+ Lại có quà tặng này: lần này thì đỡ lo luôn, vì chắc chắn là sẽ chỉ có một đối tượng cực cực kỳ “khiêm tốn” và “hạn chế” (hai từ này đang en vogue lắm í), đối tượng những người Việt Nam có đọc Marcel Proust. Vừa là quà tặng, vừa là phụ một tay quảng cáo cho thầy cũ hic. Đời này tôi mới gặp một vài người khó tính hơn… tôi, và có chính ông thầy cũ này, Antoine Compagnon :) Một người không thích nói (trái ngược với một ông tuteur khác, Michel Charles, bị chính học trò cưng, mà lại là thầy dạy của tôi hic, đánh giá chỉ thích nói chẳng thích viết), sinh viên mang bài viết đến thì giật phắt lấy, săm săm soi soi, rồi lủng bủng trong miệng: faute d’orthographe này, coquille này, còn cái này là cái gì đấy. Cùng một thế hệ giáo sư nhưng những Noiret, Marchand, Tadié, nhất là Murat, hay thậm chí một ông vô cùng cosmopolite như Brunel (một huyền thoại, nghe đâu lên giáo sư năm ba mươi hai tuổi) đều chải chuốt lông mi rủ cứ như là vừa bước ra từ mấy bức chân dung vẽ các nhân vật quý tộc, nói hay và hay nói, còn Compagnon tuyền đời mặc áo sơ mi vừa rút thẳng từ máy sấy ra, nhiều lần còn mặc áo rách, ngồi ị ra cả buổi mới phát ra được vài câu ùm oàm chả ai hiểu là nói gì, lười nói đến nỗi làm séminaire toàn làm chung với một ông đồ đệ là André gì đó tự nhiên quên mất tên chuyên gia Baudelaire, và mỗi quãng thời gian chỉ chăm chăm đặt có một câu hỏi, chẳng hạn như trong vụ Dreyfus thì Proust đứng về phe nào, Benda đứng về phe nào, Lasserre đứng về phe nào.
Thế nhưng Compagnon lại là người xuất sắc nhất của thế hệ ấy, và của nhiều thế hệ. Ba từ ông ấy phát ra được một cách khó nhọc có sức nặng bằng ba nghìn từ giáo sư khác nói. Có một tính từ rất hay miêu tả cái kiểu này, gì gì nhỉ, bourru thì phải. Chưa bao giờ sau Roland Barthes lại có thêm một con người như thế, mà Compagnon lại là bạn vong niên của Barthes, kém bao nhiêu tuổi nhưng mỗi khi có mặt Compagnon là y như rằng Barthes nói cái gì cũng phải liếc mắt nhìn xem thằng chả tỏ thái độ như thế nào. Kiểu như là hãi quá, khiếp quá, ám quẻ quá.
Proust là đề tài luận án tiến sĩ thứ hai của Compagnon, đề tài trước là một quyển sách lý thuyết, chỉ bàn về citation, là cái Genette trích dẫn đầu tiên trong Palimpsestes (mặc dù Compagnon và Genette rất ghét nhau; có một lần tôi đánh bạo hỏi tại sao không hợp tác với tạp chí Poétique của Genette và Todorov, câu hỏi giống hệt như câu Compagnon từng đặt ra: tại làm sao Brunetière lại chưa từng bao giờ viết cho HLF, thì ông ấy trả lời tỉnh bơ kẹo quéo ngắn gọn rợn cả người, đúng là cái đồ pince-sans-rire khắm khú trần đời có một: aucune affinité, kiểu như là chả thích). Đề tài thứ nhất làm với Michel Raimond, người mà Compagnon thú nhận không bao giờ nhớ nổi cái họ có chữ “i” hay chữ “y”, một chuyên gia trác tuyệt về tiểu thuyết Pháp nhưng nay quá đát lắm rồi, đề tài thứ hai hic hic hic làm với Julia Kristeva. Compagnon và Kristeva có đặc điểm chung là đều đã từng in một quyển tiểu thuyết. Đều thất bại thảm hại chả ma nào thèm nhắc đến hahaha. Brunel cũng viết tiểu thuyết nhưng sau này tâm sự với sinh viên nhân một dịp gì đó ngài đang xúc động là không có dám đưa cho nhà xuất bản vì sợ nỗi nhục bị nó ném thẳng vào poubelle.
Độc mồm độc miệng vậy thôi, nhưng Antoine Compagnon quả là một người vĩ đại, một bộ óc tuyệt vời, a beautiful mind si tu veux :d và tôi luôn nghĩ đã có một lựa chọn cực kỳ sáng suốt khi ngày hôm đó cách đây chừng sáu, bảy năm viết thư cho ông ấy đề nghị hướng dẫn làm luận văn maîtrise, đề tài: chiến lược văn bản của Milan Kundera. Dạ vầng, đúng thế đấy ạ :d
Mặc dù đã bị quay lên quay xuống bao nhiêu lần, bị sửa bút chi chít, thậm chí có một lần còn bị cứng đờ người, hãi đến mức chỉ biết toát mồ hôi liên tục trong vòng đúng mười lăm phút mà lão ấy vẫn cứ ngồi bên cạnh tỉnh bơ chờ tôi cắt cơn và sau hai tiếng hành hạ thì cho một điểm cao không thể ngờ nổi, đồng thời cho tôi hiểu là tôi đã vượt qua một cửa ải, một cửa ải mà để vượt qua tôi buộc phải giết chết dăm ba thằng con người kém cỏi vẫn trú ngụ bên trong tôi, tôi vẫn tin trên đời này chẳng có một giáo sư văn chương nào tuyệt vời hơn thế, biết quan tâm đến người khác như thế, biết dọa cho sinh viên sợ đến như thế, biết dạy cho sinh viên ít bài học như thế nhưng bài nào ra bài nấy vĩnh viễn nhớ không quên nổi và cũng biết thương sinh viên đến như thế. Gia tài duy nhất của Compagnon là hai cái máy vi tính, “cửa sổ nhìn ra thế giới” như Compagnon đã nói cái lần trả lời phỏng vấn gần đến lúc được phong làm giáo sư Collège de France mấy năm trước đây. Khi Compagnon được phong vào cái vị trí tối danh dự của học vấn nước Pháp (Compagnon, một cái họ không thể bình dân hơn được, cũng đã từng tỏ lòng tri ân với chế độ Cộng hòa vì chế độ ấy cho phép những người xuất thân bình thường như ông có cơ hội vươn lên trong xã hội chỉ nhờ vào học vấn) tôi viết e-mail chúc mừng. Mẹ kiếp, vẫn như thường lệ, thằng chả không viết trả lời được đến quá hai dòng.
Restons en contact, bien à vous, huhuhu.
