Jun 14, 2018

Trần Vàng Sao từ trước Trần Vàng Sao

Tôi đọc Bài thơ của một người yêu nước mình lần đầu tiên năm mười chín, hai mươi tuổi. Người đưa nó cho tôi đọc (lúc nào cũng có sẵn mấy bản đánh máy in ra giấy để trong cặp - hồi ấy không dễ tìm thấy thơ của Trần Vàng Sao mà đọc) kể (kèm rất nhiều thở dài) hồi trẻ (cũng mười chín, hai mươi tuổi), đi bộ đội, tình cờ đọc bài thơ ấy, và đã xé hết thơ mình làm, suốt phần đời còn lại bỏ mộng trở thành nhà thơ.

Câu chuyện đã quá nổi tiếng: năm 1965, Trần Vàng Sao (lúc này đã là Trần Vàng Sao) được đưa từ Huế ra ngoài rừng (theo ngôn ngữ của thời ấy: "lên xanh"). Cuối năm 1967, Trần Vàng Sao đang ốm thì có người đến hỏi có gì không để in vào một tập sách, Trần Vàng Sao bèn viết một mạch Bài thơ của một người yêu nước mình, một trong những bài thơ nói lên rõ nhất khuôn mặt của cuộc chiến tranh.

Theo cách riêng của nó, bài thơ của Trần Vàng Sao nói lên toàn bộ (từ trước) Mậu Thân 1968.

Và tôi cũng tự hỏi, thơ của Nguyễn Khoa Điềm, bao nhiêu phần trăm thoát thai từ Bài thơ của một người yêu nước mình.

Chính vì vậy, về sau này, tôi đọc hồi ký Trần Vàng Sao về đoạn ra Bắc. Một nhân vật như Trần Vàng Sao gây rất nhiều tò mò.

Nhưng phải đến quãng 1963-1965, Nguyễn Đính mới trở thành Trần Vàng Sao. Còn trước đó thì sao?

Về sau, rất lâu sau này, Nguyễn Đính Trần Vàng Sao kể mình viết rất sớm, mãi từ khi vẫn còn học trung học, rồi đoạn học đại học ở Huế. Và Trần Vàng Sao nói rất cụ thể, từng viết bài về tập Hoa đăng của Vũ Hoàng Chương. Rồi thì bình luận thơ Ngô Kha, lúc còn rất trẻ, đăng tạp chí ở Huế.

Nguyễn Đính đã nhớ đúng, dưới đây là bài về Hoa đăng:



Như vậy, ngay khi tập Hoa đăng của Vũ Hoàng Chương xuất hiện, đã có không chỉ một bài của Chế Lan Viên. Tập thơ in ở Sài Gòn, nhưng những bình luận đáng kể nhất lại xuất hiện ở Hà Nội và Huế, và từ hai nhân vật rất khác nhau. Tôi sẽ còn quay trở lại với bài của Trần Vàng Sao trên đây.

Và Nguyễn Đính Trần Vàng Sao cũng nhớ đúng, về bài bình luận thơ Ngô Kha.

Bài ấy đăng trên tập san Lành mạnh số 75, "ra ngày 1-6-1961". Dưới đây là toàn bộ bài của Trần Vàng Sao, viết ở tuổi mười chín, hai mươi:







Tôi sẽ còn quay trở lại với "Trần Vàng Sao từ trước Trần Vàng Sao", câu chuyện phong phú hơn nhiều so với mức người ta có thể tưởng, thậm chí còn hơn mức chính bản thân Nguyễn Đính Trần Vàng Sao còn nhớ.

Và đó là câu chuyện của một Trần Vàng Sao không hề là nhà thơ.

18 comments:

  1. Xúc động quá, em vừa tìm đọc bài thơ. Càng xúc động hơn khi biết nhà thơ chỉ vừa mới mất...

    ReplyDelete
  2. khi Việt nam chưa có tạp chí văn học nào đáng đọc thì đối với tôi blog Nhị Linh luôn là một trang quan trọng, ở đây mọi người yêu văn chương đều có thể vào đọc miễn phí nhiều bài viết hay, cảm ơn Nhị Linh

    ReplyDelete
  3. cám cảnh cho thơ quá nhỉ.

