Con thằn lằn chọn nghiệp, Trầm tư của một tử tù, các bác có biết đó là tên tác phẩm của ai không? Bác nào già :p thì chắc biết: của Hồ Hữu Tường.
Tôi hay ngồi quán cà phê, mà người ở quán cà phê Hà Nội thì nói to lắm. Suốt mấy hôm nay rôm rả chuyện Trung Quốc, báo cáo các bác tinh thần chung của thanh niên (và không thanh niên lắm) Hà Nội là chiến đấu đến cùng. Nhiều người đã lên danh sách vật dụng, quần áo, mũ hàng hiệu để lên đường, một bác tầm băm mấy hơi hốt hoảng: “Mình chưa bao giờ cầm vào khẩu súng, nhưng chắc học cũng nhanh thôi”, một bác nữa nói đúng hai mươi ba phút bốn bảy giây với tốc độ điển hình của một người Hà Nội (phát thanh viên Hà Nội thường bị bà con trong Nam than phiền nói nhanh wá dzậy) phân tích thân thế sự nghiệp bộ trưởng quốc phòng các nước có liên quan và cả các nước không liên quan (mấy), như là Israel. Nhìn chung là tinh thần lên cao lắm rồi, giờ nào phút nào trên vỉa hè cũng có hội nghị Diên Hồng.
Trong bối cảnh ấy, hôm trước tôi gặp một đại gia sách của Hà Nội. Trong phương châm được một lãnh tụ đưa ra gần đây, Có jì dùng jì, có nấy dùng nấy, chúng tôi đã suy nghĩ về “jì” và “nấy” của mình và thấy là để đóng góp, có lẽ cần đưa lại một tư tưởng nền tảng cho phong trào. Suy nghĩ của chúng tôi đều hướng ngay tới Hồ Hữu Tường. Nói ngắn gọn thì Hồ Hữu Tường là rất đối cực với Hoàng Văn Hoan :p
Trong số trí thức Việt Nam ở lịch sử thế kỷ XX, Hồ Hữu Tường thuộc hàng nhiều trải nghiệm lớn nhất: từng quen biết với các nhân vật oách nhất của Đảng Cộng sản Pháp, từng in sách Tương lai văn hóa Việt Nam ở chỗ NXB Hàn Thuyên của Trương Tửu, từng ngồi tù (án tử hình) thời Ngô Đình Diệm, và nhất là, rất độc đáo, có một tư tưởng chống Trung Quốc hết sức cặn kẽ và sáng tỏ. Hồ Hữu Tường từng viết loạt truyện Phi Lạc: Phi Lạc sang Tàu, Phi Lạc náo Huê Kỳ, nhân vật chính là một thanh niên quê Cổ Nhuế, rất ghét Tàu và tìm được nhiều cách để chứng tỏ Việt Nam vượt trội hơn so với Tàu. Hồ Hữu Tường còn là một yếu nhân của tạp chí Sử Địa, nơi có một số chuyên đề về Hoàng Sa và có chủ nhiệm (hoặc chủ bút) là Nguyễn Nhã, có vai trò rất quan trọng về mặt học thuật của phong trào Biển Đông cách đây vài năm. Số chuyên đề của Sử Địa đó chắc hẳn là một trong những tài liệu nghiên cứu hiếm hoi đề cập vấn đề.
Nếu in lại được sách của Hồ Hữu Tường, cùng một lúc Nhà nước còn thể hiện được một động tác hòa giải, vì Hồ Hữu Tường là một nhân vật của đệ tứ. Gần đây, sách của Phan Văn Hùm đã in lại được, đại diện lớn cuối cùng của nhóm này là Hoàng Hoa Khôi (phụ trách “Tủ sách nghiên cứu”) cũng đã qua đời cách đây vài năm.
Nhân nói về Hồ Hữu Tường,tôi nghe nói có cuốn "Hoa dinh cẩm trận". Bác NL có phong phanh gì về tác phẩm này không?