Compagnon đã vào nơi ông bạn già Roland Barthes từng ngự. Năm ấy, Roland Barthes khi từ cours của Collège de France đi ra đã lơ đãng thế nào mà để ôtô đụng, vào bệnh viện thì chết. Tôi đã từng đi bộ cùng Compagnon và biết rằng với Compagnon sẽ không bao giờ có chuyện ấy, con người sợ Compagnon, và xe cộ cũng sợ Compagnon. Với lại việc gì phải bắt chước những người sợ mình, phải không thầy?
Tôi sẽ vĩnh viễn không bao giờ quên cái giây phút Compagnon bắt tay chúc mừng tôi sau khi tôi bảo vệ luận văn DEA, và lần đầu tiên nói được một câu nghiêm chỉnh đầy đủ chủ vị mệnh đề này nọ xiên xọ, bảo tôi đại ý ở lại mà làm nốt cái doctorat đi tao hướng dẫn nốt (cho xong), cũng là lần đầu tiên tỏ ra buông xả thanh thản, nói cái DEA ấy đắp điếm thêm chút là coi như xong đấy dễ ẹt khỏi phải lo. Tất nhiên là tôi biết ơn lắm, nhưng tôi đã quá chán kebab, chán bobun, chán chourcroute, chán raclette chán fondue, chán Marlboro sáu euro một bao, chán nói câu cho một demie khi đi uống bia, chán métro đi mãi không tới nơi, chán trời tối lúc bốn giờ chiều, chán vườn Luxembourg lạnh buốt vắng ngắt ghế sắt lanh canh sỏi lổn nhổn, chán những thằng Pháp bé tí kiêu ngạo super râleur lười chảy thây, chán cái xã hội Việt kiều cũng bé tí cứ nhịp nhàng như đẩy xe hàng nhóm này nói xấu nhóm kia lem nhem luốc nhuốc chả ra cái kiểu ruốc kiểu bông gì. Tôi chán đến mức muốn chết ấy, tôi chán đến mức sẵn sàng thò cả hai tay xuống nước cho đàn cá vàng trong bassin ở cours des Ernests rỉa trụi hết cả lông ấy.
Tôi sẽ không bao giờ tự hào vì đã ở đó, ở Sorbonne Paris IV lâu đài nguy nga ngày nào cũng đầy người năn nỉ vigil cho vào trong sân chapelle chụp vài pô ảnh. Cũng không tự hào vì đã ngồi mòn mấy cái quần ở thư viện Paris IV, một trong những thư viện đẹp nhất thế giới, hay thư viện Sainte-Geneviève cũng một trong những đẹp nhất thế giới, hay thư viện Mitterand cũng lại một trong những. Ghế băng trong giảng đường Sorbonne đau mông lắm, phòng học ENS ngột ngạt lắm, còn sinh viên Paris VII nói chuyện riêng nhiều lắm. Tôi tự hào vì đã vượt qua được vài cửa ải mà Compagnon đã dựng lên cho tôi.
Hic chẳng hiểu làm sao hôm nay lên cơn dài dòng. Why? Mùa đông những con cá vàng trong cours des Ernests đi đâu? Bài sau đây tôi sẵn sàng đánh giá theo đúng lời lẽ của Compagnon, ngắn gọn súc tích vãi lin-hồn và vô cùng thẳng tuột: travail bâclé, làm ăn ẩu tả vớ vỉn ị một bãi cho bọn báo chí thối inh. Vầng, đúng là thế, nhưng cũng là một ví dụ hay về phong cách Antoine Compagnon, mà tôi sẽ chỉ ra một số đặc điểm.
---------------
Proust làm người ta sợ. Chính vì vậy phần lớn người ta không đọc Đi tìm thời gian đã mất, dù cho việc ấy hẳn sẽ làm họ thích thú. Đôi khi họ nghĩ tới việc này, nhưng họ bị khựng lại trước dung lượng của tác phẩm. Nếu có mua Về phía nhà Swann thì họ cũng nao núng trước bốn trăm trang của quyển sách, khi mà họ khám phá ra rằng vẫn còn sáu tập tiếp theo nữa. Nếu có liều mình lao thân vào, thì cũng chỉ một nửa trong số họ đi kiếm Dưới bóng những cô gái tuổi hoa, và một nửa của một nửa này kiếm Phía nhà de Guermantes. Sau đó rồi, mà đúng thế đấy, sự hao tổn sức lực sẽ không còn lớn lắm nữa đâu. Tại sao lại lắm ngần ngừ đến thế? Tại sao lại nhiều bỏ bẵng đến thế? Bởi vì tác phẩm này dài. Bởi vì nó có tiếng rất khó. Bởi vì nó lù lù ở đó như một công trình không ngừng to lớn mãi lên kể từ khi được mang đặt vào trong văn chương Pháp từ 1913 tới 1927. [bài học: đừng bao giờ tự tìm cách giảm trừ kích cỡ; đi giày chật hai số là chết cái chân đới]. Bởi vì nó động tới các vấn đề nghiêm trọng, sâu sắc, đáng lo ngại: tình yêu, cái chết, nghệ thuật. Bởi vì người ta gắn liền tác giả của nó với thứ chủ nghĩa thời thượng, với sự biến thái, với cái ác. Cứ thế, lực cản trước Proust vẫn cứ rất mạnh mẽ gần một thế kỷ sau khi ông xuất hiện trong cuộc sống văn học.
Thế nhưng tác phẩm này đâu có khó. Những người nói nó khó đã ngụy tín và nói như vậy để khư khư lấy cho mình, để “được ở đó”, như người ta vẫn nói ở nhà Verdurin. Các câu của Proust hẳn nhiên là bất tận, ít nhất là một số trong đó, nhưng không gì ngăn cản người ta đọc chúng thật nhanh, giống như cách thức chúng được viết ra. Nếu khởi sự dừng lại ngâm nga cấu trúc cú pháp của mỗi câu, nếu ta cứ tìm cách nhốt chặt nó vào trong một cuộc phân tích lôgic theo kiểu vẫn làm hồi còn ở tiểu học, thì chắc chắn là sẽ không bao giờ kết thúc nổi nó. Và rồi ta sẽ nhận ra là cú pháp này đôi khi cũng chệch choạc, là bản thân Proust cũng lạc lối trong những dài dòng của ông, giữa đám phân từ hiện tại lởm khởm và những dấu ngoặc đơn có mở mà không có khép.
