Cuối năm ngoái, một nhà thơ đã xuất hiện (rất đột ngột, kể cả và nhất là đối với tôi): Baudelaire.
Cuối năm nay, thêm một nhà thơ nữa: nhất quyết không để cho năm nay qua đi mà không siêu thực, vậy là lại thêm một nhân vật có tên bắt đầu bằng chữ B. nữa.
Dec 31, 2018
Dec 30, 2018
Phụ chú cho những từ
Đây là phần "phụ chú" cho bài thuộc chuỗi thời chúng ta, "Những từ và những từ". Nhân đây, cũng đã viết hết luôn bài ấy (tức là, lúc trước nó còn thiếu phần kết luận, giờ thêm vào cho đủ - dẫu sao thỉnh thoảng tôi cũng kết thúc được một số thứ).
Dec 28, 2018
Dec 27, 2018
Hofmannsthal: Lord Chandos
Tiếp tục "mùa đông đọc thơ" (và nhân tiện đã tiếp tục bài thơ về xà phòng của Francis Ponge - đồng thời cũng viết thêm phần "intro" cho riêng Ponge).
Đây là Hugo von Hofmannsthal, nhưng đây đồng thời cũng là một sự quay trở lại với câu chuyện Hofmannsthal ở Pháp (cũng như Eichendorff hay Fontane mà chúng ta bắt đầu quen thuộc gần đây, Hofmannsthal thuộc vào số nhân vật văn chương tiếng Đức không thực sự được biết đến nhiều ở Pháp). Cần một Charles Du Bos thì Hofmannsthal mới có một sự đến Pháp tương đối ổn thỏa.
Đây là Hugo von Hofmannsthal, nhưng đây đồng thời cũng là một sự quay trở lại với câu chuyện Hofmannsthal ở Pháp (cũng như Eichendorff hay Fontane mà chúng ta bắt đầu quen thuộc gần đây, Hofmannsthal thuộc vào số nhân vật văn chương tiếng Đức không thực sự được biết đến nhiều ở Pháp). Cần một Charles Du Bos thì Hofmannsthal mới có một sự đến Pháp tương đối ổn thỏa.
Dec 25, 2018
Dec 23, 2018
Hiện sinh Do Thái
Dưới đây là bài viết của anh Nguyễn Chí Hoan về cuốn tiểu thuyết Shosha của Isaac Bashevis Singer.
Ngôi mộ của Rachel: người ta hay kể Jesus Christ khi lần đầu tiên từ Nazareth về Bethlehem là nơi sinh ra đã thăm mộ Rachel, nó nằm giữa đường từ Jerusalem đi Bethlehem; một số năm trước đó, Jesus Christ sinh ra trong hang đá và thoát khỏi lệnh tiêu diệt trẻ con của vua Herod ("vua của người Do Thái"); đó là thời điểm ngay sau cái chết của Julius Caesar.
Ngôi mộ của Rachel: người ta hay kể Jesus Christ khi lần đầu tiên từ Nazareth về Bethlehem là nơi sinh ra đã thăm mộ Rachel, nó nằm giữa đường từ Jerusalem đi Bethlehem; một số năm trước đó, Jesus Christ sinh ra trong hang đá và thoát khỏi lệnh tiêu diệt trẻ con của vua Herod ("vua của người Do Thái"); đó là thời điểm ngay sau cái chết của Julius Caesar.
Dec 20, 2018
Dec 19, 2018
Deleuze: Văn chương và cuộc đời
đã tiếp tục Eichendorff-vô tích sự và "Tư Mã Thiên của họ"
Đương nhiên, mục "đọc lý thuyết" không thể thiếu một nhân vật, Gilles Deleuze. Thậm chí tôi còn thấy Deleuze là cả một triệu chứng lớn của triết học suốt một thời đại: Deleuze là figure của triết gia đọc văn chương. Michel Foucault nhận là mình rất ít đọc văn chương, chẳng hạn, nhưng Deleuze liên tục chạm thẳng vào phê bình văn học, theo nghĩa cơ bản nhất. Schopenhauer có đọc văn chương bao giờ không? Câu đố ấy dành cho bạn trẻ ưa thích triết học.
Đương nhiên, mục "đọc lý thuyết" không thể thiếu một nhân vật, Gilles Deleuze. Thậm chí tôi còn thấy Deleuze là cả một triệu chứng lớn của triết học suốt một thời đại: Deleuze là figure của triết gia đọc văn chương. Michel Foucault nhận là mình rất ít đọc văn chương, chẳng hạn, nhưng Deleuze liên tục chạm thẳng vào phê bình văn học, theo nghĩa cơ bản nhất. Schopenhauer có đọc văn chương bao giờ không? Câu đố ấy dành cho bạn trẻ ưa thích triết học.
Dec 18, 2018
Tình yêu là
Nói rằng tình yêu là tình cảm là một ảo tưởng; ảo tưởng vẫn có thể lớn hơn được nữa nếu nói: tình yêu là một loại tình cảm.
Dec 14, 2018
Dec 13, 2018
Tại sao École de Genève (1)
Trước thềm (sử dụng biệt ngữ phát: cùng dạng với "trong không khí (náo nức của)", "tiến tới", "thiết nghĩ", etc., những thứ bay như châu chấu trong một định ngôn đặc thù - định ngôn của giới nghiên cứu văn học Việt Nam) một loạt thuyết trình mới (về lịch sử báo chí Việt Nam), tôi quay trở lại với loạt thuyết trình hồi tháng Tư vừa rồi, về lý thuyết văn học và École de Genève. Cần phải trả lời câu hỏi: tại sao École de Genève?
Dec 10, 2018
Dec 9, 2018
Eichendorff
Cuối cùng cũng: cuối cùng tôi cũng đã làm được một điều, xơi trọn vẹn một khúc Maldoror; vậy là sau tròn hai năm đánh vật với bài thơ dài của Lautréamont, tôi đã qua được hoàn toàn nửa đầu, chặng khoai nhất.
Và sau hai nhân vật văn chương tiếng Đức (Gottfried Keller và Theodor Fontane: nhân đây cũng đã viết tiếp bài về cuốn tiểu thuyết Trước cơn bão của Fontane), là đến một nhân vật nữa giống thế, Eichendorff. Tức là, nói một cách khác, tôi lại mới có một "giai đoạn Đức"; nói chung không cần để ý quá đến điều đó, vì cứ lâu lâu tôi lại có một "giai đoạn Đức".
Nhưng, để bắt đầu với Eichendorff, cũng cần quay trở lại với một cái đã khá cũ; ởkia.
Và sau hai nhân vật văn chương tiếng Đức (Gottfried Keller và Theodor Fontane: nhân đây cũng đã viết tiếp bài về cuốn tiểu thuyết Trước cơn bão của Fontane), là đến một nhân vật nữa giống thế, Eichendorff. Tức là, nói một cách khác, tôi lại mới có một "giai đoạn Đức"; nói chung không cần để ý quá đến điều đó, vì cứ lâu lâu tôi lại có một "giai đoạn Đức".
Nhưng, để bắt đầu với Eichendorff, cũng cần quay trở lại với một cái đã khá cũ; ởkia.
Dec 8, 2018
Francis Ponge: Xà phòng
Đấy, vừa "mùa đông đọc thơ" một cái là trời đã bắt đầu lạnh ngay (nhân tiện cũng đã tiếp tục với Lautréamont: cuối cùng thì tôi cũng đã xử lý một hơi hết được cả một khúc của Maldoror: tuy đó là khúc ngắn nhất trên tổng số sáu khúc - và là khúc ba, nhưng tôi thấy vậy cũng là tốt lắm rồi, thậm chí còn quá tốt).
Dec 7, 2018
Nguyễn Văn Vĩnh: ba chương ngự lâm
Dec 5, 2018
Kiệt tác (không người biết)
(đã tiếp tục "Mùa đông đọc thơ", bài "Nghĩa cái chết" và tiện bút "Khác (nữa)")
Một điều rất phổ biến trong giới văn chương Việt Nam: đó là lời khẳng định rằng chẳng có gì là bí ẩn nữa, rằng không có chuyện tồn tại các tác phẩm trong ngăn kéo còn chưa ai biết. Một nhân vật văn chương điển hình của Việt Nam từ chối mê tín theo cách ấy.
Một điều rất phổ biến trong giới văn chương Việt Nam: đó là lời khẳng định rằng chẳng có gì là bí ẩn nữa, rằng không có chuyện tồn tại các tác phẩm trong ngăn kéo còn chưa ai biết. Một nhân vật văn chương điển hình của Việt Nam từ chối mê tín theo cách ấy.
Dec 4, 2018
Balzac hiện ra
Trước tiên, xem ởkia.
Balzac là người được vinh danh ngay từ cái tên (Honoré). Đã nói đến chuyện Balzac được vinh danh từ bên ngoài, tức là trở thành đối tượng cho các nghiên cứu, giờ chúng ta chuyển sang một con đường khác của vinh danh Balzac. (một số tên riêng của người Pháp luôn luôn khiến tôi thấy tò mò mỗi khi bắt gặp: Aimé trong Tìm thời gian mất, hoặc Désiré, một nhân vật của Sacha Guitry; đố ai nói được ngay trong tiểu thuyết nào của Balzac [mà tôi đã dịch] cũng có nhân vật Désiré)
Balzac là người được vinh danh ngay từ cái tên (Honoré). Đã nói đến chuyện Balzac được vinh danh từ bên ngoài, tức là trở thành đối tượng cho các nghiên cứu, giờ chúng ta chuyển sang một con đường khác của vinh danh Balzac. (một số tên riêng của người Pháp luôn luôn khiến tôi thấy tò mò mỗi khi bắt gặp: Aimé trong Tìm thời gian mất, hoặc Désiré, một nhân vật của Sacha Guitry; đố ai nói được ngay trong tiểu thuyết nào của Balzac [mà tôi đã dịch] cũng có nhân vật Désiré)
Dec 2, 2018
Mùa đông đọc thơ
Nên tận dụng sự bó chặt lại của mùa đông: khi đó, những sợi tơ mảnh của thơ như thể sững lại trong chuyển động khó lường của chúng, ít nhất thì cũng rõ hơn lên; bởi vì chúng ta cần mùa đông. Cũng phải nói thêm: kể cả khi mùa đông không lạnh cho lắm.
Dec 1, 2018
1968 (8)
(đã tiếp tục Kinh nghiệm trong của Georges Bataille, bài "Nghĩa cái chết" tức là về Phạm Quỳnh và Paul Bourget, cùng bài "Cơn bão" về Theodor Fontane)
Chuỗi về năm 1968 (tức là cách chúng ta đúng 50 năm) - bài cuối cùng ởkia, lúc ban đầu tôi định theo thật sát (đúng nghĩa "ngày này hồi đó") nhưng sau cũng oải, lại thêm gặp phải một sự cố mà người ta hay gọi là "khách quan" (tôi không thực sự tin là có "chủ quan" với "khách quan", nhưng thôi kệ) khiến chất liệu đã để dành sẵn cuối cùng không sờ vào được. Thành ra chuỗi "1968" sẽ chỉ được thực hiện vào tháng đầu tiên và tháng cuối cùng của năm 2018.
Chuỗi về năm 1968 (tức là cách chúng ta đúng 50 năm) - bài cuối cùng ởkia, lúc ban đầu tôi định theo thật sát (đúng nghĩa "ngày này hồi đó") nhưng sau cũng oải, lại thêm gặp phải một sự cố mà người ta hay gọi là "khách quan" (tôi không thực sự tin là có "chủ quan" với "khách quan", nhưng thôi kệ) khiến chất liệu đã để dành sẵn cuối cùng không sờ vào được. Thành ra chuỗi "1968" sẽ chỉ được thực hiện vào tháng đầu tiên và tháng cuối cùng của năm 2018.
Nov 30, 2018
[tiện bút] Khác (nữa)
trước tiên, xem ởkia
Kể từ ngày viết về "sự khác", tôi nhận được không ít ý kiến (tôi nghĩ điều này dễ hiểu: sự giống không gây nhiều quan tâm, nhất là tò mò, so với sự khác: nếu không có những khác và những khác, về cơ bản tâm trí chẳng có việc gì để làm - tương lai sẽ vô cùng đen tối).
Kể từ ngày viết về "sự khác", tôi nhận được không ít ý kiến (tôi nghĩ điều này dễ hiểu: sự giống không gây nhiều quan tâm, nhất là tò mò, so với sự khác: nếu không có những khác và những khác, về cơ bản tâm trí chẳng có việc gì để làm - tương lai sẽ vô cùng đen tối).
Nov 28, 2018
Nov 27, 2018
Georges Bataille: Kinh nghiệm trong
Il faudrait une bataille contre Bataille, autant pour le combattre que pour l'honorer.
(đã tiếp tục "Thomas Bernhard cười khẩy")
(đã tiếp tục "Thomas Bernhard cười khẩy")
Nov 24, 2018
Sự thật
Đã tiếp tục bài "Cơn bão" về Theodor Fontane và bài về Léopold Cadière của một "Đông Dương thuở ấy".
