cũng cần chỉnh lại, một chút, sang phía Melville, vì đang hơi lệch quá sang phía James
(tiếp tục "Abigêl", "Divination" và "On Stendhal")
một thằng bé xem một nhà điêu khắc tạc một con ngựa; khi bức tượng xong xuôi, nó hỏi nhà điêu khắc kia: "làm thế nào mà bác biết trong đó có con ngựa?"
Đúng là - điều này rất dễ đoán - ở đây không phải là chuyện đi biển, tàu săn cá voi hay tàu chiến, tàu buôn. Thậm chí, cuốn sách còn rất đất liền, đậm đặc đồng cỏ, etc.
Rất lạ lùng, khi đọc một Melville đặc biệt sunny như vậy: một cảm giác ít nhất là có cái gì đó không thực sự thật, mà sự đáng yêu của Pierre Glendining hay sự xinh đẹp của Lucy Tartan và cả sự huyền bí của Isabel Banford cũng không xua đi được. Nhất là nước Mỹ, nếu không phải là nhìn từ xa (từ trên biển), mà ngay ở bên trong, rực rỡ, xán lạn, với quá khứ anh hùng (người ông của Pierre, các trận đánh, etc.), thì thật nghịch lý, nước Mỹ ấy lại bỗng trở nên ngột ngạt.
Ở trên đã nói cùng một lúc đến Melville và James: thì đây, chính ở Pierre or the Ambiguities, đường link đó rõ hơn bao giờ hết. Ít nhất là ở cái từ trong nhan đề: văn chương Henry James, không từ nào khác ngoài "ambiguity" có thể miêu tả rõ hơn, chính xác hơn.
Trong "ambiguity" có cái gì đó gây e sợ: có lẽ vì "guity", nghe cứ như là "guilty".
chắc do Melville đã ko viết về ( hoặc đã rời xa) vùng biển
ReplyDelete