Có lẽ đây là điều đầu tiên cần tự thuyết phục bản thân để có thể chui vào trong thế giới Proust: tác phẩm này không hoàn hảo, nó là như nó là, nhưng lẽ ra nó đã có thể khác. Quyển sách chúng ta cầm trên tay là ngẫu nhĩ, dở dang; nó đã bị ngắt đứt ngang xương bởi nhà in đối với mấy tập đầu, bởi cái chết của tác giả đối với các tập cuối. [vận dụng lý thuyết Paul Valéry, một trong những cái tên ám ảnh Compagnon nhất, đấy]. Nói như vậy, cuốn sách này được viết ra một cách thật ẩu tả. Nếu nó có thể, nó phải được đọc thật nhanh - lúc nào cũng có thời gian để quay trở lại sau này - thì cũng là bởi vì nó đã được thành hình đầy vội vã, từ năm 1909 đến năm 1912 đối với phiên bản đầu tiên gần như là ngay trước cuộc Đại chiến, từ 1915 đến 1916 đối với phiên bản thứ hai xuất hiện nhân vật Albertine, nghĩa là trong một quãng thời gian rất ngắn. Sau đó thì Proust đọc lại, coi lại, sắp đặt lại, vá víu mãi không thôi. Montaigne thì bỏ hẳn hai mươi năm để viết bộ Tiểu luận, từ 1572 cho đến khi ông mất năm 1592, nghĩa là chưa tới sáu mươi trang mỗi năm. Proust thì chạy phăng phăng.
Nhiều câu văn tệ lắm, mà cấu trúc tổng thể cũng có vấn đề luôn. Proust cứ khăng khăng đã khởi đầu bằng việc viết đoạn kết, nghĩa là đã biết được nghĩa bộ tiểu thuyết trước khi viết ra nó. Hẳn nhiên rồi, nhưng các trắc trở của công việc viết, chủ yếu bị chậm lại do chiến tranh, đã làm xáo trộn học thuyết của Thời gian tìm lại. Văn bản hoàn bị - nếu ta có thể nói tới một văn bản hoàn bị của Đi tìm - không còn tương ứng với học thuyết ban đầu nữa. Và thật là may mắn vì đã như vậy. Một tác phẩm vừa khít với chương trình của nó là một tác phẩm cạn kiệt rất nhanh, bởi vì độc giả rất nhanh chóng nuốt trôi nó, còn một tác phẩm chênh vênh giữa dự định và hoàn thành là một tác phẩm sở hữu một cái gì đó ngõ hầu vượt được thời gian. Không phải cứ tác phẩm nào không hoàn hảo là được hứa hẹn huy hoàng hậu thế, mà chỉ là những tác phẩm chứa đựng trong trái tim chúng một thất bại tuyệt đẹp, sự đối nghịch với mọi dự định chính là bản thân cuộc đời. Tiểu thuyết viết nhanh, tiểu thuyết không hoàn hảo, lại cũng vì thế mà là tiểu thuyết thành công, bởi vì nó nhường chỗ cho độc giả, Đi tìm thời gian đã mất lẽ ra phải không gây e ngại mới đúng. [Compagnon rao giảng đấy]. Thêm nữa, đây lại là một cuốn sách buồn cười, một cuốn sách nơi người ta không thể ngừng cười, hoặc mỉm cười, mà điều này cũng không ngăn cản người ta suy nghĩ.
Tiểu thuyết hài, Đi tìm trước tiên là như vậy theo nghĩa thông thường, giống như một vở hài kịch của Molière. Nhưng Đi tìm cũng là một hài kịch theo một nghĩa đáng kinh ngạc hơn, và thậm chí xuất chúng, đối với một tác phẩm hiện đại: chỗ gỡ nút của nó rất hạnh phúc. [hiện đại là một trọng tâm suy tư của Compagnon; ở đây thì Compagnon đang thi hành đúng bổn phận và thiên chức của nhà phê bình chân chính: phát hiện, nói ra những gì không ai nói, hoặc đều nhìn thấy nhưng không nói ra được, không nói hay được; có thể quên hết mọi tiêu chí khác đi, chỉ một điều này mới có thể làm một nhà phê bình trở thành một nhà phê bình]. Một trong những nét thường gặp nhất của các tác phẩm hiện đại, kể từ Madame Bovary và Ác hoa, cho tới Kafka hay Beckett, là chuyện kết thúc rất tệ hại, hoặc tệ hại hơn so với khởi đầu. Thế nhưng Thời gian tìm lại [bỏ một ít] kết thúc bằng một cuộc thăng hoa. Người kể chuyện, bị tắc tị từ ba nghìn trang, tìm ra cái mẹo để vượt qua sự bất lực nhà văn của mình và thực hiện tác phẩm [bỏ tiếp một ít, không ích gì với những người chưa đọc À la recherche].
Đi tìm thời gian đã mất là một tác phẩm hiện đại tích cực, có lẽ là tác phẩm hiện đại tích cực duy nhất. [đến lúc mạnh mồm được rồi hehe]. Đó chính là lý do khiến Sartre từng coi nó có tính chất tha hóa và đòi người ta vứt bỏ nó đi. Tất nhiên, để chuyện kết thúc êm đẹp và nhân vật chính trở thành nhà văn, nhất thiết Albertine phải chết. Đây là một câu chuyện cũ mèm rồi, chẳng hiện đại chút nào hết. Để một người đàn ông lớn lên, trưởng thành, tìm ra thiên hướng, viết, luôn luôn một người phụ nữ phải chết đi, như Eurydice đã chết để mà sau đó Orphée trở thành vị thần thi ca, như Manon đã chết để mà sau đó Des Grieux trở thành thánh và xuất bản một cuốn sách bình luận quyển thứ tư của Énéide, quyển về tình yêu. [phải triển khai vài đường văn học sử chứ, đúng bài rồi, đến lúc rồi, đến lúc rồi]. Tuy nhiên ngày nay, vào cái thời bình đẳng lý tưởng, bài học vẫn có thể vang lên trong toàn bộ tính chất tích cực trung tính của nó: “Hãy trở thành người mà bạn là.” Có một đạo đức trong bộ tiểu thuyết của Proust, đạo đức theo kiểu Nietzsche, không phản ngược, đạo đức của Vita nova mà Roland Barthes đã cảm nhận được một cách tuyệt vời trong những bài giảng cuối cùng của ông ở Collège de France, năm 1979 và 1980, về “Cuộc chuẩn bị cho tiểu thuyết”: Proust, cùng với Pascal, Chateaubriand, Kafka, đã hướng lối cho ông thay vì Virgile của Dante. [nhắc tới bạn cũ với toàn bộ sự trân trọng, nhất là trân trọng những khoảnh khắc cuối đời của bạn].
