May 10, 2022

Linda


À deux doigts de me taire, je vous écris

d'un pays pas si lointain.


Khi Linda nói với tôi mình tên là Linh, nỗi kinh ngạc của tôi gần như lên đến mức của hoảng hốt: người ta chỉ thực sự kinh ngạc khi ở trước điều hiển nhiên (nhưng đã không hề nhận thấy).

Email gần đây nhất Linda gửi tôi ("email", mà chúng tôi gọi là "mail" - nghe như thể một dạng đường đi hai bên trồng rất nhiều cây, một promenade): voici une quinzaine de jours. Trước đó mấy hôm, Linda hỏi tôi đang đọc gì. Tôi đáp là tôi vừa đọc xong Le Courage d'être của Paul Tillich. Ngay sau đó, Linda nói mình vừa đặt mua quyển sách ấy.

Một chuyện rất đơn giản như vậy làm tôi rơi vào nỗi nghi hoặc, vì chẳng bao giờ Linda hỏi một câu nghe thì rất bình thường tương tự. Đấy là người cuối cùng trên cõi đời cần biết phải đọc gì. Tôi viết một email (mail) khác nói là tôi cũng vừa đọc xong một cuốn sách khác nữa, mà tôi nghĩ Linda cũng sẽ muốn đọc, Une autre Aurélia của Jean-François Billeter. Tất nhiên tôi biết một sinologue viết một cuốn sách mà nhan đề ngay lập tức gợi đến Nerval, điều đó Linda sẽ không bỏ qua, son esprit étant d'une si grande curiosité. Ngay sau đó, là mail gần đây nhất, "Je viens de commander le livre de Billeter." Thêm một lần nữa: cái từ insolite ấy, "đặt mua" - Linda bao giờ cũng muốn mua sách ở hiệu sách chứ không thích tham gia gây lụn bại cho các librairie yêu quý bằng cách mua qua mạng.

Linda đã đọc cuốn sách của Billeter chưa? Khi nói với Linda về nó, tôi còn có một mục đích nho nhỏ khác. Quả thật tôi đã đọc cuốn sách ấy (nó rất mỏng), nhưng những trang cuối, tôi quyết định để lại: tôi thấy tôi không thể đọc hết nó. Dẫu chỉ cần thêm chưa đầy nửa tiếng là sẽ đọc hết Une autre Aurélia, nhưng rốt cuộc tôi đã không thể. Bằng cách nói với Linda về nó, tôi đã nghĩ có thể tìm cách biết những trang đó nói gì (mà không cần đọc - vì tôi không thể đọc chúng). Linda là một trong những người rất hiếm hoi mà tôi thấy là có thể chơi các petit jeu - ngay từ đầu, tôi đã nói với Linda, là tôi rất thích những petit jeu. Nhưng tôi không nói là những petit jeu ấy tôi thấy mình chỉ có thể chơi với rất ít người. Gần như không ai.

Tôi sẽ không bao giờ biết những trang cuối Une autre Aurélia nói gì. Kể cả khi quyển sách ở kia, ngay trong tầm mắt, chỉ cần giơ tay là với được. Tôi cũng sẽ không bao giờ biết, Linda đã đến đó chưa.

Trước quinzaine một thời gian ngắn, Linda kể với tôi là đang đi một nơi: địa điểm của Paul Valéry (thăm cimetière marin). Tôi hỏi (và thấy nhẹ nhõm: nếu đã đi được như vậy, thì tức là mọi chuyện đã khá lên; thêm vào đó, những mail của Linda mấy hôm ấy đã khác hẳn so với đợt trước: đó là lúc lần đầu tiên tôi cảm thấy Linda viết khó khăn, dường như gõ các phím không dễ dàng) nếu thế tức là Linda không thích Georges Brassens? bởi vì đấy cũng là chỗ của Brassens. Câu trả lời: đúng là người ta đến đây vì Brassens nhiều hơn so với vì Valéry. Tôi bèn nói thậm chí tôi từng đến nhà (cũ) của Brassens ở Paris, rue xx, Paris. Linda hỏi tôi, có phải là ở quận 14 không. Tôi đoán Linda cũng muốn đến đó. Cuối cùng, Linda có đến nhà của Brassens không?

