+ Ví dụ kinh điển của quảng cáo trong lĩnh vực văn hóa là Tommy Hilfiger làm với tour diễn mang tên No Security của The Rolling Stones vào năm 1999. Trong nhiều trường hợp, như trường hợp này, Tommy Hilfiger còn trở nên nổi tiếng ngang ngửa nếu không nói là hơn Mick Jagger (nhất là khi Mick Jagger quá xấu trai lol; xấu trai thế nhưng lại đã từng là người tình của em Carla Bruni xinh đẹp đệ nhất phu nhân nước Pháp vợ của Le Petit Sarko bây giờ hic).
+ Vấn đề trở nên khó nghĩ khi trong thâm tâm bạn là người chống lại quảng cáo (tức là chống lại sự rùm beng) nhưng bạn lại là một người viết review cho sách, thậm chí đôi khi còn là một columnist. Xét cho đến cùng thì yếu tố quảng cáo của book review, hay film review hay cái gỉ cái gì review vẫn cứ tồn tại, và nhiều khi giống như một cái gai đâm vào ý thức về personal ethics của mỗi người.
Nhưng ở một khía cạnh khác, sách hay bất kỳ sản phẩm văn hóa nào nếu không được giới thiệu rộng rãi thì sẽ chẳng được ai biết tới. Tôi nghĩ là nhiều người tìm được sự thoải mái về tâm lý bằng cách xác định rõ ràng rằng cái đối tượng để review chỉ được review khi bản thân nó có giá trị. Từ đây lại chuyển sang một vấn đề còn nan giải hơn nữa: thế nào là một sản phẩm văn hóa có giá trị? và cần/nên được biết tới một cách rộng rãi?
Kiểm duyệt trong lĩnh vực sách ở Việt Nam có vẻ như đã chuyển sang một bước đi mới tinh tế hơn nhiều so với chỉ một thời gian ngắn trước đây: không còn những vụ cấm sách, thu hồi sách gây dư luận ầm ĩ và phản ứng mạnh từ giới trí thức, mà thay vào đó là một cái gì đó ngầm hơn nhiều, và đi vào trọng tâm hơn nhiều: sách thì cứ việc in, nếu không phát hiện ngay được "từ trong trứng nước", nhưng những cuốn sách "có tiềm năng gây nguy hiểm" sẽ không xuất hiện trên báo chí, không một tờ báo nào trong tổng số hơn 500 tờ báo theo lề phải tại Việt Nam. Cách kiểm duyệt như vậy đã đi đúng vào tinh thần của thời đại: tinh thần quảng cáo. Chỉ vì chậm (thật ra là lười) mà đề tài review một quyển sách của tôi đã bị thông báo là "bị chặn rồi" (tức là nếu viết sớm một tuần thì vẫn có thể review được quyển sách đó và đăng được, nhưng chỉ trong cái tuần lười biếng đó thôi các báo đã nhận được thông báo nào đó yêu cầu "hạn chế" đưa tin). Well well well.
Nhiều người (trong đó có tôi) chê trách công việc điểm sách ở Việt Nam, nhưng những người chuyên review "tử tế" và ngay các nhà báo tử tế cũng cực kỳ dị ứng với việc một nhà xuất bản/nhà sách đưa một quyển sách mới và nói "viết hộ một bài nhé" đi kèm với mấy cái nháy nháy. Ở đây tôi nghĩ rằng lựa chọn cá nhân đã trở thành một lực đối kháng với tinh thần quảng cáo của thời đại. Mức độ cụ thể của từng người là như thế nào thì tôi chịu, nhưng sẽ là tồi tệ khi mọi quyển sách được in ra đều xuất hiện trên mặt báo với những lời khen ngợi (xét cho cùng thì cả chê lẫn khen đều quá dễ), tồi tệ hơn nhiều so với việc chỉ một phần trăm rất nhỏ sách được in ra được nói đến trên báo chí.
+ Xong đoạn prelude rồi thì chuyển sang mục quảng cáo :))
Cái bìa Những mối tình nực cười cứ tưởng là sẽ bị M. Kundera nâng lên đặt xuống rồi vứt toẹt đi, vì quả thực trông cũng đẹp nhưng nó lại thuộc chất liệu của Tchékhov, Tourgueniev hay Bounine. May quá ông ấy ok luôn hì.
Dịch Kundera có một số vấn đề rất hiểm hóc. Chẳng hạn như tập truyện ngắn Những mối tình nực cười này, bản tiếng Anh (đã được Kundera xem lại và được coi là version chuẩn trong tiếng Anh) có rất nhiều chỗ khác với bản tiếng Pháp. Lý do chủ yếu là vì những truyện trong này đầu tiên được viết bằng tiếng Séc, sau đó được Kundera chỉnh sửa và nhất là cắt ngắn rất nhiều, nhưng những chỗ sửa lại ấy lại không hoàn toàn thống nhất giữa bản tiếng Anh và bản tiếng Pháp. Ngay trong tiếng Pháp nếu dùng bản của folio cách đây vài năm cũng lại có một số chỗ khác với bản folio gần đây, như tên riêng chẳng hạn.
Vấn đề còn khó hơn nhiều là tính ambiguity xuất hiện dày đặc. Ngay nhan đề các tác phẩm thôi cũng đã rất mệt rồi. Tôi nghĩ Đời nhẹ khôn kham là cách dịch hỏng của L'Insoutenable Légèreté de l'être/The Unbearable Lightness of Being, hoặc La Lenteur nên dịch là Chậm chứ không phải Chậm rãi. Đến quyển tiểu thuyết gần đây nhất của Kundera là L'Ignorance vấn đề lại càng gay cấn. Tôi thấy Ngu dốt là một cách dịch tốt, nhưng hôm qua nói chuyện với một đại lão thí chủ thì bị phản đối, vì L'Ignorance theo cách dùng của Kundera còn bao hàm nghĩa "nostalgie"; đề xuất của bác kia là Ngu ngơ. Tôi đang chew it over, thấy đúng là Ngu ngơ thì đỡ làm mất sắc thái, nhưng lại không sắc nét như Ngu dốt. Thế mới mệt.
