Oct 8, 2009

Ứng xử với cái chết

Ở hình ảnh nam tước Cosimo xứ BóngRâm (rất bực là các báo đều tưởng viết sai nên sửa hết BóngRâm thành Bóng Râm, Gian ChùmThạchThảo thành Gian Chùm Thạch Thảo, con chó biệt danh GiỏiGiắn thành Giỏi Giắn... hình như có một tờ viết đúng nhưng không nhớ là tờ nào) túm lấy khinh khí cầu bay lên không trung ở phần kết Nam tước trên cây, tôi thấy ý muốn của Calvino: thử một lần cho cái chết bay lên trời. Không chui xuống đất, cái chết của Calvino về thực chất là không tồn tại, bị đẩy bay ra khỏi cuốn sách. Không có cái chết, tác phẩm văn chương mới có thể thực sự nhẹ, đồng thời tiếp nối được truyền thống lớn của viết lách: truyện cổ tích, kịch hài, rồi ngay cả Lucky Luke: thời kỳ đầu đối thủ của chàng lonesome cowboy chết như ngả rạ, nhưng phải sau khi chẳng có ai chết trong những trang sách ấy thì Lucky Luke, thời kỳ của Morris và Goscinny, mới trở thành một truyện tranh vĩ đại.

Cũng chỉ một cái kết như thế mới tương xứng với câu chuyện của Nam tước trên cây.

Viết, là chuẩn bị cho cái chết, cũng có thể, nhưng theo tôi đúng hơn thì Viết, là không chuẩn bị cho cái chết. Từ chối chuẩn bị, trong tinh thần của sự tận dụng cái vắng mặt.

Tôi nảy ra những ý nghĩ trên khi đọc bài báo của Nhã Thuyên, "Văn chương của sự nhẹ nhõm sâu xa", đăng trên tờ Văn Nghệ Trẻ số 40, 4/10/2009. Bài viết được xếp vào phần diễn đàn về văn học thiếu nhi, trong đó chỉ ra một điều mà từ lâu tôi rất muốn tìm được sự xác nhận: "Nhiều người viết, bởi không quen tiếp nhận sách nước ngoài, rơi vào tình trạng không thể đọc sách dịch, nhiều người lại có thể dễ dàng bị cuốn theo".

Một bài mới nữa của Nhã Thuyên mà tôi cũng thích là bài về Chinatown: "Trò chơi văn bản và những tương tác". Nhưng, nhìn từ khía cạnh thuần túy lý thuyết thì có vẻ như là có nhầm lẫn ở đây: tuy Nhã Thuyên đưa ra các bệ đỡ lý thuyết khác hẳn nhưng tôi vẫn nghĩ ý Nhã Thuyên muốn nói đến hai hiện tượng: autofiction và mise en abyme.

Thứ nhất là autofiction mà nhiều người dịch thành "giả tự truyện" nhưng tôi nghĩ "tự hư cấu" thì chính xác hơn. Tự hư cấu về bản thân mình, dựa trên một số/nhiều yếu tố tiểu sử có thật, làm lạc lối, rối trí người đọc, gây ra những bất ổn về cảm nhận/nhận biết/đạo đức về sự thật.

Khi bài viết nói đến Bọn làm bạc giả của André Gide thì giá trị về lý thuyết của nó bị giảm đi rất nhiều: nhắc Bọn làm bạc giả trong đoạn bàn về tự thuật là không ổn: Bọn làm bạc giả không phải là dẫn chứng tốt cho tự thuật (mà có tí chút tự thuật nào trong đó đâu nhỉ). Cái "ranh giới thật giả" ở đây nằm ở vấn đề lý thuyết thứ hai: "mise en abyme", mà từ trước đến nay tôi vẫn đề xuất dịch thành "truyện trong truyện".

