Apr 19, 2023

Mặt khác


Đấy, đang định EJ thì vì nhắc đến Alfred Kubin, tôi lại muốn đọc lại cuốn tiểu thuyết của Kubin.



Mặt khác ("phía kia"): nhưng "mặt khác" thuộc một ngôn ngữ, ngôn ngữ của những "hòa chung không khí", "ý kiến chỉ đạo", "thiết nghĩ", etc., tức là ta thường xuyên nghe thấy nói, "một mặt", rồi một lúc sau, "mặt khác" - hoặc, còn thường xuyên hơn, không thấy "một mặt" đâu nhưng vẫn thấy "mặt khác". Và nhìn chung, những lúc như vậy, có thể trông chờ sẵn, là chẳng có mặt khác nào.

Như vậy tức là, vừa nói đến nhà xuất bản Christian Bourgois, thì bây giờ là José Corti. Nếu không có Corti, thì - chỉ cần nói ngắn gọn - sẽ không có Siêu thực, Bachelard, Gracq. Ta dễ tưởng tượng được, một cuốn sách như cuốn tiểu thuyết của Alfred Kubin, trong tiếng Pháp thì phải do José Corti in.

Đây là một trong những quyển sách mà Linda Lê gửi cho tôi - một trong những gì mà Linda muốn tôi nhất định phải đọc. Kẹp trong sách:




Liên quan đến Ernst Jünger: một lần tôi ở Paris một quãng thời gian ngắn, Linda và tôi hẹn nhau, tôi đến rendez-vous khi vừa từ hiệu sách ra. Thấy tôi cầm một túi sách, Linda đòi xem; trong đó có cuốn tiểu thuyết của Jünger về những vách đá. Nhìn thấy nó, Linda bảo: "C'est magnifique". Julien Gracq (mà Linda không hề thích) có cả một culte đối với Jünger, như bất kỳ độc giả nào của Gracq cũng biết, nhất là cuốn tiểu thuyết ấy.

Lúc đó, tôi còn chưa biết Jünger là độc giả của Kubin. Kubin viết tiểu thuyết thì giống như một sự sa sẩy, giống Picasso làm thơ. Vì đấy là một họa sĩ. Jünger đọc cuốn tiểu thuyết của Kubin, nhưng chủ yếu xem tranh của Kubin, và từng viết ít nhất một tiểu luận về tranh của Kubin.


Tất nhiên, chẳng mấy ai đọc được mấy dòng chữ trên đây. Mấy dòng chữ ấy, khó luận nhất là từ "défraîchis" (cũng nằm trong ngoặc kép). Linda đi mua nó cho tôi tại hiệu sách Corti (rue Médicis, như bất kỳ ai biết về sách đều biết rõ: mấy thứ Shakespeare and Company là trò tầm phào - nhiều người còn nói ngay được là ở số bao nhiêu rue Médicis). Ở thời điểm ấy, cuốn sách đang được tái bản, nếu muốn lấy ngay thì chỉ có vài quyển nhìn không còn được mới lắm (défraîchis). Linda đã mua một trong số đó và gửi cho tôi. Cùng Lenz của Büchner, nếu tôi nhớ không nhầm.

Hiệu sách của Corti: trong hồi ký (vì sống rất già, José Corti viết tận hai hồi ký, tôi đã đọc cả hai, một trong hai có ở thư viện của Institut Fr. ở Hà Nội) kể chuyện về một người Nhật tới đó (à nhưng chuyện này hình như tôi kể rồi)

Cuối cùng thì José Corti tìm được cách cứu nhà xuất bản của mình, tức là tìm được người để giao lại, nhờ một điều tình cờ không thể tin nổi ("pour un hasard, c'est un hasard", như các nhân vật của Raymond Queneau - mà Linda cũng không thích - hẳn sẽ nói; hoặc, "pour un hasard, c'en est un"). Nhưng hiệu sách thì gần đây đã không giữ được. Linda từng gửi email nói cho tôi điều đó: thêm một librairie biến mất.

Chữ của Linda: quyển sách đầu tiên của Linda mà Linda tặng tận tay tôi là Exils (par ailleurs) - trước đó thì cũng đã nhiều lần gửi cho tôi, nhưng hồi ấy chúng tôi còn chưa thực sự quen nhau. Trong những từ của lời đề tặng có một từ mãi mà tôi không luận được. Tôi đành nhờ một người bạn Pháp thử xem có đọc được không. Nhưng cũng không đọc được nốt. Mãi rồi bỗng một lóe chớp hiện ra, và từ ấy đã đọc được.

Ta đọc được chữ (viết tay) không phải nhờ thực sự thấy tất tật mọi nét, một cách rõ ràng: ta đọc được vì biết một ai đó có vocabulaire như thế nào, và không phải ta đọc, mà ta sẽ đoán. Nếu thực sự biết, sự đoán sẽ diễn ra nhanh đến mức ta tưởng mình đã đọc: nhưng ta không đọc (chữ viết tay gần như không thể đọc được), mà ta đoán.


Nhờ đọc (hồi ký của) Corti tôi phát hiện được một nhân vật kiệt xuất về trình bày chữ. Phát hiện ấy cũng làm nên một niềm vui to lớn cho một người bạn làm design, typo. Nhân vật kia từng trình bày các bải thơ của René Char; tức là chỉ dùng một bài thơ của Char mà làm nên một tác phẩm visual. Nhưng nếu còn chưa làm gì với một bài thơ (nhất là thơ Char) thì

2 comments:

  1. một “công-bố-tài-liệu” đặc biệt và có lẽ đẹp nhất

    ReplyDelete
  2. Xem tác phẩm visual “Hors-commerce Thư viện bùng cháy” người ta nhận ra ngay “Lời” là yếu tố, là sự sống động, là hồn cốt của design, typo.

    ReplyDelete