Trong Những mối tình nực cười có tên một truyện ngắn từng gây tranh luận: trong tiếng Pháp là "Le Colloque", trong tiếng Anh (và tiếng Séc, và nhiều thứ tiếng khác) là "Symposium". Ngày xưa tôi dịch là "Cuộc hội thảo" và rất bị phản đối. Lần này, par acquis de conscience :)) tôi đã viết thư hỏi thẳng Kundera, nhân tiện hỏi thêm vài chi tiết khác nữa. Câu trả lời của Kundera là quả thực tên truyện muốn làm một reference tới Symposium của Platon, nhưng cùng lúc cũng phải hiểu là một cuộc tranh luận, trao đổi khoa học giữa các bác sĩ, chính vì thế mà dịch giả người Pháp đã không chọn "Le Banquet" mà chọn "Le Colloque", và được Kundera ủng hộ. Yêu cầu của Kundera là tìm ra một từ nói được cả hai ý kia. Tôi đã chọn, rồi sẽ biết là lựa chọn của tôi có hợp lý hay không :)
Nhân đây tôi cũng rất muốn nói với các bác dịch Kundera là nếu yêu quý ông ấy (thực tình thì tôi biết các bác rất yêu quý ông ấy, nhiều khi là yêu quý quá) thì nên tôn trọng ý muốn của ông ấy là không dịch tác phẩm của ông ấy từ thứ tiếng nào khác ngoài tiếng Pháp.
+ Còn đây là bìa Nam tước trên cây :) (đúng là nam tước, và ngồi trên cây hehe).
+ Kỳ cục là vào lại blog cũ bên 360 thì thấy view vẫn tăng vùn vụt mặc dù cả tháng nay chẳng có update gì cả, hóa ra nhiều bác cũng hoài cổ a.
Em chợt nghĩ hay là đổi The World is What It is lấy Những mối tình nực cười nhỉ? :D
ReplyDeleteQuảng cáo như 99 Fr nhỉ! Ở Việt Nam không thấy cái dịch vụ miễn phí tiền điện thoại cho quảng cáo xen vào hay ho thế. Có thì cũng phải đăng ký một cái :)) Hay là Nhã Nam dịch lại?!
ReplyDeleteView tăng vùn vụt có khi là do bác export data blog cũ thôi :D
ReplyDeleteTân: sounds reasonable :)
ReplyDeleteL.I.: có nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật.
T.H.: tức là thế nào ạ? export xong từ lâu lắm rồi cơ mà ạ?
L'ignorance bản dịch của mình là Ngu tối :-D
ReplyDeleteLa em doan the, vi cai y360 cua em cung tuong tu :)
ReplyDeleteỦa, mình tưởng cuốn "Les risibles amours" đã dịch ra tiếng Việt từ lâu rồi chứ nhỉ ? Hay đây là bản dịch mới của bạn Nhị Linh ?
ReplyDeleteAnw, cũng chưa đọc cuốn này bằng tiếng Việt mà đọc bằng tiếng Pháp thôi. Đấy là cuốn đầu tiên của Kundera mà mình đọc, cách đây khoảng 8-9 năm.
Ơ nhưng mà chả thích cái bìa của Nhã Nam lắm. Hihi. Thích cái bìa trên cuốn tiếng Pháp hồi ấy hơn. Surréaliste.
Cái bìa cuốn tiếng Pháp đây :
ReplyDeletehttp://www.amazon.fr/Risibles-amours-Milan-Kundera/dp/2070377024
Tớ thắc mắc là tại sao bạn Nhị Linh không giữ nguyên cái bìa đó mà lại chọn cái bìa kiểu Tchékhov, Tourgueniev ? :) Sợ không qua được cửa ải kiểm duyệt vì tranh vẽ hơi sexy quá à ? :)))
Bìa cuốn Nam Tước cái typo nhìn vintage dễ thương ghê , rất là first edition nhé nhưng bố cục và màu sắc thì hơi kitsch, dommage! Sao NhaNam không thống nhất phong cách làm bìa để nhìn thấy sách người ta sẽ biết ngay của NN ạ? Từ bìa của Vu Khống sang bìa NMTNC em thấy hụt hẫng ghê hihi.
ReplyDeleteP.S :"Ngu Ngơ" nghe mélancolique nhưng quá lơ tơ mơ. "Ngu Tối" thì nghe hơi lourdingue, hơi Lar Von Trier-esque.
Toàn bộ "Risibles Amours" thì chưa có bản dịch tiếng Việt, tuy rằng chỉ còn một truyện duy nhất còn chưa bao giờ có bản dịch nào ("Bác sĩ Havel hai mươi năm sau"). Còn có hai người nữa cũng dịch truyện trong tập này (truyện "Le Jeu d'auto-stop" và "Edouard et Dieu"), trong đó một người vẫn hay vào đây đọc và thỉnh thoảng còn comment đấy :)
ReplyDeleteĐây sẽ là lần đầu tiên có đủ cả tập tên là "Những mối tình nực cười", cũng là lần đầu tiên sách Kundera được in có bản quyền bằng tiếng Việt, ở Việt Nam cũng như ở những chỗ khác.
