Đề tài nghe vớ vẩn nhưng thật ra rất nghiêm túc, chứ không phải như những đề tài nghe rất nghiêm túc nhưng thật ra lại rất vớ vẩn :)
Vấn đề này liên quan ngay tới chủ nghĩa quốc gia Việt Nam (tôi thuộc vào những người thiên về gọi cái ấy là "chủ nghĩa quốc gia" hơn là "chủ nghĩa dân tộc").
Nhiều trí thức nổi tiếng của Việt Nam trước 1945 từng thể hiện thái độ ngưỡng mộ, muốn học tập Hitler. Ở đây ta có thể hiểu là họ nghĩ theo lối "kẻ thù của kẻ thù chính là bạn của ta"; trong tình thế chống Pháp, khi nước Đức Hitler đánh Pháp, không những thế thời gian đầu còn chiến thắng vang dội, thì nhiều người đã nhìn vào đó như một lối thoát cho Việt Nam, một đồng minh tiềm năng. Vả lại, Quốc Xã cũng là chủ nghĩa quốc gia; ở Việt Nam thì Phạm Quỳnh lại theo đường lối chủ nghĩa quốc gia bảo hoàng, học theo tư tưởng của Charles Maurras.
Tôi từng đọc một bài báo của Nguyễn Khắc Viện thể hiện sự ủng hộ với chủ nghĩa phát xít. Nhưng dù sao thì (nếu tôi nhớ không nhầm) đó cũng là vào thời điểm trước khi hoặc ngay khi Thế chiến thứ hai vừa nổ ra.
Nhưng hóa ra nhiều trí thức Việt Nam dòng quốc gia còn thể hiện lòng ngưỡng mộ với Hitler vào lúc kết cục của Thế chiến thứ hai đã ngã ngũ, thậm chí cả sau khi Hitler đã chết.
Đây là một phần nội dung bài báo mang tên "La tentation "fasciste" des luttes anticoloniales Dai Viet. Nationalisme et anticommunisme dans le Viêt-Nam des années 1932-1945" của François Guillemot, trên tạp chí Vingtième Siècle. Revue d'Histoire, 10-12/2009, pp.45-66. [Chiều hướng "phát xít" của những cuộc đấu tranh chống thực dân Đại Việt. Chủ nghĩa quốc gia và chống chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam từ 1932 đến 1945].
Guillemot là một tiến sĩ sử học còn trẻ, nghiên cứu viên của CNRS (viện Viện Đông Á trực thuộc), tác giả cuốn sách Dai Viêt, indépendance et révolution au Viêt-Nam: l'échec de la troisième voie 1938-1955 (Đại Việt, độc lập và cách mạng ở Việt Nam: thất bại của con đường thứ ba 1938-1955). Trên mục Tạp chí của talawas cũng đã có dịch một bài của Guillemot, lần này là về thanh niên xung phong, một đề tài lớn khác của Guillemot.
Bài báo của Guillemot cho thấy tiềm năng khám phá lại lịch sử từ báo chí lớn đến thế nào. Bằng cách khai thác những tờ báo hiếm thấy ngày nay ở một số kho lưu trữ tại Pháp, Guillemot đã dẫn ra được chủ yếu từ Hải Phòng Nhật Báo các chi tiết như sau (ngoài ra còn có các tờ như Bình Minh, Tân Á):
Ngày 17 tháng Sáu 1945, khi tưởng niệm nhóm Nguyễn Thái Học, Nhượng Tống đã so sánh cái chết của các thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng với cái chết của Adolf Hitler.
Nguyễn Triệu Luật cũng lặp lại so sánh này.
Trên Trung Bắc Chủ nhật ngày 13 tháng Năm 1945, Vũ Bằng viết bài “Hitler đã ngã!” thể hiện nỗi buồn bã, thương tiếc với lãnh tụ Quốc Xã.
Guillemot cũng chỉ ra rằng Nguyễn Vỹ trong Tuấn chàng trai nước Việt cũng nói giới trẻ Việt Nam thời ấy rất ngưỡng mộ Hitler.
Ngắn quá , :<
ReplyDeletebị lỗi, đang post nốt :)
ReplyDeleteTrong cuốn Đường về nô lệ của Hayes có phân tích cho thấy con đường của các nước cộng sản với con đường của Hitler có khác gì nhau đâu. Cho nên, không phải chỉ các trí thức trước 1945 mới hâm mộ Hitler đâu. Thực chất, tư tưởng Hitler về quản lý đât nước rừng rực cháy ở VN cả hơn nửa thế kỷ nay đó thôi.
ReplyDeleteThì cũng giống như Napoleong đã từng được giới quý tộc Nga ngưỡng mộ đấy thôi. Tôi nghĩ, lịch sử tuân theo quy luật "được làm vua thua làm giặc". Kẻ chiến bại bao giờ cũng là phi nghĩa. Khi xảy ra chiến tranh, lấy gì để giương cao ngọn cờ chính nghĩa, cách khôn ngoan nhất là cứ kêu thật to: dân tộc, độc lập, tự do, bác ái, hòa bình (toàn đại tự sự cả). Cái hay là ở chỗ nếu cả hai phe đều giương ngọn cờ ấy, thì dân đen chả biết đâu mà lần(như hồi chiến tranh chống Mỹ đấy, khẩu hiệu của ngụy quyền Sài gòn còn nhiều dân tộc bình đẳng bác ái hơn Việt công!)
