nồm ngược lên đầu
    Khiến người quân tử ngửng đầu không lên
    ;-p

    ReplyDelete
  13. Frisco phơi phới gió nồng
    Anh kia cúi xuống hiến mông cho chàng

    ReplyDelete
  14. Người Mông Cổ -Jul 16, 2010, 10:08:00 PM

    Có mông lẫn cổ là Mông Cổ
    Như Việt cần Nam, một cơ đồ
    Gươm lưỡi ai mài không đủ sắc
    Chỉ cần thần chú với kim cô

    Từ thuở lưỡi theo gươm vượt Nam
    Bảy lần không uốn nổi một lần
    Thương người có chí mà quên rận
    Có cổ mà quên biết có mông

    ReplyDelete
  15. kinh! ở đây như đang có một cái Mông Mông Thi Xã! quả nhiên là trùng trùng duyên khởi:)) chủ nhân vừa xướng mông thì bao nhiêu mông họa theo!

    ReplyDelete
  16. Hì, thế mới gọi là Hồng Lâu Mộng chứ. Bạn Nhị biết điều khiển diễn đàn mông mà. Mund lo gì?...

    ReplyDelete
  17. heheh, hôm nay mình đã học hỏi được nhiều điều hay. :)

    ReplyDelete
  18. Lạy giời cho thuận gió nồm
    Áo em tốc ngược anh chồm anh xem
    Định thần ngó kỹ mông đen
    Hóa ra thằng khỉ anh em gì mày
    Nhìn xem cả bộ đây này
    Dở hơi dở chướng thân gầy du dương
    Đây rồi đến sát đường mương
    Anh cho cái đạp rõ phường bê đê

    ReplyDelete
  19. À há, thống kê trên NLblog thì mênh...mông quá, ;)) nói chung NL chả bao giờ bỏ lỡ dịp gán chữ m cho vần ông, đâm ra nghe đâu đó có cái chữ m vần ông thế là chị So lập tức nhớ ngay đến cái hobby ấy của bạn mình ;PPP

    ReplyDelete
  20. nói chứ mấy cái còm thôi mà đã có khối lọai m. rồi nhỉ :))gớm mà có lọai chướng chết được !

    ReplyDelete
  21. Có bài này của ông Dũng cũng vui này:

    http://www.chungta.com.vn/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Nhan-Thuc/Khai_niem_triet_hoc_tai_Sai_Gon_truoc_1975/Desktop.aspx?desktop=ChungTa-SuyNgam&catName=Nhan-Thuc&contId=Khai_niem_triet_hoc_tai_Sai_Gon_truoc_1975

    ReplyDelete
  22. Chị Nkd vui lòng nói đầy đủ họ tên tác giả, để biết là "ông Dũng" nào. Em cứ tưởng ông Nguyễn Tấn Dũng, Trần Hữu Dũng, hay ông Cao Việt Dũng nào đó ;-p

    ReplyDelete
  23. Đó là ông Dương Ngọc Dũng, thấy sách viết và dịch trên Vinabook toàn về quản trị kinh doanh và ... triết Đông.
    http://www.vinabook.com/tac-gia/duong-ngoc-dung-i1967
    Ông nào tên Dũng cũng nổi tiếng hết nhể.

    Đọc bài viết chị Nkd chỉ, làm nhớ tới... bác NSC ;-p

    ReplyDelete
  24. a có bác Dương Ngọc Dũng này bạn Quách nữ sĩ với Khuê Việt mắt xanh ơi (phải viết đầy đủ tên hai bạn kẻo lại dính vào trào lưu viết tắt đang bị lên án gay gắt)

    bạn Quách còn giữ quyển "Triết giáo Đông phương" hồi ấy không hehe?

    tôi nhớ đã hơn một lần đọc Trần Phong Giao mỉa mai, xỉa xói Phạm Công Thiện, khó nói là nhóm Văn ủng hộ, hâm mộ PCT lắm, theo tôi nhóm Văn là biểu hiện của common sense trong sinh hoạt văn nghệ Sài Gòn hồi ấy, và họ không ưa kiểu Phạm Công Thiện

    đùa chứ, vì trời nóng nên không ngồi suy tư triết học được há há, tôi nhớ Hy Lạp cũng nóng vãi pipi mà sao lại có Socrate nhỉ, hay là nhờ họ trồng cây ôliu bác Linh Vũ nhỉ :d