Bạn jazzy không để ý thấy là mấy cái bìa sách của Kundera bên Pháp (collection folio) đều là tranh Picasso à? :) còn ở collection chuẩn của Gallimard (NRF) thì toàn là vàng khè không tranh luôn ấy :)
Chuyện bìa sách ở VN ấy, nó giống như là chơi trò roullette russe lol.
Bìa sách của Gallimard hình như toàn vàng khè, chả cuốn nào có tranh cả :))) Đâm ra nhiều khi chả biết chọn cuốn nào, vì chả có cái hình ảnh bìa nào để định hướng :p. Dạo này xem truyện nhiều chữ oải quá nên có khi phải chuyển sang trường phái chọn truyện theo "tranh bìa". He he :D
ReplyDeleteTranh Picasso làm bìa cho truyện của Kundera quá chuẩn còn gì. Còn cái bìa của Nhã Nam trông hiu hắt đúng kiểu nông thôn Nga bình yên chất phác :)). Hihi. Tớ thấy chả ăn nhập lắm với cái tên "Những tình yêu nực cười" cũng như cái tinh thần của cả cuốn này.
Riêng về chuyện bìa sách thì có khi phải viết blog nhiều kỳ ấy nhỉ ? :)
Ừa mình cũng đề xuất Pháp nó đã lấy cả loạt Picasso làm bìa thì hay là mình lấy cả loạt tranh của Francis Bacon làm bìa, nhưng có những lúc lời nói cứ như là bay vào hư vô ấy :)
ReplyDeleteBìa bộ sách khổ to của Gallimard/NRF vàng khè và chả bao giờ có hình cả, có mỗi cái đường viền.
Ơ nhưng mà nghĩ đi nghĩ lại, lại thấy có lẽ Nhã Nam có lý khi chọn cái bìa sách đó cho "Những mối tình nực cười" thay vì để tranh Picasso hay Francis Bacon.
ReplyDeleteBởi tranh mấy bác kia trừu tượng quá. Người đọc đại chúng ở VN chưa đủ "trình" để "cảm" ngay tức thì được ý đồ của bìa sách mang phong cách surrealist như thế. Một cái bìa đơn giản,"passe partout", như của Nhã Nam có lẽ phù hợp với thị hiếu người đọc đại chúng của VN hơn. Thế mới dễ bán chứ !
Nói chung, những thứ "elite" kiểu Picasso hay Kundera, chỉ dành cho bộ phận độc giả "elite" thôi. Còn để chinh phục đại chúng thì lại phải bình dân hóa đi một chút mới bán được. He he
Ô là là, bạn "Lờ Ét Sờ Dê" xem ra ngữ điệu lên cao nhể :p
ReplyDeleteTrước tiên phải "thanh minh" với bạn rằng tớ đây chạ bao giờ tự nhận mình "giỏi giỏi" hay tự xếp mình vào Ê lít, bụng đầy bồ chữ cả. Hị hị. Vẫn tự xếp mình vào hạng "bình dân đại chúng" đới. Bằng chứng là tớ toàn chọn truyện theo "tranh bìa" thôi. Truyện nào bìa càng sặc sỡ, càng rõ như ban ngày tớ càng thíc !! Bình dân mà.
Tớ bình dân cho nên tớ nói thật luôn với bạn (thật như đếm !) rằng tớ cũng chả hiểu Pi Cát Xô với siêu thực là cái gì đâu. Siêu thực thì chắc cũng gần với "mơ mơ thực thực", nhể ? :)) Chẳng qua tớ thấy nó Mốt Mốt, báo chí hay nói nhiều đến thì tớ cũng bắt chước nói theo thế ý mừ. Bạn đừng chơi trò xóc đĩa nhá, bởi tớ bình dân đại chúng, ngô nghê chả giỏi tổ tôm lắm đâu. He he
Chết, hôm nay thế nào lại lụi cụi ở blog bạn Nhị Linh hơi lâu nên hơi nhiều lời tí. Bạn Nhị Linh đừng phiền nhá !
hí hí hai bạn múc nhau đi :)) xem giới bình dân đại chúng nhưng nhiều xiền với giới ề lịt nhưng hơi hẻo hẻo phe nào thắng, còn ba cái vụ siêu thực với lập thể tớ là trọng tài tớ bỏ qua tất, kiểu nhắm mắt làm ngơ í hehe
ReplyDeleteChắc có nhẽ mình chạ cần phải định nghĩa thế nào là surrealism với cubism đâu nhể ? ;-)
ReplyDeleteTớ chạ thích biến cái entry về sách này của bạn Nhị Linh thành cỗ cãi nhau về hội họa. Nhưng hình như bạn Lờ Ét Sờ Dê hiểu về surrealist hơi bị hạn chế đới, nếu bạn chỉ chuyên chú vào ngữ nghĩa của nó.
Thôi, bye các bạn tớ đi chơi cái. Ngày mai chủ nhật sẽ ghé thăm bác Pi Cát Xô ở bảo tàng, để hỏi bác ý xem bác ý sáng tác ra cái lập thể cùng với bác siêu thực nào, nhá !
chết thật mới được nhõn một hiệp mà đã có đấu thủ chuồn mất rồi :)
ReplyDeletebạn jazzy rất nên xem lại truyện "Le Jeu d'auto-stop" trong "Risibles amours" để xem Kundera nói về tính chất nghiêm túc của trò chơi: trò chơi là nơi người ta không thể thoát ra được etc.