Trong quinzaine, bao nhiêu lần tôi định viết mail (tức là sau khi Linda nói mình đã commander sách của Billeter) để nói - entre autres - tôi đã sắp làm cho Harry Mulisch xuất hiện trong tiếng Việt. Mulisch là nhân vật mà Linda khiến tôi thấy tò mò, trước đây, và đã đọc, rồi tìm cách làm cho xuất hiện ở đây. Tôi cứ lần lữa thêm, vì muốn chắc chắn hơn - đã không ít lần, nhiều điều mắc vào cái mà chúng tôi hay gọi là tomber à l'eau. Tôi không muốn lại có thêm một cái gì bị "tomber à l'eau". Nhưng dẫu sao, tôi cũng đã kịp nói với Linda rằng, nhờ một gợi ý của Linda mà tôi thực sự nghĩ đến Katherine Mansfield. Mansfield, sắp tới đây, sẽ xuất hiện - đấy là nhờ Linda. Và đó không phải nhân vật duy nhất.

Tôi đã là độc giả của Linda từ rất lâu trước khi gặp Linda. Những cuốn tiểu thuyết, nhưng cả các bài trong mục "Retour aux classiques", nơi Linda viết về những nhà văn ngày nay không thực sự còn được đọc. Chẳng hạn, về Heine - một tình yêu sâu đậm và bền bỉ của Linda, vì cách đây mấy năm, khi chúng tôi nói chuyện về Heine, Linda nói những quyển sách của Heine vẫn có vị trí vững chắc trong tủ sách của Linda; điều này không hề hiển nhiên: Linda đã cho đi đến cả 12 tập nhật ký Amiel; tất nhiên, tôi đoán trong hành động cho đi ấy có các lý do cá nhân, điều mà không bao giờ tôi hỏi; tôi cũng không muốn biết rất nhiều điều (pour quoi faire?), kể cả những lúc có ai đó muốn tôi biết điều này hay điều kia. Tôi hoàn toàn có thể giả vờ tỏ ra có quan tâm, rồi không hề quan tâm: mais pour quoi faire? Khi mục "Retour aux classiques" biến mất, tôi đã làm một việc trong đời tôi chưa bao giờ làm, về sau cũng không, tôi viết thư cho tờ tạp chí để phản đối việc một rubrique như vậy không còn; sau đó tôi cũng chẳng đọc Magazine littéraire nữa. Chuyện này, dường như chưa bao giờ tôi kể với Linda. Để không để lộ danh tính một ai, tôi chỉ nói, ngày ấy tôi đã gửi thư cho một nhân vật cũng mang tên Việt Nam - tác giả của vài cuốn sách trong đó chưa cuốn nào tôi đọc được quá mười trang. Các texte của Linda viết cho Le Livre de poche (mà tôi nhớ nhất mấy trang đặt ở đầu bản dịch tiếng Pháp cuốn tiểu thuyết về những đụn cát của Kobo Abe): một volet khác. Tập tiểu luận đầu tiên của Linda mà tôi có thể bình luận (thật ra, tôi không bình luận: không bao giờ tôi thích bình luận, nói đúng hơn, tôi không biết bình luận) với Linda là Par ailleurs (Exils) khi Linda tặng nó cho tôi. Tôi hỏi Linda không thích Naipaul à, vì tôi nghĩ trong Par ailleurs nên có Naipaul. Đấy chỉ là cái cớ để tôi hỏi Linda, xem Linda có thấy L'Énigme de l'arrivée rất buồn không. C'est ma question, probablement ma seule question, mà tôi muốn hỏi những ai mà tôi thấy là có thể hỏi - một câu như vậy.