Lâu nay người ta cứ nói Proust độc ác và tiểu thuyết của ông thì vô luân, hay phi luân: trong những năm 1930, đó là sự tức tối của Mauriac, bị chấn động vì sự vắng mặt của Chúa trong Đi tìm [được một lần Mauriac và Sartre đồng ý được với nhau, so funny]; đó cũng là, trong những năm 1970, sự tức tối của Maurice Bardèche, khăng khăng khẳng định tính chất bạo dâm, cái khía cạnh thích dòm trộm người khác, sự bạo tàn của một số cảnh đáng nhớ. Điều này có thể làm nản chí một số tâm hồn nhạy cảm. Nhưng Barthes lại cho rằng không thể có tiểu thuyết lớn nếu thiếu tình yêu, thiếu một sự rộng lượng tuyệt đối. Một tiểu thuyết lớn đón nhận, bao trùm toàn thể thế giới. Proust không phải không biết điều này, ông đã suy nghĩ tới nó trong những trang của cuốn Nữ tù nhân về Dostoievski, một con người hẳn cũng rất quen thuộc với cái ác vì đã miêu tả nó sống động đến như thế, nhưng lại tràn ngập lòng tốt đối với các nhân vật hủi lậu nhất của mình. Trong Chống Sainte-Beuve, bản phác thảo cho Đi tìm vào năm 1908, người kể chuyện cãi nhau với mẹ về Baudelaire, người bị bà mẹ đánh giá là xấu xa, còn người kể chuyện thì bảo vệ ý kiến nhà thơ phải yêu những bà già bé nhỏ của mình lắm thì mới miêu tả họ được như ông đã miêu tả, mới quan tâm đến họ được như vậy. Cuốn tiểu thuyết có vẻ ngoài gớm ghiếc hơn cả, Hành trình tới tận cùng đêm hay thậm chí Hạt cơ bản, cũng sẽ không mang lại gì được cho chúng ta nếu không có một tia sáng nhỏ nhoi cơ bản của lòng tin vào thế giới, dù cho chỉ là cái thế giới ngôn ngữ mà thôi. [thể hiện mình là chuyên gia về Proust, biết những điều chẳng mấy ai biết về Proust, rồi đặt trong nhiều so sánh pertinent để cho thấy tôi hiểu Proust dưới nhiều khía cạnh khác nhau; Compagnon cũng có một đặc điểm rất khác so với các giáo sư văn chương Pháp: Compagnon thực sự quan tâm đến văn chương đương đại; mặc dù Tadié hay Brunel đều mở cours về văn chương mới nhưng rất khác cách quan tâm của Compagnon; Compagnon chính là người viết bài hay nhất về Những kẻ thiện tâm, hay hơn cả Lanzmann, hay hơn cả Nivat; bài này tôi đã dịch, hôm nào sẽ post lên đây; khi biết tôi dịch Những kẻ thiện tâm, được một lần Compagnon viết thư trước cho tôi, chúc mừng và nói đến “courage”; tôi cũng đã dịch Chống Sainte-Beuve trong những tháng ngày đi từ cơn dépression này đến cơn dépression khác, project Proust trên blog này sẽ bắt đầu bằng cái đó].
Đi tìm thời gian đã mất, tiểu thuyết đạo đức, dĩ nhiên điều này không muốn nói là tiểu thuyết luân lý hay tiểu thuyết “luân thường” theo cách nói của Nietzsche (một người tốt khác), mà là tiểu thuyết biết lo âu cho người khác, quan tâm đến sự tương tác của họ, đến sự đối thoại giữa họ, đến những vết thương nhỏ li ti mà đôi khi một tình bạn cũng có thể gây ra, cũng như sự trợ lực mà nó có thể mang đến [bỏ một ít]. [chỉ một người nửa Pháp nữa Mỹ như Compagnon (người Pháp trăm phần trăm nhưng sống ở Mỹ đến nửa thời gian cuộc đời) mới viết được một cái như “autre homme bon”]. Như vậy Đi tìm là một tiểu thuyết hài không chỉ bởi vì nó buồn cười và làm người ta cười khi đọc, mà còn bởi vì nó có tính cách cứu rỗi, giống như Thần khúc, nơi cuộc sống được đan dệt từ những ngớ ngẩn, đau đớn, khoái lạc. Tiểu thuyết của Proust không hề có chút gì của một tác phẩm kín bưng như người ta vẫn thường xuyên nói. [bỏ tiếp một đoạn, mỏi tay lắm rồi hehe]. Nhờ văn chương mà người ta có thể nhìn thế giới bằng mắt người khác, xâm nhập thế giới người khác, có nghĩa là hiểu người khác, xâm nhập người khác. Văn chương là sự hiểu, không phải thu mình, chia cắt hay bí mật. Proust, nhà tiên tri của tôn giáo văn chương, không phải không biết văn chương có thể phụng sự trong đời. [thôi nghỉ hẳn luôn mặc dù vẫn còn một ít, chán lắm rồi :d]
---------------
Nguồn: Magazine Littéraire số tháng Tư 2010, bài mở đầu của chuyên đề mang tên Proust retrouvé (một trò chơi chữ, từ Le Temps retrouvé tên tập cuối bộ Đi tìm) dài 44 trang, tên bài gốc “La Recherche à hauteur d’homme”, một cái titre đặc vị Compagnon, lười đến không viết nổi một cái gì bay bướm hehehe. Sau bài của Compagnon một chút là bài phỏng vấn Jean-Yves Tadié; Compagnon phải chịu ơn Tadié vì khi Tadié làm bộ Đi tìm cho tủ sách La Pléiade của Gallimard thì đã để Compagnon làm annotation cho một hoặc một vài tập; giờ đây bài của Compagnon xếp trước bài của Tadié :); Tadié cũng là thầy tôi, đầu trông như là Ông Thọ và viết thì thực sự rất ngởm, nhưng nhiều người hâm mộ lắm, nhất là người Việt Nam: cái gì ngởm ngởm mà lại cứ sáng quắc lên thì thiên hạ thích chí lắm, vì thấy hiểu được ngay, vì thấy giống mình mà, một cơ chế assimilation về tâm lý vô cùng tầm thường nhưng cũng vô cùng hiệu quả.
[Compagnon đã đến tuổi viết về người khác mà chính là viết về mình. Tại sao Compagnon lại chọn Proust làm lối đi trở lại con đường sinh viên nhọc nhằn đau khổ khi đã có đủ danh tiếng trong giới nghiên cứu hạng nhất của nước Pháp - và nước Mỹ - rồi? Tôi chưa bao giờ hỏi, nhưng hẳn Compagnon để Proust trong trái tim, và lối viết của Compagnon thật ra cũng vậy: vô cùng hài hước đằng sau sự sắc lạnh của lý trí và nghiệt ngã của suy luận; chỉ những người vô cùng khó tính mới có thể thực sự hài hước, giờ đây tôi rất tin điều này; và Compagnon viết về Proust mà chính là viết về mình còn ở chính cái đặc điểm hạnh phúc rồi thì tình yêu ấy nữa]
[giở ML (tên viết tắt sợ nhỉ) bây giờ ra đã bắt đầu thấy xuất hiện tên những đứa đồng môn ngày xưa, huhu trong khi mình thì vẫn heo hút một xó, chúng nó bắt đầu huy hoàng còn mình thì vẫn Tôi đi mãi mãi vào sơn cước; mà thôi, tôi vẫn luôn biết tôi là một người lạc quan bi thảm, phải nói là riêng một góc trời chứ]
... nhưng tôi đã quá chán kebab, chán bobun, chán chourcroute, chán raclette chán fondue, chán Marlboro sáu euro một bao, chán nói câu cho một demie khi đi uống bia, chán métro đi mãi không tới nơi, chán trời tối lúc bốn giờ chiều, chán vườn Luxembourg lạnh buốt vắng ngắt ...