Và nhớ đừng bị lạc đường chỗ Saint-Paul và Les Filles du Calvaire nhá :))
Chưa, mới đang chuẩn bị đi thôi ;-). Trót có cái rendez-vous tối nay nên chả ngồi lại để tranh luận được với bạn Lờ Ét Sờ Dê về lập thể với siêu thực. Tiếc thế chứ ! Chứ bạn Nhị Linh cần biết rằng tớ rất thích các trò chơi và hiếm khi nào bỏ dở giữa chừng ;-)
ReplyDeleteBạn Lờ Ét Sờ Dê đêm nay nên về hỏi lại anh họa sỹ cùng phòng cùng giường gì đấy, ôn lại bài rồi để tiếp tục trò chơi nhé, nếu muốn.
Em thì thấy làm bìa sách cũng giống như nấu một món ăn mà người nấu đôi khi không biết người ăn là ai, mà dẫu có biết rồi, nấu rất ngon rồi, thì cũng chưa chắc được chủ nhà hàng duyệt. Éo le ghê lắm!
ReplyDeleteNói về các trường phái hội họa thì bây giờ có nhiều trường phái ề lịt lắm. Stuckism chẳng hạn.
Em tạm dịch là trường phái Tắc ị, nghe có ề lịt chưa các bác?
Hề hề, em chẳng hiểu ê lịt ê liệc nó là cái quái zì, em cũng chẳng thông nổi bình rân học zụ nó dư thế nào, nhưng em biết có bức "Vẽ Nhọ Bôi Hề" (có cụ dùng làm bìa một tác phẩm của VTP), các bác phân loại cho em xem nó thuộc trường phái nào trong số các bác đang cãi nhau.
ReplyDelete"Ngày mai chủ nhật sẽ ghé thăm bác Pi Cát Xô ở bảo tàng, để hỏi bác ý xem bác ý sáng tác ra cái lập thể cùng với bác siêu thực nào, nhá !"
ReplyDeleteThế bạn Jazzy hỏi han ra sao rồi nhỉ ?
@ Chị So : À là em nói đùa thôi chị ơi :). Chủ nhật em dành để ... ngủ. Chứ trong nhà có mấy cuốn sách về Picasso, Dali v.v rồi thì cần chi phải đến bảo tàng làm phiền cụ Picasso để phân biệt thế nào là "siêu thực" với "lập thể" nữa :).
ReplyDeleteTính em hay đùa nên nhiều khi hay bị hiểu lầm.
Surréaliste = siêu thực, chắc khỏi cần giải thích kỹ là gì ;-). Thực ra em mượn từ đó của hội họa để nói về văn, về tinh thần của Kundera nhiều hơn chứ ko phải là để nói về thể loại tranh của Picasso (theo cảm nhận chủ quan của em, đối với một số truyện, một số ý tưởng của bác Kundera). Trên blog thì tán nhảm là chính chứ làm gì phải cẩn thận đến mức phải phân loại từng tí một thế, đúng không ? ;-) Dùng surrealist để nói cùng lúc về Picasso và Kundera thì được, chứ nếu dùng "cubist" thì có khi lại hóa ra hơi kỳ khôi :)
Khổ, tán nhảm nhưng vô tình lại gặp phải "chuyên ra" có người nhà là họa sĩ nên được "khai sáng" thêm tí chút. Kể cũng vui ;-)
À, nhân thể em tán nhảm về cái nick JazzyDali' của em, mà hẳn là bạn Lờ Ét Sờ Dê nhìn ngữa mắt như thể của 1 kẻ khoa trương mà ngu dốt, bày đặt Đa Lý Đa liếc , siêu thực siêu thiếc nọ kia :p
ReplyDeleteChả phải em mê bác Dali' (cũng như các bác danh họa khác) đến mức cho bác ý ngồi cả lên nick của mình :D. Chẳng qua là em đang mê mẩn một bộ các lọ nước hoa bé xíu (tiếng Pháp là "miniature de parfum") được làm với phong cách của tranh Dali' ý mà. Em sưu tập nước hoa mini mà :). Avatar của em trên blog Yahoo là 1 lọ miniature Lolita Lempicka. Đấy, em "bình dân đại chúng" thế đấy. Chả elite cho lắm đâu. He he. Chắc cũng hơi hơi giống sở thích của bạn Nhị Linh chuyên treo các mỹ nữ Lempicka trên avatar hồi trước ;-).
Trên mạng, trên blog thì để xả stress là chính, bởi thế có lẽ nên "take it easy" mọi thứ đi cho nó thoải mái, chị So nhỉ ?
Sorry ban Nhị Linh, hơi nhiều lời quá mức trên cái entry về sách này của bạn. Nhưng hy vọng bạn cũng được xả stress tí chút với những thứ ngoài lề, lặt vặt "non-elite" thế này ;-)
ReplyDeleteBạn JazzyDali, mình cũng thích tranh của Dali, nhưng mình còn thích con người ổng hơn nữa. Đây đúng là thằng khùng dễ thương nhất mà mình từng biết. Xin lỗi bác Nhị Linh vì chém gió nhé.
ReplyDeleteRoger Federer đã (lại) chiến thắng, và chúng ta nên stay cool :) (đằng nào thì cũng thế cả hehe)
ReplyDeleteChắc chỉ có chị So là buồn nhất vì cứ hy vọng có được một mét xịt của cụ Xô hihi.
Là vì cái địa chỉ này khó nhớ, tớ cứ phải vào bên Yahoo rồi lại vòng qua đây.
ReplyDeleteMình chả phải dân hội họa, cho nên rút kinh nghiệm từ giờ lỡ có bình phẩm trà lá gì về những cái liên quan cũng phải nhìn trước ngó sau xem có ai đấy giống bạn Lờ Ét Sờ Dê, hay bạn nào khác có bạn-ông-anh-con-nhà-chú-họ-con trai-ông-họ-xa-đằng-ông-nội là họa-sĩ-vườn thì toi :p.