Một cuộc hẹn vào lúc nhập nhoạng tối. Đâu đó gần rue Buci. Ngồi vài phút, Linda bảo, tôi có muốn đi không. Chúng tôi đi bộ một vòng rộng. Các đoạn ke sông Seine, dọc một đại lộ từng in bóng vào tuổi trẻ không biết bao nhiêu người, rồi đến rue Soufflot. Tôi nói với Linda, đoạn này tôi rất rành. Linda hỏi tôi, những năm ấy, tôi có heureux không. Đấy là một trong những từ khiến tôi rất sợ, nên tôi lảng sang chuyện khác. Nhưng đó cũng là nơi rất quen thuộc với Linda, không xa đó là Henri IV, nơi Linda học prépa. Một lần, ở đó, bài tập là dịch một texte của Cioran từ tiếng Pháp sang tiếng Đức. Mọi chuyện an bài để Linda gặp Cioran. Cioran bảo Linda cần phải đọc Diapsalmata, và nói viết là assassinat.

Linda không viết các récit de voyage nhưng thư (mail) viết trong các chuyến đi của Linda khiến người nhận thấy mình đi cùng - chuyển động cùng; chỉ những tinh thần rất nhẹ mới làm được điều này. Không ít lần Linda viết mail cho tôi khi đang ở sân bay. Trong một chuyến đi New York, Linda kể hay đi qua Washington Square, tất nhiên Henry James liền hiện ra. Một chuyến đi khác, sang Bucarest để nói về Panaït Istrati. Một chuyến khác nữa, Venise, nơi có một phụ nữ Ba Lan nói được mười hai thứ tiếng. Linda có thể kể, chỉ bằng vài câu, về một phụ nữ châu Á sang Paris để làm luận án về hiện tượng luận, Merleau-Ponty, etc. để rồi trở thành một personal shopper. Đấy là một tinh thần vô cùng hài hước, luôn luôn nhìn thấy những gì buồn cười, nhưng không gây cười, cũng chẳng giả vờ làm như mình không thấy. C'est trop marrant, le fait qu'on ne voit jamais qu'elle soit très marrante.

Một sự "tomber à l'eau" của chúng tôi: chúng tôi, Linda và tôi, từng định đi Elseneur cùng nhau. Những nơi nào có thể có các fantôme đều khiến Linda thấy tò mò (cela m'intrigue). Rồi cuối cùng đã không.

Linda là tác giả của một văn chương mà từng có lần tôi tìm cách miêu tả - còn chưa rõ ràng lắm. Văn chương thì đa dạng, tức là có nhiều loại văn chương (và do đó, mọi thứ đều có chỗ đứng dưới mặt trời)? thì tất nhiên, đã là tinh thần của thời đại, một thời đại tự cho là mình tolérant, là libéral, thì tất nhiên là đúng. Nhưng nhất định là không đúng lắm: chỉ có hai loại văn chương, văn chương nương nhờ vào tồn tại của người viết ra nó, và văn chương không như vậy. Tuyệt đại đa số - gần như tất cả - thuộc loại thứ nhất. Chính đây là cơ sở (không thể nói là không hùng mạnh) của sự best-seller, thứ dịch hạch của thời chúng ta. Ở mỗi thời chỉ có rất ít nhân vật thuộc về loại thứ hai, trong đó có Linda. Nói một cách ngắn gọn: cela coule des sources. Và câu này, của Bernhard, qu'elle aime tant: Càng lên cao càng lạnh. Những người như vậy biết, ngay từ đầu, là mình sẽ không được hiểu. Chẳng hạn như Dương Tường sẽ nói, văn chương Linda Lê hay nhưng thiếu mất sự hài hước. Và điều này được lặp lại không ngớt.

