Thấy Kapuściński so sánh người Âu và người Phi ở quan điểm thời gian và quan điểm ma quỷ, tôi nghĩ đến sự khác nhau trong cái sự giới từ.
Hồi nhỏ, học tiếng nước ngoài tôi không làm sao hình dung nổi “trèo lên cây” lại nói thành “monter dans l’arbre”. Chẳng thể hiểu nổi làm sao lại nói “in the tree”/“dans l’arbre” chứ không phải “trên cây”. Rõ ràng hai đằng quan niệm về định hướng khác nhau một trời một vực. Chắc bởi vậy mà định hướng xã hội cũng khác nhau, một đằng định hướng bao la một đằng định hướng lung tung :p
Thậm chí sự khác biệt này có lúc còn đi đến chỗ ngược hẳn với nhau: bên nói “ngồi lên ghế”, bên kia lại nói “ngồi xuống ghế”. Định hướng (và kích cỡ) của mông rất là khó đoán, vì nó mông lung.
Rồi “ngoài phố” vs “trong phố”, nhất là “trên tivi” vs “trong tivi”. Tôi luôn luôn thấy lạ khi người Việt Nam mà lại nói “xem/đọc trong báo” thay vì “xem/đọc trên báo”.
Nhưng phe “trong báo” rất là đông đảo, trong đó có cả nhà ngôn ngữ học kiệt xuất Hoàng Phê :p
[Một thời kỳ dài chúng ta hay đọc tạp chí Người đưa tin Unesco; nhưng phụ san Một cửa sổ nhìn ra thế giới nghe không được ổn nhỉ, lẽ ra phải là vào chứ.]
[Một thời kỳ dài chúng ta hay đọc tạp chí Người đưa tin Unesco; nhưng phụ san Một cửa sổ nhìn ra thế giới nghe không được ổn nhỉ, lẽ ra phải là vào chứ.]
Bác Nhị Linh “toàn tri” thừa sức giải thích chuyện này mà cứ giả nai :p
ReplyDeleteXin phép bác gõ trống qua cửa nhà sấm chút ngheng:
Ngôn ngữ học dùng khái niệm camera (điểm đặt máy/điểm nhìn) để giải thích hiện tượng này.
Trong trường hợp “một cửa sổ nhìn ra thế giới” đang bàn, tác giả (người đặt tên phụ san) tưởng tượng rằng mình và phụ san kia đứng cùng một chỗ. Nếu hắn tưởng tượng tiếp chỗ đứng (điểm nhìn) của mình là ở bên ngoài thế giới (chẳng hạn từ không trung) thì sẽ viết “một cửa sổ nhìn vào thế giới”, còn nếu hắn tưởng tượng rằng điểm nhìn (chỗ đứng) của mình là bên trong một cái gì đó khép kín mà bên ngoài nó mới là thế giới, ta sẽ được đọc câu “một cửa sổ nhìn ra thế giới”.
Một tác giả ngồi lì ở vị trí A1 viết về sự thể B, khi viết hắn có thể tưởng tượng mình đang đứng ở vị trí A2 hoặc A3,… hoặc An để quan sát B, và ứng với những chỗ đứng (điểm nhìn) tưởng tượng hắn sẽ có những cách miêu tả B khác nhau và thường dẫn đến những cách dùng giới từ khác nhau. Trong khi miêu tả B hắn có thể dùng trí tưởng tưởng dịch chuyển camera đến những vị trí khác nhau và sẽ sản sinh ra những đoạn phim (câu văn) khác nhau mặc dù B vẫn thế. Khi miêu tả những sự thể quen thuộc của thế giới, mỗi ngôn ngữ (thậm chí mỗi phương ngữ) đều có những cách chọn điểm nhìn khác đáng kể so với bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Cách chọn điểm nhìn nào được người bản ngữ hiểu, chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong giao tiếp với cộng đồng sẽ được coi là “đúng chuẩn” đối với cộng đồng/ngôn ngữ đó.
Liên quân thả nhầm bom vào thường dân Liby
Liên quân thả nhầm bom lên đầu thường dân Liby
Liên quân thả nhầm bom trên đất Tripoli
Liên quân đã thả bom xuống 3 nhà thờ hồi giáo của chúng tôi.
v.v.
đều có thể là những câu tiếng Việt đúng chuẩn dùng để miêu tả cùng một sự tình.
Món này khá hay. Đợi chủ quán và quý vị kiếm khách chém tiếp, hihi :)
Thân mến
Hải Văn
"Một cửa sổ nhìn ra thế giới" tôi thấy vị trí phát ngôn là ở trung tâm, còn "Một cửa sổ nhìn ra thế giới" thì là ở ngoại vi.
ReplyDeleteKhái niệm "camera" trong ngôn ngữ học có giống hay gần với khái niệm "focalisation"/"viewpoint" trong narratology không ạ?
mục "đọc lý thuyết" chưa có chuyên đề narratologie
Deletesang Hải Ngọc mà đọc narratologie, chuyên gia đấy hehe
DeleteChào bác!
ReplyDelete"Camera's angles" là khái niệm do Kuno và Kaburaki đề xuất năm 1975. Năm 1987 Kuno đề xuất thay khái niệm này bằng khái niệm mới empathy (nhập cảm) với ý nghĩa "người kể, trong những chừng mực khác nhau, đồng nhất mình với những nhân/vật có tham gia cái sự thể hoặc sự tình mà hắn đang miêu tả".
Tôi nghĩ "camera's angles" tương đồng với viewpoint trong naratology, tuy có khác nhau về sắc thái.
Hải Văn
Cám ơn bác. Theo bác có ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Việt nói được "ngoài phố" chứ không phải "outside, in the street"/"dehors, dans la rue" không?
ReplyDeleteTôi có một chút thắc mắc vượt qua vụ giới từ muốn được học hỏi. Trong khái niệm "nhập cảm" của Kuno mà bác Hải Văn đã nói có bao hàm cả trường hợp người kể chuyện trong văn bản sử học không nhỉ? Thí dụ thế này: Sử gia kể lại một câu chuyện của nghìn năm trước, nhưng khi kể lại thì cứ như sử gia đó đang chứng kiến câu chuyện ở ngay trước mặt.
ReplyDeletetương tự "phố", "ville" cũng dùng với nhiều giới từ :p
ReplyDelete《L'expression populaire "aller en ville" qui a remplacé celle du siècle dernier "aller à la ville" traduit pour le moins une incertitude quant au face-à-face, au vis-à-vis, comme si nous n'étions plus jamais devant la ville mais toujours dedans.》