Tuy nhiên, "truyện trong truyện" này khác với việc trong một tiểu thuyết lại có một truyện ngắn chẳng hạn, trường hợp Les Sélections électives của Goethe (tên tiếng Đức là gì lại quên rồi, nhờ bạn Marcus một lần nữa vậy :), nôm na là các lực hút lực đẩy như trong vật lý hay hóa học của các yếu tố ở cùng một không gian). Mise en abyme là bởi vì trong Bọn làm bạc giả có nhân vật Édouard nhà văn đang viết một quyển Bọn làm bạc giả. Kỹ thuật này mượn từ hội họa, khi bức tranh vẽ một họa sĩ đang vẽ bức tranh (có thể tiếp tục mãi như vậy) thì đó là "mise en abyme". Hiện tượng có truyện ở trong truyện nhưng không có yếu tố chủ thể sáng tạo và con đường sáng tạo (như ở quyển sách của Goethe) thì có thể gọi là "truyện nằm trong truyện" chẳng hạn.

Trong lý thuyết sau này, người ta ghi nhận André Gide là cha đẻ của "mise en abyme" - trước Bọn làm bạc giả đến 30 năm Gide đã viết thuật ngữ này vào sổ tay và thể hiện là mình say mê kiểu viết đó.

Chinatown có thể coi là tiểu thuyết sử dụng mise en abyme (hoặc ít nhất là mise en abyme ở một dạng gần đầy đủ), và cũng không phải quyển duy nhất: Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà cũng là một ví dụ tốt cho kỹ thuật này.

+ Bài của bác Nguyễn Chí Hoan về Phía sau nghi can X.

18 comments:

  1. Trời, bài này có tiết lộ kết truyện mà không thấy warning ngay từ đầu, huhu.

    ReplyDelete
  2. Không nhắc gì đến CAND à? ;))

    ReplyDelete
  3. "Nhiều người viết, bởi không quen tiếp nhận sách nước ngoài, rơi vào tình trạng không thể đọc sách dịch, nhiều người lại có thể dễ dàng bị cuốn theo".

    Câu ngược lại cũng đúng không kém: "Nhiều người, chỉ quen đọc sách nước ngoài, rơi vào tình trạng không thể đọc sách Việt, hoặc đọc được dăm trang là chạy mất".:)

    ReplyDelete
  4. Bạn Nhị Linh đã đọc cuốn nào của cái bà mới được giải Nobel chưa?

    ReplyDelete
  5. chưa bao giờ nghe nói đến tên :( thế mà lỡ nhận lời nên mai vẫn phải có bài trên báo hic

    ReplyDelete
  6. Bác cho thử một ví dụ về cái autofiction, theo ý bác!

    ReplyDelete
  7. Đang đợi bạn Nhị Linh bình luận giải Nobel Văn học. Nghe đài địch diễn tả thì có điểm chung với Dương Thu Hương?

    ReplyDelete
  8. + Nghe chị So đồn được NL lăng xê, em vội vàng vào thì thấy toàn những thuật ngữ, chết khiếp:).
    +Cái chết: xử lý tình huống cái chết cũng dễ bộc lộ cái tài/bất tài của người viết, vì nhiều khi chỉ là cho nhân vật chết cho..sướng tay. Ngay NHThiệp trong Thương nhớ đồng quê, cái chết của gái trinh cũng là một tình huống tượng trưng dễ diễn giải, nhưng ngẫm lại cũng thấy lộ liệu, không sướng.
    + Chuyện VH trẻ con: một vấn đề em nghĩ cũng chưa có xác minh được, chẳng hạn, sách dịch trẻ con rất hay, nhiều... nhưng tiếp nhận nó thế nào, người đọc trẻ em và người viết cho trẻ em ở VN đang đọc nó tn? Hiệu ứng của nó lẽ ra phải khác, nhưng hình như không có gì thay đổi.
    + Tự hư cấu và giả tự thuật - khi đựoc dịch khác nhau - thì có khác về bản chất không? Hình như anh đã comment về sự nhầm lẫn này ở ..yahoo 2 năm trước:)
    + Sự nhầm lẫn: chính xác. Em cứ đinh ninh thằng cha đó tên là Gide,rồi đẻ ra nhân vật là Edourad giờ mới nhớ là Édouard rồi lại có Édouard nữa... Nhìn chung, sự rối rắm này còn thú vị. Còn phần nhiều là nửa nạc nửa mỡ, không còn gì hay lắm. Đôi khi, nó gần như tiết lộ tình thế bất lực của nhà văn trong việc triển khai các mạch truyện song song, hoặc là một sự triển khai không dám thẳng thắn các vấn đề, :D.
    + Hôm trước, lần đầu đặt bàn chân vào Viện Văn một cách đúng là bước vào (mấy lần chỉ vào để ..gửi xe nhờ), muốn comment ngay là dịch giả xuống sắc một cách...nhận ra dễ quá:)