ReplyDeleteđây bác:
ReplyDeletehttp://catalog.hathitrust.org/Record/002120861
tôi chưa thấy tận mắt bao giờ, có vẻ như là phần tiếp theo của bộ "Thuốc trường sanh"
ở trên tôi nhầm, "Tương lai văn hóa Việt Nam" không phải in chỗ Hàn Thuyên mà ở NXB Minh Đức
Tớ quan tâm nhất là bài nguồn gốc dân tộc và cuốn "Tương lai văn hóa Việt Nam" của Hồ Hữu Tường. Trên báo "Bách Khoa", mục Sinh hoạt bác Nguiễn Ngu Í có một bài tường thuật về buổi nói chuyện "Tương lai văn hóa Việt Nam" của Hồ Hữu Tường tại Giảng đường Viện Đại học Vạn Hạnh.
ReplyDeleteBạn Nhị Linh có cuốn "Tương lai văn hóa Việt Nam" của NXB Hàn Thuyên à? Tớ chỉ có bản của Minh Đức thôi. Hic :(
Có một câu hỏi là: Bản chất của "tinh thần chống Tầu" của bác Hồ Hữu Tường là gì, xuất phát điểm mục đích của tinh thần ấy? Nó có giống với "tinh thần chống Tầu" thời hiện tại bây giờ không?
HHT được đi học tập cải tạo, được nhà nước cho ra trại, chưa về đến nhà thì chết, không được gặp vợ con, trên Tin Văn có bài viết về ông, của vị y sĩ trại, hình như vậy. Khó thế, khổ thế, làm sao in sách?
ReplyDeleteNQT
hì, cảm hứng chính là hôm đi nghe con gái HHT nói chuyện đấy :)
ReplyDeletebản "Tương lai văn hóa VN" của tớ là bản in sau này, bìa xanh ngắt như nước hồ :p
nghe mấy bác thấy em còn đọc ít quá , hổ thẹn , hổ thẹn
ReplyDeleteQuá đáng, dám chê mình già, hự hự.
ReplyDelete-"Tương lai văn hóa VN" của NXB Minh Đức xuất bản năm 1946. In khổ to, giấy rơm. Bìa màu xanh hy vọng :d
ReplyDelete-"Tương lai văn hóa VN" của NXB Đồ Chiểu, Sàigòn, xuất bản năm 1949. Bìa có 1 góc màu xanh.
-"Tương Lai Văn Hóa Việt Nam" của NXB Huệ Minh (Huệ Minh hình như là tên vợ của ông Tường) xuất bản năm 1965. Bìa màu xanh, có thêm chiếc lư hương màu trắng. Bản của bác NL chắc là bản này :d
"Tương lai văn hóa VN" chắc không có bản của Hàn Thuyên. Nhà Hàn Thuyên chỉ có quyển "Tương lai kinh tế VN", cũng của HHT viết dưới bút danh Nguyễn Huệ Minh.
HT
vâng, đúng là bản Huệ Minh, và Huệ Minh đúng là tên vợ HHT, trong số con của HHT có một bà là Huệ Tâm
ReplyDeletehồi í hình như mỗi Hàn Thuyên hay in sách kinh tế, tôi cũng có một quyển về lý thuyết kinh tế của Nguyễn Hải Âu
Chắc là NL lại nhầm với cuốn này chăng:
ReplyDeleteTƯƠNG LAI VĂN NGHỆ VIỆT NAM - TRƯƠNG TỬU
Hàn Thuyên xuất bản 1945
Tất cả đều trùng, chỉ khác mỗi chữ Nghệ thay vì Hóa (:
Hoan ho bac voi cai bai nay. Co ji` dung ji`, co nay' dung nay' nhe'.
ReplyDeleteLàm ơn cho hỏi loạt truyện Phi Lạc có thể kiếm được ở trên trang nào không vậy? Mình google rồi, nhưng kiếm chưa ra.