ReplyDelete....như hồi chiến tranh chống Mỹ đấy, khẩu hiệu của ngụy quyền Sài gòn còn nhiều dân tộc bình đẳng bác ái hơn Việt công!
DeleteHahaha, con lạy cụ cả nón!
Chị nghĩ là hồi đấy thông tin về tội ác của Hitler chưa phổ biến. Đúng là trong mắt các cụ Hitler oai phong chẳng kém gì Napoleon. Hơn nữa Đức lại đánh cho Pháp chạy te tua, thống chế Pê tanh phải xin đầu hàng. Trong khi trí thức Việt quá ư là ghét Pháp.
ReplyDeleteĐến giờ vẫn có bao nhiêu thanh niên Nga, Đức theo chủ nghĩa Phát xít mới, tôn thờ Hitler làm thần tượng huống chi hồi đấy.
em tin là có một mối liên hệ nhất định giữa chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa phát xít
ReplyDeleteThì đúng mà. Xem wiki là thấy chủ nghĩa phát xít là biến thái của chủ nghĩa quốc gia.
ReplyDeleteThiếu thông tin nên có thể dân tình thấy nó rất hay. Đảng quốc xã lên được là do bầu cử dân chủ năm 1932 đấy chứ. Hồi trước trên X-cafe có mấy cái site kể chuyện nhân cách của Hitler. Quốc trưởng ôm hôn các cháu thiếu nhi, ân cần với thanh niên Đức chả khác gì cụ Hồ :D Hồi đầu Hitler cũng được tuyên truyền như hình ảnh 1 người cha của dân tộc.
mình nghĩ ai cũng có tí phát (a) xít trong người và dân tộc nào cũng có tính (phát) xít trong nó cả. Vấn đề nằm ở chỗ vấn đề thôi bạn củ chuối NL ạ.
ReplyDeletecủ chuối nghĩa là sao? là long and hard, right? :ddd
ReplyDeletemà "vấn đề nằm ở chỗ vấn đề" nghe vấn đề nhề
Bác onghoangmuoi muốn comment thì phải đàng hoàng, tại sao lại đến blog cuả người ta nói bậy? Lại thần linh, lại Nghệ An, mệt quá.
ReplyDeleteTôi xin đề nghị chủ blog Nhị Linh, nếu có comment nào dùng những từ thô lỗ thì bạn nên delete nó đi cho nhẹ người, vì "phản công" lại chúng, vô hình chung sẽ dẫn bạn đến chỗ bị chúng đồng hoá.
Nkd nói: "Hồi đầu Hitler cũng được tuyên truyền như hình ảnh 1 người cha của dân tộc." He he... Các cha già cuả dân tộc lại được dân tộc ấy đẻ ra mới lạ chớ. Cái nào trứng, cái nào gà :-d
ReplyDeleteCũng may, Trần Hưng Đạo không bị dân chúng đôn lên làm cha già.
Gởi Nhị Linh: Chừng nào bản đồ thế giới còn biên giới lãnh thổ, thì tinh thần Quốc gia vẫn tồn tại, đương nhiên rồi. Khối Châu Âu cũng vẫn chi chít đường biên giới và "tình yêu quốc gia" vẫn nằm dọc theo trên từng cây số í. Hitler sai và ác, chứ tinh thần Quốc gia bản thân nó là điều tự nhiên, nếu không nói là cần thiết. Ẩn mình dưới hầm thư viện Paris lâu năm mà còn giả vờ quên rồi nhể??
Bác Nhị nhớ ới các bác khác và hàng xóm có thêm tinh thần Quốc gia, nghiêm chỉnh phê bình bạn nào thiếu tinh thần quốc gia, cho dù bạn ấy có là dân thường hay lãnh tụ ;-)
Hi NhiLinh, and you guys need to swim, to row... with both left arm and right arm ;-)
ReplyDeleteDon't forget that.
You guys also need to care for Vietnamese in exile. Be calm, be true intelligent and be smart. Don't fight stupidly, for nothing, to kill your own people. Look back history of Vietnam and you will see how stupid we are. Wake Up!!
ReplyDeleteVà nếu bạn tự chặt đứt cánh tay trái cuả mình, bạn sẽ thiểu năng. Rồi đừng ngạc nhiên khi ấy người ta sẽ lắp cho bạn một cánh tay giả.
ReplyDelete"Với con thuyền này ta chèo qua số phận
Ta chèo qua thời gian, ta chèo một mình..."
- trích từ Trương Chi cuả Nguyễn Huy Thiệp
Chào Nhị Linh,
ReplyDeleteTớ cũng đang công tác ở viện KHXHVN giống như cậu. Cậu đã dẫn một vấn đề rất hay. Chủ nghĩa dân tộc có rất nhiều hình thái, ở "phe" này thì chúng được thể hiện thế này, ở "phe" kia thì nó được thể hiện thế kia.
Chủ nghĩa phát xít cũng là một dạng chủ nghĩa dân tộc. Các cậu cứ vào Wikipedia thì sẽ biết được "chủ nghĩa dân tộc" là gì thôi mà.
Cảm ơn Dũng vì đã đưa ra một thông tin hay cho mọi người
:))
ReplyDelete