Sự thật
Nov 22, 2018
Nov 20, 2018
Thomas Bernhard cười khẩy
Tiếp tục câu chuyện Bernhard ở Việt Nam: một pha xuất hiện như vậy nói lên cơ chế chiêu hồi của xã hội, thông qua một thứ ngày nay được thờ phụng rất ghê, văn hóa. Văn hóa được xã hội nouveau riche sử dụng để chiêu hồi như thế nào?
Thêm nữa, câu chuyện ấy còn cho thấy một nghịch lý: ở dạng xã hội như hiện nay, con đường chắc chắn nhất (và cũng ngắn nhất) dẫn đến sự nouveau riche lại chính là con đường của phản kháng (và bên lề).
Thêm nữa, câu chuyện ấy còn cho thấy một nghịch lý: ở dạng xã hội như hiện nay, con đường chắc chắn nhất (và cũng ngắn nhất) dẫn đến sự nouveau riche lại chính là con đường của phản kháng (và bên lề).
Nov 19, 2018
Nov 18, 2018
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (5) Cái này giá bao nhiêu
Đã tiếp tục "tam anh chiến Lã Bố" Fink-Martin H-Lukács chiến Nietzsche, bài về một bộ ba khác, Vauvenargues-Rivarol-Joubert và bài về văn chương Bắc (Halldór Laxness).
Trái ngược với rất nhiều người (trong đó có sử gia danh tiếng người Pháp), tôi không nghĩ là chúng ta ít biết được về Hà Nội đoạn 1947-1954, mà chúng ta vẫn còn có thể biết đến tận giá cả nhiều mặt hàng thời ấy. Dưới đây là một ít tài liệu tôi lấy từ báo chí giai đoạn hữu quan.
Trái ngược với rất nhiều người (trong đó có sử gia danh tiếng người Pháp), tôi không nghĩ là chúng ta ít biết được về Hà Nội đoạn 1947-1954, mà chúng ta vẫn còn có thể biết đến tận giá cả nhiều mặt hàng thời ấy. Dưới đây là một ít tài liệu tôi lấy từ báo chí giai đoạn hữu quan.
Nov 16, 2018
Đông Dương thuở ấy (2) Léopold Cadière
Cuốn sách của Cadière trong tiếng Việt, tôi đọc nó khi nó mới in, đó là cuốn sách hết sức quan trọng đối với tôi - sự quan trọng của sửng sốt.
Cuốn sách về tín ngưỡng của người Việt Nam ấy thuộc vào vài thứ rất ý nghĩa trong sự "phoọc-ma-xi-ông" của riêng tôi, cách đây trên dưới hai mươi năm.
Cuốn sách về tín ngưỡng của người Việt Nam ấy thuộc vào vài thứ rất ý nghĩa trong sự "phoọc-ma-xi-ông" của riêng tôi, cách đây trên dưới hai mươi năm.
Nov 14, 2018
Trong lúc đọc Lukács (2) về Nietzsche (cùng Fink và Martin H)
Tiếp tục câu chuyện "Trong lúc đọc Lukács" và nhân tiện cũng tiếp tục Triết học là gì (Ortega y Gasset đã bắt đầu bàn đến một dạng người: người bourgeois).
Tôi đề nghị đọc Nietzsche theo ba tầng: Lukács về Nietzsche, nhưng cùng lúc cả hai nhân vật khác nữa, Eugen Fink và Martin H..
Tôi đề nghị đọc Nietzsche theo ba tầng: Lukács về Nietzsche, nhưng cùng lúc cả hai nhân vật khác nữa, Eugen Fink và Martin H..
Nov 12, 2018
Hai cuốn tiểu thuyết
Hai cuốn tiểu thuyết lớn, rất lớn, vừa xuất hiện ở Việt Nam (theo đường lối chìm nghỉm, như mọi khi, trong lúc báo Tuổi trẻ, tờ báo lớn nhất nước, đăng mấy bài lải nhải lý luận mốc thếch ngu không thể tưởng, và luôn luôn vẫn là, và vẫn luôn luôn vague terms, về giải Nobel Văn chương, rồi thì các loại giải thưởng, cho đến cả những thể loại vơ bèo vạt tép (và cái giải thưởng văn chương liên quan chặt chẽ đến tờ Tuổi trẻ thì là gì khác đây, ngoài một thứ vơ bèo vạt tép khác?) - vì không biết nói bất kỳ cái gì khác, về những cuốn sách, vì Tuổi trẻ là một tờ báo lá cải; rất tình cờ, đây lại là tiểu thuyết của hai nhân vật được giải Nobel):
Nov 11, 2018
Nov 10, 2018
Câu chuyện của sưu tầm (2)
Tiếp tục chuỗi "Câu chuyện về sưu tầm": tôi mở đầu chuỗi ấy bằng Walter Benjamin (Benjamin sẽ còn quay trở lại ở nhiều nơi, cả trong những bài về sưu tầm), một nhân vật thân quen với tôi, và tôi tiếp tục bằng một nhân vật thân quen với tôi khác (bắt đầu cái gì đó bằng sự quen thuộc có lẽ là tốt), Sebald (người tạo ra không ít cú huých cho tôi trong sự đọc, một trong số ấy đã kể ởkia).
Bài này có biệt hiệu Seb. st.
Bài này có biệt hiệu Seb. st.
Nov 9, 2018
Trong hiệu sách (5) best-seller và PR
(đây sẽ là bài ngay trước một bài, thuộc chuỗi "trong hiệu sách", động đến một "point" giống bài ởkia, trong bài ấy tôi sẽ nói đến kết quả của cú boom xuất bản Việt Nam 2005-2006, sau boom và sau mười hai năm tiếp theo đó, mọi chuyện đã ra sao? cái nhìn ấy đặt cú boom cùng các hệ lụy của nó vào tương quan với hệ thống xuất bản có sẵn, từ đó để thấy rằng, rất kỳ quái, hai hệ thống không khác nhau)
(một phần của bài này cũng sẽ quay trở lại với cơ sở xuất bản đã nhắc ởkia; đó là cơ sở xuất bản lấy chuyện mượn sách không trả của một cơ sở khác làm trò cười suốt một thời gian dài, nhưng chính nó lại mượn sách của tôi để in không ít sách - và không hề trả; miệng thì lải nhải "giữ lễ" nhưng làm toàn trò hủi, mang tiếng học triết Sorbonne nhưng không hiểu gì về triết học; đấy mới chỉ là một điểm nhỏ, vì đằng nào tôi cũng chẳng đòi những thứ bị mượn không trả)
(một phần của bài này cũng sẽ quay trở lại với cơ sở xuất bản đã nhắc ởkia; đó là cơ sở xuất bản lấy chuyện mượn sách không trả của một cơ sở khác làm trò cười suốt một thời gian dài, nhưng chính nó lại mượn sách của tôi để in không ít sách - và không hề trả; miệng thì lải nhải "giữ lễ" nhưng làm toàn trò hủi, mang tiếng học triết Sorbonne nhưng không hiểu gì về triết học; đấy mới chỉ là một điểm nhỏ, vì đằng nào tôi cũng chẳng đòi những thứ bị mượn không trả)
Nov 4, 2018
Trở về cổ điển: Proust - Tìm thời gian mất
(trước tiên xem ởkia, chỗ nói đến Marcel Proust; tốt nhất là nếu muốn nhanh thì dùng chức năng tìm kiếm, search, theo tên, ấy)
Tôi đã đợi rất lâu, cho đến lúc chắc chắn, không còn chút nhầm lẫn nào, được về một điều: cho tới giờ phút này, ở Việt Nam, không có lấy một độc giả của Marcel Proust. Tức là mọi thứ gì diễn ra trên mọi bình diện: dịch, bình luận có liên quan đến Marcel Proust đều diễn ra trên cái nền của sự không đọc tuyệt đối.
Tôi đã đợi rất lâu, cho đến lúc chắc chắn, không còn chút nhầm lẫn nào, được về một điều: cho tới giờ phút này, ở Việt Nam, không có lấy một độc giả của Marcel Proust. Tức là mọi thứ gì diễn ra trên mọi bình diện: dịch, bình luận có liên quan đến Marcel Proust đều diễn ra trên cái nền của sự không đọc tuyệt đối.
Nov 3, 2018
Vauvenargues-Rivarol-Joubert: châm ngôn
(đã tiếp tục bài về Ernesto Sabato và cũng tiếp tục loạt Triết học là gì? của Ortega y Gasset: đã đến đoạn cuối bài thứ hai)
Nov 2, 2018
(một người) Ernesto Sabato
Trước tiên, xem ởkia.
(cũng đã tiếp tục bài "Italo Calvino ở Việt Nam", đây cũng là để tiếp tục chuỗi "một người")
Một tác phẩm văn chương lớn luôn luôn không định nói điều gì cả; nếu nó trông như là có nói lên một điều gì đó, thì "điều gì đó" ấy thường xuyên sẽ là: nó sẽ không nói gì cả, và rốt cuộc đã không nói gì cả. Đấy là vì một tác phẩm văn chương lớn thì có một tương quan kỳ lạ với một điều, sự thật.
(cũng đã tiếp tục bài "Italo Calvino ở Việt Nam", đây cũng là để tiếp tục chuỗi "một người")
Một tác phẩm văn chương lớn luôn luôn không định nói điều gì cả; nếu nó trông như là có nói lên một điều gì đó, thì "điều gì đó" ấy thường xuyên sẽ là: nó sẽ không nói gì cả, và rốt cuộc đã không nói gì cả. Đấy là vì một tác phẩm văn chương lớn thì có một tương quan kỳ lạ với một điều, sự thật.
Nov 1, 2018
Tư Mã Thiên: một lần nữa
Trước tiên xem ởkia.
Ban Cố, về Tư Mã Thiên, nhận xét: "Nói về thời Tần, Hán tường lắm".
Từ lâu, tôi nhận một lời mời của một hiệp hội - hoặc cũng có thể là một nhóm nghiên cứu - để nói về các "sinologue" phương Tây. Farfelu như tôi vốn dĩ, tôi rất thích nói đến các nhân vật như Fenellosa (có mặt ở Nhật Bản cùng đoạn và cũng quen biết với Lafcadio Hearn, dường như cũng chính là giáo sư phương Tây đầu tiên giảng bài ở Nhật; Fenollosa là niềm cảm hứng lớn của Ezra Pound). Hoặc cũng có thể là Peter Kien.
Ban Cố, về Tư Mã Thiên, nhận xét: "Nói về thời Tần, Hán tường lắm".
Từ lâu, tôi nhận một lời mời của một hiệp hội - hoặc cũng có thể là một nhóm nghiên cứu - để nói về các "sinologue" phương Tây. Farfelu như tôi vốn dĩ, tôi rất thích nói đến các nhân vật như Fenellosa (có mặt ở Nhật Bản cùng đoạn và cũng quen biết với Lafcadio Hearn, dường như cũng chính là giáo sư phương Tây đầu tiên giảng bài ở Nhật; Fenollosa là niềm cảm hứng lớn của Ezra Pound). Hoặc cũng có thể là Peter Kien.
Oct 28, 2018
Italo Calvino ở Việt Nam
(đã tiếp tục bài "Nguyễn Triệu Luật": Nhượng Tống, cuối cùng, ở đâu, trên tờ Hải Phòng nhật báo vào cái giai đoạn hỗn loạn ấy?)
(xem các bài về Italo Calvino theo label "italo-calvino", nhiều phết đấy)
(xem các bài về Italo Calvino theo label "italo-calvino", nhiều phết đấy)
Oct 26, 2018
Ortega y Gasset: Triết học là gì
Sơ đồ triết học châu Âu thế kỷ 20 sẽ không thể đầy đủ (thậm chí, mất đi một khoảng rất trầm trọng) nếu thiếu Ortega y Gasset. Dưới đây sẽ là loạt bài giảng (thuyết trình) năm 1929 tại Madrid của Ortega y Gasset mang tên "Triết học là gì?" - ai cũng sẽ nhanh chóng hiểu tại sao tôi xếp tác phẩm này vào mục "đọc lý thuyết".
Oct 25, 2018
Oct 22, 2018
Nguyễn Triệu Luật
Bỗng, tôi có cơ hội nhìn vào tờ Hải Phòng nhật báo (nó thuộc vào số những tờ báo ngày nay khó thấy nhất). Tất nhiên, tôi tận dụng cơ hội (trời cho) này để tìm cách bổ sung (tiếp) danh mục tác phẩm của Nhượng Tống. Từ trước, tôi đã có thông tin là Nhượng Tống có cộng tác với Hải Phòng nhật báo.
Oct 21, 2018
Oct 20, 2018
Câu chuyện của sưu tầm (1)
"Nếu có Chúa thật, thì ắt hẳn Chúa ấy có tinh thần của một nhà sưu tầm."