Nhất là, nó được lặp lại bởi các universitaire (mà Linda luôn luôn giữ một cái nhìn hết sức ironique: các universitaire cùng các exégète). Ngay lập tức, ta có một ví dụ: Phạm Xuân Thạch. Một universitaire - không thể khác, vì đấy là định mệnh của giới universitaire, giống như bị xui giục bởi một xung lực phát đi từ tiềm thức - sẽ tìm cách chiêu hồi những tinh thần như tinh thần của Linda: cả một cơ hội lớn để tỏ ra mình tolérant. Chỉ có điều, các universitaire thậm chí còn không biết đọc. Phạm Xuân Thạch không hề biết đọc. Phạm Duy Khiêm nào? Nếu có một Phạm mà Linda quan tâm, thì đó là Phạm Văn Ký, chứ không phải Phạm Duy Khiêm (cái thứ văn chương học trò đó), không phải Phạm Quỳnh (một văn chương học trò khác - Linda cũng là người hiếm hoi hiểu ngay, mối dây dưa của Phạm Quỳnh với Charles Maurras nghĩa là thế nào). Nếu có một nhân vật mà Linda rất quan tâm - mỉa mai chưa - thì đó lại là Nguyễn Văn Vĩnh. Nhất là trường đoạn Nguyễn Văn Vĩnh sang Lào tìm vàng. Phạm Xuân Thạch: một tiêu biểu của không chỉ sự các universitaire (Monsieur le Doyen) không biết đọc, mà còn của điều sau đây nữa: après avoir simulé l'avant-garde, ils se font faiseurs des feuilles de chou.

Linda kể với tôi là mình rất bị Bùi Giáng thu hút, nhưng tập thơ của Bùi Giáng mà Linda từng có đã mất sau một lần chuyển nhà. Vì có hai tập Mưa nguồn, tôi giữ lại quyển có chữ ký Bùi Giáng (Linda không quan tâm đến autographe) và gửi cho Linda quyển còn lại. Linda đặc biệt thích "Phụng dâng"; Linda cũng đọc Thanh Tâm Tuyền, và chính nhờ nói chuyện với Linda về thơ của Thanh Tâm Tuyền, tôi mới được gợi ý về tính cách "élégie" ở đó. Một người đọc ở tầm cỡ như Linda sẽ nhìn thấy rất nhiều điều. Một cuốn sách khác mà tôi muốn Linda đọc, sau khi gửi nó cho Linda thì tôi nhận được một câu hỏi "N'est-il (l'auteur) pas un peu narquois?" Đấy chính xác là điều tôi muốn biết: tôi muốn nhìn thấy các khía cạnh mà cái nhìn của tôi chắc chắn sẽ bỏ sót. Một quyển sách khác (tức là nó) vì có một chương về Linda nên tôi gửi cho Linda. Một thời gian sau, Linda phàn nàn về các chi tiết sai về mình - tất nhiên tôi đã đợi sẵn những phàn nàn ấy; trước đó tôi đã gửi cho tác giả những gì cần phải sửa. Câu chuyện này, tôi chỉ kể để nói: cần phải đọc từ ấn bản nhì (trở đi) thì chương về Linda mới tin được.

Nhưng Linda mới là người hướng lối cho tôi. Chồng sách, gồm những quyển Linda gửi cho tôi trong vòng nhiều năm, nằm ở kia. Linda nghĩ là tôi nhất định phải đọc cuốn tiểu thuyết của Alfred Kubin, rồi một lúc khác, Donc c'est non (Michaux), rồi về sự "mauvaise réputation" của Debord, etc. Elle sait trop bien que je lirai tout cela, malgré tous mes petits jeux pour gagner du temps ou faire semblant de l'indifférent. Một phụ nữ Thụy Điển, mà Linda từng muốn tôi gặp (hẳn cũng có lúc Linda muốn nhìn bằng con mắt của tôi - dẫu cái đó thì chẳng mấy hiệu quả), khi nhắc đến Linda, đã cảm thán: "Mais elle lit énormément". Oui je le sais.

