Vụ này hay và nghiêm túc đây, cắm cái cọc để nghiên cứu dần:
Bài của PA25 trên blog.
Toàn văn báo cáo của PA25.
Bối cảnh là Pierre Assouline được CNL (Centre National du Livre - Trung tâm Quốc gia về Sách) đặt hàng viết một báo cáo về tình hình dịch giả.
Tình hình chung là như sau: doanh số của các nhà xuất bản tăng, lương tăng; trong lĩnh vực văn học nước ngoài, số lượng bản dịch, mức độ đa dạng của ngôn ngữ được dịch và số tủ sách đều tăng mạnh. Thế nhưng (hic) điều kiện sống của dịch giả thì ngày càng kém đi. Xu hướng chung hiện nay trong giới dịch giả ở Pháp là nữ hóa và trẻ hóa, dịch giả ngày càng có trình độ chuyên môn do qua học hành chính quy ở trường đại học.
Một số đặc điểm: quá mức chú trọng vào tiếng Anh; thời hạn giao bản dịch ngắn lại; sử dụng nhiều cộng tác viên bên ngoài; mức thù lao ngày càng giống nhau và nhìn chung là được ít tiền. Dịch giả “bị nghèo đi, bị đẩy ra bên lề, ít quyền lực trong thương thuyết, vị thế bị coi nhẹ, tự coi mình bị mất giá”. Nhưng đặc trưng quan trọng của nghề dịch thuật là tính chất độc lập: người ta không tưởng tượng được dịch giả là nhân công ăn lương đều đặn. Ngày nay đang có phong trào dám sống bằng nghề dịch thuật văn học.
Các kết luận của bản báo cáo nhìn chung là theo lý thuyết của Venuti :p bác nào rành thì đã biết, Venuti cho rằng dịch giả cần bỏ đi và được gỡ bỏ tính chất vô hình (invisibility), đó không phải là “định mệnh”. Đề nghị của Pierre Assouline là coi dịch giả như “đồng tác giả” (về mặt vị thế, hành chính và đạo đức).
Bản báo cáo này được in 3.000 bản gửi đến (miễn phí hoàn toàn) các nhà xuất bản, các dịch giả văn học etc. Pierre Assouline cũng cho biết ngày 15 tháng Chín tới, Nghiệp đoàn Xuất bản Quốc gia sẽ gặp các hiệp hội dịch giả, dưới sự chủ trì của CNL để xem xét tình hình. Hai bên đã không nói chuyện với nhau từ mười tám năm nay.
Bản báo cáo có phỏng vấn một số người, trong đó có Jean Mattern, phụ trách mua bản quyền sách văn học nước ngoài tại Gallimard và Dominique Autrand, giám đốc phụ trách mảng văn học của Albin Michel.
Đây là mức thù lao trung bình mà dịch giả Pháp được hưởng: từ 20 đến 23 euro cho một trang chuẩn gồm 1.500 ký tự, là mức cao nhất toàn châu Âu. Hehe, bây giờ mà đưa vào các tham số chênh lệch mức sống etc. thì sẽ ra được ngay xem dịch giả nhà ta kiếm ăn như thế nào so với dịch giả nhà tây.
[đang nghiên cứu tiếp chính văn bản báo cáo ;p]
hay quá.
ReplyDelete