(tiếp tục "Kannitverstan")
bất giác, tôi nghĩ đến:
Nhưng tôi nhớ đến cuốn sách chủ yếu vì từ punir trong nhan đề của nó.
Tức là, punir và punition tồn tại trong tương quan nào: với việc đặt nó vào tương quan với surveiller, Foucault đã đi một bước ra khỏi vùng truyền thống, vì tất nhiên, punition hay được nhìn nhận trong tương quan với crime. (ví dụ kinh điển, và thật ra đó cũng có thể được coi là thời điểm truyền thống đã nói ở trên: punition - hay biến thể của nó, châtiment - thì đi thành một cặp với crime) (cũng về crime) Chỉ cần hơi nhích thêm một chút là ta sẽ rơi thẳng vào một trường nghĩa mênh mông và giống đầm lầy, của faute, péché, etc.
Nhưng punir (punition) còn có rất nhiều ý nghĩa nếu ở trong tương quan với một điều khác: (se) venger (vengeance - rồi thì vendetta, etc.). Trả thù và trừng phạt; nói đúng hơn, trả thù hay trừng phạt.
Ở trong tương quan này, thì có thể (thì mới) thấy một điều thông thường sẽ không thấy, ấy là, không được trả thù.
Thế nhưng, trừng phạt và trả thù rất thường bị lẫn vào với nhau. Trong những trường hợp xã hội gầm lên (có gầm thật hay không? thường thì đó là do hệ thống phóng đại âm thanh cho nên nghe như rất to) đòi trừng phạt, thì đó lại rất hay là muốn trả thù. Và điều hay nhất ở đây là, sự mong muốn trả thù ấy lại chính là trả thù cho những người kêu gọi trừng phạt.
bản dịch Giám sát và Trừng phạt của NXB Tri Thức có ổn không ạ? cháu muốn tìm lối vào Foucault thì bắt đầu từ đây được không ạ?
ReplyDelete