(NL)
(nhân tiện: đã tiếp tục "Bùi Giáng trên gdpt", đã bắt đầu chuyển qua một tiết mục vô cùng gay cấn; đồng thời cũng tiếp tục luôn "Một câu chuyện Nam Tư" - Danilo K. và August Strindberg)
(NL)
(nhân tiện: đã tiếp tục "Bùi Giáng trên gdpt", đã bắt đầu chuyển qua một tiết mục vô cùng gay cấn; đồng thời cũng tiếp tục luôn "Một câu chuyện Nam Tư" - Danilo K. và August Strindberg)
Oct 17, 2018
(một người) August Strindberg
Mở một "chuỗi" mới, mang tên "một người"; chuỗi này sẽ có (những) lúc cắt với một (vài) chuỗi đã có. August Strindberg cùng Leskov xuất hiện trong tiếng Việt thuộc vào những gì đối với tôi gây nhiều bất ngờ nhất (bất ngờ theo nghĩa thấy rất kỳ quái):
Oct 15, 2018
Bùi Giáng trên gdpt [lsbcvn]
Ởkia, tuy biết là gần như vô vọng nhưng tôi đã thử hỏi xem ai có số 60 và 63 của tờ Giáo dục phổ thông hay không, vì tôi rất muốn đọc kỳ đầu và kỳ cuối trong loạt bốn bài của Bùi Giáng về Simone Weil; giờ, quay trở lại với bản thân tờ Giáo dục phổ thông, tôi lại hỏi thêm lần nữa (dẫu biết chuyện vẫn tiếp tục gần như vô vọng); Bùi Giáng xuất hiện trên tờ Giáo dục phổ thông (một tờ tạp chí quan trọng trên nhiều phương diện nhưng rất ít được biết tới - nó bị khuất lấp sau những tờ tạp chí rất nổi tiếng cùng thời, nhất là Bách khoa hay Sáng tạo) như thế nào? Đồng thời, cũng tiếp tục luôn chuỗi "lsbcvn" đã bắt đầu ởkia.
Oct 14, 2018
[tiện bút] ra quán cà phê Hà Nội mùa thu
mùa này (để có một quang cảnh ở mức độ chung hơn, xem ởkia), ở Hà Nội, tại các quán cà phê ta hay gặp phụ nữ - nhưng là phụ nữ nhiều hứng khởi (tự thân) đến mức chấp nhận không cần giai, mà đi với nhau - rất thường xuyên, họ đi thành từng cặp (nhưng đừng vội nghĩ ngay tới một số khuynh hướng tập quán đáng lên án - mà có thật là đáng lên án?) ấy là bởi vì
Oct 12, 2018
Một câu chuyện Nam Tư
Giờ mới lại tiếp tục được câu chuyện đã bắt đầu từ tận ởkia.
Sự thiếu vắng Danilo Kiš là tội ác đích thực đối với mọi nền dịch thuật nào (thực sự) muốn mình là một nền dịch thuật không lệch lạc.
Sự thiếu vắng Danilo Kiš là tội ác đích thực đối với mọi nền dịch thuật nào (thực sự) muốn mình là một nền dịch thuật không lệch lạc.
Oct 9, 2018
Trong lúc đọc Lukács (1)
Đã tiếp tục "Mặc Đỗ: nhiều" và "Một con mèo: Etan" (về Bohumil Hrabal).
Trong lúc tiếp tục đọc Paul Valéry, bắt đầu "trong lúc đọc Lukács" luôn; tôi nghĩ (tuy không chắc chắn, như mọi khi) nhân vật "trong lúc đọc" tiếp theo sẽ là Sainte-Beuve.
Câu hỏi quá mức nhàm nhán lại đặt ra: ở Việt Nam có chuyên gia về Lukács hay không?
Trong lúc tiếp tục đọc Paul Valéry, bắt đầu "trong lúc đọc Lukács" luôn; tôi nghĩ (tuy không chắc chắn, như mọi khi) nhân vật "trong lúc đọc" tiếp theo sẽ là Sainte-Beuve.
Câu hỏi quá mức nhàm nhán lại đặt ra: ở Việt Nam có chuyên gia về Lukács hay không?
Oct 8, 2018
Oct 7, 2018
Mặc Đỗ: nhiều
nhân tiện, đã tiếp tục:
+ Malte Laurids Brigge (Rilke)
+ Sống và Chín (Lévi-Strauss)
+ "Cuối cùng" (về Yourcenar)
+ Malte Laurids Brigge (Rilke)
+ Sống và Chín (Lévi-Strauss)
+ "Cuối cùng" (về Yourcenar)
Oct 5, 2018
Rilke: Malte Laurids Brigge
Trong khi đang Paul Valéry, không gì hơn là song song luôn Rilke, nhân vật có rất nhiều liên quan (Rilke có vai trò trong câu chuyện dịch Valéry sang tiếng Đức).
Tôi nghĩ sau Rilke sẽ có một nhân vật rất đồng dạng: Czeslaw Milosz - tôi sẽ rất sớm chuyển qua câu chuyện Milosz. Nếu nối được như vậy, ta sẽ bắt đầu thấy hiện lên một câu chuyện rất lớn, mà một cột mốc lớn không phải ai khác ngoài Heinrich Heine (một trong những "nhân vật của tôi" hồi năm ngoái).
Tôi nghĩ sau Rilke sẽ có một nhân vật rất đồng dạng: Czeslaw Milosz - tôi sẽ rất sớm chuyển qua câu chuyện Milosz. Nếu nối được như vậy, ta sẽ bắt đầu thấy hiện lên một câu chuyện rất lớn, mà một cột mốc lớn không phải ai khác ngoài Heinrich Heine (một trong những "nhân vật của tôi" hồi năm ngoái).
Oct 4, 2018
Cuối cùng
(cho một tình yêu: đã nhiều người thử, nhưng dường như chưa ai đủ sức phát âm "thôi" đúng là "thôi" chứ không phải "thối", trong "ừ thôi em về")
Oct 2, 2018
Trong lúc đọc Valéry (3)
Dịch xong Monsieur Teste rồi, tôi mới bắt đầu cảm thấy mình bắt đầu xoay xở được trong cái thế giới đầy bất trắc Paul Valéry ấy (Valéry là không hề đơn giản, đối với gần như tất tật những ai từng thấy mình bị lóa mắt trước những luồng sáng của tinh thần chói gắt đó - trong đó, cả Cioran; tôi sẽ còn quay trở lại, câu chuyện Cioran đọc Valéry).
Oct 1, 2018
Sep 27, 2018
Sep 23, 2018
thời chúng ta (2) những từ và những từ
Hồi tôi còn trẻ (píp), chẳng rõ từ đâu, bỗng một ngày, toàn dân nói "tinh tướng" và "tinh vi"; chỉ mới lúc trước mấy từ đó còn chưa thấy tăm dạng, lúc sau chúng đã tràn ngập: đó là sự hình thành một idiom.
Câu chuyện thời chúng ta sẽ không thể được nhìn nhận nếu không lưu ý (thậm chí lưu ý rất là nhiều) đến các từ và cụm từ có vị trí đặc biệt. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ - theo định nghĩa - không có tác giả, chúng như thể sinh ra từ một đằng sau của ý thức chung; nhưng cũng có thể hình dung tác giả của chúng là bất kỳ ai. Bản thân tôi cũng từng sản sinh một "thành ngữ", mà lúc sử dụng nó (lần đầu), tôi hoàn toàn không hề ý thức được mình đang làm gì: xem ởkia.
Câu chuyện thời chúng ta sẽ không thể được nhìn nhận nếu không lưu ý (thậm chí lưu ý rất là nhiều) đến các từ và cụm từ có vị trí đặc biệt. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ - theo định nghĩa - không có tác giả, chúng như thể sinh ra từ một đằng sau của ý thức chung; nhưng cũng có thể hình dung tác giả của chúng là bất kỳ ai. Bản thân tôi cũng từng sản sinh một "thành ngữ", mà lúc sử dụng nó (lần đầu), tôi hoàn toàn không hề ý thức được mình đang làm gì: xem ởkia.
Sep 21, 2018
Heinrich Lục
Có những cuốn sách, ta biết là mình sẽ đọc, nhưng sự đọc ấy cứ lùi lại, vì còn phải đợi một cú huých chuẩn xác.
Cuối cùng thì tôi cũng đã đọc Der grüne Heinrich của Gottfried Keller (về Keller, xem ởkia). Trong tiếng Anh, Heinrich của Keller gọi là Henry, còn trong tiếng Pháp, Henri.
Cuối cùng thì tôi cũng đã đọc Der grüne Heinrich của Gottfried Keller (về Keller, xem ởkia). Trong tiếng Anh, Heinrich của Keller gọi là Henry, còn trong tiếng Pháp, Henri.
Sep 19, 2018
Đỗ Đình Thạch
Đỗ Đình Thạch (tức Pierre Đỗ Đình) dịch đoạn đầu La Porte étroite của André Gide (bản dịch Tiếng đoạn-trường - kèm "phụ đề" Tâm-lý Tiểu-thuyết - của Đỗ Đình Thạch, in năm 1936 tại Trung Bắc Tân văn có niên đại rất sớm trong câu chuyện dịch Gide tại Việt Nam; một lịch sử dài như vậy không ngăn cản rất nhiều nouveau riche Việt Nam hiện nay - rất tích cực biểu lộ lòng hâm mộ Gide - gọi Gide là gờ ít ghít sắc Ghít) như sau:
Sep 16, 2018
(đọc lý thuyết) Claude Lévi-Strauss: Ouverture
Mục "đọc lý thuyết" - như đã vài lần nói - chưa hề kết thúc với loạt thuyết trình về "trường phái Genève", thậm chí đến bây giờ mới thực sự bắt đầu.
Thêm nữa, các nhân vật cho tới lúc này về cơ bản là các tinh thần mềm. Giờ, ta bắt đầu chủ yếu quan tâm đến phần cứng của lý thuyết, nhất là "nhị Jacques" tức là Jacques Lacan và Jacques Derrida, hay Paul de Man. Nhưng trước tiên, phải là Claude Lévi-Strauss đã.
Thêm nữa, các nhân vật cho tới lúc này về cơ bản là các tinh thần mềm. Giờ, ta bắt đầu chủ yếu quan tâm đến phần cứng của lý thuyết, nhất là "nhị Jacques" tức là Jacques Lacan và Jacques Derrida, hay Paul de Man. Nhưng trước tiên, phải là Claude Lévi-Strauss đã.
Sep 13, 2018
Sep 11, 2018
Mr Tin Văn
Mr Tin Văn Nguyễn Quốc Trụ mới thông báo với tôi là trang web của Mr không dùng được nữa. Theo miêu tả thì trang tanvien.net giờ không thấy nút "compose" để post bài đâu. Cũng phải nói thêm là theo miêu tả thì tôi hiểu Mr Tin Văn dùng Nestcape. Theo tôi hiện nay phải trên 80% người sử dụng Internet trên đời nghe "browser" Nestcape Navigator sẽ không biết đó là cái gì. Bánh lái con tàu đã hơi quá cũ.
Tôi cố gắng hướng dẫn Mr Tin Văn mở một trang mới, nhưng có được hay không thì phải đợi xem. Có thế nào thì cũng âu là số trời.
Tôi cố gắng hướng dẫn Mr Tin Văn mở một trang mới, nhưng có được hay không thì phải đợi xem. Có thế nào thì cũng âu là số trời.
Sep 10, 2018
Tại sao Nguyễn Tuân
Năm 1972, xuất hiện ấn bản đầu Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (về sau sẽ có nhiều ấn bản khác, dày hơn nhiều) của Nguyễn Tuân - Văn Cao bìa, Bùi Xuân Phái phụ bản:
Năm 1972 là vài năm sau khi câu chuyện "Hội Văn nghệ Hà Nội" bắt đầu (giữa thập niên 60, đó là "Chi hội Văn nghệ Hà Nội"); về "Hội Nhà văn Hà Nội" hiện nay, xem ởkia.
Năm 1972 là vài năm sau khi câu chuyện "Hội Văn nghệ Hà Nội" bắt đầu (giữa thập niên 60, đó là "Chi hội Văn nghệ Hà Nội"); về "Hội Nhà văn Hà Nội" hiện nay, xem ởkia.
Sep 9, 2018
Bình luận
Đặc tính lớn của xã hội nouveau riche, và cũng chính là nghịch lý của nó, có lẽ chính là: xét cho cùng, không "nouveau", và nhất là, không "riche".
Sep 5, 2018
Một thực tại-hiệu sách
Sau bốn "kỳ" về riêng một câu chuyện, câu chuyện trong hiệu sách (xem các đường link ở cuối bài), đã đến lúc cần "tổng kết" một chút, nói về các hiệu sách ở mức độ thực tại của chúng, tức là, như người ta hay nói, faire un (petit) point.
Tôi cũng tìm ra được một điểm mốc rất có ý nghĩa: 1955; như vậy là nối thẳng vào được câu chuyện "Hà Nội từ 1947 đến 1954" của riêng tôi - xem theo label "4754" (cả trong câu chuyện ấy, chúng ta cũng đã dần đi được vào bình diện thực tại riêng, với một đóng góp rất bất ngờ: tiểu thuyết Ung thư của Thanh Tâm Tuyền - tôi sẽ sớm trở lại).
Tôi cũng tìm ra được một điểm mốc rất có ý nghĩa: 1955; như vậy là nối thẳng vào được câu chuyện "Hà Nội từ 1947 đến 1954" của riêng tôi - xem theo label "4754" (cả trong câu chuyện ấy, chúng ta cũng đã dần đi được vào bình diện thực tại riêng, với một đóng góp rất bất ngờ: tiểu thuyết Ung thư của Thanh Tâm Tuyền - tôi sẽ sớm trở lại).
