(vừa nhắc đến một cái, là đã luôn: cũng tiếp tục bài trong link vừa xong)
(như thế này cũng là để cho thấy, không phải lúc nào cũng tìm mãi không thấy đâu, mà cũng có khi)
Các Thánh thì rất đông: có rất nhiều thánh, như ai cũng đã biết. Nhưng nếu thu hẹp phạm vi lại, thì chuyện có thể rất khác.
Vì đang Montaigne nên tôi nghĩ xem thử có ông thánh nào là độc giả của Montaigne hay không.
Không ngờ một đề bài khó (nghe nó khó) như thế mà vẫn có thể tìm được lời giải. Tức là có thật, có ông thánh đọc Montaigne, lại còn đọc rất say mê. Đây:
Đây là một nhân vật sống ngay sát thời Montaigne.
Nhưng, tất nhiên, "các thánh" với Saint-Augustin mở đầu thì thế nào - theo đúng hệ quả logic; tuy rằng thật ra cũng không logic lắm: không cần logic lắm - tiếp sau đó cũng phải là Thomas d'Aquin.
Tuy nhiên, trước Thomas d'Aquin, bỗng tôi muốn đọc lại - thêm lần nữa - Confessions của Saint-Augustin; vậy là tôi đọc lại Confessions. Rất có thể, ở lần đọc (lại) này, rất có thể
Augustine nữa:
Nếu muốn tiếp tục Augustin, trong một register khác:
(mẹ của Augustin - người có tầm quan trọng vô song với Augustin - qua đời năm Augustin 33 tuổi - thêm một 33)
Sau đó, là những gì hoàn toàn có thể coi là rất giống cái mà ta luôn luôn trông đợi sẵn từ các ministre tôn giáo (tất nhiên, đó là một trông đợi sẵn đầy định kiến: nhưng biết làm sao đây?), tức là lời lẽ của họ có cái gì đó rất tương hợp với những gì ta vẫn hiểu về các élucubration - không những thế, chuyện lại còn rất tương tự khi đọc Dante, địa ngục hấp dẫn từng nào thì thiên đường gây chán ngán bấy nhiêu, và chỉ nỗi tò mò (đã đến đây chẳng lẽ không nốt) mới khiến ta tiếp tục được.
Dường như Wittgenstein cũng thấy vậy, nên đã make fun ngay lập tức, lúc Augustin nói đến ngôn ngữ.
Tất nhiên, tôi biết là tôi bất công: bốn quyển cuối của Confessions không hề tệ - Wittgenstein cũng bất công, vì ở một đoạn khác, Augustin nói một điều mà ngôn ngữ học hiện đại chẳng thể nào coi là vớ vẩn được: Augustin bảo chẳng bao giờ (ít nhất, rất hiếm khi) người ta nói với nhau bằng các từ đúng, nhưng ấy thế mà vẫn hiểu đúng được. Cũng chính ở đoạn cuối đó, Augustin phát biểu một mệnh đề (ta cứ mạnh dạn nói "mệnh đề" malgré Wittgenstein): khi không ai hỏi, thì tôi biết thời gian là gì, nhưng khi ai hỏi tôi thời gian là gì, thì tôi không biết (nữa); nó sánh ngang được với điều Épicure từng nói, về cái chết.
Trước khi chuyển sang những gì ấy hơn, lại thêm một registre:
Vẫn có thể mở rộng thêm nữa:
Đấy là vì (tức là Augustin có thể qua lại rất nhiều registre, hiện diện ở mọi nơi, ở các mức độ khác nhau) Augustin rất giống một nhân vật khác, Aristote, ít nhất trên phương diện cứ không ngừng trở đi trở lại. Như vậy là, A & A.
Từng có quyển về HHĐ, bản dịch, đã bán, nhưng không nhớ có quá vài trang không, câu ấy nên để cho người dịch cuốn sách ấy
ReplyDelete