Jan 22, 2010
Cuộc tiến hóa của dịch sách tại Việt Nam
Việt Nam là đất nước của dịch sách, từ khi bắt đầu Quốc Ngữ đã như vậy. Tại sao và như thế nào thì chưa bàn đến, tôi chỉ thấy là những người gần đây cứ kêu ca về việc sách dịch lấn át sách trong nước trên thị trường xuất bản ắt hẳn đã quá coi thường việc xem xét lịch sử.
Cái ảnh trên (mượn từ trên Internet) chụp lại bìa một cuốn sách dịch, lần đầu tiên do Đời Nay in tại Hà Nội năm 1944, bản này là Đời Nay tái bản tại Sài Gòn năm 1970.
Trong sách là tác phẩm của các nhà văn như Alphonse Daudet, Eugène Dabit, Luigi Pirandello, Stefan Zweig, Somerset Maugham..., người dịch là Thạch Lam, Khái Hưng, Thế Lữ, Huyền Hà, Vũ Minh Thiều.
Từ những tờ như Nam Phong dấu ấn dịch thuật đã rõ ràng lắm rồi, rất nhiều tờ báo và tạp chí khác trước 1945 cũng liên tục đăng tải các bản dịch, phần lớn là đăng nhiều kỳ, từ tiểu thuyết Tàu tới tiểu thuyết Pháp.
Nhà văn Việt Nam suốt một thời gian dài trước đây ngoài kích thước nhà văn còn có kích thước của nhà dịch thuật. Đến giờ thì tình hình đã đổi khác rất nhiều. Người lạc quan sẽ nói việc dịch thuật được chuyên nghiệp hóa, người bi quan sẽ nói nhà văn bây giờ dốt, người trung dung sẽ nói nhà văn Việt Nam tự loại trừ kích thước dịch thuật đi để được tự là mình :))
Số cuối cùng của tạp chí Thanh Nghị, cơ quan ngôn luận của một nhóm trí thức sau này sẽ là nòng cốt của đảng Xã hội và đảng Dân chủ, tức số 120 (11/8/1945) có lời thông báo đình bản, đăng tới ba tác phẩm dịch, trong đó Một tâm hồn nghệ sĩ của Maugham đã đăng phơi-ơ-tông trong suốt nhiều số. Bản dịch này là của Lê Đình Chân, và ở số 120 này vẫn còn chua thêm "Còn nữa" một cách đầy đau khổ.
Kiều Thanh Quế, tác giả của Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam, một cộng tác viên quan trọng của tờ Tri Tân, cũng từng dịch quyển sách viết về Tolstoi của Stefan Zweig.
Miền Nam trước 1975 tạp chí Văn lừng danh về văn học dịch, nhưng không chỉ có vậy. Ngay ở miền Bắc cũng không khác nhiều lắm. Sách dịch ở Việt Nam lúc nào cũng vô cùng nhiều. Đi tìm hiểu lại một chút, tôi đã thấy kinh ngạc vì rất nhiều thứ đã tồn tại, thậm chí đã tồn tại từ rất lâu. Vấn đề là cứ thế hệ này sang thế hệ khác, người ta quên đi hết cả.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Action Point Number 1: Nhị Linh trở thành nhà văn, bắt đầu bằng thơ thiếc, truyện ngắn truyện dài gì đó.
ReplyDeleteÝ bác là định đẩy em vào con đường cái gì mà nhà nhà làm thơ người người vẽ tranh đó cho bác tiện sổ sách chứ gì hehe.
ReplyDeleteBác cho em hỏi khí không phải là hiện nay trong làng báo chí nước ta có tờ báo nào có chuyên mục phơi ơ tông không ạ?
ReplyDeleteTaị hôm trước em phỏng vấn bác Jan Cempirek em nói là để đăng phơi ơ tông. Mà em nói xong thấy ngượng mồm quá ạ. Kính thư.
Ba~ng di may chuc nam da'm chim trong Van hoc Nga (tu nguoi lon den thieu nhi), gio nguoi ta moi biet la the gioi da xay ra rat nhieu dieu khac, va cuoc song nhan van thi o dau cung dep, the nen dung la dan ta nhu tim lai duoc cai da bo quen, vi the cung dung thoi khi noi la co qua nhieu van hoc dich (sau mot thoi gian co qua it)
ReplyDelete"Loại gió bốn phương" nghĩa là gì nhỉ?
ReplyDeletethích cái bìa sách này bạn Nhị Linh à.:)
ReplyDeleteỪ nhỉ, tại sao lại "Loại gió bốn phương nhỉ" :))
ReplyDeleteMarcus: đăng nhiều kỳ một bài viết thì hiện nay vẫn có, nhưng không có tầm quan trọng và cũng không cuốn hút độc giả như trước đây.
"Đắm chìm trong văn học Nga": tôi không nghĩ là có giai đoạn nào VN "đắm chìm trong văn học Nga" cả.
Có khi là để phân biệt với loại gió nhõn một phương (là gió nhà chẳng hạn) chăng? :))
ReplyDelete1. Từ "kích thước" trong "Kích thước nhà văn", "kích thước của nhà dịch thuật" anh dùng nghĩa là gì thế? (Em hỏi thật, vì thấy từ quen nhưng cách dùng lạ)
ReplyDelete2. Cứ thế hệ này sang thế hệ khác, người ta quên đi hết cả. Nếu có nhớ, người ta cũng không kế thừa, đúng không?
Từ "kích thước" này có vẻ ăn khách vậy, và cũng gây tranh cãi hết sức :)
ReplyDeleteVụ thứ 2 thì có nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân ở VN muốn biết về quá khứ cũng rất không dễ nữa.
Nói đến vụ ăn khách thì em nhớ cái gì mà báo hiệu một chiều kích xyz mới gì gì á. Có vẻ "chiều kích" ăn khách hơn "kích thước" hỉ?
ReplyDeleteNhị Linh không trả lời thẳng câu hỏi của em, là anh dùng "kích thước" ở trong bài với nghĩa là gì? Và tại sao "kích thước" lại gây ra nhiều tranh cãi?
Nói "kích thước" hơi nhột. Dài mấy phân? Hoặc vòng số mấy? :))
ReplyDeleteThường thì người ta nói "tầm cỡ" chứ nhỉ?
Bây giờ nhiều người đã chuyển sang dùng "chiều bề" hehehe.
ReplyDelete"Loại gió bốn phương" chắc kiểu như "Tủ sách truyện các nước":)
ReplyDeletemười hai năm
ReplyDelete