Sep 4, 2018
Naipaul
Những người giả vờ đọc Naipaul sẽ làm một điều giống hệt nhau: khi Naipaul qua đời, họ lao đi đọc những thứ gì mấy tờ theo kiểu The New Yorker hay The New York Times sản xuất ra (một nhân vật ở tầm cỡ Naipaul sẽ làm tăng vọt sản lượng dạng này lên mức chóng mặt). Không có gì lạ trong điều này: những người yêu văn chương liên tục xúc phạm vào cái mà họ yêu - cũng như trong mọi tình yêu.
Sep 3, 2018
Simone Weil: Mọc rễ
Achtung, tôi sắp nói một điều to tát (không hợp với tôi lắm, nhưng thôi kệ): kiểu xã hội Việt Nam hiện nay (tinh thần của nó) cần nhất dạng tinh thần nào? Tôi nghĩ chính là tinh thần Simone Weil, tức là một tinh thần nghiêm khắc.
Sep 2, 2018
Aug 30, 2018
Đông Dương thuở ấy (1) BAVH
Aug 26, 2018
Trong hiệu sách (4)
Đang có một cái hội sách thường niên. Theo tôi, đây là hội sách biểu lộ sự chạm đáy của một giai đoạn xuất bản của Việt Nam. Tôi sẽ để dành lại cái miêu tả tổng quát về cái mà tôi gọi là "câu chuyện sách Việt Nam" cho một đợt thuyết trình khác, chắc sang năm (năm nay là năm mở đầu nên có hai thuyết trình, chắc các năm sau mỗi năm một lần là được rồi); ởkia nói đến sự suy sụp của các hội sách Sài Gòn, giờ đến lượt Hà Nội.
Aug 24, 2018
Marguerite Y. - Alexis
Tiếp tục luôn câu chuyện Marguerite Yourcenar.
Năm 1929, Marguerite Crayencour ký tên "Marg. Yourcenar" để in Alexis, tại nhà xuất bản Au Sans Pareil, khánh thành (à nhầm, khai mạc) một sự nghiệp văn chương rực rỡ (một cách ảm đạm).
Năm 1929, Marguerite Crayencour ký tên "Marg. Yourcenar" để in Alexis, tại nhà xuất bản Au Sans Pareil, khánh thành (à nhầm, khai mạc) một sự nghiệp văn chương rực rỡ (một cách ảm đạm).
Alexis
Aug 20, 2018
Aug 18, 2018
Thibaudet-Gourmont-Du Bos: những chuỗi
Nhân dịp đã xong hoàn toàn Sinh lý học phê bình (thật ra xong lâu lắm rồi, nhưng cứ để đó rồi quên mất), quay trở lại với Albert Thibaudet trong một tương quan (một nhìn nhận) khác.
Aug 15, 2018
Một lời từ biệt
trước tiên, xem ởkia
Điểm mốc là ngày 6 tháng Tám. Có vẻ như, cuộc đời của chúng ta chẳng là gì khác ngoài tình trạng của "turning sour", của cái sự "the spell has been broken" - mà ta chẳng bao giờ biết được trước khi "broken" thì có gì, hay trước khi "sour", vị của mọi sự có thể ra sao. Ngày 6 tháng Tám năm 2018.
Điểm mốc là ngày 6 tháng Tám. Có vẻ như, cuộc đời của chúng ta chẳng là gì khác ngoài tình trạng của "turning sour", của cái sự "the spell has been broken" - mà ta chẳng bao giờ biết được trước khi "broken" thì có gì, hay trước khi "sour", vị của mọi sự có thể ra sao. Ngày 6 tháng Tám năm 2018.
Aug 13, 2018
Những số 1: một lần nữa [lsbcvn]
Trước tiên, xem ởkia [1]; nếu muốn xem những gì cổ xưa hơn thì ởkia [2]. Các "kỳ" thuộc "loạt" này tôi sẽ ghi như trong tiêu đề post, [lsbcvn], tức là "lịch sử báo chí Việt Nam". Tất nhiên, đây là các bài chuẩn bị cho đợt thuyết trình sắp tới của tôi, về báo chí Việt Nam, đã thông báo từ cách đây vài tháng.
Aug 12, 2018
Aug 9, 2018
Ung thư đoạn cuối
"Thôi về đi. Tôi buồn ngủ quá."
Ởkia cho thấy rằng sau một đảo chiều lớn ở đầu phần thứ ba (xuất hiện nhân vật Liêm, trước đó chưa hề có), mọi sự đã quay trở lại (theo cách không giống trước): câu chuyện về bốn người bạn ở Hà Nội được nhìn bằng một con mắt khác hẳn (Liêm là người Bắc nhưng ở Sài Gòn nhiều năm). Thêm một mốc thời gian nữa: Điện Biên Phủ.
Ởkia cho thấy rằng sau một đảo chiều lớn ở đầu phần thứ ba (xuất hiện nhân vật Liêm, trước đó chưa hề có), mọi sự đã quay trở lại (theo cách không giống trước): câu chuyện về bốn người bạn ở Hà Nội được nhìn bằng một con mắt khác hẳn (Liêm là người Bắc nhưng ở Sài Gòn nhiều năm). Thêm một mốc thời gian nữa: Điện Biên Phủ.
Aug 8, 2018
CNL đến
(CNL là viết tắt của Centre National du Livre; những ai hay đọc sách tiếng Pháp, nhất là sách của các tác giả "khó", hẳn đã thấy dòng chữ ghi trên sách "... avec le concours du CNL", như vậy nghĩa là cuốn sách được CNL hỗ trợ tiền để in; tôi nghĩ CNL làm được rất nhiều điều cho xuất bản sách ở Pháp - đó là nghĩa vụ của các vị - nhưng tôi cũng nghĩ, trong quan hệ với những chỗ khác, chẳng hạn như Việt Nam, CNL không là gì khác ngoài một thứ chủ nghĩa thực dân nối dài, với toàn bộ sự ngu xuẩn mà hai chữ "thực dân" có thể bao hàm)
Aug 7, 2018
Một cách buồn phiền
Tại một trong vài lần tôi gặp Dương Nghiễm Mậu, ông Dương Nghiễm Mậu đặc biệt nói với tôi về hai người, rất tài năng, nhưng viết rất ít, về sau không còn thực sự được biến đến nữa. Người thứ nhất là Lý Hoàng Phong, người thứ hai là Lê Văn Thiện. Lý Hoàng Phong của tờ Văn nghệ, tác giả của Sau cơn mưa, anh trai của nhà thơ Quách Thoại. Lê Văn Thiện thì quả thật rất ít được biết đến.
Aug 5, 2018
Xứ Phi Lai: Erewhon
Quay trở lại với Valery Larbaud "của tôi"; đồng thời đây cũng là sự mở ra câu chuyện của các nhà văn ở vai trò dịch giả:
Aug 3, 2018
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (5)
Lần trước tôi nói đến "khả năng quan sát" của nhà văn. Tôi nghĩ, đúng như Marcel Proust nói (nói đúng hơn, nhân vật của Proust), cái nhìn của nhà văn (theo đó, qua một chuyển dịch, cái nhìn của văn chương) không nằm ở "óc quan sát", mà rất nghịch lý, ở chỗ: nhà văn chính là người không hề biết quan sát, ít nhất là theo cái nghĩa thông thường vẫn hay được hiểu.
Aug 2, 2018
Trong lúc đọc Valéry (2) Teste
Trước tiên, xem ởkia.
Ngần ngừ mãi, cuối cùng trở lại lựa chọn ban đầu (chuyện vẫn thường như vậy): bắt đầu Paul Valéry bằng Monsieur Teste, "ngu xuẩn không phải sở trường của tôi"; tức là hết sức cổ điển.
Ngần ngừ mãi, cuối cùng trở lại lựa chọn ban đầu (chuyện vẫn thường như vậy): bắt đầu Paul Valéry bằng Monsieur Teste, "ngu xuẩn không phải sở trường của tôi"; tức là hết sức cổ điển.
Ông Teste
Jul 31, 2018
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (4)
"Những ngày tháng sẽ tới trong thành phố ngợp ngụa lạ hoắc mà khi trở về tôi tự nhận là quê hương của mình." (Thanh Tâm Tuyền - Ung thư)
Ở lần trước (một lần nào đó) tôi đã nói đến phố Hàng Kèn là phố ngày nay không còn tồn tại ở Hà Nội. Các nhân vật của Thanh Tâm Tuyền cũng sẽ còn tụ tập với nhau tại căn nhà trên một cái phố đã mất hút, phố Hàng Đàn. Hàng Đàn nằm ở chỗ nay là Hàng Quạt, tôi cũng không rõ Hàng Quạt thế chỗ hoàn toàn cho Hàng Đàn hay trước đây Hàng Đàn chỉ là một đoạn của Hàng Quạt.
Chi tiết "Thủ hiến" giúp xác định một mốc thời gian (Bắc Kỳ chỉ có thủ hiến khi đã có Quốc gia Việt Nam cùng Bảo Đại, kèm một thứ nay rất ít người còn hiểu là gì, "Hoàng triều cương thổ"); thêm một chi tiết nữa cùng dạng: có một thời điểm các nhân vật nói chuyện với nhau, nhắc đến sự kiện de Lattre (de Tasigny) vừa sang Đông Dương.
Ở lần trước (một lần nào đó) tôi đã nói đến phố Hàng Kèn là phố ngày nay không còn tồn tại ở Hà Nội. Các nhân vật của Thanh Tâm Tuyền cũng sẽ còn tụ tập với nhau tại căn nhà trên một cái phố đã mất hút, phố Hàng Đàn. Hàng Đàn nằm ở chỗ nay là Hàng Quạt, tôi cũng không rõ Hàng Quạt thế chỗ hoàn toàn cho Hàng Đàn hay trước đây Hàng Đàn chỉ là một đoạn của Hàng Quạt.
Chi tiết "Thủ hiến" giúp xác định một mốc thời gian (Bắc Kỳ chỉ có thủ hiến khi đã có Quốc gia Việt Nam cùng Bảo Đại, kèm một thứ nay rất ít người còn hiểu là gì, "Hoàng triều cương thổ"); thêm một chi tiết nữa cùng dạng: có một thời điểm các nhân vật nói chuyện với nhau, nhắc đến sự kiện de Lattre (de Tasigny) vừa sang Đông Dương.
Jul 29, 2018
Chàng tử tước (phần tiếp theo)
Phần ngay trước ởkia.
D'Artagnan thôi phụng-sự Hoàng-Thượng Lô-y Thập-tứ, bỏ cả cái chức-vụ ở đội ngự-lâm. Chừng như d'Artagnan mới nghĩ ra một dự-định gì nó lớn lắm, nó làm cho ông sẵn sàng bỏ đi cả những cái gì từng có ý-nghĩa lớn trong cuộc-đời ông.
D'Artagnan thôi phụng-sự Hoàng-Thượng Lô-y Thập-tứ, bỏ cả cái chức-vụ ở đội ngự-lâm. Chừng như d'Artagnan mới nghĩ ra một dự-định gì nó lớn lắm, nó làm cho ông sẵn sàng bỏ đi cả những cái gì từng có ý-nghĩa lớn trong cuộc-đời ông.
Jul 27, 2018
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (3)
Tiếp tục ở chỗ lần trước dừng lại; số 39 của tạp chí Văn (Kafka ở ngoài bìa) đăng nốt chương 2 của phần thứ hai Ung thư:
Jul 26, 2018
Thomas Bernhard và nouveau riche
Cách đây mấy tuần, tôi được gửi cho một đoạn chat trên facebook giữa ba nhân vật nói (kiểu trò chuyện với nhau, thân tình lắm) về Thomas Bernhard.
Tôi nghĩ là cũng cần xem, vì sự xuất hiện của Bernhard ở Việt Nam, tất nhiên, cũng lại là do tôi. Cái "cơ sở X" đâu có biết gì về Bernhard. Tôi lại còn pass cho cả người dịch luôn. Ô, nếu đó không được coi là một nghĩa cử, thì trên đời này làm gì có nghĩa cử quái nào nữa.
Tôi nghĩ là cũng cần xem, vì sự xuất hiện của Bernhard ở Việt Nam, tất nhiên, cũng lại là do tôi. Cái "cơ sở X" đâu có biết gì về Bernhard. Tôi lại còn pass cho cả người dịch luôn. Ô, nếu đó không được coi là một nghĩa cử, thì trên đời này làm gì có nghĩa cử quái nào nữa.
Jul 25, 2018
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (2)
Kỳ trước đã nói tới hai nhân vật miêu tả ga Hàng Cỏ, là Nguyễn Tuân và Thanh Tâm Tuyền. Còn một người nữa cần kể đến trong riêng địa hạt này: Bảo Ninh. Vẫn chưa hết, có thêm một nhân vật nữa, xem ởkia.
Như vậy, Ung thư đã đi qua bốn chương đầu của phần thứ nhất. Ngay dưới đây sẽ là chương cuối của phần một.