    ReplyDelete
  4. Tôi thấy những người như bác Vàng Sao ra đi thật buồn, bác thuộc một thế hệ làm thơ viết văn vì tình yêu văn chương. Giới sách vở bây giờ chỉ toàn vờ tốt đẹp với nhau ở ngoài chứ sau lưng đấu đá nhau. Cả báo chí và xuất bản cũng vậy. Nhiều sách hơn chưa chắc hiểu chuyện hơn.

    ReplyDelete
  5. Theo Nhị Linh thì giờ trong giới văn chương ai là người có khả năng phê bình/review sách tốt nhất?

    ReplyDelete
  6. hỏi làm gì?

    sao giờ lắm bọn nguy hiểm thế nhỉ

    ReplyDelete
  7. Quan trọng là phải "nhớ đúng". Sợ nhất là những "kí ức tưởng tượng" :(

    ReplyDelete
  8. kể lại ký ức tưởng tượng thì mắt hay lim dim

    ReplyDelete
  9. We're a group of volunteers and opening a new scheme in our
    community. Your site offered us with valuable information to work on. You've done a formidable job
    and our entire community will be thankful to you.

    ReplyDelete
  10. trước có lần đã định hỏi: Sao trong top bảy nhà thơ mà NL nhắc tới có Nguyễn Bắc Sơn với Chiến tranh Việt nam, mà lại ko có Trần vàng sao với Bài thơ của một người yêu nước mình, nhg lại ngại :(

    ReplyDelete
  11. câu chuyện Trần Vàng Sao là một câu chuyện thuộc dạng khác hẳn, chỉ có cách đặt riêng ra thì mới nhìn được chứ

    các bình diện khác nhau mà không phân biệt thì cũng giống chơi điện tử bốn nút cứ đi so với bắn doom

    ReplyDelete
    Replies
    1. Yêu nước dĩ nhiên là tốt rồi, nhưng bài thơ cuả Trần Vàng Sao đâu có chi là tuyệt tác chứ, trong khi điểm sách thì lại tỏ ra quá "hách xì"
      Chẳng qua là không hợp rơ, hợp gu, hợp khẩu khí thôi. Tôi thích Ngô Kha hơn, kệ ông Sao Vàng chê bai. ;-p

      Trước 1975 trong Nam tôi còn nhỏ lắm, nhưng cũng biết có người nghèo khổ và cuộc đời trong thời chiến đó có cái gì lênh đênh, chông chênh, suy vi, loạn lạc, người tản cư khắp nơi, con nít cũng biết lo sợ biết buồn huống gì người lớn. Nhưng tôi vẫn nhớ như in một cái gì đó, thật đẹp, không phải vật chất đâu nhé, thật đáng nhớ. Tôi không vẽ vời đâu, nó còn phảng phất vương vất mãi tận sau 1975 mà tôi chỉ cảm nhận nhưng không hiểu hết. Bây giờ, có lẽ tôi bắt đầu ngờ ngợ hiểu ra. Nhưng để làm gì nhỉ, "...một ngày sẽ không còn thấy lại" Người đáng tiếc chính là Trần Vàng Sao đó thôi, ông không có duyên hưởng được hương trời, vậy thôi. Bạn Nhị Linh nhỏ tuổi hơn còn biết "thở lại những muà xuân cũ" tuyệt đẹp cuả xứ Bắc Hà đó mà.

      Qua cơn bỉ cực đến hồi thái lai, quê hương cuả chúng ta sẽ hồi sinh và sẽ đẹp, một cái đẹp khác, đúng không nhỉ? "Cái gì cũng lạc quan để trở thành lịch sử" đó mà.

      Delete
  12. đã bảo phắn rồi, mà vẫn bao nhiêu lần cố chõ mồm vào, lần này hiện ra để nói tiếp: phắn đi

    cái thứ sản phẩm của Việt Nam Cộng hòa rất prototype cho đám nouveau riche bây giờ, miệng thì nói lời đẹp đẽ nhưng nếu sống ở miền Bắc thời ấy, thể loại nhân vật này chắc chắn trở thành hồng vệ binh kiên trung

    sống cả một đời ăn theo nói leo, ngu xuẩn trong êm ái - rồi cũng sắp hiểu rồi đấy

    ReplyDelete
  13. Saved as a favorite, I like your blog!

    ReplyDelete