    ReplyDelete
  25. à chị Nkd gửi cho em cái mail vào địa chỉ mail trong profile của blog em với, có bạn đang muốn liên hệ với chị mà em không có địa chỉ mail của chị, tks

    ReplyDelete
  26. đùa chứ không thể đùa được í: Plotin người Rome, Augustin người Algérie ngày nào mồ hôi cũng chảy ròng ròng rồi sau này Camus suốt ngày tả nắng mới sa mạc, mấy cái ông ấy suy tư triết học lúc quái nào nhỉ :ppp

    ReplyDelete
  27. các cụ Gotama và Joshua nữa chứ. mấy xứ nóng vãi tè, ấy thế mà... "hot" hơn siêu tài tử [nsc]

    ReplyDelete
  28. hai cụ này hot cỡ nào hở bác? :d hay mời hai cụ sang SF nhặt tiền rơi đi hehe

    ReplyDelete
  29. Người ta nghĩ cụ Jos là cuả bọn Tây, do bọn Tây du nhập sang Đông, nhưng thực ra cụ Jos là cuả Đông được bọn Tây rước về bển công kênh. Cho dù cả 2 cụ Got và Jos bị hậu sinh vẽ vời thêm ra hơi nhiều, nhưng cả hai đều là những nhân vật lịch sử có thật dễ thương nhất trên đời. Tuy hai cụ không mài đủng quần trong các "tu viện" Paris, nhưng do công phu toạ thiền, mông các cụ chắc chắn là dày hơn bác Nhị ;-p

    Cụ Jos thường cúi xuống chữa lành vết thương, bệnh tật cho người phung cùi, bênh vực kẻ bị đồng loại ném đá. Cụ Got cúi xuống nhận lấy bất kỳ món gì trên đường hành khất, không phân biệt sư sang hèn giữa những tấm lòng bố thí. Đặc biệt các cụ biết dạy những kẻ sau khi lượm bạc lẻ trên hè phố thì nên tìm cách trả lại cho khổ chủ vì biết đâu người ấy nghèo có thể chết đói nếu không có bưã tối, dạy người biết cách nhận quà tặng cuả tha nhân với một tấm lòng lương hảo. Phải quyết định ngay là nên nhận một món quà nào đó hay không, chứ không nên nhận rồi, nhưng lại vì lo sợ nó là loại bạc lẻ, vàng mẻ,... mà "em chã..." - Cái đức sáng này cuả các cụ, Tây và Đông đều biết, nhưng chúng không muốn học. Khổ thế.

    ReplyDelete
  30. Got và Jos.

    Nhân bác NSC gợi lại cụ Got và Jos, nên mới góp chuyện này thôi nhe qúi vị. Hong có ý kêu gọi đi nhặt bạc lẻ hay lãnh bạc chẳn gì đâu nhá. Choán lém rùi.........

    ReplyDelete
  31. Trích một đoạn trong "Triết giáo Đông phương":

    "Khách thể tính (objectivity) tồn tại bên ngoài chủ thể tính Việt Nam dưới hình thể các định chế xã hội, thiết chế chính trị, biểu tượng tôn giáo, lịch sử văn hóa, quan hệ như thế nào trong việc định hình và cấu trúc chủ thể tính? Phương pháp truy nguyên não trạng (history of mentalities), khảo sát sự xuất hiện các luận thuật cơ bản (the emergence of dominant discoures) theo phong cách Michel Foucault, kết hợp với xã hội học phản tỉnh (reflexive sociology) của Pierre Bourdieu chính là bước đầu tiên trong việc xác lập mối quan hệ lịch sử này"...

    Chắc bạn Nhị Linh còn nhớ đoạn kinh điển trên...:)):))

    Nhân tiện vụ Mông, hôm trước nói bác Faucault bên Tàu họ phiên là "Phúc Kha", còn đơn giản hơn bọn chúng em tuyền gọi là bác Phao Câu cho nó nhanh...Mà xét cho cùng Phao Câu cũng là mông cả đấy!