ReplyDeleteKhoái!
Một tác phẩm vừa khít với chương trình của nó là một tác phẩm cạn kiệt rất nhanh, bởi vì độc giả rất nhanh chóng nuốt trôi nó, còn một tác phẩm chênh vênh giữa dự định và hoàn thành là một tác phẩm sở hữu một cái gì đó ngõ hầu vượt được thời gian. Không phải cứ tác phẩm nào không hoàn hảo là được hứa hẹn huy hoàng hậu thế, mà chỉ là những tác phẩm chứa đựng trong trái tim chúng một thất bại tuyệt đẹp, sự đối nghịch với mọi dự định chính là bản thân cuộc đời.
Rất khoái!
Đi tìm thời gian đã mất, tiểu thuyết đạo đức, dĩ nhiên điều này không muốn nói là tiểu thuyết luân lý hay tiểu thuyết "luân thường" theo cách nói của Nietzsche (một người tốt khác), mà là tiểu thuyết biết lo âu cho người khác, quan tâm đến sự tương tác của họ, đến sự đối thoại giữa họ...
... chỉ những người vô cùng khó tính mới có thể thực sự hài hước ...
Cực khoái!
Bác Compagnon này oách, Pháp Mỹ Anh đề huề, có ra một quyển về Proust mà bản dịch tiếng Anh là Proust Between Two Centuries (Columbia UP, 1992). [NSC]
luận án tiến sĩ thứ hai của ổng đấy, Kristeva và một ai đó nữa hướng dẫn, hình như làm hồi những năm 1980
ReplyDeletetiểu sử Compagnon cũng kỳ cục lắm đấy: ông ấy học Bách Khoa đấy chứ, học khoa học tự nhiên, một lần đi bộ lang thang run rủi thế nào chui vào Collège de France (lại cái nơi này hic) đúng lúc Roman Jakobson đang giảng về thơ Pháp cổ điển; một cú thần khải khủng khiếp, tương tự như cái "đêm Genoa" của Paul Valéry (xem lại lịch sử thì sự kiện này hẳn xảy ra vào cuối 60 đầy 70, hồi Jakobson đến Paris)
ReplyDeletenhững chi tiết này báo chí Pháp nói khi Compagnon chính thức được bầu vào Collège de France hình như 2007 hay 2008, chứ chưa bao giờ ông ấy mở miệng nói cả, nhắc đến Roland Barthes cũng chưa bao giờ luôn, im lìm như khu mộ cổ kinh lắm
Entry nay tuyet!
ReplyDeleteI'm pulling a Compagnon: "choucroute" héhéhé
Haiz!
ReplyDeletetớ chỉ comment rằng tớ cũng thích cái đoạn thò tay xuống cho cá vàng rỉa lông; sao không thò cả chân xuống nhỉ?
ReplyDeletecòn nói về Proust thì chỉ biết há mồm nghe thôi:(
GLB
Ặc ặc...entry dài vãi lúa, đọc thấy bà luôn. Em thề là em đã đọc từ đầu chí cuối vì hấp dẫn.
ReplyDeleteDoan "hoi ky" hay tuyet, cuc ky hap dan lam minh danh phai doc het ca entry ;))
ReplyDeleteFR
Roman Jakobson à? Ghê nhỉ. Roland Barthes nữa. Nhảy từ polytechnique sang văn chương một cách ngọt ngào như thế thì phải đặc biệt lắm. [NSC]
ReplyDeleteCompagnon và Kristeva có đặc điểm chung là đều đã từng in một quyển tiểu thuyết. Đều thất bại thảm hại chả ma nào thèm nhắc đến hahaha --->> hệt như số phận cuốn tiểu thuyết của NL:))
ReplyDeletebác GM vớ vỉn, vụ tiểu thuyết này thì phải học theo Roland Barthes: lúc nào cũng định viết nhưng chưa bao giờ viết hahaha
ReplyDeletetôi không thò chân xuống vì chân bận đi giày, đúng cỡ :d
GLB cơ à, mà nghĩa là gì thế?
lúc nào có thời gian sẽ dịch riêng một bài cho riêng bác Rem về vấn đề Proust và triết học :p
à cái cours des Ernests ở đây bác hòa thượng Thích Học Toán chắc có nhiều kỷ niệm; không biết bác đã có mối tình mầu hoa đào nào ở đó chưa hic :d
ReplyDeleteỞ Việt Nam hình như có quyển Bản mệnh của lí thuyết của bác này rồi phải không bác. Hay là bác Nhị thể hiện tấm lòng với thầy cũ bằng cách dịch một quyển nào khác của bác này đi. Có khi thầy trò bác ấy free nữa đấy chứ
ReplyDeleteĐọc entry này thú vị thật, hiểu ra thêm nhiều điều về chủ blog và cả ông thầy của hắn. Nhớ lại lần đầu tiên mình đọc bài của y, hóa ra là những câu văn ngồn ngộn thông tin trúc trắc trục trặc hoặc sắc lạnh khô khan dài dòng buốt ruột là kết quả của những tháng năm khổ ải như thế này đây, thú vị là dần dần mình cũng nhận ra thấp thoáng con mắt ti hí cười giữa những hàng chữ, bây giờ thì nhìn rõ lắm rồi.
ReplyDeletePS: Cái chính không phải là cá vàng đi đâu mà là khoe lông tay tiện thể than phiền lông tay bây giờ không ai rỉa haha :D
đúng rồi, quyển đó; lẽ ra tôi đã dịch quyển đó, Compagnon cũng ok khi tôi xin phép (chuyện bản quyền thì ông ấy không quan tâm và cũng chẳng biết nó thuộc sở hữu của ai) nhưng có một nhóm khởi động sớm hơn tôi
ReplyDeleteđiều duy nhất tôi giúp được Compagnon là làm cho cái tên trong tiếng Việt thành như ta biết hiện nay, chứ không phải "Con quỷ của lí luận" như lúc ban đầu nữa; để làm được như vậy tôi đã phải mang cho người ta xem cả thư ông ấy trả lời riêng cho tôi để chứng minh cách hiểu của tôi là đúng
điều đáng tiếng nhất là ở VN quyển BMCLT được coi là mốt chứ người ta không chịu tìm hiểu Compagnon định nói gì; trong đó có một câu hỏi rất lớn đại ý What is the fucking use of literary theory? và độ va chạm giữa lý thuyết với lương thức (trong bản dịch là "cảm nghĩ thông thường")
đây là loạt bài giảng ở Sorbonne trong nhiều năm; hồi tôi học cũng có một năm nghe một trong mấy phần của nó
cái đặc biệt nữa là quyển sách nhanh chóng trở thành kinh điển vì cái nhìn hết sức thú vị: một lý thuyết gia đã bỏ lý thuyết để quay sang lịch sử có thể nghĩ gì về lý thuyết?