"Hà Nội vẫn đẹp, cái vẻ đẹp rũ rượi của người yểu mệnh".
Như vậy, Ung thư đã đi qua bốn chương đầu của phần thứ nhất. Ngay dưới đây sẽ là chương cuối của phần một.
"Hà Nội vẫn đẹp, cái vẻ đẹp rũ rượi của người yểu mệnh".
Jul 24, 2018
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (1)
Thanh Tâm Tuyền và Ung thư.
Tiểu thuyết Ung thư của Thanh Tâm Tuyền được đăng nhiều kỳ (feuilleton) trên tạp chí Văn, trên rất nhiều số của tạp chí Văn. Giờ là lúc (rất) nên đọc nó.
Số đầu tiên của Văn đăng tác phẩm của Thanh Tâm Tuyền (chương 1 và chương 2 của phần thứ nhất) là số 31:
Tiểu thuyết Ung thư của Thanh Tâm Tuyền được đăng nhiều kỳ (feuilleton) trên tạp chí Văn, trên rất nhiều số của tạp chí Văn. Giờ là lúc (rất) nên đọc nó.
Số đầu tiên của Văn đăng tác phẩm của Thanh Tâm Tuyền (chương 1 và chương 2 của phần thứ nhất) là số 31:
Jul 22, 2018
Jul 19, 2018
Simenon tiếp tục trở lại
Trong khi vẫn đang tiếp tục cái ởkia, thì tôi bỗng nhận thấy tự dưng Georges Simenon trở nên hot đặc biệt. Hot đến nỗi tôi cũng đâm tò mò đọc lại cái bài ởkia, uây, không ngờ giờ đọc lại (chẳng nhớ mấy là tôi từng viết cụ thể những gì), thấy hay phết. Thế mới sợ chứ. Đồng thời, tôi cũng nghĩ, đã tới lúc cần "tiếp tục sự trở lại" của Simenon.
Jul 18, 2018
Trong hiệu sách (3) "cô ít ra khỏi nhà từ khi bà gần như mù"
Tiếp tục bài thơ (rất) dài (hơn cả Bài thơ của một người yêu nước mình) của trong hiệu sách.
"cô ít ra khỏi nhà từ khi bà gần như mù":
"cô ít ra khỏi nhà từ khi bà gần như mù":
Với câu này, chúng ta bắt đầu một câu chuyện: câu chuyện của nouveau riche trong giới xuất bản.
Jul 15, 2018
Đỗ Long Vân (6)
Tiếp tục câu chuyện Đỗ Long Vân, cái câu chuyện cho thấy một Đặng Tiến ngày hôm nay vẫn nhấp nhô khắp mọi nơi chơi cái trò kết giao hào kiệt, không mệt mỏi chăm bón cho một quá khứ nhà phê bình văn học lẫy lừng, vung vãi vô vàn "hoan nghênh" cùng "vui thôi mà", nó là một hình ảnh có tính cách khôi hài đến mức nào. Màn hài kịch của xã hội (the show must go on) gồm những điều như vậy, và cần tới một nhân vật như Marcel Proust thì ta mới có thể nhìn nhận thật sâu sắc được.
Đặng Tiến giống hệt Hoài Thanh của mấy chục năm sau 1945: một sự lặp lại hết sức lố bịch (nó lố bịch ngay từ bản thân sự lặp lại ấy). Hoài Thanh không phải nhà phê bình lớn, Đặng Tiến cũng không.
Đặng Tiến giống hệt Hoài Thanh của mấy chục năm sau 1945: một sự lặp lại hết sức lố bịch (nó lố bịch ngay từ bản thân sự lặp lại ấy). Hoài Thanh không phải nhà phê bình lớn, Đặng Tiến cũng không.
Jul 11, 2018
Panaït Istrati (gần như) ở Việt Nam
Có ai còn nhớ Panaït Istrati không nhỉ? Cái tên ấy từng xuất hiện trong một câu chuyện của tôi, câu chuyện về Nguyễn Tuân. Trong Một chuyến đi, Nguyễn Tuân đã nhắc đến Istrati, như một "hình mẫu" về phiêu lưu, xem ởkia.
Nhưng Panaït Istrati có xuất hiện ở Việt Nam (trong tiếng Việt) hay không? Câu trả lời chắc chắn gần ở mức một trăm phần trăm (kết quả của những tìm kiếm thông thường, các thống kê như ta vẫn thấy ở tuyệt đối đa số nhà nghiên cứu Việt Nam) là không.
Nhưng không hẳn. Chúng ta sẽ bước vào một câu chuyện hoàn toàn khác.
Nhưng Panaït Istrati có xuất hiện ở Việt Nam (trong tiếng Việt) hay không? Câu trả lời chắc chắn gần ở mức một trăm phần trăm (kết quả của những tìm kiếm thông thường, các thống kê như ta vẫn thấy ở tuyệt đối đa số nhà nghiên cứu Việt Nam) là không.
Nhưng không hẳn. Chúng ta sẽ bước vào một câu chuyện hoàn toàn khác.
Jul 8, 2018
Tiếp tục
Trước hết, để ý thật kỹ cái comment thứ hai tính từ trên xuống ởkia.
Dường như, tôi lại gây ảnh hưởng tới một ai đó hay những ai đó, hay nói đúng hơn, một nhóm người nào đó. Sao? có phải vậy không, hử? Giống i trong truyện Kim Dung, người ta lắm lúc phải buột miệng mà hỏi, "Được phép làm thế hử?"
Dường như, tôi lại gây ảnh hưởng tới một ai đó hay những ai đó, hay nói đúng hơn, một nhóm người nào đó. Sao? có phải vậy không, hử? Giống i trong truyện Kim Dung, người ta lắm lúc phải buột miệng mà hỏi, "Được phép làm thế hử?"
Jul 7, 2018
Trần Vàng Sao (3)
Tiếp tục câu chuyện Trần Vàng Sao; tôi nghi cả câu chuyện này cũng sẽ không ngắn. Nguyễn Đính Trần Vàng Sao, nhưng người ta có thực sự biết về Trần Vàng Sao Nguyễn Đính không? Theo tôi, lại một lần nữa, câu trả lời là: không.
Jul 6, 2018
Jul 4, 2018
Mặt của nhà thơ
Chúng ta cũng nên tiếp tục vài câu chuyện vẫn còn đương dang dở chứ nhỉ: cụ thể là câu chuyện ởkia, câu chuyện về các nhà thơ Việt Nam, đồng thời cũng là câu chuyện về những cái ổ sản xuất thơ dở.
Gần đây một clip xuất hiện, trong đó Nguyễn Duy, nhà thơ của chúng ta, nói cái gì đó.
Gần đây một clip xuất hiện, trong đó Nguyễn Duy, nhà thơ của chúng ta, nói cái gì đó.
Jul 1, 2018
Tử tước de Bragelonne (2)
Lại nói, Ba-dờ-lôn tử-tước, được de Condé đại-nhân giao việc, mang tin tới thành Blois cho Gát-tông Đoọc-lăng đại-nhân, xong xuôi đâu đấy, được Monsieur và Madame ưa-chuộng lắm trong cuộc hội-kiến, chàng chuẩn-bị lên đường về nhà thăm cha là de La Fère bá-tước. Nhưng chưa kịp lên ngựa thì dưới cổng lâu-đài chàng gặp một tiểu-thư mời chàng đi theo mình lên cầu-thang tối, rồi chàng gặp lại cố-nhân nàng Louise mảnh-dẻ.
Jun 29, 2018
Níu trời xanh tay vói kiễng chân cao
Trước tiên, xem ởkia.
Gì chứ điều này thì hoàn toàn có thể chắc chắn: chúng ta có thể tìm được vô vàn người hâm mộ Bùi Giáng. Dám chắc là nếu lấy lưới mà đánh một mẻ dưới cái ao fan của Bùi Giáng, kết quả sẽ vô cùng khả quan. Nhưng, cũng như mọi khi
Gì chứ điều này thì hoàn toàn có thể chắc chắn: chúng ta có thể tìm được vô vàn người hâm mộ Bùi Giáng. Dám chắc là nếu lấy lưới mà đánh một mẻ dưới cái ao fan của Bùi Giáng, kết quả sẽ vô cùng khả quan. Nhưng, cũng như mọi khi
Jun 25, 2018
Mười năm sau nữa (tức Tử tước de Bragelonne) (1)
Trước tiên xem ởkia.
Le Vicomte de Bragelonne là cuốn sách thực sự dài đầu tiên mà tôi đọc bằng tiếng Pháp. Năm ấy, tôi mười bốn tuổi (cũng có thể mười lăm, nhưng có lẽ mười bốn là chính xác), sau khi nhiều lần đọc hai bộ trước (bằng tiếng Việt), tìm quanh quẩn mãi không thấy bản tiếng Việt của Tử tước de Bragelonne (tức Mười năm sau nữa), tôi quyết định đọc bằng tiếng Pháp. Tương tự như vậy, đối với Balzac, đọc xong Bette bằng tiếng Việt, tìm mãi không thấy bản tiếng Việt của Pons nên Pons đã trở thành cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Balzac tôi đọc bằng tiếng Pháp; chuyện này tôi đã kể ở đâu đó, hình như, d'ailleurs. Trước Balzac và Dumas tôi đã đọc nhiều Jules Verne theo cách thức tương tự (nghĩa là bị dẫn dắt chủ yếu bởi sự sốt ruột).
Le Vicomte de Bragelonne là cuốn sách thực sự dài đầu tiên mà tôi đọc bằng tiếng Pháp. Năm ấy, tôi mười bốn tuổi (cũng có thể mười lăm, nhưng có lẽ mười bốn là chính xác), sau khi nhiều lần đọc hai bộ trước (bằng tiếng Việt), tìm quanh quẩn mãi không thấy bản tiếng Việt của Tử tước de Bragelonne (tức Mười năm sau nữa), tôi quyết định đọc bằng tiếng Pháp. Tương tự như vậy, đối với Balzac, đọc xong Bette bằng tiếng Việt, tìm mãi không thấy bản tiếng Việt của Pons nên Pons đã trở thành cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Balzac tôi đọc bằng tiếng Pháp; chuyện này tôi đã kể ở đâu đó, hình như, d'ailleurs. Trước Balzac và Dumas tôi đã đọc nhiều Jules Verne theo cách thức tương tự (nghĩa là bị dẫn dắt chủ yếu bởi sự sốt ruột).
Jun 24, 2018
de Bragelonne
Madame Bovary bản dịch Trọng Đức (cả bản dịch Bạch Năng Thi, nhưng tôi sẽ nhấn mạnh vào bản dịch Trọng Đức Đỗ Đức Dục) là một trong mấy cái tôi hay dùng để xem khả năng đọc. Nó thuộc vào những gì hữu hiệu nhất: giới nghiên cứu văn học Pháp rất nhiều lần phân tích nó, từ đủ mọi hướng - không bản dịch nào có vị thế lớn hơn Bà Bôvary, không bản dịch riêng biệt nào được hưởng nhiều ưu tiên như thế. Và chính ở đây, sự sụp đổ của nghiên cứu văn học nước ngoài tại Việt Nam (thể hiện ở biểu hiện cao nhất của nó) hiện ra lồ lộ, bởi vì không một ai chỉ ra nổi điều hiển nhiên: Trọng Đức (và cả Bạch Năng Thi) không hề là độc giả của Flaubert.
Jun 22, 2018
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Hai lời tựa nữa của BXU
Một lời tựa có thể không nhiều ý nghĩa, nhưng nó có thể nói lên rất nhiều điều - chẳng hạn khi nó nói cho chúng ta nhiều chi tiết về một nhân vật giờ đây đã bị lãng quên (một ví dụ: xem ởkia).
Câu chuyện của xuất bản Việt Nam (chưa bao giờ có lấy một khảo cứu, dẫu sơ sài) hoàn toàn có thể nhìn qua các lời tựa (và cả lời bạt, và cả những gì thuộc vào lĩnh vực cận văn bản). Chẳng hạn, xuất bản của thời hiện nay là nơi tung hoành của những lời tựa ngớ ngẩn, trong đó nổi bật điều sau đây: người viết tựa lại hoàn toàn không biết gì về chính cuốn sách mình viết tựa để "giới thiệu" (để thực hiện introduction); một ví dụ: xem ởkia. Các nhân vật viết tựa kiểu như vậy (chẳng hề biết về đối tượng mình viết về): Phạm Toàn, Phan Nhật Chiêu, Đặng Hoàng Giang, Trần Ngọc Hiếu, cùng một lô một lốc khác. Nhưng đỉnh cao phải là chủ nhân một trường phái triết học Sài Gòn tự nhận mình "danh môn chính phái" nhưng thật ra đó là một trại nuôi chó dại; và nhất là Nguyên Ngọc: cả đời Nguyên Ngọc nói lăng nhăng ("nói lăng nhăng" có một nội hàm rất cụ thể, đó là biết một mà nói mười, là không hiểu gì mà làm ra vẻ hiểu). Tôi sẽ còn quay trở lại.