    ReplyDelete
  32. Entry Mông và Bùng vỡ này cuả bạn Nhị rất hay. Phạm Công Thiện giỏi ngoại ngữ, dịch sách rồi ngừng ngang nưả chừng. Có thể ông ta không thực sự tài giỏi như người ta mong đợi (chỉ đáng để thuốc chuột như bạn Nhị nói), Hoặc cũng có thể, ông ta đã phát hiện ra những cái mình đọc và yêu mê không hẳn là tốt và đúng, nên không muốn truyền bá thêm nưã. Đọc về Văn học miền Nam thời đó, thấy nhiều trường phái, xu hướng, phong trào, nhóm địa phương... có quyền nói tiếng nói riêng cuả mình, đấu đá, sát phạt trên văn đàn thật dữ dội. Điều này cho thấy một xã hội tuy còn trong tao loạn nhưng thật sống động, sôi nổi và tự do, chứ không phải là một thứ xã hội chết khiếp, câm nín, cúi đầu dưới một "tiếng nói" độc nhất. Cho nên Mông, Phao Câu dù sao cũng nên Bùng vỡ, cho nó lên khí thế đi ạ.

    ReplyDelete
  33. QH: những cái như vậy thuộc vào loại không thể quên được :)

    Vâng, tôi cũng nghĩ khía cạnh bác Gió gió gì đó nói là hấp dẫn hơn cả. Tuy nhiên, chúng ta đang ở một thời điểm có độ lùi về thời gian đủ để có một cái nhìn mang tính chất phê phán. Tôi luôn thú vị với ý nghĩ giá kể tìm ra được một con đường ở giữa ("trung đạo", tức khái niệm Phạm Công Thiện từng sử dụng để công kích Nguyễn Văn Trung kịch liệt :d) để sự cứng nhắc, khô khốc của nghiên cứu miền Bắc thời ấy hòa trộn với tính chất lả lướt, lóe sáng của nghiên cứu Sài Gòn thời ấy; được vậy có lẽ ta sẽ có một hình thức phát ngôn hết sức tuyệt vời í :d

    Các bác cũng đừng quên rằng ý hệ chính trị ở quãng thời gian ấy chi phối mạnh mẽ cả miền Nam chứ không chỉ riêng miền Bắc. Miền Nam sẽ tìm mọi cách để biện hộ cho triều Nguyễn, từ đó mà ta có những công trình rất có ích về lĩnh vực này, còn miền Bắc đã có không ít công trình ở trình độ cao về văn hóa các tộc người (mới là hai ví dụ nhỏ). Trong khi miền Bắc liên tục chửi bới tính chất đồi trụy của miền Nam thì miền Nam liên tục lên án trí thức miền Bắc rơi vào vong thân (đọc chẳng hạn Sông Thai).

    Năm 1960, các học giả miền Bắc trong chương trình cải cách chữ Quốc ngữ cũng đã thực hiện một cử chỉ theo tôi là rất đẹp: gửi thư ngỏ cho trí thức miền Nam để kêu gọi bỏ qua ý hệ mà hướng tới một tương lai Quốc ngữ liền một dải.

    Nghiên cứu và dịch thuật văn học ở miền Nam thì ra sao? Theo tôi cũng không phải là cái gì quá vĩ đại, mặc dù có vô số cái hay.

    ReplyDelete
  34. Nghiên cứu và dịch thuật văn học miền Nam không có gì quá vĩ đại chắc vì là thời điểm chiến tranh. Theo cái link chị Nkd chỉ, có thêm mấy lý do:
    "1- Khan hiếm sách vở và tư liệu;
    2- Não trạng thích thơ ca lãng mạn;
    3- Hoàn cảnh khách quan (xã hội loạn lạc, khí hậu nóng bức, việc đi lại trong nước khó khăn, việc xuất dương du học càng hiếm hoi hành
    4- Sùng bái bằng cấp và ngoại ngữ (trước thì chữ Nho, sau thì chữ Tây)."

    Còn hiện nay thì Việt Nam còn thêm những lý do gì??

    ReplyDelete
  35. Đọc mấy bài báo cụ Phan Khôi và mấy cụ khác cãi nhau um xùm vì một số từ Quốc ngữ không chuẩn, thật thương và biết ơn. Nào có xa xôi lâu la gì đâu, cách đây có mấy chục năm chứ mấy. Nàng Aphrodite mới vưà được sinh ra từ bọt biển ngày hôm qua...
    Tôi rất đồng ý với sự thống nhất chữ Quốc ngữ, nhất là về mặt hành chánh, nhưng trong văn học thì phải được tự do, người sáng tác có quyền viết như là đang thở với phương ngữ cuả mình.

    ReplyDelete
  36. Thời 1954 -1975
    Miền Bắc có mỗi Nguyễn Tài Cẩn thì theo phương pháp của Sô Viết, có 1 2 điều mới lạ về cú pháp và đặt tên mới cho các tự lọai so với các fân tích cũ dựa theo các phương pháp Fáp. nhưng không có khám phá gì mới thúc đẩy hoặc tiêu chuẩn hóa Tiếng Việt thuyết phục ... tui . Vì dùng fương fáp Nga nên thành ra Ngố :) không nói được cái hay của Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam.