Quinzaine: đó còn là từ gợi ngay đến một nhân vật: Maurice Nadeau. Tờ tạp chí của Nadeau tên là Quinzaine littéraire. Đó cũng là một nhà xuất bản. Trang web chuyên đọc sách mà Linda cộng tác những năm gần đây trong tên có một nửa Beckett, nửa còn lại là Nadeau (xem link bên dưới, bài viết của Linda về Didi-Huberman), với nhân vật chính là M. Lacoste. Về Linda, người ta nói đến nhà xuất bản Stock, nhưng nhà xuất bản của Linda là Christian Bourgois.

Khi rời khỏi chỗ cũ (nơi nhờ Bourgois mà có tủ sách "10/18") để lập nhà xuất bản riêng, Christian Bourgois hỏi một số tác giả có muốn đi cùng mình không, trong đó có Linda, và Linda đã đồng ý. Không lâu sau đó là thời điểm của Les Trois Parques. Kể cả về sau này, Linda vẫn rất thân thiết với Dominique (với Dominique, đó là d'une grande complicité) - người nhất định không để người khác gọi mình là "éditrice", mà phải "éditeur" - hình ảnh ấy xuất hiện trong Oeuvres vives (tức là Chìm xuống: khi lần đầu tiên nhìn thấy hai chữ "Chìm xuống", Linda đã thấy ngay đây đúng là cái tên tiếng Việt cho Oeuvres vives, chứ tất nhiên không thể vớ vẩn leng keng như Vượt sóng, một thứ thể hiện cho tinh thần liên đội trưởng có pha thêm Vạn Hạnh cùng Sorbonne). Cũng chính xung quanh Oeuvres vives mà Linda nói tôi có một esprit caustique: sa perspicacité est particulièrement redoutable. Đối với tôi, Christian Bourgois và José Corti là hai nhà xuất bản lớn nhất; từ Linda tôi biết hình ảnh Bourgois và người bạn thân của Bourgois, António Lobo Antunes, xem bóng đá (môn thể thao mà Linda bảo mình không nhá được). Những người từng chứng kiến Linda và Christian Bourgois gặp nhau đều lưu giữ một hình ảnh (trop marrante, elle aussi, cette image-là): hai người ngồi yên, không ai nói gì, vì cả hai đều quá mức rụt rè. Oui, elle est tellement timide, avec une pudeur proverbiale. "J'étais très sauvage", Linda bảo tôi, ở mức độ nhiều khi cần mua bánh mì, đã đứng ở ngoài rồi mà còn không dám vào trong cửa hiệu. Chính đây là một trong những nghịch lý: phải những người như thế thì mới dám đi đến "au fond de l'inconnu pour trouver du nouveau". Il en va de même: không gì khác ngoài lòng trắc ẩn là nền tảng cho implacable. En un mot: le courage d'être.

Những nói chuyện đầu tiên giữa chúng tôi (ban đầu là tête-à-tête, rồi những cái mail) xoay quanh Kafka  Proust. Tôi rất không muốn quay lại với quãng đó, vì dẫu thế nào câu chuyện ấy cũng là chứng nhận cho một điều: ma dernière illusion. N'empêche, khi cách đây vài năm Linda gửi cho tôi một cuốn sách mới in của mình, tôi đã nói (avec perfidie il est vrai) là thật curieux, tôi có cảm giác, đọc nó, rằng Linda đang tiến lại gần Proust. Sa réplique est d'une ironie magnifique: "Non, je ne pense pas que je m'approche de Proust. Mais vous avez raison, peut-être."

Không còn những bức thư viết trên giấy (Linda là một độc giả lớn của các Correspondance) nhưng vẫn có thể sử dụng bưu điện, để gửi những quyển sách. Có những quyển không đến được nơi: cả một cơ hội lớn để tưởng tượng rằng chúng đã bị lũ ma ăn mất, trên đường đi. Có một lần, tôi đang đi ngoài đường, trời sắp tối, thì trời ập xuống mưa bão, dạng mưa to gió lớn của Hà Nội, gây đổ cây tốc mái nhà. Tôi chỉ có lựa chọn là vội đến chỗ gần nhất có thể vào; ở đó hồi ấy có hòm thư của tôi. Đã đến đó rồi thì tôi cũng mở nó ra, dẫu chẳng chờ đợi gì: rất không ngờ, một bưu kiện (một pli) mà Linda gửi tôi, từ mấy tháng tưởng đã mất, lại nằm sẵn trong đó, xác xơ như đi qua hai mươi hai cuộc chiến tranh. Tất nhiên, đó là cả một délice cho những ai thích các câu chuyện.

