Hà Nội những năm 50 của thế kỷ trước:
sau quyển sách này, Văn Tâm (ông con rể của Cao Xuân Huy) dính trường văn trận bút suốt vài chục năm, có lẽ nhờ thế mà trở thành một nhà sưu tầm sách và đồ cổ rất oách; Nguyễn Xuân Huy vẫn xuất hiện đây đó trong "cao trào hồi ký" hiện nay, quyển sách đã in lần đầu vào năm 1944
vẫn Hà Nội, nhà xuất bản Cây Thông:
sang đến Sài Gòn:
(đây là Du Tử Lê văn xuôi chứ không phải Du Tử Lê thơ)
Phan Lạc Tuyên (và Lê Tuyên): nhân vật đã bị quên lãng rất nhiều:
bộ sau đây thì khổ to (cảm ơn TS VVN)
thêm :pp
thêm nữa :)))
Vòng tay học trò ;)
hình như bạn viết lộn con rể ông Cao Xuân Huy.
ReplyDeleteTks bác, có lẽ phải viết thế này: "ông con rể của cụ Cao Xuân Huy".
DeleteTôi (thành thật) ghen tị với bác vì hai cuốn của Du Tử Lê kia (nghe đồn ông này làm thơ, viết tiểu thuyết, tùy bút lại còn viết sách thiếu nhi nữa cơ mà). Mà nói chung, lần sau bác đừng có mà khoe của kiểu này nữa, ngứa mắt lắm!
ReplyDeletekhông, bạn hiểu lầm ý tôi rồi, trong câu đó vừa có Cao, vừa có Nguyễn nên tôi nghĩ bạn viết lộn họ của 1 người.
ReplyDeleteà, không
Deleteđó là hai người khác nhau, cụ Cao Xuân Huy đây là thân phụ của ông Cao Xuân Hạo (cũng dễ nhầm với Cao Xuân Huy "tháng Ba gãy súng", hình như là con trai của ông Cao Nhị), và Nguyễn Xuân Huy là một người khác
Hic, ngứa mắt thật, lọ mọ suốt chả kiếm được cuốn, bác cứ khoa thế này uất ức chết mất thôi
ReplyDeletethôi thế thì chuyển sang sách to nhé :p
DeleteTrong "Huu the va thoi gian" co loi gioi thieu cua Gs Le Ton Nghiem, thuc chat la mot tieu luan co mot khong hai ve sieu hinh hoc Tay phuong. MInh dang cho nguoi ta muon 2 cuon nay; se lay lai, danh may bai tieu luan do, dua len mang.
ReplyDeleteMS
bác muốn có sớm không để em giúp một tay :)
DeleteBản dịch tiên phong của Trần Công Tiến (có lẽ là luận án cao học Triết thời ấy, vậy là quá siêu so với "trình" của các bác thạc sĩ, tiến sĩ như sung rụng thời nay?) về một tác phẩm quá quan trong (Sein und Zeit/L'être et le Temp/Being and Time, M.Heidegger 1927, chỉ tiếc bản dịch khá tối tăm,và càng khó đọc khi không có chú thích, chú giải gì hết, ngoài bài tựa xuất sắc của GS Lê Tôn Nghiêm (giáo sư hướng dẫn?). Vì tầm quan trọng đặc biệt của tác phẩm, mong có bản dịch và chú giải mới cho bà con nhờ.Nghe nói bác Bùi Văn Nam Sơn đã từng giảng quyển kỳ thư này trong lớp triết "tư do" và rất băn khoăn về việc có nên dịch Sein/Being là "hữu thể" hay không. Chuyện cao xa, ngoài bác chắc khó có ai dịch và nói cho cặn kẽ.Mong lắm thay!
ReplyDeleteCâu hỏi không phải là Trần Công Tiến bậc thạc sĩ hay tiến sĩ, mà câu hỏi đầu tiên bác TCT có đọc được tiếng Đức hay không. Nếu không, thì khó mà dịch được Heidegger. Ngay cả biết rành tiếng Đức, vẫn còn câu hỏi là đã đọc và hiểu những cuốn nhập môn (như "Triết Lý Là Gì?", "Hiểu biết cơ bản về Siêu Hình Học"...) chưa?
ReplyDeleteBùi Giáng, và Phạm Công Thiện đi theo, hình như dịch "Sein" là "Tính", "Wesen" - như trong "Vom Wesen der Wahrheit" - là "Thế Tính", "Dasein" là "Tính Thể" và "Seiende" là Hữu Thể v.v. (dịch "Sein" là "Being" là bậy hết sức, nhưng tiếng Anh khó dịch chữ "Sein" của Heidegger ra làm sao!).
