Các từ (những từ) ở đó là để chúng ta nói ra cái gì đó. Như vậy thì rất khó: nói một cái gì đó là một việc rất, rất khó. Phần lớn thời gian, chẳng làm được gì khác ngoài ấp úng (và lúng búng). Các cuộc tụ bạ: chỗ cho những liến thoắng trong lắp bắp.
Nhưng chuyện vẫn còn có thể khó hơn được nữa: rất có thể các từ có ở đó là để không nói ra bí mật, nếu quả thật là có bí mật. ("nói ra" hay "viết ra", ta thấy ngay là chúng rất đúng; hoàn toàn khác với, chẳng hạn, "viết xuống")
Mức độ trầm trọng của điều này thường xuyên xảy đến với các nhà thơ. Chẳng hạn, khi thơ của một người như Thanh Tâm Tuyền được đọc ông ổng, ta có ngay cảm giác là có một cái gì đó rất sai.
Một kinh nghiệm về đọc Thanh Tâm Tuyền: tôi đã có, cách đây một thời gian (từ đó, và các đường link). Khi ấy, tôi bỗng cảm thấy - cảm giác mỗi lúc một mạnh hơn - là nếu nói một cái gì đó, thì sẽ đồng nghĩa với phải nói bí mật. Nhưng bí mật thì cần được giữ; hoặc giả, bí mật tức là một cái gì đó từng có nhưng đã bị mất. Phê bình có khi cần phải là giữ, chứ không phải lộ.
(phê bình văn học, một số yếu tố khác)
Nhưng bí mật không phải thứ được cố tình tạo ra (như vậy thì là âm mưu, chứ không phải bí mật: thái độ đi liền với đó không còn là ấp úng nữa, mà là thì thụt).
hỏi ra, nữa
ReplyDelete"cả chiều sương mây phủ lối ta về"
ReplyDeletenói ra bí mật thì thành thầy bói (chứ không phải tiên tri) - nó khơi động dục vọng, nó khiến quá cố đúng và vì thế mất cơ hội tìm thấy câu chuyện - tức là cơ hội đi vào được số phận, miracle, cái sống
thứ duy nhất possible là cái impossible - không có nó thì có thể trông như là có tất cả nhưng lại chẳng có gì cả
bí mật của đời sống thời chúng ta là sự nửa kín nửa hở *mặt của Mark Zuckerberg*
ReplyDeleteem thích “bí mật” theo hướng Joseph Joubert: Đôi khi chữ mơ hồ lại ưa hơn chữ đúng ý. Nói theo thi sĩ Boileau thì có những sự tối tăm cần thiết; ấy là những sự khiến cho tưởng tượng được những gì trí tuệ không thể thấy rõ trong ánh sáng.
ReplyDelete