Linda vô cùng tò mò về Hà Nội. Năm 2010, Linda từng đến Hà Nội và nói mình thích nơi ấy như thế nào. Trong chuyến đi ấy (có sự không dám đi Đà Lạt, tất nhiên cũng không Nam Định) còn có Huế và Sài Gòn (mà Linda không bao giờ thích). Một ngày Hà Nội đặc biệt nhiều sương mù, tôi sẽ nghĩ đến việc chụp một bức ảnh gửi cho Linda xem. Trong chuyến đi năm 2010 ấy, Linda mang theo (rất nên biết những người đi đâu cũng mang theo những quyển sách xem ở chuyến đi nào họ mang theo gì) Henri Michaux để đọc (lại). Chúng tôi có một điểm chung: dẫu yêu quý Michaux đến đâu thì chúng tôi cũng không ngửi được những gì Michaux viết về châu Á, Un barbare en Asie, etc. Và cũng là như vậy cho đến cả Michel Leiris viết về châu Phi.

Lần quay trở lại Paris, tôi chỉ muốn gặp lại duy nhất một người. Một phụ nữ. Tôi cũng không ngờ là mình được nhận ra ở ngay giây phút đầu tiên. Tôi được biết rằng ấn tượng về tôi, nhiều năm về trước, của người phụ nữ ấy, là tôi rất timide. Quá mức timide. Oui, c'était même un peu maladif. Tôi đã rất muốn Linda gặp người phụ nữ ấy, và cuối cùng hai người đã gặp nhau. Từ đó mà có một sự cộng tác liên quan đến một tác giả mà Linda rất yêu quý, Norman Manea.


(một cuộc gặp)

(và thêm một cuộc gặp, rất khác: je vous écris)



Bài (texte) nếu không phải cuối cùng thì cũng là một trong những, của Linda: về Georges Didi-Huberman. Vậy thì quá đẹp (tôi muốn nói là đúng): những cuốn sách của Didi-Huberman đã mang lại cho Linda không ít niềm an ủi những ngày trong bệnh viện, và Didi-Huberman cũng đã, gần đây, trở thành một người bạn mới của Linda. Lúc tôi từ Ba Lan quay về Paris, sau khi qua Auschwitz-Birkenau (cái nơi mà Linda thú nhận là mình không thể franchir le pas để tới), Linda tặng cho tôi quyển Écorces của Didi-Huberman, và đấy cũng là thời điểm tôi bắt đầu khám phá nhân vật tuyệt vời ấy.

Pierre Guyotat cũng trở thành một người bạn của Linda sau khi Linda viết về văn chương Guyotat. Hồi đó, Linda muốn tôi đọc Guyotat cùng: cả một trauma. Nhưng xét cho cùng, seule la noirceur est vraiment tonique (ses mots à elle, jeune femme de trente ans). Claudio Magris thì gửi thư cảm ơn sau khi Linda viết về một cuốn tiểu thuyết gần đây.



(ngay dưới đây là những gì tôi viết về một thành phố có ý nghĩa lớn với Linda; lúc biết tôi sinh ở Nam Định, và Nam Định là thành phố của tuổi thơ tôi, Linda đã rất muốn tôi kể về nó)


"Nam Định est pour moi une ville sinon magique, du moins une ville comme projetée sur un mur blanc depuis une lanterne magique à la Marcel Proust. On a dans le delta du fleuve Rouge le triangle Hà Nội-Hải Phòng-Nam Định, les trois cités très marquées par la présence ancienne des colons français, dont Nam Định reste toujours la plus petite. Hải Phòng est bien un port, mais de Nam Định vous avez aussi la mer à quelque trente kilomètres de la ville, vers l'est.