ReplyDeleteCảm ơn nhiều
sách này giờ thì khó rồi, chắc chỉ có thể tìm sách cũ thôi
ReplyDeleteSau này HHT có sáng tạo ra nhân vật "Tiểu Phi Lạc" ("Tiểu Phi Lạc Đại Náo Huê Kỳ" thì phải, trí nhớ nhạt nhoè mất rồi!). Và có "Thằng Thuộc, Con Nhà Nông", một loại hồi ức về tuổi thơ ở "miệt vườn").
ReplyDeleteThời đó, Sài Gòn có nhiều "thiên tài". Học thuật với những Hồ Hữu Tường, Bùi Giáng... có thể kể cả Ngô Đình Nhu (nhiều ngưòi sẽ nhăn mặt vì ông là em cụ Diệm?!); văn chương còn nhiều "thiên tài" hơn (TTT, DNM, NS, BG, PTT...).. Chưa kể đến "enfants terribles" như PCT...
Lý thuyết của tôi: sở dĩ có văn hóa nở rộ là vì hoàn cảnh lịch sử khiến Sài Gòn may mắn trở thành "melting pot" của VN, như Berlin, New York trước đó một nửa thế kỷ. Với hơn một nửa dân Hà Nội di cư vào Sài Gòn, 1954-55, lôi kéo những nhân tài trẻ miền Trung lũ lượt kéo vào theo.
Đọc câu "người ở quán cà phê Hà Nội thì nói to lắm" làm tôi nhớ đến lần về VN mới đây có ra Hà Nội (điều tôi mong ước cả đời), được một lần ra ngồi quán kem Bờ Hồ vớí mấy đứa em họ (anh em họ tôi ở Hà Nội ráo cả). Quả là chúng nó nói to lắm, chẳng nể nang gì ai, kể cả nhà nước, lúc nào cũng "bọn cộng sản..." ngon ơ, khiến tôi cứ nhìn quanh nhìn quất. Số là trước đó ở miền Nam gần cả tháng tôi chưa một lần nghe đến cụm từ "cộng sản" (chắc là "tránh voi chả xấu mặt nào"?).
Bây giờ tôi nghĩ ra một "chân lý" nữa. Lần đó những người ngồi ở quán lẫn hầu bàn có vẻ không ưa bọn tôi, nhưng không phải vì bọn này nói to (họ phải nghe quen rồi!) mà vì chúng tôi có dáng vẻ... trí thức! Không biết có đúng không?
Ông Hồ Hữu Tường đã viết trong những bài khảo luận của ông rằng: học thuyết Marx là một tổng hợp của kinh tế học của Anh , xả hội chủ nghĩa của Pháp và triết học của Đức. Trong Tương Lai Văn Hóa Việt Nam Chủ thuyết của Ông là sự tổng hợp của Văn Minh Tu Sĩ, Văn Minh Chánh Ủy và Văn Minh Kỷ Sư. Ông còn phát biểu rằng VN bị Tàu đô hộ 1000 năm mà không thàng Tàu là một mầu nhiệm của lịch sử.
ReplyDeleteHãy xem các dân tộc Mông Cổ, Mản Thanh chiếm Tàu cai trị nó hang mấy trăm năm rồi Mông, Mản thành cả. Một học giả đáng kính của VN
Rồi Mông, Mản thành Tàu cả. Trái lại tàu cai trị ta 1000 năm mà ta không thành tàu. Hay nhìn tàu chợ Lớn vô mấy tiệm ăn ở phố Bolsa thấy họ nói tiếng Việt rành rẻ còn hơn con của chúng ta sanh đẻ tại Mỹ vậy có phải Tàu Chợ Lớn thành VN ?
DeleteCụ Tường chỉ bị cái nói đúng. Nhưng tư tưởng của cụ HHT giới hạn trong hai địa hạt, chính trị và học thuật.
