Aug 27, 2021

Dostoievski và Baudelaire

Đặt Dostoievski cạnh Balzac, dẫu kỳ lạ đến đâu, thì ai cũng có thể dễ dàng thấy là vẫn được; thậm chí, đặt Dostoievski cạnh Melville, nhân vật mà chắc hẳn Dostoievski chưa bao giờ đọc, vẫn cứ make sense; nhưng Dostoievski và Baudelaire? một nhân vật nữa mà chắc hẳn Dostoievski cũng chưa bao giờ đọc? rất khó tin, thế nhưng mà, thế nhưng mà

Vả lại, ngay từ đầu, cần phải thấy rằng cả ba nhân vật sinh năm 1821, Dostoievski, Flaubert và Baudelaire, đều có tương quan (và quy chiếu) với Balzac: nhưng mọi nhà văn đáng kể của thế kỷ 19 đều như vậy, chỉ cần mở rộng cái nhìn sang Jules Barbey d'Aurevilly là thấy, chẳng hạn. Thuộc thế hệ có thể coi là ngay sau Balzac, Flaubert thì có thể coi là quay lưng hẳn lại, phản ứng mạnh mẽ, trong khi Baudelaire và Dostoievski có cái nhìn rất khác; Dostoievski thì ta đã biết, mở đầu mọi sự bằng cách dịch Balzac.

Dostoievski-Baudelaire càng khó hơn khi mà Baudelaire có thể bình luận mọi họa sĩ, và những bình luận ấy thuộc vào những gì lớn nhất của lịch sử phê bình nghệ thuật (ba nhân vật đặc biệt trở thành đối tượng cho cái nhìn của Baudelaire nhà phê bình: Delacroix, Ingres - nhưng với rất nhiều hostilité - và đặc biệt là Constantin Guys), trong khi Dostoievski không như vậy: Dostoievski không thực sự thuộc về thế giới của những bức tranh, đặc biệt thích Claude Lorrain và khi tận mắt xem bức tranh vẽ Christ nằm chết của Hans Holbein thì đặc biệt cảm động và phấn khích.

Nhưng có một điểm đầu tiên nối hai nhân vật ấy vào với nhau, một chủ đề rất lớn: tiền.


Đã đến lúc có thể (và cũng nên) nhìn vào một điều: nhưng tại sao, cứ như thể có cả một kịch bản: các nhà văn nợ nần chồng chất, Balzac hay bị cho là tìm mọi cách lấy Madame Hanska cốt để dùng tiền của Hanska mà trả nợ, chẳng hạn. Sẽ không thể đếm xuể, những nhà văn đồng thời cũng là con nợ, dường như nhà văn càng lớn thì lại càng là con nợ khét tiếng. Nhưng tại sao lại thế?


Câu trả lời dễ dàng nhất và cùng gần như hiển nhiên, là vì cần phải thế: bởi văn chương không thể né tránh tất tật những gì thuộc về con người, cho nên cần phải biết đến, trải qua tất tật. Tất nhiên, nếu vậy thì hơi quá mức kinh nghiệm chủ nghĩa.

Nhưng hẳn sự thật nằm ở không xa đó lắm. Chỉ cần thêm vào một yếu tố: mức độ. Tức là, "những gì thuộc về con người", nhưng là ở mức độ nào? Có những con đường dẫn đi nếu không phải tới tận cùng thì ít nhất cũng rất xa, thực sự xa. Xa hơn hẳn mức thông thường. Lúc đó thì, dĩ tận vi độ lại chính là độ đúng. (chén rượu lễ, hãy uống cho hết cả cặn, etc. etc.)

Baudelaire chịu không ít khốn khổ vì sự kìm kẹp của một nhân vật, général Aupick. Trong đó có những vấn đề liên quan đến tiền bạc.


Tất nhiên, không chỉ là chuyện tiền bạc. Một cliché nữa: có một bộ phim truyền hình, lâu rồi, tôi bỗng tình cờ xem phải một đoạn, có một nhân vật trông bệ rạc lắm, ngồi ở quán nước dưới một gốc cây, cầm cốc rượu đế, mắt lờ đờ ngây dại, rồi miệng lảm nhảm: "Ôi mắt xa khơi ôi mắt dị kỳ". Đến đây thì tôi đã đoán được, nhân vật trong phim là Đinh Hùng, và đó là một bộ phim về các nhân vật văn chương một thời, không phải phim tài liệu nhưng có người dẫn truyện, người dẫn truyện đó là Tô Hoài.

Một nhà thơ thì phải thế, trong mắt của rất nhiều người.

Nhưng chẳng hạn, như André Breton, cả đời haschisch đúng một lần. Nếu phim nào làm Breton lờ đờ ngây dại thì phải buồn cười lắm. Nhưng người ta cứ tưởng nhà văn hay nghệ sĩ thì ngập ngụa trong cái này cái kia, trong khi hoàn toàn ngược lại: đó là những người sober, hay nói đúng hơn, đó là những người say, nhưng say cái khác, và sober, rất sober. Nói tóm lại, đi cùng độ của sobriété (và thế là sang luôn bên kia, thế là trông như là). Và Baudelaire hay kể cả Thomas de Quincey thì cũng tương tự. Người ta nhìn mấy thứ vờ vịt đóng vai nhà thơ lớn, các thể loại cỏ lác, rồi nghĩ nhất định là phải thế.

(justement, không hề chủ định, câu thơ người ta để cho Đinh Hùng đọc trong đoạn phim lại chính là một trong những câu Đinh Hùng nhiều chất Baudelaire hơn cả - Elles tournent les yeux vers l'horizon des mers; "ôi biển sắc rừng hương")





(tiếp tục - tất nhiên - "Dostoievski rất ngắn", "mùa đông-mùa hè"Dostoievski viết thư)





Dostoievski rất ngắn

mùa đông-mùa hè

Balzac và Dostoievski

Dostoievski viết thư

quỷ, tội, phạt, vĩnh cửu

George Steiner (Tolstoy or Dostoevsky)

Dostoevski: tiếp tục

Đẹp và bị chà đạp

Một version (hơi) khác

Dostoievski

Breton và Dostoievski

Người dịu dàng



No comments:

Post a Comment