Ta hãy thử tưởng tượng các saga Aixơlen được viết bằng tiếng Anh. Tên những nhân vật chính của chúng hẳn ngày nay sẽ quen thuộc với chúng ta giống y như tên của Tristan hay don Quichotte; đặc trưng thẩm mỹ đặc biệt của chúng, chao đảo giữa biên niên và hư cấu, hẳn sẽ khơi gợi cả đống lý thuyết; hẳn người ta sẽ tranh cãi để quyết định xem liệu có thể coi chúng là những tiểu thuyết đầu tiên của châu Âu hay không. Tôi không muốn nói là người ta đã lãng quên chúng; sau nhiều thế kỷ thờ ơ, chúng đã được nghiên cứu tại các trường đại học trên toàn thế giới; nhưng chúng thuộc về “khảo cổ học chữ nghĩa”, chúng không ảnh hưởng tới văn chương sống động.
Vì người Pháp không mấy quen với việc phân biệt quốc gia với Nhà nước, tôi thường xuyên nghe thấy người ta gọi Kafka là nhà văn Séc (quả thực là từ năm 1918 ông là công dân Tiệp Khắc). Tất nhiên, đó là một điều vớ vẩn. Kafka chỉ viết, cần nhắc lại, bằng tiếng Đức và tự coi mình, một cách thẳng thừng hết sức, là một nhà văn Đức. Thế nhưng, ta hãy thử tưởng tượng ông viết sách của mình bằng tiếng Séc. Nếu thế thật, ngày nay sẽ có ai biết đến ông? Trước khi áp đặt được Kafka vào ý thức của thế giới, Max Brod đã phải vận đến những nỗ lực khổng lồ, trong suốt hai mươi năm, và với sự trợ sức của những nhà văn Đức lớn nhất! Ngay cả khi một nhà xuất bản Praha xuất bản được những cuốn sách của một Kafka người Séc theo giả định, thì cũng không ai trong số đồng bào của ông (nghĩa là không người Séc nào) có đủ thẩm quyền cần thiết để làm được thế giới biết tới những văn bản kỳ lạ viết bằng ngôn ngữ của một đất nước xa xôi “of which we know little”. Không, tin tôi đi, ngày nay sẽ không ai biết đến Kafka, không ai hết, nếu ông là người Séc.
(MK)
+ "a far away country of which we know little": câu nói của Chamberlain tại Munich 1938: bốn nước lớn, Đức, Ý, Pháp, Anh, họp để quyết định số phận Tiệp Khắc; về vấn đề cấu trúc thế giới văn chương với các trung tâm và vùng ngoại vi, cũng như sự đột phá của những người như Kafka hay Gombrowicz, xem thêm Nền cộng hòa văn chương thế giới, Pascale Casanova; đoạn trên đây là ngay trước khi Kundera bước vào phân tích Weltliteratur (văn chương thế giới), cái khái niệm lừng danh do Goethe đặt ra
hừm, không trong gặp gỡ thì cũng tấm màn, chả nhớ ở đâu:(
ReplyDeletechắc cái mền :p
ReplyDeleteEm phản đối cái từ "đồng bào" rồi mở ngoặc với cả "người Séc" của bác ;)
ReplyDeleteNếu k có gì thì cho cháu hỏi: Tại sao chú lại dịch tiểu luận này của MK? Cá nhân cháu đọc thấy rất thích.
ReplyDelete