Năm 72, tôi về chơi Sài Gòn, nhân ra tiệm mướn sách mướn bộ Cô Gái Đồ Long, tiện thể chụp cuốn "Triết Lý Là Gì" của PCT dịch, để cầm theo đọc những lúc ngồi chờ "đào" nơi của trường Luật. Chỉ đọc được một phần, nhưng phải công nhận PCT dịch rất trôi chảy.
ReplyDeletePCT cũng dịch cuốn "Vom Wesen der Wahrheit", tức "Về Thế tính của Chân lý" (Đố bác Nhị Linh tìm ra đó? Đừng nói là có sẵn rồi nghen :-). Bùi Giáng trích dịch Heidegger rất nhiều, nhưng hay xen lẫn thơ (thường là thơ Hölderlin chuyển ngữ) đọc khó bỏ xừ...
haizz, mời bác nhìn lên :pp (nhưng sự thật là quyển này vào cái ngày 11 Sept. ấy tôi còn chưa có, thật là Hữu thể và Thời gian :)))
Deletetôi hay nói đùa PCT đã tìm ra công thức tính thể tích của chân lý, có điều ghi vào đâu đó không ai biết, thành ra cũng chả hiểu là bao nhiêu mét khối :)))
DeleteHì hì... chịu thầy! Nhưng đúng ra có lẽ phải nói BG mới là nhà khoa học đó, bác NL thử đọc lại Tư Tưởng Hiện Đại xem? :D
Delete(Nxb) Hoàng Đông Phương cùng là bút hiệu của Nguyễn Thị Hoàng khi Vòng Tay Học Trò đăng trên Bách Khoa, lúc in thành sách thì lấy tên thật, và từ đó...
TB. Bác cũng có cả sách của Lê Tuyên sao? Tôi không nhớ là ổng có viết sách...
Lê Tuyên viết một quyển mà tôi rất yêu quý, giờ rất khó tìm, mời bác nhìn lên :))
ReplyDeleteTư tưởng hiện đại chính là một trong những quyển đầu tiên của BG mà tôi đọc, in lại bên nước ngoài.
Thế bác có muốn xem lại bìa quyển Vòng tay học trò không :p cái biệt thự Đà Lạt í thật là thú vị hí hí
Sau này tôi có một ông bạn già, tư nhận là đệ tử (chuyện chính trị) của Lê Tuyên, kể nhiều về ông. Theo đó, LT là một trong rất ít nhân tài chính trị thời VNCH. Ông cũng giỏi nhiều thứ khác, nhưng tôi chỉ để ý chuyện chính trị nên chưa bao giờ tìm hiểu những mặt khác của ông. Như tất cả những "thiên tài", có thể đời ông kết thúc không may (tôi chưa bao giờ tìm hiểu... ông bạn già tôi bây giờ cũng gần như mất trí rồi!).
ReplyDeleteVTHT thì vị nhất vì là truyện thật chăm phần chăm. Khoảng 66,67 tôi có dịp lên Đà Lạt, làm quen được mấy nhân vậy phụ của câu chuyện, được chúng dẫn lên thăm cả căn biệt thự.. thần tiên đó. Lần cuối chơi đố vui để.. chọc: đố bác biết cậu Minh trong VTHT tên thật là gì, sau này thành nhà văn, viết cuốn truyện gì đầu tiên? (Lifeline: Sau 75, cậu cũng đi tù cải tạo... mút mùa Lệ Thủy... như những nhà văn miền Nam khác!).
dạ, không biết, nên đã cho thêm ảnh VTHT để dụ khị bác nói :) nhưng mà phải mút mùa Lệ Thủy thì chắc phải có đi lính rồi
Deletehihi, thời đại google, bác chỉ cần cho biết một chi tiết là đã tìm ra trong vòng chưa đầy một phút, mà thôi, cái này động chạm đến privacy người khác nên tôi không cho lên, cám ơn bác nhiều về một chi tiết :)) oái oăm là "trò Minh" trùng tên với một cầu thủ bóng đá nên thông tin hơi khó tìm :p
Deletethôi cứ để "Trâm thì thầm trong khoảng không, đêm ơi, đêm ơi"
Deletehì hì tôi quên bẵng cái "thằng" google, nhưng tôi vẫn "thắng", n'est ce pas? :D
DeleteVâng tôi hiểu... I trust you doing the right things for all of us...
Nhắc đến tên "người" làm chi khiến có người thấy tiêng tiếc, phải chi ngày ấy đừng cho cuốn sách đầy kỷ niệm đi - mà giữ thì phải nhìn thấy nó mỗi ngày thì cũng không xong! ("Cho không bao giờ phí, chỉ nhận mà không biết dùng mới phí").