Jul 7, 2022

tay


(tiếp tục etc. etc.)


Tại sao? Do một điều huyền bí nào, mà -



- mà tôi lại cứ nhớ đinh ninh, rằng trong bài thơ kinh điển (và nó kinh điển trên - dẫu chỉ một - phương diện là ai cũng biết), sau "Nếu là nai cho xem gạc" thì phải có "Nếu là vạc cho xem chân", cho nên thật xiết bao kinh ngạc khi, đi kiểm tra, tôi thấy là không có.

Thế là bị thiếu mất một mắt xích dẫn được đến với "Cho xem tay", vì Cho xem tay cái nào thì đây:


Xem các comment dưới đây thì có thể thấy Internet đáng ngờ đến thế nào (vô tích sự, vô tích sự): không thấy được cái mà ta muốn tìm, thậm chí tìm cái này thì lại ra cái kia, hoặc ra một dạng bị bóp méo, etc. Cho nên, câu chuyện về ba con lợn, tôi quyết định không đi kiểm tra xem có còn nhớ đúng không: mấy con lợn ở nhà, mẹ chúng dặn phải cẩn thận kẻo sói vào ăn thịt. Thế rồi sói đến gõ cửa, ba con lợn nghi đấy là sói nhưng sói bôi phấn vào tay (cẳng) cho nó trông trắng trẻo, đánh lừa lợn. Cả chuyện này, tôi nhớ có đúng không?

Có một tay tôi không sợ mình nhớ sai: "Ai kẻ dâng vàng kẻ biếu tay" (Mơ gì Ấp Tiết, etc. etc.)


Alexandre Tharaud là một pianist, từ đó mà có tầm quan trọng của tay. (tuy chân cũng chẳng phải là không quan trọng)


còn nếu không phải piano? thì:


Cuốn sách của Tharaud nói đến những người làm công việc lên dây, các accordeur, hay tuner, dạng công việc tuyệt đối cần thiết nhưng thường xuyên thuần túy bị lờ đi, thậm chí tuyệt đối không được biết đến. Bằng kinh nghiệm, Tharaud biết rằng accordeur người Nhật có trình độ thượng thừa - Tharaud kể, mình nêu yêu cầu với một nhân vật Nhật Bản, muốn tiếng đàn có màu sắc của hoàng hôn, và thế là sau vài phút nhân vật kia hí hoáy, cái đàn đã kêu như một hoàng hôn rơi. Cũng vẫn người Nhật giỏi hơn cả trong một công việc: giở trang.

Điều này vô cùng cần thiết đối với Tharaud, bởi vì sau một sự cố biểu diễn, Alexandre Tharaud quyết định sẽ không chơi theo trí nhớ nữa, mà có tổng phổ trước mặt; và nếu vậy thì không thể có một người ngồi bên cạnh lật trang.

Ở trên sân khấu cả cuộc đời, Tharaud biết được rằng các khán phòng Pháp là vô địch thế giới về lượng người ho trong các công xe. Nhưng ho trong một buổi hòa nhạc thì âm thanh tổng thể sẽ là cùng một lúc mấy bản nhạc liền: bản nhạc mà virtuoso biểu diễn trên sân khấu, tiếng ho, nhưng còn thêm cả tiếng những người "suỵt" hướng vào đối tượng ho hắng.

Tharaud cũng thấy cần trở lại với một đoạn lịch sử, Paris hồi 1830-1840, Liszt và Chopin (như đã).


7 comments:

  1. đúng là có "nếu là vạc cho xem chân" mà

    ReplyDelete
  2. ơ thế à, search google thì thấy ngay version no-vạc, nai một phát là đến gió xin mời vào luôn

    ReplyDelete
  3. đủ bộ là thỏ, nai, vạc, cáo, gió

    ReplyDelete
  4. không phải lợn, là dê (ít nhất thì bà em kể thế).

    ReplyDelete
  5. toi nho giong NL, la lon, doc trong mot quyen sach gi do cho tre con

    ReplyDelete
  6. viết có dấu đi, có được không?

    ReplyDelete
  7. rồi, được rồi

    ReplyDelete