    ReplyDelete
  9. à, thêm nữa, ANTG là một tờ báo rất tốt cho dạ dày

    ReplyDelete
  10. + Ví dụ kinh điển về autofiction: tiểu thuyết "Fils" của Serge Doubrovsky, cũng được coi là quyển đầu tiên dùng kỹ thuật này, Doubrovsky được coi là cha đẻ của "autofiction", cũng là người đặt ra thuật ngữ đó. Quyển này in trong những năm 1970. Gần đây có thể lấy "L'Inceste" của Christine Angot làm ví dụ. Autofiction là một thứ rất Pháp, cả một trào lưu trong nhiều năm, nhưng trong văn học Mỹ cũng có thể tìm được ví dụ: "Lunar Park" của Bret Easton Ellis. Văn học Việt Nam: tôi nghĩ đã từng đọc một số truyện ngắn thậm chí tiểu thuyết có thể xếp vào dạng này, nhưng không có gì nổi trội để nhớ ngay được ra cả.

    + Nhã Thuyên: ừa anh Gide thì còn lắm thứ lung linh à quên lung tung lắm hehe. Còn anh thì hết lung linh chỉ còn lung tung :) Từ "autofiction" đó khi dịch khác nhau chắc chắn có khiến người ta nghĩ theo các hướng khác nhau, một đằng giảm nhẹ gần như triệt tiêu sự thật, một đằng vẫn tôn trọng sự thật ở mức độ đem nó ra làm một trò chơi.

    ReplyDelete
  11. QA: bài của tôi đăng trên Thanh Niên. Phần box tiểu sử bị cắt một ít, đây là nguyên vẹn:

    Herta Müller (sinh 17/8/1953) viết cả tiểu thuyết, thơ và tiểu luận. Bà là người gốc Rumani nhưng từ năm 1987 chuyển sang Đức, hiện sống ở Berlin. Sinh tại Nitzkydorf, Banat, một vùng đất có sự pha trộn chủng tộc rất lớn (người “Swabian” sống dọc theo sông Danube và thường nói tiếng Đức, vùng đất trong lịch sử được coi như là tiền đồn của phương Tây nhằm ngăn ngừa sự xâm chiếm của Đế chế Thổ Nhĩ Kỳ), bà theo học về văn hóa Đức và văn học Rumani. Vì phản đối chế độ độc tài Ceauçescu thời đó, nhất là vì không chịu hợp tác với mật vụ, bà mất việc làm, phải dạy trông trẻ và dạy tiếng Đức. Cuốn sách đầu tiên của bà được xuất bản tại Rumani vào năm 1982, một tập truyện ngắn mang tên Nadirs, sau đó hai năm được xuất bản tại Đức trong phiên bản đầy đủ. Sau khi sang tới Đức, Herta Müller hoạt động rất tích cực, từ viết, giảng bài cho tới bày tỏ thái độ quyết liệt với các biểu hiện của thể chế toàn trị. Trước giải Nobel Văn chương, bà từng nhận rất nhiều giải thưởng trong khối các nước nói tiếng Đức. Một số tác phẩm của bà đã dịch sang tiếng Anh: The Passport (1986), The Land of Green Plums (1994), The Appointment (1997), tập thơ Im Haarknoten wohnt eine Dame (tạm dịch Một quý bà ở trong búi tóc, 2000), các tập tiểu luận Hunger und Seide (Đói và lụa, 1995) và Der König verneigt sich und tötet (tạm dịch Ông vua cúi xuống giết người, 2003).