đây là quyển sách phê phán lý thuyết hay nhất, và cũng lại là quyển sách biện hộ chu đáo nhất cho lý thuyết, thế mới nghịch lý - nghịch lý cũng là một phương diện lớn khác ở Compagnon và được ông ấy quan tâm rất nhiều
còn thì tôi tự thấy không có trách nhiệm gì trong việc "thể hiện tấm lòng với thầy cũ" cả
... độ va chạm giữa lý thuyết với lương thức (trong bản dịch là "cảm nghĩ thông thường"): sens commun, common sense. Lại sens, sense đấy. Tôi im miệng, ra hồ vộc cá. :))
ReplyDeleteTôi không biết bản tiếng Việt, nhưng đã thấy bản tiếng Anh "Literature, Theory, and Common Sense" (2004), dịch "Le Démon de la théorie: Littérature et sens commun" (1998). [NSC]
Nghe mấy sư phụ nói lý thuyết văn chương, Rem ngồi nghe ngáo luôn. Hình như cái vụ Văn-triết song hành là đặc sản của Pháp(thấy cha triết gia Pháp nào cũng là nhà văn).
ReplyDeleteRem rất mong bác NL hay mấy anh chị giỏi Pháp văn dịch giới thiệu một quyển Lịch sử triết học Pháp thế kỷ 20, giới thiệu mấy ông triết gia Pháp:trước Sartre, thế hệ Sartre (hiện sinh, hiện tượng học, Marxist...), sau Sartre (cấu trúc, hậu cấu trúc, hậu hiện đại). Nghe bà con nhắc mãi mà Rem cứ lơ lờ mờ hoài, rất mong có ai dịch để được đọc ké.
thế thì bác Rem kiếm béng mấy quyển của Herbert Lottman bằng tiếng Anh mà đọc vừa nhiều thông tin viết lại hay, hai hay ba quyển của ổng là ngon
ReplyDeleteHay là đọc ké "Twentieth-Century French Philosophy: Key Themes and Thinkers" của Alan Schrift ở books.google.com cũng được. [NSC]
ReplyDeletenếu muốn đọc một quyển rất bao quát thì kiếm Michel Winock, hẳn là có bản tiếng Anh, viết chuyên về trí thức Pháp thế kỷ XX, quyển này có danh tiếng và uy tín lớn đấy
ReplyDeletequyển hay của Lottman là "The Left Bank"
đúng thế thật, văn với triết ở Pháp nhập nhằng lắm, Montaigne rồi Bergson, kể cả Pascal, sau này thì Sartre và Camus hic
@ bác NSC: Rem đã đọc quyển đó (phần đầu) và vài quyển khác, thấy cũng hấp dẫn. Dầu sao Rem nghĩ dịch triết Pháp thì nên dịch từ tiếng Pháp cho được nghiêm chỉnh, Rem có phần hổng tin tưởng sách vở về triết Pháp viết bằng tiếng Anh vì rõ ràng khi đọc 1 bản dịch tiếng Anh sách nguyên bản tiếng Pháp thì lấy lối người Pháp viết...khác hẳn và thường là...hổng hiểu gì hết...hì hì...
ReplyDelete@ bác NL: cảm ơn đã giới thiệu, Rem sẽ kiếm để đọc thử. Bergson với Pascal Rem rất tò mò nhưng đành chịu.
Có nhiều cao thủ tiếng Pháp mà mấy sư phụ hổng chịu dịch sách Pháp để mình đọc ké, rầu lòng ghê.
Sorry bà con vì...lạc đề.
Ố thế à, lúc ban đầu nó có tên "Con quỷ của lí luận" à! Không ngờ hai lão thái bà mà cũng có khi suýt bút sa chết gà.:D
ReplyDelete"quyển sách phê phán lý thuyết hay nhất, và cũng lại là quyển sách biện hộ chu đáo nhất cho lý thuyết, thế mới nghịch lý" zụ này đồng ý trem phìn trem.
Nếu có tên là con quỷ như lúc đầu chắc chỉ mới nói lên ý đầu thôi nhỉ.
xời ơi bác Rem ở SG mà không tìm được một loạt sách Cao Văn Luận dịch Bergson à?
ReplyDeleteCái đoạn chán quá hay, hình như hiếm lắm em mới gặp người chán Paris quay quắt như thế, haha. Hiếm người "trung thực" và nhìn thẳng được vào nó mà thấy hết cái sự rởm rít khệnh khạng của xã hội/cộng đồng ấy lắm! Nói đến Sorbone lại nhớ con bạn thân ĐH tự hào là bố nó đã để tên nó lại ở Sorbone :P (btw, Paris đối với em chỉ để ngắm, ko để sống, tới Paris cả chục lần mà ko có được tí thiện cảm nào ngoài cái đẹp của thiên nhiên và quá khứ)
ReplyDelete(Z)
à cái tên tiếng Việt còn ly kỳ nữa cơ: sau khi quyển sách đã in có một ông là ông Nguyễn Văn Dân (chuyên gia văn học phi lý và chuyên gia 100 thứ khác nữa toàn thứ khủng) viết một bài, trong đó có nói tại sao lại "bản mệnh" sai toét etc.
ReplyDeleteNVD từng viết cả một quyển sách về thần thoại La Mã mà không hề biết đến độ chênh giữa văn hóa Hy Lạp và văn hóa Cơ đốc giáo, không biết le démon de Socrate không biết le démon de Baudelaire, mà Baudelaire được Compagnon trích dẫn ngay mở đầu
thế mới gọi là hãi
"Tôi uống cả em và uống cả
ReplyDeleteMột trời quan tái mấy cho say"
H.
khiếp giỏi thế :d
ReplyDeletetôi đi mãi mãi vào sơn cước
em vuốt tua rèm cửa vọng lâu
lá úa kinh thành rơi ngập đất
lòng vàng hỏi có nhớ thương nhau
...
tôi lạnh đầu sông giá ngọn nguồn
nhớ nhà thì ít nhớ em luôn
:ddddd
mà "tôi uống bóng em và uống cả" chứ
ReplyDeleteChế Lan Viên sau này hình như cũng có tí thuổng, nhỉ, cái gì "mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân", mà mặt hồng thì đích thị hồng diện rồi :d
Xuân Diệu chắc cũng thuổng: "anh một mình nghe tất cả buổi chiều/vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh", từ "chiều về chầm chậm trong hiu quạnh/tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ"
Cảm ơn NL gõ một bài thật hay. Hy vọng sẽ được đọc đoạn sau.