Câu chuyện của xuất bản Việt Nam (chưa bao giờ có lấy một khảo cứu, dẫu sơ sài) hoàn toàn có thể nhìn qua các lời tựa (và cả lời bạt, và cả những gì thuộc vào lĩnh vực cận văn bản). Chẳng hạn, xuất bản của thời hiện nay là nơi tung hoành của những lời tựa ngớ ngẩn, trong đó nổi bật điều sau đây: người viết tựa lại hoàn toàn không biết gì về chính cuốn sách mình viết tựa để "giới thiệu" (để thực hiện introduction); một ví dụ: xem ởkia. Các nhân vật viết tựa kiểu như vậy (chẳng hề biết về đối tượng mình viết về): Phạm Toàn, Phan Nhật Chiêu, Đặng Hoàng Giang, Trần Ngọc Hiếu, cùng một lô một lốc khác. Nhưng đỉnh cao phải là chủ nhân một trường phái triết học Sài Gòn tự nhận mình "danh môn chính phái" nhưng thật ra đó là một trại nuôi chó dại; và nhất là Nguyên Ngọc: cả đời Nguyên Ngọc nói lăng nhăng ("nói lăng nhăng" có một nội hàm rất cụ thể, đó là biết một mà nói mười, là không hiểu gì mà làm ra vẻ hiểu). Tôi sẽ còn quay trở lại.
Jun 20, 2018
Jun 19, 2018
Bùi Giáng và SW
Trước tiên, xem ởkia.
Phùng Thăng không phải là người đầu tiên động đến Simone Weil trong tiếng Việt. Rất có thể, như dưới đây cho thấy, Bùi Giáng mới là người đóng vai trò ấy. Cách đây không lâu, chúng ta đã xác định được thời điểm rất sớm (có thể là đầu tiên) Cioran xuất hiện trong tiếng Việt (xem ởkia).
Phùng Thăng không phải là người đầu tiên động đến Simone Weil trong tiếng Việt. Rất có thể, như dưới đây cho thấy, Bùi Giáng mới là người đóng vai trò ấy. Cách đây không lâu, chúng ta đã xác định được thời điểm rất sớm (có thể là đầu tiên) Cioran xuất hiện trong tiếng Việt (xem ởkia).
Jun 17, 2018
Thính mũi
Tiếp tục câu chuyện "Trần Vàng Sao từ trước Trần Vàng Sao".
Nguyễn Đính có cái mũi thính. Ngay lập tức, như đã thấy trong đường link, Nguyễn Đính - trước khi trở thành Trần Vàng Sao - thấy rõ thơ của Ngô Kha nghĩa là như thế nào. Nguyễn Đính đã ngửi rõ một cái mùi.
Nguyễn Đính có cái mũi thính. Ngay lập tức, như đã thấy trong đường link, Nguyễn Đính - trước khi trở thành Trần Vàng Sao - thấy rõ thơ của Ngô Kha nghĩa là như thế nào. Nguyễn Đính đã ngửi rõ một cái mùi.
Jun 16, 2018
Jun 14, 2018
Trần Vàng Sao từ trước Trần Vàng Sao
Tôi đọc Bài thơ của một người yêu nước mình lần đầu tiên năm mười chín, hai mươi tuổi. Người đưa nó cho tôi đọc (lúc nào cũng có sẵn mấy bản đánh máy in ra giấy để trong cặp - hồi ấy không dễ tìm thấy thơ của Trần Vàng Sao mà đọc) kể (kèm rất nhiều thở dài) hồi trẻ (cũng mười chín, hai mươi tuổi), đi bộ đội, tình cờ đọc bài thơ ấy, và đã xé hết thơ mình làm, suốt phần đời còn lại bỏ mộng trở thành nhà thơ.
Jun 12, 2018
Trong lúc đọc Paul Valéry (1)
Đã gần như có thể nói đến sự sụp đổ của cái gọi là nghiên cứu văn học nước ngoài tại Việt Nam, có thể xem ởkia cũng như ởkia.
(một số người tinh ý đã nhận ra, tôi không còn viết "ở kia" - trước đây, tôi đã đổi từ "ở đây" thành "ở kia" - mà viết "ởkia"; ấy là vì dường như đến cả cách viết để dẫn link của tôi cũng đã bị bắt chước: người ta bắt chước đồng thời làm mọi cách để cho thấy mình rất độc đáo; tôi đã nói rồi mà, khát vọng độc đáo chính là thứ thấm đẫm sự đê tiện)
(một số người tinh ý đã nhận ra, tôi không còn viết "ở kia" - trước đây, tôi đã đổi từ "ở đây" thành "ở kia" - mà viết "ởkia"; ấy là vì dường như đến cả cách viết để dẫn link của tôi cũng đã bị bắt chước: người ta bắt chước đồng thời làm mọi cách để cho thấy mình rất độc đáo; tôi đã nói rồi mà, khát vọng độc đáo chính là thứ thấm đẫm sự đê tiện)
Jun 11, 2018
Jun 8, 2018
Tiết lộ hoàn hảo
Dưới đây là bài viết của anh Nguyễn Chí Hoan về cuốn tiểu thuyết Sự thật về Bébé Donge của Georges Simenon.
Tiết lộ hoàn hảo
Jun 6, 2018
Madame Bovary à la TĐ
Quay trở lại với các sự kiện chẳng phải không ồn ào hồi năm 2012 liên quan đến dịch thuật tại Việt Nam. Điều này, tôi đã báo trước ởkia (cũng đã cả năm rồi), cũng như ởkia.
Tại sao xung quanh dịch thuật Việt Nam quãng thời gian ấy lại ồn ào đến thế? Điều này, tôi đã nói qua, tại một trong những buổi thuyết trình về École de Genève (lúc đó, tôi muốn lấy ví dụ về quá trình có thể gọi là hình thành bản thể: lúc đó tôi đang nói tới sự hình thành bản thể của phê bình văn học Việt Nam, và tôi lấy ví dụ về sự hình thành bản thể của dịch thuật Việt Nam, bởi vì, đúng vậy, dịch thuật Việt Nam đã hình thành bản thể chính vào thời điểm 2012 ấy; còn bản thể của phê bình thì sao? tôi sẽ còn trở lại).
Tại sao xung quanh dịch thuật Việt Nam quãng thời gian ấy lại ồn ào đến thế? Điều này, tôi đã nói qua, tại một trong những buổi thuyết trình về École de Genève (lúc đó, tôi muốn lấy ví dụ về quá trình có thể gọi là hình thành bản thể: lúc đó tôi đang nói tới sự hình thành bản thể của phê bình văn học Việt Nam, và tôi lấy ví dụ về sự hình thành bản thể của dịch thuật Việt Nam, bởi vì, đúng vậy, dịch thuật Việt Nam đã hình thành bản thể chính vào thời điểm 2012 ấy; còn bản thể của phê bình thì sao? tôi sẽ còn trở lại).
Jun 5, 2018
Jun 3, 2018
Thơ trong cõi người ta
May 30, 2018
Yếu tính của hành chính: nhập và tách
"Khắc nhập", "khắc xuất": nghe thì như vậy thôi, cứ tưởng đâu chẳng có gì đáng sợ, nhưng câu chuyện của Khái Hưng vẫn khủng khiếp vô cùng.
Nhập và tách, nghe thì như không có gì, nhưng ngày nay đó đã trở thành lợi khí chính yếu của một thứ cần được gọi đúng tên là nền chuyên chính hành chính.
Nhập và tách, nghe thì như không có gì, nhưng ngày nay đó đã trở thành lợi khí chính yếu của một thứ cần được gọi đúng tên là nền chuyên chính hành chính.
May 29, 2018
Kiệt tác của Grass
Trong câu chuyện của đọc có (rất nhiều - ít nhất là không ít) sự không đọc, sự không biết đọc và sự giả vờ đọc.
Điều này nhìn từ phía người đọc không bao giờ nhiều ý nghĩa bằng so với nhìn từ nhà xuất bản, hay nói tóm lại từ phía "những người chuyên nghiệp" (ngày nay trong số ấy còn phải tính những người ngày ngày lên facebook nói chuyện về sách và về đọc - chủ yếu sẽ nói về cái bìa sách, và cứ bìa xấu thì khen là đẹp).
May 27, 2018
Walter Benjamin: Eduard Fuchs, nhà sưu tầm và sử gia
Nếu có ai tưởng sau mấy buổi thuyết trình vừa rồi, tôi đã kết thúc mục "đọc lý thuyết", thì người ấy nhầm, nhầm thê thảm. Thậm chí, xét về nhiều phương diện, bây giờ mới thức sự bắt đầu.
Walter Benjamin nghĩa là như thế nào? Nói một cách khác, "vague terms" trong tương quan với Benjamin có thể nằm ở đâu?
Walter Benjamin nghĩa là như thế nào? Nói một cách khác, "vague terms" trong tương quan với Benjamin có thể nằm ở đâu?
May 26, 2018
May 24, 2018
Roth
Trong số các nhà văn lớn nhất của thế kỷ 20, có một người mang họ Roth.
Đó là người như thể đi cùng nhịp với sự suy đổ, với tàn nhạt của một thứ từng một thời vô cùng lớn lao, một thứ đã có lúc như thể chẳng bao giờ có thể suy tàn. Đế chế nào cũng là đế chế chỉ vì trông như thể nó trường tồn.
Nhưng văn chương của Roth nhịp rất chính xác vào với suy sụp đế chế.
Đó là người như thể đi cùng nhịp với sự suy đổ, với tàn nhạt của một thứ từng một thời vô cùng lớn lao, một thứ đã có lúc như thể chẳng bao giờ có thể suy tàn. Đế chế nào cũng là đế chế chỉ vì trông như thể nó trường tồn.
Nhưng văn chương của Roth nhịp rất chính xác vào với suy sụp đế chế.
May 21, 2018
May 20, 2018
[tiện bút] Tôi không phải là
Như đã nói ở kia, post thứ 1500 này tôi dùng để nói về chính tôi (nhân tiện: đã viết tiếp "Trong hiệu sách (2)").
NB. Đúng như dự đoán, ở cả ở kia lẫn ở kia bắt đầu xuất hiện các comment (nặc danh, tất nhiên), chửi bới theo cả hai hướng. Để đảm bảo công bằng, tôi cho tất tật vào spam. Tôi cũng tranh thủ thông báo là từ trước đến nay tôi cho vào spam một số (không nhiều lắm) comment chửi tôi, và tất tật comment chửi hôi (chẳng hạn như một yếu nhân của công ty Tao Đàn chửi hôi 5xu Nguyễn Phương Văn).
NB. Đúng như dự đoán, ở cả ở kia lẫn ở kia bắt đầu xuất hiện các comment (nặc danh, tất nhiên), chửi bới theo cả hai hướng. Để đảm bảo công bằng, tôi cho tất tật vào spam. Tôi cũng tranh thủ thông báo là từ trước đến nay tôi cho vào spam một số (không nhiều lắm) comment chửi tôi, và tất tật comment chửi hôi (chẳng hạn như một yếu nhân của công ty Tao Đàn chửi hôi 5xu Nguyễn Phương Văn).
May 18, 2018
May 17, 2018
Trong hiệu sách (2)
Tiếp tục bản trường ca trong hiệu sách.
Và cũng tiếp tục "Ra một cái đề thi (văn)".
Tôi nghĩ là lần đầu tiên tôi thực sự có ý thức về một hiệu sách chính là khi đọc, hồi còn rất nhỏ, truyện ngắn của Stefan Zweig về một người Do Thái bán sách cũ, tên là Mendel thì phải. Tôi chưa bao giờ đọc lại truyện ấy, và tôi cũng rất mau chóng thấy văn chương Zweig quá mức tầm thường, nên tuy đã đọc hết sạch mọi thứ gì có thể tìm thấy của Zweig (kể cả Mesmer hay Magellan), chẳng bao giờ tôi sờ lại nữa. Dẫu sao, tôi vẫn rất nhớ, chính cái truyện ngắn đó của Zweig mang tới cho tôi một hình dung.
Và cũng tiếp tục "Ra một cái đề thi (văn)".
Tôi nghĩ là lần đầu tiên tôi thực sự có ý thức về một hiệu sách chính là khi đọc, hồi còn rất nhỏ, truyện ngắn của Stefan Zweig về một người Do Thái bán sách cũ, tên là Mendel thì phải. Tôi chưa bao giờ đọc lại truyện ấy, và tôi cũng rất mau chóng thấy văn chương Zweig quá mức tầm thường, nên tuy đã đọc hết sạch mọi thứ gì có thể tìm thấy của Zweig (kể cả Mesmer hay Magellan), chẳng bao giờ tôi sờ lại nữa. Dẫu sao, tôi vẫn rất nhớ, chính cái truyện ngắn đó của Zweig mang tới cho tôi một hình dung.
May 16, 2018
Ra một cái đề thi (văn)
Trước tiên: đã viết xong bài "Chủ nghĩa hậu hiện đại chính là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa".
Chúng ta quay trở lại với ba cái đề thi văn hồi năm ngoái (2017) ở kia (có đánh số rất rõ ràng). Ba đề thi văn này có thể được bình luận như thế nào? Tôi sẽ bình luận chúng theo ba điểm rất rõ ràng dưới đây.