ReplyDeleteNhưng về những sắc thái tâm lý con người, kiểu như "ngứa nghề", "mày là đứa nào mà dám chê ông ?" ... cộng thêm cái gọi là "asymmetric information" trong thời đại Internet thì cũng biết kha khá ;-). Nhưng cũng xem đó là chuyện thường tình. Kinh nghiệm cho thấy rằng trong cuộc sống có nhiều thứ "thấy vậy mà chả phải vậy" ;-) Cho nên, nhiều khi thắng thua cũng chả để làm gì.
Anw, mình rất thích "lý thuyết trò chơi" của Kundera ;-) Và luôn sống theo phương châm : "Cuộc sống thực ra chỉ là một "BIG GAME". Vì thế mà rất hay đùa, nhất là trong những lúc "cần kíp". He he
Quả là lâu lắm mới có lúc rảnh rỗi để lên blog. Thế nên mấy hôm nay "soi" blog của bạn Nhị Linh hơi kỹ. Hi hi
@ Chị So : Về bác Sô, khi nào em qua thăm bác Sô, sẽ gửi mét xịt đến chị nhé ! ;-)
Khiếp, cái post này lắm comment thế. Ghen tị quá!
ReplyDeleteỪ thất vọng quá, tưởng có tí gì dính đến cụ Sô, mình vẫn cho là cụ Sô có đủ siêu thực, lập thể với lại cả trừu tượng nữa !!!! thế mà người nhà một họa sĩ lại bảo không thì hoang mang quá!!, bạn LSD hay bạn Jazzy đúng ???
ReplyDeleteHì hì kể cũng hơi ...gì nhỉ, bỏ quên bác Kun của bạn NL rồi !!!
Cái đó gọi là nghệ thuật quảng cáo đấy bác Linh: cần phải dẫn dắt đi theo nhiều chủ đề. Em hỏi bác chứ hot blogger như bác nhưng đã bao giờ có cả Kundera lẫn Picasso trong cùng một entry chưa ạ?
ReplyDeleteChứ còn cứ tập trung vào chuyên môn thì cùng lắm ba nhát là hết cửa :)
Cuối cùng hết mất gần 4 chục nhát vẫn không biết được là cái quyển có bìa bảng lảng Tourgeniev với Bounine ấy bao giờ ra sạp. Chẹp! Cháu nó hóng mỏi cả cổ.
ReplyDeleteNhà cháu rất ngây thơ, đi in ngay mấy mảnh tranh trường phái gì gì ấy của bác Sô, rồi phi ngay ra chỗ chị Hoa ĐL định để ướm thử xem nó thế nào, hỏi phát, chị bảo một câu gọn lỏn: chưa có. Các bác quảng cáo thế, mà sách ra lại chậm chậm là thế. Híc.
ReplyDeleteSorry, có lẽ mình chưa rõ lắm hai bạn LSD với Jazzy tranh luận về gì, cụ Xô có siêu thực không hay là cái tranh của cụ Xô trên bìa cuốn của Kun có phải là siêu thực không , hay là truyện của Kun có siêu thực - và siêu như thế nào- so với cái bìa (bên tây) ?
ReplyDeleteThực ra mình chỉ băn khoăn vì nghe bạn LSD nói "Tranh Picasso thì có liên quan gì đến siêu thực" thành ra muốn nhờ bạn Jazzy hỏi cụ Xồ luôn !!!! hì hì, còn vụ bình dân với e lịt thì mình mù tịt! nghe các bạn nói mới biết thêm tý chút, mà cứ tán rộng ra thoải mái chứ nhỉ, bạn NL đâu có phiền hà gì, bạn ý còn khoái đằng khác, ít nhất là có hẳn hot blogger ghen tị he he
@ Chị So : Định mét xịt riêng cho chị về bác Sô (vì ngại khoe cái vốn hiểu biết ít ỏi về hội họa của mình trên blog "hot" của bạn Nhị Linh), nhất là với những người trong nghề kiến trúc như chị So, hay những bạn am hiểu nhiều về hội họa. Nhưng thôi, trình bày luôn ở đây cho nó "rộng đường dư luận". Hihi
ReplyDeleteCần khẳng định 1 điều rằng Picasso và trường phái siêu thực trong hội họa không phải là "chả có gì liên quan". Họa sĩ nào, trong cuộc đời sáng tác của mình, cũng thường trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Picasso đã có thời kỳ Xanh, thời kỳ Hồng, sau đó là đến thời kỳ Lập thể (trường phái do bác ý tạo ra cùng với Georges Braque - 1 họa sĩ Pháp) - vốn là "món" mà bác ấy được biết đến nhiều nhất.
Tính chất "siêu thực" trong tranh Picasso, thể hiện rõ nhất ở thời kỳ từ 1910-1912 trở đi với các tác phẩm như Bát hoa quả (1912), Tĩnh vật với ghế mây (1911), Chàng sinh viên và cây sáo (1913), Tĩnh vật St Raphael (1919) , Anh hề (1915), Ba vũ công (1925), Guernica (1937) v.v. Các tác phẩm này được thực hiện bằng sơn dầu, cắt dán (collage),, điêu khắc, và có khi là sự kết hợp của nhiều thể loại cùng lúc. Các bức họa "siêu thực" này được thể hiện bằng những hình ảnh mang tính biểu tượng, tượng trưng, xen lẫn giữa thực và ảo, những hình người biến dạng, những kết cấu bằng sắt uốn v.v. Những tác phẩm này có lẽ chịu ảnh hưởng của những cuộc gặp gỡ với các nghệ sĩ, họa sĩ khác như Joan Miro, Giorgio de Chirico, Max Ernst, Man Ray, Julio Gonzales trong thời kỳ đó.