    Nghiên cứu một cách sâu xa đủ trình độ quốc tế thì miền Bắc làm gì có được các tạp chí nghiên cứu đào sâu các vấn đề dân tộc như Tạp Chí Quê Hương, Văn Hóa Nguyệt San, Tập San Sử Địa, của các giáo sư các học giả chuyên về chính trị, văn học lịch sử như Nguyễn Khắc Kham, Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Cao Hách, Hoàng Xuân Hãn (người ở Pháp và vẫn gửi bài về Miền Nam đăng báo)

    Nhan Sắc

    ReplyDelete
  37. Quên, sau này có thêm tờ Đại Học của đại học Huế và tờ Tư Tưởng của đại học Vạn Hạnh ra được mười mấy số thì xảy ra biến cố 1975

    nhansac

    ReplyDelete
  38. bonus
    Nghiên cứu chủ nghĩa Cọng Sản chính thống tại ngòai Bắc, đố tìm được một tác phẩm nào có thể so sánh với thảo luận ngắn súc tích nhàn đề "Tìm Hiểu Tư Tưởng Karl Max" của giáo sư triết học Trần Văn Tòan. Tác phẩm này mỏng khỏang 100 trang được giảng dạy tại đại học Văn Khoa Sài Gòn cho thấy sự cởi mở tự do tư tưởng tại Miền Nam như thế nào

    nhansac

    ReplyDelete
  39. bác Nhan Sắc có nhan sắc thật không ạ :)

    kiểu dùng ff thế này hoặc bác theo trường phái Hồ Chí Minh hoặc bác theo trường phái của... ai nhỉ, có phải Nguyễn Bạt Tụy không quên mất rồi :))

    mấy tờ tạp chí bác nói đều rất có giá trị, vâng, tôi cũng không định so sánh bên nào bên nào, nhưng bác liệt kê miền Bắc như vậy khí hơi ít và miền Nam khí hơi nhiều, mới cả Nam Bắc đến một hồi bùng nhùng ra phết: Vũ Quốc Thúc chẳng hạn, chủ bút tạp chí "Phổ Thông" Hà Nội suốt bao nhiêu năm, "Giáo sự Trường Luật Khoa Đại Học Hà-nội"

    mới cả Đại Học với Tư Tưởng không hề sau "Sử Địa" ạ, trước là khác

    ReplyDelete
  40. quyển của giáo sư Trần Văn Toàn quả là xuất sắc, Trần Văn Toàn cũng quả là một giáo sư triết học xuất sắc, nhưng tôi cũng không nghĩ "Tìm cội nguồn ý thức và ngôn ngữ" của Trần Đức Thảo là đáng vứt đi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phục bác NL thật, sinh sau đẻ muộn mà lại ở miền Bắc (tôi đoán thế) mà rành về văn học miền Nam thời 54-75 như cái gì!

      Tôi biết tí ti về hai ông Trần Văn Toàn và Nguyễn Văn Trung. Hình như hai ông đều tốt nghiệp TS ở cùng một trường ĐH bên Bỉ (Louvain), nhưng ông Toàn nghiêm túc bao nhiêu, thì ông NVT...

      Delete
    2. tôi có đầy đủ sách của ông Trần Văn Toàn, khi "Đường vào triết học" của ông ấy in lại cách đây vài năm tôi có viết review

      nhưng tôi cũng có gần đủ sách của ông Nguyễn Văn Trung :p

      Delete
  41. "Não trạng thích thơ ca lãng mạn"
    Nhờ não trạng này nên miền Nam mới đẻ ra được những Trịnh Công Sơn và Phạm Duy

    nhansac

    ReplyDelete
  42. và nhạc sến :)

    nhansac

    ReplyDelete
  43. nói về chủ nghĩa Marx, miền Nam đâu có toàn tập Marx-Engels bác ơi :dddd

    ReplyDelete
  44. vấn đề não trạng với cả thơ ca thì chắc huề 1:1, bên miền Bắc cũng não trạng thơ ca trữ tình chiến đấu điên lên được, "cái hầm chông là điều nhân đạo nhất" etc. :)

    và nhạc bên nào cũng màu cơ bản cả há há

    ReplyDelete
  45. Theo hai bác NhanSaC và Nhị Linh liệt kê, tôi thấy cả hai miền đều có nhiều người tài giỏi. Chỉ vì chiến tranh mà không có sự liên kết, rồi sau 1975 vì quá lo "đại đoàn kết" theo một nghiã nào đó mà chỉ có ông trời mới hiểu nổi, sự liên kết cũng vẫn chưa thật sự hình thành.
    Các bác tài giỏi như Nhị Linh, NhanSaC, NSC, cùng các vị khác trong và ngoài nước hãy cố gắng thành lập một chương trình cộng tác để khôi phục di sản văn hoá, dù nhỏ bé cuả dân tộc mình, để nó phát triển hơn lên.

