Jan 24, 2021

Préliminaire-(c) Bodard và Greene

(đã rất gần)


nhảy luôn đến cuối, tức là mốc ởkia (và quanh đó)


Đặt Lucien Bodard cạnh Graham Greene không chỉ tập trung cái nhìn vào quãng đầu thập niên 50 thế kỷ 20 ở Đông Dương, với sự trợ sức của những người bên ngoài, mà còn tiếp tục motif "Anh & Pháp": vả lại, nếu Greene thuộc vào số những người nổi tiếng nhất của hạng mục lẽ ra phải được Nobel Văn chương thì Bodard là nhà văn nhận Prix Goncourt. (từ đây ít nhất cũng có thể thấy, ta đang đến với văn chương chất lượng cao)

Greene cũng là một tác giả ruột của đối thủ của tôi, Mr. Tin Văn Nguyễn Quốc Trụ. Ngay sau đây sẽ là cả một công cuộc Greene, trong đó ý nghĩa không nhỏ là nhằm hommage Mr. Tin Văn. Tất nhiên, Mr. Tin Văn còn nhiều tác giả ruột khác, nhưng chẳng hạn Albert Camus thì tất nhiên sẽ không.

Nhưng tôi cũng cần lục bộ sách về Indochine của Bodard đã.


bộ sách của Bodard còn chưa thấy đâu nhưng đã có mấy thứ liên quan:


Norman Sherry viết mấy cuốn sách về Joseph Conrad thì Graham Greene tự tìm cách gặp Sherry và đề nghị Sherry viết tiểu sử mình. Sau đó, Sherry được xem toàn bộ lưu trữ cá nhân của Greene và gặp những người có thể nói về Greene. Bộ sách của Sherry chưa hoàn thành khi Greene qua đời.

Sở dĩ như vậy là vì văn chương Graham Greene một phần không nhỏ đi ra từ thế giới Conrad. (xem thêm ởkia)


Còn đây là mấy số của tạp chí Annales:


của mấy năm, 1968, 1969, 1970, tức là khoảng 40 năm sau khi ra số đầu và trở thành cái mà người ta hay gọi là trường phái Annales của sử học Pháp (sorry hơi xấu)

Cần trở lại với motif "Trăm và nghìn": cái nhìn của Annales, hay cụ thể hơn, của Georges Duby, vào lịch sử - bởi vì tránh khỏi sự kiện và cả chronologie (thế nhưng tờ tạp chí lại tên là "Annales" như ta thấy) - gỡ ra được nhiều lớp khỏi mớ bùng nhùng rất hay bị phức tạp hóa (hoặc, giản lược hóa - cela revient au même). Lịch sử, như vậy, từ Augustin Thierry đến Michelet có một bước ngoặt (Michelet: người ta hay coi đó là một sử gia lãng mạn, nhưng khó mà ở xa sự thật hơn thế, vì Michelet chính là người đầu tiên hiểu ra giá trị - hay, dimension - của một thứ giờ đây ai cũng thấy là hiển nhiên: tài liệu, nhất là tài liệu gốc). Và tiếp tục có một bước ngoặt.

Các ordre của xã hội Trung cổ không đơn thuần là quý tộc-tăng lữ-hiệp sĩ. Nhiều đối đầu tinh tế hơn nhiều quyết định chuyển dịch của xã hội. Đối đầu évêque-abbé, prêtre-moine, đối đầu giữa nhóm hiệp sĩ và ông vua, rồi linh mục và thầy tu với hiệp sĩ, etc. Nhưng không phải lương với giáo chung chung, mà sự cạnh tranh về tu tập có thể rất mãnh liệt tùy thời kỳ giữa giới linh mục và các dòng tu kín, rồi xung đột monar-monas, ông vua và nhà tu: Port-Royal là một ví dụ lớn (sự hiểu biết sơ sài dẫn đến đồng hóa Port-Royal với Pascal cũng thể hiện một trong những gì mà những người Annales chiến đấu chống lại).




(còn nữa)

(tiếp tục:

"Ivo"

"opus 1"

"Rìa khu rừng")




BSEI (Bulletin de la Société des Études Indochinoises)

Thư viện To (Bibliothèque Centrale de l'Indochine fr.)

Préliminaire-(b) Anh và Pháp

Préliminaire-(a) Trăm và nghìn

Đông Dương thuở ấy (7)

Đông Dương thuở ấy (6) Maison Cité U

Đông Dương thuở ấy (4) l'Huma

(Cái) Tương lai của Bắc Kỳ

Báo năm 1919

Nguyễn Văn Vĩnh

Hội Trí Tri

Đông Dương thuở ấy (3) Các cò mi

Đông Dương thuở ấy (2) Léopold Cadière

Đông Dương thuở ấy (1) BAVH

Đông Dương ấy, Đông Dương này

Dien Bien Fou

Ngày 19 tháng Chạp năm 1946


3 comments:

  1. Mà sao em ít thấy mình gần gũi với tinh thần của Mr Tin Văn

    ReplyDelete
  2. hay. khi biết thêm một cái nữa của Graham Greene, thấy cái tương quan này quả là rộng, theo nghĩa đúng của nó. vì lẩn mẩn nghĩ sang chuyện "Dụng gián" của Tôn Tử khi xem tay gián điệp giấu diếm đọc thơ kia. thằng khổng lồ bên Đông Á thì coi agents như lũ gián dùng được thôi.

    ReplyDelete