C'est Huế qui me fait l'impression d'un endroit tout à fait statique, notamment avec le fleuve de Parfum, mais Nam Định n'est pas loin dans cet aspect. L'hôpital où j'ai vu le jour reste un immeuble singulier avec portes et fenêtres vertes et un badamier tout vert, lui aussi, en été. Savez-vous, les badamiers sont nos délices, enfants déambulant dans les rues, car ils nous donnent à manger leurs fruits tombés par terre (c'est difficile de les manger, on doit trouver une brique pour casser la peau dure). En hiver, ils sont les premiers parmi tous les arbres en ville à perdre, si rapidement, leurs feuilles (assez larges), et elles changent de couleur magnifiquement, jaunes et puis après tout rouges avant de tomber (Nguyễn Bính, un poète très populaire, ouvre son poème célèbre "Cây bàng cuối thu" par ces deux vers en six-huit: "Thu sang trên những cành bàng/Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi"). Quand à Hanoi, ma famille faisait construire une nouvelle maison, on a planté tout de suite devant un petit badamier. Je l'ai aidé un peu pendant ses premières années à débarrasser des vermilles, maintenant il est incroyablement grand et dépasse toutes les maisons d'alentour en hauteur. Il faut qu'un jour vous le contempliez, il est un arbre robuste, fièrement merveilleux.

Le centre de la vie de Nam Định pendant de longues décennies était bien l'usine de textile. À mes yeux, elle était à la fois une merveille très attirante avec ses cheminées et ses murailles très hautes et un monstre qui poussait de la fumée dans les rues même. Mon grand-père travaillait pour l'usine pour une très longue période et parmi ses enfants quelques-uns y étaient aussi ouvriers ou ingénieurs. Quand j'étais tout petit, on avait la coutume d'aller le weekend à un terrain en friche à la lisière de l'usine pour voir les films soviétiques diffusés par une équipe de cinéma ambulant, où l'écran était simplement une grande bâche blanche qu'on pouvait voir des deux côtés. Ce monstre est tombé en décrépitude vers la fin des années 80 et causait le départ d'une grande partie de la population de la ville, dont la moitié de la famille de mes grands-parents (je les ai accompagnés et c'était la première fois que j'ai vu Saigon, en 1992, après quarante-huit heures de voyage en train).

Pour moi, Nam Định c'est encore la cathédrale dont la haie tourne en rond et qui possède en parvis un petit terrain où on jouait au football et tout près il y avait un "quán phở" d'une grande renommée parmi les habitants, même s'ils avaient l'habitude de manger chez eux la plupart du temps comme tous les provinciaux dans les romans de Balzac. Et la gare, un terminus car Nam Định se place un peu en retrait par rapport à la route nationale 1A qui traverse le pays du Nord au Sud. Un de mes oncles habitait tout près de la gare où les gens étaient d'un esprit combatif incroyable mais où j'ai pu goûter la nuit le son des sifflets de trains qui ne manque pas de me rappeler "La Bête humaine" de Zola.

Une ville très intéressante et petite (où il n'y a presqu'une seule rue principale, tout comme le cours Sauvaire dans la ville zolienne de Plassans), en somme. Et votre père était-il de la ville ou quelque part aux alentours? On se tromperait si l'on pensait que ce soit une ville provinciale médiocre, en fait les habitants de Nam Định sont les plus forts du Nord en lettres et arts, et cela dès les anciennes périodes (c'est pourquoi elle a un surnom réputé de "Thành Nam" et c'était le seul lieu où on pouvait passer les concours de lettrés sous les dynasties jadis, hors Hà Nội).

Il pleut sur la ville de Hanoi aujourd'hui,"


"Je crois que mon père était de la ville même, dont la seule chose qu'on m'ait dite jusque-là est qu'elle est peuplée par un grand nombre de catholiques... Comme mon père l'était, je n'en étais pas autrement surprise."