    ReplyDelete
  12. ... thậm chí tiểu thuyết có thể xếp vào dạng này, nhưng không có gì nổi trội để nhớ ngay được ra cả.

    "24 khúc biến tấu", "Chả Sất cuộc rượu blah blah", hehe.

    ReplyDelete
  13. Đọc xong bài của bác trên Thanh Niên, chẳng ném đá được gì, tiếc quá ;)

    ReplyDelete
  14. Sao lại chẳng ném đá được gì. 1 câu thật là kỳ cục: "Độc giả các khu vực khác sẽ còn phải chờ một thời gian để các dịch giả và nhà xuất bản hoạt động hết công suất trước khi được thưởng thức tài năng của một nhà văn này".

    ReplyDelete
  15. 1. Ném một phát nữa nè: “người, với tính cô đọng của thơ ca và tính thẳng thắn của văn xuôi, đã miêu tả quang cảnh những người bị tước bỏ (hoặc những người được giải thoát)” (Xem http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200941/20091009001813.aspx). Câu tiếng Anh là như nì: "who, with the concentration of poetry and the frankness of prose, depicts the landscape of the dispossessed" (xem http://nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/2009/). Cái mở ngoặc đơn của bác NL ở đâu ra thế? Chắc là bác tự suy diễn cho cái 'the dispossessed'?
    2. Ném thêm phát nữa: "Sở dĩ Viện Hàn lâm Thụy Điển viết như vậy là vì Herta Müller sáng tác cả thơ lẫn văn xuôi." Không biết bác thòng thêm cái 'sở dĩ...' này để làm gì? Vì xem ra, cái 'sở dĩ' ấy chỉ cắt nghĩa được cho cái 'poetry' và 'prose' thôi. Theo em, nêu cái 'sở dĩ' nhắm đến chỗ giải thích cho 'the landscape of the dispossessed' thì thích hợp hơn; cái 'sở dĩ' đó cũng sẽ cho thấy được [một] lý do tại sao năm nay, bác Hàn Lâm Thụy Điển lại quyết định chọn Herta Müller. Em dám cá rằng sẽ có ít người (ở phe mình) có đủ gan để mổ xẻ cái lý do bác gái Müller đoạt giải, và cũng e rằng sẽ có một số tác phẩm hay của bác ấy không có dịp ra mắt độc giả bên mình.

    Xin bác cho ý kiến về hai cục 'ném' của em!

    ReplyDelete
  16. bạn today20 nói làm mình mới đọc kỹ lại, sáng mới lướt xem phần box

    câu nguyên gốc mình viết thế này:

    "... hết công suất trước khi được thưởng thức tài năng của một nhà văn có một cuộc đời rất đặc trưng cho một trí thức Đông Âu thế kỷ XX (xem box)."

    ReplyDelete
  17. bạn gì không biết:

    - người đọc văn học khi nhìn thấy "dispossessed" sẽ phải nghĩ đến Dostoyevsky

    tôi phải chọn giải pháp không đẹp mắt nào như vậy, vì rất đơn giản là tôi không có thời gian: ngay sau khi có thông báo là phải có bài để kịp đưa in; vào thời điểm ấy trên Internet có rất ít thông tin, nhiều trang còn liên tục cập nhật theo từng phút để cho thêm thông tin vào; khi không có đủ căn cứ thì phải thận trọng

    tôi sẽ thích hơn rất nhiều nếu được bình luận về một nhân vật khác, nhưng đã tham gia cuộc chơi thì phải làm cả cái mình không thích thôi, kể cả phải thú nhận tôi không biết H.M là ai cả

    - câu "sở dĩ" đó là bình thường, còn thì tôi nghĩ "dispossessed" đừng vội hiểu chết cứng theo một nghĩa nào; ý cuối cùng thì chưa thể biết trước: Cao Hành Kiện lại trở thành nhà văn "cult" ở VN, Kertesz rồi dần dần cũng được dịch ra thôi

    ReplyDelete
  18. tôi không ném đá được vì Nhị Linh đã giải thích riêng bên chỗ tôi rồi :)

    ReplyDelete