Chúng ta quay trở lại với ba cái đề thi văn hồi năm ngoái (2017) ở kia (có đánh số rất rõ ràng). Ba đề thi văn này có thể được bình luận như thế nào? Tôi sẽ bình luận chúng theo ba điểm rất rõ ràng dưới đây.
May 14, 2018
Gérard Genette
Tôi mới được tin Gérard Genette qua đời tuần trước.
Cuốn sách Palimpsestes của Genette, tôi đã dịch từ lâu và để đó cũng từ lâu, lẽ ra tôi nên nghĩ đến việc in nó sớm.
Cuốn sách Palimpsestes của Genette, tôi đã dịch từ lâu và để đó cũng từ lâu, lẽ ra tôi nên nghĩ đến việc in nó sớm.
May 10, 2018
Chủ nghĩa hậu hiện đại chính là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa
Bài này, tôi viết hộ người khác. Lý do cụ thể thì cuối bài tôi sẽ nói, nhưng những ai có mặt tại buổi thuyết trình thứ ba của tôi về École de Genève (tại quán cà phê tên là Indochina gì đó, số 27 phố Lý Thái Tổ, Hà Nội: quán cà phê vừa kịp mở, giống như là đặc biệt cho buổi thuyết trình, và chưa biết chừng nó sẽ trở thành một quán cà phê huyền thoại, trên cái phố chưa bao giờ chứng kiến quán cà phê nào tồn tại thực sự lâu) đã biết: về cuối buổi hôm ấy, một nhân vật bỗng xuất hiện, Đỗ Hải Ninh. Tôi có quy định là không được chụp ảnh nhưng nhân vật kia dám lén lút chụp. Hôm đó tôi đã chủ định viết riêng bài này để tặng cho thể loại "bề ngoài thơn thớt nói cười" etc.
May 7, 2018
Simone Weil: Nặng và Thanh
Mới chỉ có hai nữ triết gia: một là Simone Weil (xem thêm ở kia), người thứ hai không phải Arendt (ở Việt Nam có một nhân vật ra sức thổi phồng Arendt, nhưng Arendt là con búp bê hỏng của Martin Heidegger), không phải Beauvoir, cũng không phải Kristeva nốt.
NB. Nhan đề cuốn sách của Weil, La Pesanteur et la Grâce: từ thứ hai còn có nghĩa là "ân sủng".
NB. Nhan đề cuốn sách của Weil, La Pesanteur et la Grâce: từ thứ hai còn có nghĩa là "ân sủng".
May 5, 2018
Hai truyện của Ngọc Giao
Trước tiên, xem ở kia.
Trong các tập truyện ngắn Ngọc Giao in trong mấy năm trở lại đây, tôi không thấy có hai truyện ở dưới, đăng trên một tờ tạp chí in tại Hà Nội đầu thập niên 50 của thế kỷ 20. Tôi nghĩ vẫn còn nữa, các truyện của Ngọc Giao còn chưa được tìm ra. Câu chuyện Ngọc Giao vẫn còn dài, mà càng lúc tôi càng thấy đặt ra thêm nhiều vấn đề.
Trong các tập truyện ngắn Ngọc Giao in trong mấy năm trở lại đây, tôi không thấy có hai truyện ở dưới, đăng trên một tờ tạp chí in tại Hà Nội đầu thập niên 50 của thế kỷ 20. Tôi nghĩ vẫn còn nữa, các truyện của Ngọc Giao còn chưa được tìm ra. Câu chuyện Ngọc Giao vẫn còn dài, mà càng lúc tôi càng thấy đặt ra thêm nhiều vấn đề.
May 4, 2018
Anti-paradoxes
Anti-paradoxes
Réflexions sur un moment de l’histoire du Vietnam
résumé de texte de contribution
pour le colloque
“Échanges et
Acculturation Vietnam-France, état de lieux et perspective”
Hanoi, avril 2018
Cao Việt Dũng
May 1, 2018
Buổi thuyết trình thứ ba (và cuối cùng)
Tôi không cám ơn những người đã đến dự ba buổi thuyết trình của tôi về École de Genève ba tuần vừa rồi, mà tôi cám ơn các đồng nghiệp của tôi ở Viện Văn học Hà Nội, vì đã không đến.
Tôi đặc biệt cám ơn:
1) Nguyễn Đăng Điệp, viện trưởng
2) Nguyễn Hữu Sơn, viện phó kiêm phụ trách tạp chí Nghiên cứu văn học
3) Vũ Thanh, viện phó
(một trong hai viện phó - tôi cũng không biết đích xác là ai - phụ trách khoa học)
4) Trịnh Bá Đĩnh, trưởng phòng Lý luận văn học
Tôi đặc biệt cám ơn:
1) Nguyễn Đăng Điệp, viện trưởng
2) Nguyễn Hữu Sơn, viện phó kiêm phụ trách tạp chí Nghiên cứu văn học
3) Vũ Thanh, viện phó
(một trong hai viện phó - tôi cũng không biết đích xác là ai - phụ trách khoa học)
4) Trịnh Bá Đĩnh, trưởng phòng Lý luận văn học
Apr 29, 2018
Tạp chí (tập san nghiên cứu) Văn Sử Địa
Đã nhắc tới Đặng Thai Mai thì cũng nên đến với một thời điểm rất liên quan, thời điểm xung quanh Văn Sử Địa.
Apr 27, 2018
Sinh lý học phê bình
Đã có "quan hệ" phê bình, giờ lại đến "sinh lý học" (về) phê bình, khéo mà sắp có đến giao này giao nọ, xuân giao chẳng hạn.
Đã (rất) nhiều lần nhắc đến Albert Thibaudet, nhưng đây mới là lần đầu tiên tôi dịch Thibaudet, mặc dù Thibaudet chính là chủ đề cuốn sách đầu tiên mà tôi tham gia để làm ra. Sainte-Beuve, Thibaudet và Roland Barthes làm nên trục chính của phê bình văn học, trên diện rộng nhất.
Đã (rất) nhiều lần nhắc đến Albert Thibaudet, nhưng đây mới là lần đầu tiên tôi dịch Thibaudet, mặc dù Thibaudet chính là chủ đề cuốn sách đầu tiên mà tôi tham gia để làm ra. Sainte-Beuve, Thibaudet và Roland Barthes làm nên trục chính của phê bình văn học, trên diện rộng nhất.
Apr 26, 2018
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (4) Hà Nội 1950
Như thế nào cơ, sử gia Philippe Papin? Chúng ta không thể biết - như ông ngậm ngùi - người Hà Nội thời 47-54 như thế nào thật á?
Nhưng chúng ta vẫn biết người thời ấy (à, người ta hay gọi "thời ấy" là "Hà Nội tạm chiếm" hay "trong thành", tôi đề nghị gọi tên là "thời Chiếm đóng", dùng đúng cái từ Occupation, thời mà một nhà văn của các ông, Patrick Modiano, đã dò tìm vào sâu sắc ở mức độ đáng ngưỡng mộ: Occupation ở Hà Nội của 1947-1954 tên là "Occupation française", tương ứng với "Occupation allemande" tại Paris đầu thập niên 40 của thế kỷ 20: đến là phải nghĩ rằng để che khuất nỗi nhục của Occupation này mà người Pháp đã tạo ra Occupation kia; đó chính là một mặc cảm; nhưng chủ nghĩa thực dân là gì? trước hết, đó chính là một mặc cảm - lộn ngược hoàn toàn so với cách nhìn thông thường) làm rất nhiều điều cơ mà.
Nhưng chúng ta vẫn biết người thời ấy (à, người ta hay gọi "thời ấy" là "Hà Nội tạm chiếm" hay "trong thành", tôi đề nghị gọi tên là "thời Chiếm đóng", dùng đúng cái từ Occupation, thời mà một nhà văn của các ông, Patrick Modiano, đã dò tìm vào sâu sắc ở mức độ đáng ngưỡng mộ: Occupation ở Hà Nội của 1947-1954 tên là "Occupation française", tương ứng với "Occupation allemande" tại Paris đầu thập niên 40 của thế kỷ 20: đến là phải nghĩ rằng để che khuất nỗi nhục của Occupation này mà người Pháp đã tạo ra Occupation kia; đó chính là một mặc cảm; nhưng chủ nghĩa thực dân là gì? trước hết, đó chính là một mặc cảm - lộn ngược hoàn toàn so với cách nhìn thông thường) làm rất nhiều điều cơ mà.
Apr 24, 2018
Lại Chùa Đàn
trước tiên: xem ở kia
(chuyên đề của riêng tôi về Nguyễn Tuân sẽ rất dài, có lẽ dài hơn bất kỳ ai có thể tưởng, thậm chí tôi còn chưa hình dung nổi sẽ dài đến mức nào; nhưng làm gì có cách nào khác nếu muốn đi qua vực thẳm?)
tôi bắt đầu - trong cuộc nhìn vào thực tại của Hà Nội từ 1947 đến 1954 (cái đoạn mà không một sử gia nào sờ vào được, nhất là Messieurs EFEO) - lùi ra xa: tôi nhìn Hà Nội từ phía Nam
(chuyên đề của riêng tôi về Nguyễn Tuân sẽ rất dài, có lẽ dài hơn bất kỳ ai có thể tưởng, thậm chí tôi còn chưa hình dung nổi sẽ dài đến mức nào; nhưng làm gì có cách nào khác nếu muốn đi qua vực thẳm?)
tôi bắt đầu - trong cuộc nhìn vào thực tại của Hà Nội từ 1947 đến 1954 (cái đoạn mà không một sử gia nào sờ vào được, nhất là Messieurs EFEO) - lùi ra xa: tôi nhìn Hà Nội từ phía Nam
Apr 23, 2018
Ít nhiều sách mới
Apr 21, 2018
École de Genève (buổi thuyết trình thứ hai)
Trước hết: đã tiếp tục viết (lại) nội dung buổi thuyết trình thứ nhất, xem ở kia.
Buổi thứ hai tôi làm ngược hẳn lại với buổi thứ nhất: buổi thứ nhất thì nói xong rồi mới viết lại, còn buổi thứ hai thì viết toàn bộ nội dung trước, rồi mới nói.
(Tôi lên kế hoạch cho loạt thuyết trình này từ cuối năm ngoái, đầu năm nay. Không phải cái gì tôi có dự định rồi thì tôi cũng sẽ làm, mà nói đúng hơn, phần lớn dự định, tôi sẽ bỏ. Rất buồn là tôi lại như thế. Nhưng tôi quyết định phải làm bằng được - và đã đi được đến hai phần ba chặng đường - khi biết rằng ở đó người ta định mời tới thuyết trình mấy nhân vật: Hà Minh Đức, Phong Lê aka Lê Phong Sừ và La Khắc Hòa. Tôi muốn giảm nhẹ gánh nặng cho những người phải đứng ra tổ chức các buổi thuyết trình, bởi vì cả ba nhân vật kia đều chưa bao giờ là nhà nghiên cứu, hai nhân vật đầu tiên thì thôi khỏi phải nói, nhưng nhất là nhân vật thứ ba: đó là một nhân vật đến cả khả năng suy nghĩ tối thiểu cũng không có, nhưng rất thích nói, về đủ chủ đề, cũng như không ít người khác.)
Buổi thứ hai tôi làm ngược hẳn lại với buổi thứ nhất: buổi thứ nhất thì nói xong rồi mới viết lại, còn buổi thứ hai thì viết toàn bộ nội dung trước, rồi mới nói.
(Tôi lên kế hoạch cho loạt thuyết trình này từ cuối năm ngoái, đầu năm nay. Không phải cái gì tôi có dự định rồi thì tôi cũng sẽ làm, mà nói đúng hơn, phần lớn dự định, tôi sẽ bỏ. Rất buồn là tôi lại như thế. Nhưng tôi quyết định phải làm bằng được - và đã đi được đến hai phần ba chặng đường - khi biết rằng ở đó người ta định mời tới thuyết trình mấy nhân vật: Hà Minh Đức, Phong Lê aka Lê Phong Sừ và La Khắc Hòa. Tôi muốn giảm nhẹ gánh nặng cho những người phải đứng ra tổ chức các buổi thuyết trình, bởi vì cả ba nhân vật kia đều chưa bao giờ là nhà nghiên cứu, hai nhân vật đầu tiên thì thôi khỏi phải nói, nhưng nhất là nhân vật thứ ba: đó là một nhân vật đến cả khả năng suy nghĩ tối thiểu cũng không có, nhưng rất thích nói, về đủ chủ đề, cũng như không ít người khác.)
Apr 20, 2018
Marguerite Yourcenar ở Việt Nam
Nếu tôi được hỏi (nhưng chẳng ai hỏi tôi bao giờ, thế mới sầu), tôi sẽ nói: tại sao lại Marguerite Duras? Phải là Marguerite Yourcenar chứ. Một nhà phê bình tên là Angelo Rinaldi (Achtung: tên thì thế thôi, nhưng chẳng có gì "angel" hết cả đâu ("You're my angel; Come and save me tonight" - Aerosmith)) từng nói ở cái tuổi khi Colette đã trồng hoa và làm mứt thì Duras vẫn cứ tình với chả ái.
Apr 19, 2018
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (3)
Tôi vẫn tiếp tục tìm cách liên lạc với gia đình Đỗ Long Vân. Ngay từ đầu tôi đã biết là không dễ. Nhưng tôi sẽ vẫn kiên nhẫn tìm.