Thực tế là ranh giới giữa "siêu thực" và "lập thể" nhiều khi khá khó phân định trong tranh Picasso, nhất là trong những bức "lập thể phân tích" (analytical cubism) và "lập thể tổng hợp" (synthetic cubism).
Các bức "lập thể phân tích" như Ambroise Voilard (1910), Đàn Mandoline (1910) v.v thường bị bỏ đi các màu sáng, chủ yếu dùng đơn sắc để tập trung vào bố cục, trong đó Picasso "phá vỡ" cấu trúc thông thường của các đồ vật thành các thể hình học căn bản, và vẽ chúng dưới nhiều góc độ khác nhau cùng một lúc (đặc tính diễn tả đồng thời - simultaneity), tức là các diện khác nhau của một đối tượng được trình bày đồng thời với nhau và đè lên nhau. Đến mức, trông chúng khá khó hiểu, không khác lắm với các bức họa của trường phái "siêu thực" là bao.
Các bức "lập thể tổng hợp" (synthetic cubism) thì càng gần với "siêu thực". Cụ thể là những bức như Tĩnh vật với ghế mây (1911), Cây đàn guitar, bản nhạc và chiếc ly (1912) là sự ráp nối giữa những đồ vật thật (ghế mây, đàn guitar bản nhạc, chiếc ly) vào trong một cấu trúc mới, đòi hỏi người xem phải "tương tác", phải tự tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
Bạn LSD
ReplyDeleteMình nghĩ vấn đề đơn giản là mình và bạn đã chưa thực sự nắm bắt được ý của nhau ngay từ đầu. Mình dùng "surrealist" để nói về văn, về tinh thần của Kundera, và liên hệ với tranh của Picasso được lấy làm minh họa cho cuốn truyện. Còn bạn thì hiểu "surrealist" thuần túy theo nghĩa hội họa. Có lẽ do mình nói lửng lơ, không rõ ràng nên khiến bạn hiểu theo cách đó. Chuyện đó cũng là bình thường thôi.
Mình không đánh bài chuồn :) Hôm đầu tiên thực sự là do có hẹn phải đi nên không ngồi lại được để tiếp chuyện bạn. Hôm qua mình đã giải thích là mình dùng "surrealist" để nói về tinh thần của Kundera nhiều hơn là về Picasso. Còn hôm nay, vì chị So đặt một câu hỏi nghiêm túc nên mình cũng đã cố gắng trả lời một cách nghiêm túc. Hy vọng bạn thỏa mãn với câu trả lời đó :).
Còn chuyện bạn cho rằng mình "huênh hoang chụp mũ" thì mìnn cũng không lấy làm to tát lắm :), bởi nhiều khi cách nói chuyện của mình cũng gây hiểu lầm (vì hay đùa mà. Nhiều người vẫn hay tưởng thật). Nhưng nhân thể thì cũng đính chính luôn với bạn rằng khi bình luận trà lá về cái bìa cuốn sách của Nhã Nam, mình nói đến chuyện độc giả elite và tác giả elite. Đó đơn thuần là một nhận định tầm phơ, nửa đùa, nửa nghiêm túc. Đang đà tám chuyện, mình thắc mắc và thử đưa ra một lý giải cho việc tại sao 1 công ty XB sách giàu kinh nghiệm như Nhã Nam lại chọn 1 cái bìa kiểu Tchekhov, Turgeniev (lời bạn Nhị Linh) trong khi style của các cuốn ở nước ngoài thì khác. Mình chỉ nói chơi thế thôi, chả có ý phân loại bạn hay bất kỳ một ai là độc giả vào cái category "elite" hay "non-elite" cả. Cho nên mình cũng thấy hơi ngạc nhiên là bạn lại tỏ ra nhạy cảm đến thế.
Ngoài ra, mặc dù có tồn tại mấy phạm trù "tác giả - người đọc bình dân" và "tác giả- người đọc "elite" thật (điều đó là một thực tế, bạn có công nhận không ?), nhưng khi nói câu đó, thật lòng là mình không hề tự xếp hạng mình vào đó đâu, dù mình có thể đã đọc Kundera, đã đọc về Picasso. Làm sao có thể tự mãn vô lối đến thế được nhỉ ? Sở học là vô cùng. Ai dám tự nhận mình ở đỉnh cao, trên người khác, thì thật là thiển cận.Thế nên mình chắc chả cần phải nhận là mình đã lỡ lời đâu nhỉ ? ;-)
Anw, bạn cũng nên biết rằng chuyện mình nhận mình là "bình dân đại chúng" thì mình cũng ... đùa chút cho vui để chọc bạn ấy mà ;-) Chứ mình cũng đang phấn đấu ghê lắm để được vào cái category "elite" đới ! (j/k) He he
Entry nay hoa ra lai hay. Comment ap chot cua ban Jazzy nhieu thong tin phet, tks ban.
ReplyDeleteHA.
Cám ơn bạn Jazzy nhiều :))
ReplyDeleteÀ sao bạn không để link đến blog của bạn nhỉ ??
ôi về đến nhà mới click vào cái bìa, công nhận trông như NXB Văn học cách đây một phần ba thế kỷ hoặc hơn, nhìn rất đứng đắn, có thể họa sĩ thiết kế có ý thiết lập một trò chơi tương tác ngữ nghĩa và thị giác, sâu sắc sâu sắc đấy hê hê!
