+ “Không bài thơ nào hướng tới độc giả, không bức tranh nào hướng tới người xem, không bản giao hưởng nào hướng tới khán giả”, câu này là của Walter Benjamin. Một câu cần được vang lên vào những lúc người ta, vì không còn biết làm gì, quay trở lại nhấn mạnh vào thông điệp của tác phẩm văn chương, coi đó là cứu cánh cho đầu óc thích dừng lại khoanh vùng hơn là đi tiếp, đi nữa, qua đó cho thấy những niềm tin luôn không có sức mạnh. “Tác phẩm văn chương “nói” cái gì? Nó truyền đạt cái gì? Rất ít, với người hiểu văn chương”, Benjamin, người cùng Roland Barthes tạo ra một đường lối hiểu và nói về văn chương riêng của thế kỷ XX, một đường lối đến giờ nhìn lại cũng không lấy gì làm thắng thế, nhưng cũng cho thấy một sức mạnh kiên trì của một niềm tin mỏng.
+ Miêu tả sự im lặng: Dacia Maraini đã chứng tỏ là làm được điều này trong Nữ công tước Marianna Ucrìa (La lunga vita di Marianna Ucrìa). Một nữ công tước bị câm (và điếc) từ nhỏ. Trước một hiện tượng như vậy, một cái gì đó khác văn chương sẽ tập trung vào việc làm thế nào mà nhân vật vượt qua tật nguyền hoặc bị bệnh tật đánh gục, còn văn chương là chuyện bị câm nghĩa là gì, sự câm lặng nghĩa là gì, và bị câm thì có làm sao.
Dacia Maraini từng là bạn đời (không phải vợ) của Alberto Moravia trong khoảng hai mươi năm, sắp sang đến Việt Nam.
+ Đọc Phía sau nghi can X của Higashino Keigo, tôi thấy không có gì cần phải bàn về tài năng lắt léo (nhưng lại ở trong một môi trường chữ nghĩa và tâm lý rất bình dị) của tác giả. Một tiểu thuyết trinh thám đích thực, cao thủ, đến mức điều duy nhất tôi muốn nhớ (như một sự bấu víu? cũng có thể) là một hình ảnh nào đó không liên quan chút nào tới câu chuyện. Tìm ra được cái này cũng khó lắm, vì Keigo xếp được tất tật những gì xuất hiện vào bức tranh, cái nào cũng có chỗ. Cuối cùng chắc chỉ còn hình ảnh bà già dẫn chó đi dạo vào buổi sáng, ba con, mỗi con một sợi dây buộc cổ màu khác nhau.
+ Về sự im lặng cấp độ khác: những bức thư. Thứ nhất là bức thư của Hemingway gửi Maxwell Perkins, các bạn bên déjà vous đã chịu khó dịch ra. Đấy, người ta viết thư cho editor như thế chứ :) Không hiểu câu “Điều đó khiến việc được có tên trong danh mục Who’s Who thật đáng giá”.
Bức thư thứ hai: Céline gửi Mauriac. Bác Pierre Assouline này đưa nó lên là vì thật kỳ cục khi nghĩ đến việc Céline lại giao thiệp thư từ với Mauriac. Tài liệu mới, được Henri Godard công bố trên NRF mới đây. Thư gửi để cảm ơn mà Céline như chửi Mauriac hehe: “Tuy vậy không gì xích chúng ta lại gần nhau, không gì có thể xích chúng ta lại gần nhau; ông thuộc về một giống loài khác, ông gặp những người khác, ông nghe thấy những giọng nói khác. Với tôi, kẻ giản đơn, Chúa là một thứ trò vè có tác dụng làm người ta suy nghĩ tẹt ga hơn về bản thân mình, khỏi phải nghĩ đến bọn người nữa, nói tóm lại là để đào thoát luôn cho xong.”
Từ phát hiện này đến một công bố khác: có vẻ như thời điểm bắt đầu của Thơ Mới đã phải tính lại sau bài này của Lại Nguyên Ân.
Câu gốc là như này anh ạ: "It makes it seem almost worthwhile to get into Who's Who in order to have a known address."
ReplyDeleteÀ em có đọc ở đâu đó thế này:
ReplyDelete'No poem is intended for the reader, no picture for the beholder, no symphony for the listener,' (Benjamin) and no original for a translation.
Hehe
Nói chứ blog của bạn Nhị Linh cứ như sách giáo khoa í, bổ ích ghê lắm :)
ReplyDeletecâu của Hemingway có vẻ châm chọc nhỉ: nhờ có tên trong WW mà được biết đến, rồi mới được nhà xuất bản của Perkins để mắt tới, nhưng cũng gián tiếp tố cáo Perkins chả biết đếch gì về văn học cả :) Perkins hồi ấy rất chi là oách
ReplyDelete"no original for a translation" =>> sỉ nhục quá, uất ức quá:)
ReplyDeleteĐùa thôi mà bác Gỗ Mun ;))
ReplyDeleteGốc thì ở đây http://www.soas.ac.uk/soaslit/issue1/YAQIN.PDF
thì lý thuyết về translation của Benjamin chính là gần như vậy mà hehe
ReplyDelete'No symphony for listener' = 'Không bản giao hưởng nào hướng tới khán giả.' Chắc là vì mải 'xem' nên nhiều người ít có khả năng 'nghe' để hiểu symphony. Túm lại, 'khán giả' chỉ giỏi dùng mắt, chớ không 'thính' tai bằng... 'thính giả.' :-))
ReplyDeleteTo Anonymous: I don't think so. No composer wants his symphony never reaches the audience (unless he believe it is a failure).
ReplyDeleteBác Hakkai này đọc bài không kỹ rồi. :-((
ReplyDelete