ReplyDeleteCó, bạn Hòa thượng cũng từng có vài cuộc tình đầm đìa nước mắt xung quanh cái bể cá.
@ bác NL: sách GS Cao Văn Luận hổng thấy bán (hic...mà nói thiệt là Rem thuộc dạng gà mờ về vụ sách vở, mấy bạn biết chỉ giùm). Để hỏi lại cái vụ này.
ReplyDeleteBác Rem ới ời, nếu tôi đoán không lầm thì bác đang tìm sách (cũ) do Linh mục Cao Văn Luận dịch Henri Bergson. Tôi có quyển Vật Chất và Ký Ức (Matière et mémoire), nhưng phần lớn tôi đọc các bản ngoại ngữ. Giới thiệu bác chỗ này:
ReplyDeletehttp://sachxua.net/forum/index.php?topic=5590.0
Ngoài ra, nếu bác không quá khó tính về "sách Pháp" và "bản dịch từ sách Pháp" khi muốn đọc về triết Pháp, tôi thiết nghĩ những tài liệu tiếng Anh trên Internet có thể dùng được, ít ra như là dẫn nhập. Good luck! [NSC]
À quên, Stanford Encyclopedia of Philosophy (plato.stanford.edu) là một nơi nghiêm túc, nhiều thông tin dẫn nhập quý báu, có lẽ một người mê triết như bác cũng đã biết. Về Bergson, có thể phăng thêm ra từ căn bản này:
ReplyDeletehttp://plato.stanford.edu/entries/bergson/
[NSC]
Khiếp giỏi thế :p Liệu có phải hôm qua "một trời quan tái" chỗ nào xong thì về cảm tác không đấy hả. Hôm qua chơi vui cực!
ReplyDeleteKhủng!
ReplyDeleteMà rút cục ngòai Dưới bóng những cô gái tuổi hoa những cuốn khác của Đi tìm ... tòan được nghe phê bình rồi mới được đọc truyện, như thế có ngược không NL oi, hay là nhân thể dịch truyện luôn đi :))
Trop sentimental, trop sentimental!!
ReplyDeleteDoc suyt nua thi tuong bac Compagnon nay da ra di, hoa ra bac moi viet bao thoi :D
"Tôi đi mãi mãi vào sơn cước; mà thôi, tôi vẫn luôn biết tôi là một người lạc quan bi thảm, phải nói là riêng một góc trời chứ..."
ReplyDeleteTình trạng trên sẽ dẫn bạn Nhị Linh đến chỗ "Cái gì cũng lạc quan để trở thành lịch sử" đấy. Tôi nghĩ, đơn giản hơn, bạn nên theo cái cách cuả ông Thầy mình, đi Mỹ một chuyến, ngâm cứu ở đó một thời gian, bạn sẽ thấy khác ngay, không lạc quan bi thảm nưã, mà vô cùng... bi thảm trong lạc quan hì hì...
tôi thì tôi lại muốn nói các bác đừng bao giờ nên nói tôi nên thế này hay thế kia, what do you know about me?
ReplyDeleteđang định bảo bác Rem vào sachxua chơi một thời gian đi, nếu mục đích là muốn biết ở VN đã có in những sách nào sách nào thì vài tuần bỏ vào đó sẽ rất hữu ích, tôi nghĩ thế
Thế Nhị Linh "Biết" được gì về các tác giả mà mình đã dịch, các ông Thầy mà mình đã học qua? Chúng ta luôn tìm cách này cách nọ để "biết" về người khác và thế giới này bằng suy luận và trí tưởng tượng mà thôi.
ReplyDeleteNói vui vậy thôi, nhưng là ý thật, chứ không có nói "nên thế này hay thế kia" gì với NL đâu. Chi bằng, Nhị Linh hỏi thẳng ông Thầy cuả mình thì hay hơn. Mong bạn sẽ có một học bỗng hoặc tài trợ một chuyến sang Mỹ.
ReplyDelete"thể hiện tấm lòng với thầy cũ" không chỉ là tri ân mà còn là chia sẻ/xẻ những suy tư của thầy có những người chưa có điều kiện biết tới. Bác thì sướng rồi, được học trực tiếp luôn mà. Còn bao nhiêu sinh viên Ngữ Văn VN nghe tới lí thuyết thì "như ngáo", lâu lâu có vài giờ thảo luận thì đem Roland Barthes ra mà phang mặc dù hổng biết ổng có những quyển nào nữa chứ đừng nói là có đọc tới hay có hiểu không (nhưng chắc có đọc NVD :D)
ReplyDeleteÀ mà đây không phải là "nói tôi nên thế này hay thế kia" đâu nghen. Mà chỉ là "thiết tha đề nghị" một người đã làm rách nhiều quần giúp những người đang cố mài quần khác, để việc mài quần (của những người sau) có ích.
ừ cũng chả có ý gì đâu, tôi cũng có kế hoạch cho công việc nghiên cứu tương lai chứ, các bác khỏi phải lo, cố thu xếp sao cho làm được một vài việc có ích nhưng vẫn không bị quá mức khó chịu
ReplyDeletetôi tới cái tuổi bắt đầu tự quan tâm chăm sóc bản thân nhiều hơn trước rất nhiều rồi :d
That nguong mo Nhi Linh duoc sanh vai cung Compagnon tren duog pho Paris. Hay bac moi thay cu sang VN mot chuyen di, Bay gio nguoi ta moi thay cu am am, toan cac giao su chang co danh tieng gi.Bao gio cac tieu de moi duoc kien dien nhung tam co nhu AC.