Tiếp tục câu chuyện ở kia.
Tiếp tục câu chuyện ở kia.
Apr 18, 2018
Quan hệ phê bình
Dưới đây là tài liệu dùng cho buổi thuyết trình ngày mai.
Như mọi khi thuyết trình, tuần trước cũng như trước đây (tức là cách đây đã rất lâu - nhiều năm dài tôi không hề thuyết trình, như nhiều người biết), tôi phát tài liệu cho những người dự; tài liệu của buổi trước giúp (ít nhất tôi hy vọng như vậy) người nghe dựng được mô hình trong đầu về chủ đề được đề cập, cũng như dễ theo dõi các tên riêng và những nhan đề sách mà tôi không thể tránh nhắc đến (có những lúc rất nhiều); cho buổi ngày mai là một trích đoạn "texte", mà nếu đọc từ trước thì sẽ rất thuận lợi cho việc theo dõi bài chính; vả lại tôi cũng sẽ bình luận texte dưới đây. Lần này, chúng ta đến với Jean Starobinski.
Như mọi khi thuyết trình, tuần trước cũng như trước đây (tức là cách đây đã rất lâu - nhiều năm dài tôi không hề thuyết trình, như nhiều người biết), tôi phát tài liệu cho những người dự; tài liệu của buổi trước giúp (ít nhất tôi hy vọng như vậy) người nghe dựng được mô hình trong đầu về chủ đề được đề cập, cũng như dễ theo dõi các tên riêng và những nhan đề sách mà tôi không thể tránh nhắc đến (có những lúc rất nhiều); cho buổi ngày mai là một trích đoạn "texte", mà nếu đọc từ trước thì sẽ rất thuận lợi cho việc theo dõi bài chính; vả lại tôi cũng sẽ bình luận texte dưới đây. Lần này, chúng ta đến với Jean Starobinski.
Apr 17, 2018
École de Genève (buổi thứ nhất)
Tôi sẽ trình bày lại ở đây nội dung buổi thuyết trình đầu tiên vào tuần trước về trường phái (ở dưới tôi sẽ nói kỹ về chữ "trường phái" này) phê bình văn học G., đồng thời chuẩn bị cho buổi thuyết trình thứ hai tới đây (sẽ có buổi thứ ba, buổi mà tôi đặc biệt tập trung vào vấn đề: các nhà phê bình G. xử lý thơ như thế nào, đặc biệt tập trung vào Baudelaire, nhưng cũng sẽ không chỉ Baudelaire).
Những gì tôi viết (lại) ở đây không nhất thiết trùng hợp hoàn toàn với những gì tôi đã nói, những người dự hôm đó hẳn sẽ dễ dàng thấy. Viết (lại) là một cơ hội để trình bày khác đi (nữa) - có trời mới biết như thế nào thì tốt hơn, trung thành tuyệt đối hay không trung thành cho lắm. Chung thủy nhiều khi có lẽ mới chính là tội ác; dẫu vậy tôi cũng sẽ cố gắng kiềm chế các phăng te zi (nếu có).
Những gì tôi viết (lại) ở đây không nhất thiết trùng hợp hoàn toàn với những gì tôi đã nói, những người dự hôm đó hẳn sẽ dễ dàng thấy. Viết (lại) là một cơ hội để trình bày khác đi (nữa) - có trời mới biết như thế nào thì tốt hơn, trung thành tuyệt đối hay không trung thành cho lắm. Chung thủy nhiều khi có lẽ mới chính là tội ác; dẫu vậy tôi cũng sẽ cố gắng kiềm chế các phăng te zi (nếu có).
Apr 15, 2018
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (2)
Đỗ Long Vân là một thiên tài, vấn đề còn lại là: thiên tài ấy được biểu hiện như thế nào?
(tôi vẫn tiếp tục cần tìm cách liên hệ với gia đình Đỗ Long Vân, ai có thông tin chính xác thì nói cho tôi nhé)
Hai bài lần trước của Đỗ Long Vân chắc nhiều người đã đọc. Dưới đây tôi sẽ phân tích chúng.
(tôi vẫn tiếp tục cần tìm cách liên hệ với gia đình Đỗ Long Vân, ai có thông tin chính xác thì nói cho tôi nhé)
Hai bài lần trước của Đỗ Long Vân chắc nhiều người đã đọc. Dưới đây tôi sẽ phân tích chúng.
Apr 14, 2018
Trung Bắc
Ta quay trở lại với bài Nguyễn Văn Vĩnh trả lời phỏng vấn Thái Phỉ năm 1935. Tôi nghĩ, có rất nhiều điều người ta cứ cãi nhau ròng rã suốt nhiều năm trời, hết thế hệ này qua thế hệ khác, chỉ vì chẳng bao giờ đọc những thứ rất nền tảng, rất cụ thể - người ta cãi nhau là vì người ta thích cãi nhau (và không nhìn thấy sự đơn giản), chứ không phải vì người ta cầu sự thật (Schopenhauer, đại ý).
Một bài như bài trả lời phỏng vấn ấy nói lên rất nhiều thứ.
Một bài như bài trả lời phỏng vấn ấy nói lên rất nhiều thứ.
Apr 12, 2018
Nguyễn Văn Vĩnh: trả lời phỏng vấn
Trước tiên, xem ở kia.
Tiếp tục câu chuyện Nguyễn Văn Vĩnh: câu chuyện sẽ dài, không hẳn vì bản thân nó dài (không có câu chuyện ngắn, cũng không có câu chuyện dài nốt), nó không dài hơn câu chuyện nào (tuy rằng đúng là nó có dài), mà vấn đề nằm ở chỗ chúng ta, để nhìn được câu chuyện ấy, phải gạt bỏ đi vô số điều từng được phát biểu về Nguyễn Văn Vĩnh, xuất phát không chỉ từ lương tri quần chúng mà còn, và chủ yếu, từ các nhà nghiên cứu (nhất là những người cấp tiến chăm chăm hoài vọng về tiến bộ) và cả từ con cháu nhà ấy. Tức là, gạt bỏ đi những gì không đúng (rất rất nhiều). Tức là, vứt bớt đi độ dài giả dối của một câu chuyện.
Tiếp tục câu chuyện Nguyễn Văn Vĩnh: câu chuyện sẽ dài, không hẳn vì bản thân nó dài (không có câu chuyện ngắn, cũng không có câu chuyện dài nốt), nó không dài hơn câu chuyện nào (tuy rằng đúng là nó có dài), mà vấn đề nằm ở chỗ chúng ta, để nhìn được câu chuyện ấy, phải gạt bỏ đi vô số điều từng được phát biểu về Nguyễn Văn Vĩnh, xuất phát không chỉ từ lương tri quần chúng mà còn, và chủ yếu, từ các nhà nghiên cứu (nhất là những người cấp tiến chăm chăm hoài vọng về tiến bộ) và cả từ con cháu nhà ấy. Tức là, gạt bỏ đi những gì không đúng (rất rất nhiều). Tức là, vứt bớt đi độ dài giả dối của một câu chuyện.
Apr 11, 2018
Apr 9, 2018
Malamud và Mahfouz
(tức là, như kẹo, M&M)
Chỉ tiểu thuyết mới nói được những điều mà không gì khác nói nổi. Ai nói câu này ấy nhỉ, nếu tôi không nhầm (chắc có thể nhầm), đó chính là Milan Kundera.
Chỉ tiểu thuyết mới nói được những điều mà không gì khác nói nổi. Ai nói câu này ấy nhỉ, nếu tôi không nhầm (chắc có thể nhầm), đó chính là Milan Kundera.
Apr 7, 2018
Nguyễn Văn Vĩnh là ai
Tiếp tục câu chuyện dịch giả lớn của Việt Nam (xem ở kia). Ở riêng lĩnh vực (khu vực) này có nhiều điều, ít nhất là không ít, ở đây ta hãy chỉ nói một điểm: có những dịch giả giỏi nhưng không lớn (một ví dụ: xem ở kia), hoàn toàn giống thiên tài thì khác tài năng (thậm chí chẳng có gì liên quan): xem ở kia (câu chuyện ấy sẽ được tiếp tục sớm).
Apr 6, 2018
Đọc lại Đặng Thai Mai (1)
Người ta có biết Đặng Thai Mai không? (tức là, thêm một lần nữa, một cái gì ở ngay đó, và do vậy, vô cùng khó hiểu); tôi nghĩ người ta không biết gì về Đặng Thai Mai. Đặng Thai Mai và (không phải Lỗ Tấn mà là) Tào Ngu:
Apr 5, 2018
Apr 3, 2018
Isaac Bashevis Singer
píp
(về hồi ký của Singer: xem ở kia; và cũng cần cẩn thận kẻo nhầm sang "Singer" khác, hoặc cũng có thể nhầm sang đủ loại ca sĩ)
(về hồi ký của Singer: xem ở kia; và cũng cần cẩn thận kẻo nhầm sang "Singer" khác, hoặc cũng có thể nhầm sang đủ loại ca sĩ)
Apr 2, 2018
Đông Dương ấy, Đông Dương này
Kể cũng không hay lắm, khi mà đã thông báo từ tận ở kia, thế mà tới tận bây giờ thì mới bắt đầu được. Mà nói đúng hơn, bây giờ cũng chỉ mới là gần bắt đầu.
Nhưng, làm thế nào để hình dung "Indochine thuở ấy"? Thì cứ đè cái gì có chữ "Indochine" ra mà săm soi thôi (đồng thời hy vọng đối tượng có đường cong gợi cảm). Và, thêm một lần nữa: các tờ báo, các tờ tạp chí. (thật ra - điều này chắc nhiều người đã thấy - cái nhìn của tôi rất nhàm chán, tôi chẳng làm gì ngoài xem báo cũ, chẳng làm gì khác hết đâu)
Nhưng, làm thế nào để hình dung "Indochine thuở ấy"? Thì cứ đè cái gì có chữ "Indochine" ra mà săm soi thôi (đồng thời hy vọng đối tượng có đường cong gợi cảm). Và, thêm một lần nữa: các tờ báo, các tờ tạp chí. (thật ra - điều này chắc nhiều người đã thấy - cái nhìn của tôi rất nhàm chán, tôi chẳng làm gì ngoài xem báo cũ, chẳng làm gì khác hết đâu)
Apr 1, 2018
Bùng nổ
Có một điều huyền bí: không một nhà nghiên cứu văn học Việt Nam nào (tính luôn hải ngoại: mà thật ra, hải ngoại mới thực sự tệ) có thể nói đến thơ, đến một số nhà thơ không phải Việt Nam - nói cho đúng, khi bàn về thơ Việt Nam, các nhà cũng không làm được gì khác ngoài sản xuất liên miên đống "vague terms" (chẳng hạn cái quyển gì tên là Thơ etc. và etc. gì đó): đây là nói theo cách của Ezra Pound, chứ thật ra nhà nho Việt Nam cũng có khái niệm rất tương tự: "vu khoát", cũng như một khái niệm mà các triết gia giả cầy Việt Nam, rất danh môn chính phái (hoặc nói cách khác: "Hồng Kông bên hông Chợ Lớn"), chổng mông lên tụng mãi mà chưa thông, thật ra đã có từ đời nào, ấy là "hương nguyện".
Mar 30, 2018
Mar 28, 2018
Patrick Modiano: Một gánh xiếc qua
Bài viết của anh Nguyễn Chí Hoan về Một gánh xiếc qua. Một bài khác.
Chỉ dẫn từ bên kia ký ức
Nguyễn Chí Hoan
Mar 26, 2018
Về Barthes
Đã có "Về Barthes" rồi, nay lại tiếp tục có "Về Barthes" nữa. Hôm nay, 26 tháng Ba, là tròn ba mươi tám năm ngày Barthes chết, không lâu sau khi bị xe tải húc. Đây là một kiệt tác trong "lĩnh vực về Barthes":
Mar 25, 2018
Biến mất, trở lại và ý nghĩa (2)
Tiếp tục câu chuyện đã mở đầu ở kia; và, cũng có liên quan đến ở kia. Nhưng trước hết, nên xem ở kia (về một cú lật mặt bàn).
Năm ấy, tôi được dẫn đến nơi ở của một nhà sưu tầm; khu vực đó của Sài Gòn tôi không thực sự rành, dường như không xa Vườn Chuối. Chính đó là nơi, không phải lần đầu tiên, mà sau đó một thời gian, tôi lấy được quyển Nam hoa kinh Nhượng Tống thứ nhất (nói là "thứ nhất" vì tôi sẽ còn tìm thêm được quyển thứ hai, về sau nữa: xem ở kia).
Năm ấy, tôi được dẫn đến nơi ở của một nhà sưu tầm; khu vực đó của Sài Gòn tôi không thực sự rành, dường như không xa Vườn Chuối. Chính đó là nơi, không phải lần đầu tiên, mà sau đó một thời gian, tôi lấy được quyển Nam hoa kinh Nhượng Tống thứ nhất (nói là "thứ nhất" vì tôi sẽ còn tìm thêm được quyển thứ hai, về sau nữa: xem ở kia).