ReplyDeleteHA.
Picasso (có lẽ?) là nghệ sĩ versatile nhất của thế kỷ 20 cho nên hơi khó mà không dính dáng đến surrealism, quyết định vậy đi, google cũng bảo thế đấy :).
ReplyDeleteHA.
Bạn HA làm mình bối rối quá :)
ReplyDeleteBìa sách thì mình luôn thích những cái không có bìa, chỉ sử dụng chữ và màu, nhưng cũng như nhiều thứ tưởng chừng bình thường khác: sự bình thường có khi (nhiều khi) chính là sự xa xỉ.
Bạn Jazzy ơi bác hot blogger đang rất mong bạn bên blog bác ấy đấy, bác ấy thổ lộ thế trong đêm mất điện :)
Thiệt là trớt quớt =))
ReplyDelete@ Chị So : Em chưa có blog mới. Với lại dạo này lười quá nên từ lâu rồi có blog gì đâu. Chỉ thích đi sang nhà người khác chơi thôi :)
ReplyDelete@ NL : Thế à ? Chờ hôm khác mất điện tiếp mình sẽ sang nhà bác siêu sao blog tâm sự ;-)
Jazzy: Chết chửa bọn 360 sắp delete hết sạch bây giờ, nhờ hot blogger dựng gấp cái nhà mới đi chứ !
ReplyDelete(he he, dẫn dắt thế đúng đường lối chưa bạn NL :))
Sao em khong copy and paste duoc, the la khong type duoc tieng Viet.
ReplyDeleteEm hieu y bac NL, em thay cai bia nay cu ky thoi chu xau thi khong, great chance missed. Lam kieu fancy nhieu hinh anh "sieu thuc", hien thuc, khieu dam gi gi day cho sach loai nay that ra la kieu pho bien, con lam kieu nay chinh ra em rat thich nhung lam chua toi. Ben cho em em cung thich bia dong Reclam trong nhu sach giao khoa, dung dan, hien dai ma cung dep, moi quyen mot mau, re lam, mua ca loc ve trang tri rat dep :)) mac du cha bao gio doc.
A cuon nay pocket book ben em cung hinh khieu dam y nhu ben Phap hihi, trong may chuc cuon cua ong nay thi ngoai tru 1-2 cuon trong nhu sach giao khoa (vi no dich thuc la learning material) tat ca cac cuon con lai deu loe loet mau sac het :D.
Ma nhin cai bia nghiem trang nay roi doc tua de em cu cuoi tum tim, coi nhu la side effect of irony di :D.
HA.
Chết thật. Bạn LSD không ngờ cũng là chuyên gia "google" cơ đấy ;-). Mình vẫn chờ đợi được người nhà họa sĩ đưa ra những ý kiến nào mới mẻ hơn, hay ho hơn về "siêu thực" và "lập thể" của Picasso kia. Chứ nếu đưa link từ Google thì mình cũng làm được mà ;-)
ReplyDeleteXin lỗi bạn. Đây là một cuộc tranh luận "for fun" là chính (theo thiển ý của mình). Bởi thế nên ngay từ đầu mình đã không muốn phức tạp hóa vấn đề để biến cái entry này thành chỗ tranh luận về hội họa - lĩnh vực mà mình là dân ngoại đạo và đã thành thực nói rằng hiểu biết hạn chế thôi. Mình không là họa sĩ, cũng không có người nhà là họa sĩ, cũng không phải người nghiên cứu hội họa. Chỉ tìm hiểu, đọc và lĩnh hội theo nhu cầu giải trí, vào những lúc rảnh rỗi thôi. Bởi thế nên mình không hiểu bạn đòi hỏi mình phải nói thế nào, giảng thế nào về Picasso, về siêu thực thì mới là đạt yêu cầu ?
Về những kiến thức liên quan đến Picasso, cảm ơn bạn đã cho link. Cũng thú vị đấy ! Nhưng như mình đã nói, trong nhà mình có vài cuốn sách về Picasso, về Dali', về nhiều danh họa khác. Cho nên, nếu cần tham khảo để có câu trả lời cho cuộc tranh luận này, Google đâu phải là lựa chọn duy nhất ;-). Đây chả phải là một khảo cứu nghệ thuật mang tính khoa học nên tớ không bắt buộc phải trích dẫn cuốn sách mình đã có từ lâu nay về Picasso như một reference dưới bài viết của mình ;-). Nhưng tớ khẳng định với bạn, nguồn của tớ có lẽ chuẩn hơn nguồn Google mà bạn search ra đấy :p
Trái lại, tớ tuy chả có thời gian đọc hết các link bạn search ra, nhưng lướt qua 1 bài thấy một số ý dường như đã tham khảo trong chính cuốn sách của tớ đấy bạn LSD thân mến ạ !
Tạm thời thế đã. Tớ phải đi có việc. Lúc khác sẽ có ý kiến tiếp.
hai bạn bắt tay ôm hôn nhau thắm thiết đi :)
ReplyDeletebìa các sách Kundera trong bộ folio dùng tranh Picasso là vì Kundera thích tranh Picasso, chỉ có vậy thôi ạ hihi
Cái này thì chắc liên quan đến trực giác liên quan đến thẩm mỹ cá nhân thôi.
ReplyDeleteNhư là cái bìa NKTT chẳng hạn: JL đề nghị dùng tranh Rothko, nhưng anh lại không thích, anh gửi sang tranh của bạn LTQG vì anh "thấy" hợp. Đồng chí kia ok ngay vì "thấy" hợp, thậm chí còn bày tỏ nguyện vọng được gặp bạn artist làm ra nó.