ReplyDeleteBác Compagnon hay thật :-)
ReplyDeletetức là bác nói Alain Guillemin, Corinne Flicker, Evelyne Grosmann chứ gì? nói be bé thôi nhá động chạm lắm đó :d
ReplyDeleteđợt trước cũng có dự định đó rồi đấy chứ (không phải tôi) sau không thấy cụ thể hóa, mà tôi nói thật đọc ông ấy thôi, mời sang VN làm gì, ông ấy bận dạy một lúc ba trường, sinh viên Colombia thì đợi ông ấy từ Paris về, sinh viên Sorbonne thì đợi ông ấy từ New York về cứ loạn cả lên, giờ thêm Collège de France mỗi năm tốn ít thời gian nữa
với cả đọc thôi, ông ấy nói chán lắm, nói chán kinh khủng khiếp ấy, chán thật chứ không phải tôi có ý dìm hàng gì :d
gặp ngoài đường tình cờ thì có gì mà đặc biệt với ngưỡng mộ, có lần tôi còn rơi trúng đầu F. Jullien mặc áo rái cá vai khoác ba lô men tường còn sát hơn Nguyễn Văn Tố, rồi một lần khác đang cúi mặt chọn sách cũ mua giảm xì trét thì thấy có người vỗ vai, quay ra thì thấy Pierre Brunel cười hớn hở hỏi mua cái gì đới :p
chị So ơi dịch Proust mất thời gian lắm í, có khi còn phải cắt chỉ nối loằng ngoằng xem chủ vị mệnh đề nó thật ra là như thế nào
ReplyDeletegiống như xem tranh Picasso ấy, mất thời gian lắm mới biết thật ra đâu là cái mắt đâu là cái mũi :)
vụ Cầu vồng đang bị một cái trục trặc về giao nhận bực quá chứ không phải em quên đâu
@REM: Sau khi nghiền ngẫm triết 1 thời gian, chị nghĩ là chị hiểu tại sao bọn Triết gia lại viết văn (hoặc viết kịch bản phim viễn tưởng). Ấy là khi mình có ý tưởng, muốn thuyết phục độc giả nhưng lại không có đủ bằng chứng hoặc luận cứ. Chỉ biết là cái ý tưởng đó ám ảnh mình, bỏ đi thì phí.
ReplyDeleteVậy thôi.
Blog hot kinh, mới được nửa ngày mà đã gần 50 comment. Lúc nào NL thử cập nhật tình hình page views.
ReplyDeletethôi bác khỏi phải mỉa, vừa chạy qua xem bên nhà bác, vứt không chẳng viết gì từ sáu tháng nay mà vẫn hơn view bao nhiêu
ReplyDeleteức thật :p
Cảm ơn bác NL và bác NSC giới thiệu cho web sachxua. Choáng, ngợp, ngất tới ngất lui, xỉu lên xỉu xuống.Toàn hàng độc địa,độc hại không má ơi.
ReplyDeleteMò vô coi mấy quyển bác NL hào hiệp cho coi hình cũng quá phê. Đúng là mở rộng tầm mắt.
@ chị NKD: dạ, vụ đó Rem xin chịu thua, hổng dám gật đầu tán thành (sợ bà con chọi đá), nhưng chắc là chị nói có...phần đúng...hì hì...
Hay đấy, cách tiếp cận Đi tìm thời gian đã mất như một tiểu thuyết hài thiệt tình là độc đáo. (Chắc vì thế nên NL mới dạo đầu bằng một đoạn Đi tìm thời gian đã mất ở Sorbonne Paris IV hấp dẫn ra phết! Tiện thể hỏi thăm tí:Cuốn Chống S. Beuve đã dịch xong và in ấn chưa ấy nhỉ? H.N
ReplyDelete"Contre Sainte-Beuve" à? Đã bao giờ dịch xong đâu mà in ấn :D Mới dịch được vài chục chương dài dài, qua được một vài cửa ải cay đắng như là đoạn về Baudelaire nhưng phải xem lại mất thời gian lắm, văn chương quyển đó hiểm hóc hơn "À la recherche" nhiều.
ReplyDeleteBạn Rem muốn đọc Bergson qua các bản dịch của Cao Văn Luận ư? Mời bạn ghé vào Thư viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ;
ReplyDelete(Cao Văn Luận dịch rất hay, nhưng khi đọc thì bác Rem nên kè theo bản dịch tiếng Anh để đối chiếu thuật ngữ, vì bản dịch đã xưa (từ năm 1962) nên từ ngữ hơi cổ, nhiều từ tui thấy ... lạ hoắc à)
còn muốn đọc quyển "Tiếng cười / "Le rire" (Phạm Xuân Đố dịch) thì vào Thư viện Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
(Đã đọc bản dịch của CVL rồi mà đọc bản dịch ông này thì hơi khổ, vì dễ ... buồn ngủ.)
Nếu muốn ngó nguyên bản thì vào http://classiques.uqac.ca . Nhưng các văn bản trên trang mạng này hay bị lỗi mo-rát. Thế mới biết, không phải cái gì của tụi Tây cũng đều "ngon cơm" cả
Antoine Compagnon ở Columbia University này anh ;)
ReplyDeletehttp://www.youtube.com/watch?v=qt_1VBdDTXo
Thêm một cái tiện thể nữa: Giá mà dịch xong đoạn nào của Chống S. Beuve post lên đoạn ấy thì hay biết mấy!
ReplyDeleteThôi thì tiện thể nốt: Phải sửa lại cho chuẩn, "Tôi đi đi mãi vào sơn cước". Này nhé, "đi đi mãi" thì rồi thế nào cũng ra được, còn "đi mãi mãi" thì chắc chả bao giờ ra!(H.N)
otohome.com - ngôi nhà nhỏ của ôtô, xe tải Việt Nam
ReplyDeleteKết nối mọi nhu cầu về ôtô, xe tải
Bạn muốn đăng thông tin mua bán, cho thuê ôtô ?
Bạn muốn đăng thông tin tuyển dụng tài xế, việc làm ngành ôtô ?
Bạn muốn đăng tin rao vặt, quảng cáo, dịch vụ của bạn về ôtô ?
Mời bạn sử dụng những dịch vụ tại website otohome.com để phục vụ những nhu cầu cần thiết của bạn về lĩnh vực ôtô, xe tải.
Dù bạn là cá nhân, hay doanh nghiệp, chúng tôi hy vọng trang web này sẽ giúp bạn tìm kiếm cho nhu cầu của mình hoặc quảng cáo những dịch vụ của bạn.
Bạn có thể sử dụng trang web này để tìm kiếm, đăng tải những thông tin mua bán, cho thuê xe ôtô hoặc tuyển dụng tài xế riêng cho mình,… cũng như tìm việc làm trong lĩnh vực ôtô
otohome.com giúp bạn quảng bá sản phẩm, nâng cao uy tín và thương hiệu, tìm nhà cung cấp hoặc khách hàng cho mình.
otohome.com hỗ trợ bạn tuyển dụng tải xế, nhân sự cũng như tài xế tìm việc làm một cách dễ dàng otohome.com hân hạnh được phục vụ nhu cầu của các bạn. Ngôi nhà nhỏ otohome.com luôn chào đón các bạn ghé thăm, truy cập tìm kiếm và đăng tin.
Mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và góp ý của các bạn để otohome.com ngày càng phát triển để phục vụ các bạn tốt hơn.
NL viết tắt nghe cũng sợ mà!
ReplyDelete