    ReplyDelete
  46. Bác NhanSaC lại phàn nàn, ca cẩm rồi. Người nào thơ ca lãng mạn thì cứ thơ ca lãng mạn. Bác ngâm kíu, dịch thuật thì cứ dịch thuật, ngâm kíu. Hai việc khác nhau mà bác bắt người ta im đi sao được.
    Trịnh Công Sơn và Phạm Duy và nhạc sến đâu có làm ảnh hưởng đến tài đức hay thành quả lao động trí tuệ cuả các bác. Nếu các bác mà làm không được việc gì, thì cũng đừng có đổ tội lên đầu họ đó nha ;-)

    ReplyDelete
  47. Hey Nhị, ấy là bởi vì tất cả chúng ta đều yêu "Hạt Cơ Bản" ;-p

    ReplyDelete
  48. Mời các bạn đến nghe Bác Hồ đang dạy cho các cháu về 4 cặp phạm chù...

    http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&News=3313&CategoryID=42

    Nghe xong, thấy mệt dzễ sợ. Thà đọc Mông Bùng Vỡ còn thích hơn.

    ReplyDelete
  49. Hi NhiLinh, your amazing order was shipped today. ;-p

    ReplyDelete
  50. Hình như tác phẩm hay nhất của Foucault là về critique chứ có phải về diễn ngôn đâu đúng không. Các chú tây thực ra mỗi người chỉ có 1, 2 tác phẩm, thậm chí 1, 2 essay xuất sắc thôi. Những thứ khác thì bình thường, không hơn gì người khác. Quan trọng là ở đấy họ có great idea và dĩ nhiên triển khai phân tích tốt những great idea đấy.

    Triết lý thì thiếu gì người có thể triết lý được nhưng sự khác nhau giữa một triết gia lớn với một triết gia tầm thường là ở 1, 2 quyển ấy thôi. Nhưng nhiều người không hiểu, hoặc do không có tài, nên cứ ham viết nhiều, chạy theo số lượng, hoặc bám vào idea của mấy ông triết gia lớn rồi tỉa tót thành bài của mình.

    Triết gia cũng phải giống như nhà văn, ham viết của mình hơn là đọc của người khác. Triết gia có tài đọc của các tác gia lớn không thấy hay hoặc phải phát hiện được nhiều sai lầm. Thái độ của chú PCT "tao không làm thầy của ai, nhưng cũng không muốn ai làm thầy của tao" là thái độ đúng của một kẻ có tài đấy. Mặc dù chị không dám chắc về tài triết của chú mà có lẽ mới chỉ đảm bảo chú có tài văn chương thôi.

    ReplyDelete
  51. Chị nghĩ Trần Đức Thảo là dạng thông minh, học giỏi, lý sự được, nhưng cũng không có great idea cho nên không nổi tiếng được. Giống như là một thính giả cảm thụ âm nhạc tốt chứ không có phẩm cách của một người soạn nhạc.

    ReplyDelete
  52. Chị Nkd đã đọc cuốn này chưa:

    "Philosopher's behaving badly"

    http://www.amazon.com/s/ref=nb_sb_noss?url=search-alias%3Dus-stripbooks-tree&field-keywords=philosopher%27s+behaving+badly&x=0&y=0&ih=6_2_6_3_0_0_1_0_0_2.86_170&fsc=-1

    Who's Afraid of Postmodernism?: Taking Derrida, Lyotard, and Foucault to Church (The Church and Postmodern Culture)

    http://www.amazon.com/Whos-Afraid-Postmodernism-Foucault-Postmodern/product-reviews/080102918X/ref=dp_top_cm_cr_acr_txt?ie=UTF8&showViewpoints=1

    Mỏng và ngắn gọn lắm.