Son histoire (riche est ondulante) se fait, dès les débuts, par cette tension - classique - entre le Nord et le Sud, entre un père d'origine de Nam Định et donc du Nord (et catholique) et une mère bouddhiste (et du Sud: Tây Ninh, si je ne me trompe) issue d'une famille ayant la nationalité française. Après la chute de Saigon, c'était pour elle le rapatriement, le dépaysement et la désolation. Durant ses années au Havre (l'émouvant récit d'Antoine Sorel des Oeuvres vives en dit long si on sait lire) l'adolescente qu'elle était n'avait qu'une seule camarade, très timide comme elle probablement.

Mais son drame est toujours celui de la langue. Commençant à lire en épelant les volumes d'Oui-oui, elle trouvera très tôt de quoi nourrir son esprit vagabond; nhưng làm sao mà khác được đây. J'ai toujours l'impression curieuse qu'elle est une nouvelle Đoàn Thị Điểm, sur laquelle d'ailleurs je lui ai dit - selon une intuition - de porter l'attention, quand elle me faisait comprendre qu'elle voulait savoir un peu sur les femmes vietnamiennes.


Vous êtes la douceur même, douceur qui pour moi n'est qu'un lapsus de "douleur". Je me demande dans quel état tombe l'avocatier au balcon de votre nouvelle demeure vers Clignancourt. Quand je vous parlais de mes rosiers, vous m'avez dit qu'il ne m'en manquait qu'un du nom d'"Ataraxie" puisque j'avais déjà un "Tranquillité" et un "Shéhérazade". Je me demande toujours pourquoi ne vous avoir pas demandé si l'arrivée du mois de mai vous apporte de la joie. Je voulais tant, également, vous raconter que j'ai entendu pour la première fois de l'année le chant des cigales.



Vous me manquez. Je vous envie presque, maintenant que vous êtes si légère et limpide.


6 comments:

  1. Xin lỗi cho em nhắc, khúc Naipaul, anh gõ dư ra chữ a

    ReplyDelete
  2. buổi trưa uống bia cùng vịt om sấu, ra nghị quyết năm mới: kể chuyện. buổi tối, những câu chuyện cùng bức ảnh tuyệt vời chụp Linda Lê của Lê Kim Hưng đã mang lại những kết quả rực rỡ trên nhiều mặt trận, báo hiệu sự mong chờ rất lớn đối với Ba nữ thần Số mệnh

    ReplyDelete
    Replies
    1. Congrats! Thank you for info.

      Delete
  3. “Sở dĩ Bỉ vỏ cho đến nay vẫn là một cuốn tiểu thuyết không thể bỏ qua của một giai đoạn văn chương Việt Nam, chính là bởi nó sở hữu một cốt truyện hiếm có. Nguyên Hồng trong Bỉ vỏ cuốn hút chúng ta bằng cốt truyện ấy, và Bỉ vỏ, mặc dù kể rất nhiều về sự nhơ nhuốc của những cuộc đời đau khổ, lại trong lành và ngây thơ một ngòi bút văn chương thành thực muốn lôi cuốn độc giả chính bằng những nét ngây thơ của mình”. Hồi đọc bài này, Bỉ vỏ: Sức mạnh của cốt truyện, CVD viết từ tốn che chở, nhìn nhận văn phong Nguyên Hồng trong phần giới thiệu cho lần tái bản cuốn Bỉ vỏ, còn chưa biết NH và CVD cùng quê hương Nam Định.

    ReplyDelete
  4. nói chung tôi chỉ (vì tình cờ mà) đẻ ở Nam Định thôi, khó mà có thể tự nhận cho mình vinh quang "là một người Nam Định" được

    ReplyDelete
  5. Ngày dài, em chỉ vội kịp nhét cuốn Vu Khống của Linda Le vào vali của em họ trước khi nó đi chữa bệnh điên :(. Lần đầu tiên trong đời em chứng kiến một người hoàn toàn bình thường thành người điên sau một thời gian dài trầm cảm :(.

    ReplyDelete