DeleteKhông ai phủ nhận Truyện Kiều là một áng văn chương mà nghệ thuật xử dụng ngôn từ không ai sánh kịp. Từ lúc nhỏ tôi rất thán phục những câu sau đây:
ReplyDeletePhong trần mài một lưỡi gươm
những phường giá áo túi cơm xá gì,
Cảnh nào cảng chẳng đeo sầu
người buồn cảnh có vui đâu bao giờ,
Nợ tình chưa trả cho ai,
khối tình thác xuống tuyền đài chưa tan,
Kiều là một áng văn chương tuyệt tác của Việt Nam. Nhưng về tư tưởng trong truyện Kiều thì sao? Trước năm 1975, khoảng 1966 học giả Hồ Hữu Tường trong một bài diển thuyết tại Huế sau nầy xuất bản thàng một quyển sách “ Nói Tại Phú Xuân “. Trong một bài thuyết trình có tên Văn Chương Có Tác Dụng Gì ? Theo trí nhớ của tôi xin tóm tắc ý tưởng của học giả Hồ Hữu Tường như sau: Theo ông tường văn chương có ba loại:
1. Văn chương du hí : để mô tả tác dụng của loại văn chương nầy ông dùng hai câu trong kiều là “ Mua vui cũng được một vài trống canh “ thí dụ một truyện dịch Cô Gái Đồ Long kim Dung chỉ là để giải trí mua vui vô thưởng vô phạt.
2. Văn Chương Ca Tụng – hay Theo Chỉ Thị loại văn chương nầy là để phục vụ chính trị nó tồn tại hay không tùy theo chế độ chính trị mà nó phục vụ có tồn tại hay không. Thử hỏi hiện nay còn có ai hát bài “Suy Tôn Ngô Tổng Thống” và rồi sau nầy CS xụp đổ còn ai là người hát bài Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người. Chế độ CS hiện nay có bao tác phẩm viết theo loại nầy như câu sau đây Tố Hữu viết sau cái chết của Stalin:
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình, thương một, thương ông thương mười
Ông Stalin, Ông Stalin ơi !
3. Văn Chương Sáng Giá: Sáng là sáng tạo. Giá là Giá trị. Ông Tường nói trong thời đại hiện nay thời đại nguyên tử ( 1966 chưa có máy vi tính ) chúng ta cần có những giá mới để thay thế những giá trị cũ thí dụ thuyết Cộng Sản. Những ví dụ vế văn chương sáng giá là những bài ngụ ngôn trong Kinh Thánh. Tôi xin kể tóm tắc câu chuyện Người Con Trai Hoang Đàng Trong KT: Có một người con kia xin cha chia gia tài cho mình một số tiền lớn rồi lấy hết tiền lên thành thị tiêu pha đàng điếm chẳng bao hết tiền. Rồi trong nước có nạn đói, đói quá mới đi chăn heo cho người ta muốn ăn cám heo mà cũng không được. Anh muốn trở về nhà nhưng sợ cha không chấp nhận nhưng vì đói quá nên anh bạo gan trở về nhà. Khi trở về nhà thấy anh từ xa, cha anh thay vì trách mắng chưởi rủa anh lại dang tay rộng mừng rở đón anh sai làm bò mập bài tiệc ăn mừng. Câu chuyện nầy có hai giá trị sự yêu thương. Người cha yêu thương con dù anh có tội. Sự tha thứ : người cha tha hết tội người con khi anh trở về dang tay đón mừng.
Về tư tưởng trong truyện Kiều Ông Tường cho rằng Kiều mang tâm trạng của một kẻ Đầu Hàng: Kiều bị chế độ dùi dập phải bán mình chuộc cha, bị lường gạt phải vào thanh lâu gặp Từ Hải là tay Đội trời đạp đất lại nghe lời khuyên của Kiều mà đầu hàng Hồ Tôn Hiến đến nỗi chết đứng tại trận tiền. Vì vậy câu kết của truyện Kiều là Mua vui cũng được một vài trống canh. Tôi Viết theo trí nhớ về Ông Hồ Hữu Tường.