    Trong "Philosophy of Foucault" cuả Todd May, chương cuối cùng là "Are we still who Foucault says we are?"

    http://ndpr.nd.edu/review.cfm?id=7825

    Đàn ông đọc Triết học để tranh cãi, lập ngôn, còn đàn bà mình nên đọc để... giải trí thôi chị ạ. ;-p

    ReplyDelete
  53. Chị đọc sách để nghiên cứu, viết báo chứ không phải để cãi cọ, lấy số má. :) Và cũng chỉ có thời gian để đọc những thứ chị quan tâm thôi.

    ReplyDelete
  54. Chị đang nghiên cứu về xã hội học, ở Mỹ phải không? Blog cuả chị có mấy entry hay lắm.

    ReplyDelete
  55. "Chị nghĩ Trần Đức Thảo là dạng thông minh, học giỏi, lý sự được, nhưng cũng không có great idea cho nên không nổi tiếng được. Giống như là một thính giả cảm thụ âm nhạc tốt chứ không có phẩm cách của một người soạn nhạc."

    - Em thì nghĩ, Việt nam có được những người như ông Trần Đức Thảo hay Bùi Văn Nam Sơn cũng đã là tinh hoa lắm chứ. Những vì sao để ngắm trong những đêm trắng, đêm xanh... Một nhà "soạn nhạc", nếu có, thì sẽ làm được cái gì? Em thà mơ một Nhà nước tốt, một nền chính trị tốt, để có thể như Singapore, Nhật bản...

    ReplyDelete
  56. Bác Nam Sơn có lẽ là một người rất uyên bác. Một "triết học gia" đúng theo định nghĩa của bác.

    Mỗi người một sở trường. Người thiên về lý thuyết, người thiên về thực hành. Mặc dù cùng mong muốn một nhà nước tốt nhưng cũng phải hành động theo đúng sở trường của mình thì sẽ tốt hơn. Hơn nữa cũng phải có hoàn cảnh. Chả nhẽ khi không lại vác cờ xông ra đường hò hét: "toàn thể nhân dân hãy cố gắng lên để nước ta trở thành Singapore, Nhật bản!!!". :)

    Chị thấy đa phần các triết gia và các nhà xã hội học phương tây đều tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội đấy chứ.

    ReplyDelete
  57. Ở Việt Nam mà có các nhà "soạn nhạc", lý thuyết lẫn thực hành thì họ làm được gì với mấy cái Tô mà blog cuả chị đã đề cập?? - Đọc mà thấy rùng mình.

    ReplyDelete
  58. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  59. Gởi chị Nkd:

    Từ cái link trên Viet-Studies:
    100 năm ngày sinh GS Tạ Quang Bửu: "Đại sư" của tôi (Bee.net 23-7-10)

    nhặt được câu này cuả Bernard Shaw, nghe dễ thương lắm chứ…

    "Ý kiến của anh làm tôi nôn mửa

    Nhưng nếu có ai giam cầm, tù đầy, xử tử anh

    Thì tôi đấu tranh đến giọt máu cuối cùng của tôi để bảo vệ anh."

    ReplyDelete
  60. Bạn Nhị Linh có cuốn ” Tự do đầu tiên và cuối cùng” do Phạm Công Thiện dịch chưa ?
    Nguyên tác : The First and Last Freedom , tác giả : J. Krishnamurti do nhà xuất bản An Tiêm 1968 . Mình đang có cuốn này . Nếu bạn thích mình sẽ gửi cho bạn .

    ReplyDelete
  61. Bạn Nhị vui lòng nhận đi, rồi tặng lại cho tôi, được không?
    Many thanks ;-p

    ReplyDelete
  62. Trên FB, NL quan sát thấy "Sơn Nam, sau khi qua đời bỗng mất giá dữ dội" và đặt câu hỏi "... dân miền Nam không coi Sơn Nam là "người mình" nữa à?".

    Cái nhìn của tôi - một người lớn lên ở miền Nam (Sài Gòn) - thì SN vốn không "có giá" lắm đối với "người mình". Có lẽ vì sau "cuộc đổi đời", SN được thổi phồng lên, sách vở in tứ tung (?) tạo nên cảm tưởng SN là... cái đinh. SN cũng thường được giới thiệu với báo chí thế giới như là khuôn mặt đại diện cho văn chương và văn học miền Nam. Trong khi nếu có bảng xếp hạng các nhà văn "tiêu biểu" miền Nam trước 1975, trong cặp mắt của "giới mộ điệu", thì có lẽ SN phải đứng hạng mấy chục!). LV

    ReplyDelete