Còn bìa NMTNC này có độ chênh vì theo anh nó quá cổ điển, trong khi văn của Kundera là văn hiện đại (modern/modernist) chứ anh chẳng nghĩ gì đến siêu thực hết cả :)
Số comment dài quá, mà toàn xoay quanh cuộc chiến khuy cúc về hội họa giữa em LSD với em Jazzy nên tớ chả đọc kỹ. Nhưng mà tác phẩm của Kundera thì chẳng có siêu thực tẹo gì, hiện thực trần trụi thì đúng hơn. Không phải ngẫu nhiên mà Kundera coi Flaubert là bậc thầy của mình.
ReplyDeleteNhưng Kundera thuộc về modernist hay post-modernist? Tớ nghĩ về mặt tinh thần thì Kundera rất modernist nhưng về mặt kỹ thuật, ông có những tìm tòi post-modernism. Đó chỉ là cảm nhận chủ quan của tớ chứ tớ còn chẳng biết phân biệt giữa modernism với post-modernism thực sự khác nhau như thế nào. Hôm nào bạn Nhị Linh làm một bài về post-modernism đi, nhà phê bình văn học số 1 của Việt Nam (theo lời chị sonata dẫn lời của một nhà báo nổi danh nào đó).
Cuoi cung thi cau tra loi dich thuc van la cau tra loi van thuong xuyen lam that vong cac nha phe binh, cac nha nghien cuu nghe thuat xua nay: no nhu the vi toi thich the day, lam gi nhau :P
ReplyDeleteVan con hon Lars von Trier: I don't think I owe anybody an explanation :))
HA.
bác L. vì nỗi mất điện mà có ý đồ tạo sóng gió giang hồ nhá
ReplyDeletecâu nói đấy về mặt giá trị cũng tương tự một câu như "con ông bán phở đầu ngõ bảo mày đến cái xe máy cũng không biết đi"
post-modernism thì bác cứ vào trang tienve.org xem chứ hỏi gì em ạ
Đỡ bận rồi nên lại tiếp tục "buôn bán" :)
ReplyDeleteBây giờ cuộc tranh luận lại chuyển qua bàn về Kundera với hiện đại/hậu hiện đại. Từ hội họa nhảy sang văn chương. Thật là phong phú quá :)
Vấn đề đơn giản là thế này ạ. Thật ra khi bảo Picasso với Kundera "surrealist" như ở trên, đó cũng là một nhận định chủ quan, kiểu trà lá, tán nhảm vui miệng là chính ;-). Thực tế, lúc viết từ "surrealist", đã hơi đắn đo, nghĩ đến "post-modernist", nhưng vì đang có ý liên hệ đến cả Picasso nên băn khoăn, thấy dùng "post-modernist" có lẽ là ko ổn, và "post-modernist" thì rộng quá, chung quá, cho nên chuyển qua dùng tạm "surrealist" để nhấn mạnh đến cái không khí có phần "hư vô" của tranh Picasso và truyện của Kundera. Hihi, "bình dân học vụ" nên khó diễn đat quá !
Ai ngờ tán nhảm ở chỗ toàn các "chiên da" hội họa với văn chương nên "vứn đề" trở nên phức tạp hơn một chút ;-). Chắc tại mình dùng từ "surrealist" cũng hơi tùy tiện.
Quả là khi dùng nó, mình có ý muốn diễn đạt cái "hiện thực đã được nhào nặn, được biến đổi khác thường, hơi phi hiện thực, đậm màu hiện sinh" qua truyện của Kundera, cũng như tranh của Picasso. Có lẽ chính xác hơn thì phải là "phi hiện thực", như bạn LSD nói, nhưng mà mình chả biết dùng từ gì để diễn đạt cho chuẩn (để nói về Kundera và Picasso cùng 1 lúc) cho nên dùng "surrealist". he he.
Tính "phi hiện thực" trong truyện của Kundera, (theo cảm nhận chủ quan của mình), không phải nằm ở những yếu tố kỳ ảo như trong truyện của Murakami hay Kafka (và của nhiều bác khác). Một phần, nó thể hiện ở bối cảnh truyện - vd : các nhân vật đi lộn từ thế kỷ này sang thế kỷ khác - và phần khác, ở những tư tưởng, những triết lý rất hiện sinh. Các nhân vật đặc sắc, sống động, và luôn mang nhiều hoài nghi, đầy tính "phi lý" trong hành vi, suy nghĩ :)
Đó là cảm nhận chung của mình thôi. Còn nói sâu hơn nữa thì ... không dám múa rìu qua mắt thợ khi có 2 chuyên gia cực oách về Kundera ở đây - bạn Nhị Linh và siêu sao blogger của chúng ta :)
A nhân thể thắc mắc vụ Kundera bị tố là trong quá khứ đã từng tố giác 1 người khi còn ở Tcheque và đã khiến người này bị tù oan.Lâu không để ý tin tức nên không rõ vụ này diễn biến ra sao. Cuối cùng thế nào hả bạn Nhị Linh và anh Linh ?
Nhà cháu lại thấy Kundera phát triển tâm lý nhân vật chuẩn đến phát hoảng và hành vi thì logic đến phát sợ, đặc biệt là trong Les Risibles Amours: Don Juan thì rõ là chính y, mà gái tơ thì rõ là đích thị, làm cho nhà cháu có chỗ đâm tự hỏi liệu bác này có pédale không mà hiểu tâm lý đàn bà kinh hồn :)) J/K. Tóm lại là cái quyển này toát lên một sự thật rất thật trơ trẽn về bản chất đàn ông. Thế cơ chứ lị. :D
ReplyDelete