Một người đi suốt hơn 15 năm Sài Gòn (tính từ khi học xong ở Mỹ trở về) ở một vị trí kỳ lạ như Phạm Xuân Ẩn, cho đến cuốn sách tiểu sử nổi tiếng nhất, Perfect Spy của Larry Berman, vẫn không khám phá được ở tầm sâu, như chính tác giả viết với không ít cay đắng:
"Một trong những điều mà tôi cảm thấy tiếc là đã không đề nghị Ẩn nói kỹ càng về cuộc xung đột hay căng thẳng nội tâm giữa việc biết bạn bè mình đang bước vào một cái bẫy kinh khủng mà ông và những người khác đã góp sức để giăng ra, và việc chẳng thể làm gì khác ngoài câu nói, "Hãy cẩn trọng". Tôi phân vân không biết trong cuộc đời của ông, ông có trải qua những đêm mất ngủ hay cảm thấy băn khoăn về mặt đạo đức hay không" (tr. 230 bản tiếng Việt).
"Những băn khoăn về mặt đạo đức" có tồn tại ở Phạm Xuân Ẩn không, nếu có thì dưới hình dạng thế nào?
Tác giả đã khéo tạo ra một số cao trào, trước tiên là việc Phạm Xuân Ẩn cứu phóng viên Anson để mở đầu, rồi các chi tiết như Phạm Xuân Ẩn chính là người Việt Nam đầu tiên xuất hiện ở trung tâm tị nạn sau này (quanh quẩn Santa Ana), và khi vợ con ông chạy khỏi Sài Gòn năm 75, nơi đầu tiên họ đến cũng chính là ở đó, chỗ Phạm Xuân Ẩn đã học nghề báo trước đó gần 20 năm (Orange Coast), hoặc chi tiết Trần Kim Tuyến được Phạm Xuân Ẩn nhét vào qua khe cửa để kịp lên chuyến trực thăng cuối cùng, rồi lại được tướng Trần Văn Đôn, một kẻ thù khác của mình, đỡ lên máy bay.
Nhưng rốt cuộc Phạm Xuân Ẩn là như thế nào? tầm vóc câu hỏi này quá lớn, cũng như tầm vóc những gì Phạm Xuân Ẩn đã làm, toàn vào những thời điểm then chốt: Ấp Bắc, Mậu Thân 68, mùa hè đỏ lửa 72 rồi vị trí xung yếu của Buôn Mê Thuột hồi đầu 75 để bắt đầu chiến dịch HCM.
Không thể hiểu nổi, chỉ biết là Phạm Xuân Ẩn giống hệt một số nhân vật đặc biệt nhất, phức tạp nhất trong các tác phẩm của John Le Carré; ngay tên quyển sách Perfect Spy cũng gợi nhớ ngay đến A Perfect Spy của Le Carré, và Phạm Xuân Ẩn đặc biệt làm ta nghĩ đến những nhân vật nói vô cùng nhiều, vô cùng quảng giao và có cái nhìn sắc sảo kỳ lạ, đặc biệt là The Tailor of Panama của Le Carré - giống nhất ở đặc điểm: vỏ bọc hoàn hảo.
Đây là bài viết của Stanley Cloud, đồng nghiệp cũ của Phạm Xuân Ẩn ở Time, khi Phạm Xuân Ẩn qua đời.
Bản dịch mới của anh Đỗ Hùng rất tốt, khác hẳn version tiếng Việt trước đây, mà tôi chỉ đọc được một đoạn rồi bỏ; ngoài vài chi tiết lặt vặt như một số lỗi typo, cách gọi hơi buồn cười "quần đùi kiểu Bermuda" hay một cái tên phim có dấu chú thích nhưng lại không thấy chú thích đâu; tr. 235 khá funny với hai chữ "Đảng" bị dán đè che đi hehe (nhưng lại dán đè sót cùng chữ ấy vài trang sau đó).
Có một chi tiết này còn funny hơn: khi viết cho tờ báo sinh viên hồi còn theo học bên Mỹ, Phạm Xuân Ẩn trích dẫn Napoléon, "Sau ta là hồng thủy"; nếu Larry Berman kể đúng thì PXA đã nhớ nhầm, hoặc theo một nguồn nào đó không khả tín lắm, câu "Après moi, le déluge" trước nay theo truyền thống vẫn được cho là câu nói của Louis XV.
Ở tr. 300 có câu này (chép nguyên văn): "Tôi lo lắng bởi một ai đó bên an ninh sẽ dễ dàng nói không với con trai của tôi vì những điều tôi vừa mới nói. Lần này tôi đã gặp may. Tôi nghĩ là họ cho rằng bằng cách cho phép con tôi tới Mỹ. Vì thế, điều trái ngược với lo ngại của tôi thực sự đã xảy ra".
The Tailor of Panama.
ReplyDeleteyes, đã sửa, tks
DeleteĐễ có thể trả lời cho câu hỏi của mình là: "Phạm Xuân Ẩn có băn khoăn về mặt đạo đức hay không"? Thì tác giả Larry Berman hãy đặt mình vào vị trí của ông Ẩn thì tự khắc có câu trả lời. Nếu ông Ẩn không băn khoăn thì đã tiếp tục sang Mỹ hoạt động rồi.
ReplyDelete@ Viet Nam
ReplyDeleteÔng Ẩn không đi Mỹ hoạt động, là vì nhà nước ngần ngại, ông sống với Mỹ lâu quá, sợ biến thành Mỹ rồi, nên cho ông nghỉ, và bắt ông đi học cải tạo. Không lẽ 1 ông như Larry Berman không nghĩ ra 1 câu trả lời. như của ông.... Việt Nam?
Yêu nước... thì cũng vửa vừa thôi, đừng quá coi thường người khác chứ.