Vì Dostoievski thì rất dài, cho nên ta sẽ xem Dostoievski rất ngắn.
Chúng ta đã xem một số pha hypergraphia của châu Âu, chúng bùng nổ vào đầu thế kỷ 19: Chateaubriand, Leopardi, Kierkegaard, và tất nhiên Balzac hay kể cả Michelet. Chúng bùng nổ vì chúng cần phải bùng nổ, nếu không thì - nhưng thế hệ ngay tiếp theo thì ngược lại: toàn tập Flaubert và Baudelaire đặc biệt mỏng.
Như vậy là, ngay cả hypergraphia cũng dịch chuyển: như sóng, khởi đầu là Tây (và Bắc), nó đi sang Đông (tức là Dostoievski-Tolstoy).
Dostoievski đoạn cuối đời biết rất rõ, cái đã trở nên vô cùng lớn (và sẽ sớm bùng nổ) là Vấn đề phương Đông. Không ở đâu điều này được thể hiện rõ hơn so với ở tờ Nhật ký.
Trở lại với chuyện Dostoievski rất dài-rất ngắn. Ở giữa còn có ngắn (tout court), những novella như Người (thằng) chồng vĩnh cửu, Double, Những người nghèo, cuốn tiểu thuyết về kẻ đánh bạc, cuốn tiểu thuyết về cô gái dịu dàng, etc.
Nhưng ta sẽ xem những rất ngắn.
(thứ tự bị lộn xộn quá)
(đã đánh số các bức ảnh - tức là các truyện - cho dễ theo dõi; chẳng hiểu sao lại loạn xạ thế nhỉ)
Từ (1) đến (7) (tôi còn quên mất, ngay sau đó, "Le petit héros"): những truyện mà Dostoievski viết trong thập niên 40 của thế kỷ 19, tức là ở đoạn đầu, cụ thể hơn, sau hai novella, Những người nghèo và Double về công chức Goliadkine.
(8): ngay sau Sổ chép Nhà Chết, tức là thuộc giai đoạn Dostoievski từ Siberia trở về và bắt đầu cần phải lấy lại vị trí trước đây - nhưng nói cho đúng, Dostoievski không lấy lại vị trí nào, vì chẳng có vị trí nào hết: vấn đề nằm chính xác ở chỗ hiểu (nhìn ra) điều đó. Mọi sự đều chỉ là ảo tưởng mà thôi. (9), câu chuyện về con cá sấu, bị các đối thủ của Dostoievski lên án là viết để chế nhạo Tchernychevski và như vậy thì rất không tốt, vì thời điểm ấy Tchernychevski đang bị đi đày Siberia. Dostoievski chối điều này, nhưng dường như sau đó trở nên không còn mấy hào hứng với con cá sấu.
Phần còn lại thuộc đoạn tờ tạp chí Nhật ký: trên tờ báo riêng của mình, Dostoievski không chỉ bình luận nhiều thứ (chính trị, chiến tranh, etc.) mà thỉnh thoảng đăng truyện, trong đó có novella như câu chuyện về cô gái dịu dàng, và những gì ngắn hơn.
Trong số những gì ngắn có thể tính Nétotchka Nezvanova: nó thuộc vào đoạn đầu, và chưa bao giờ hoàn thành, vì đang viết dở (và đăng báo dở) nó thì Dostoievski bị bắt vì vụ Petraschevsky. Giờ thì tôi nghĩ hình ảnh của nhân vật chính không hẳn gần với nhân vật lesbian của Balzac (Cô gái mắt vàng) mà có lẽ cần phải nhìn sang Goethe: cụ thể là nhân vật Mignon trong Wilhelm Meister. Trong bộ tiểu sử Dostoievski của Joseph Frank có chỗ nói rõ Dostoievski đọc Wilhelm Meister lúc nào, tôi chỉ còn nhớ láng máng và chưa kiểm tra lại, nhưng dường như Dostoievski đọc Wilhelm Meister tương đối muộn: nhưng kể cả như thế, thì Mignon của Goethe vẫn có thể có phản chiếu vào Nétotchka Nezvanova, nếu ta thoát được khỏi cái nhìn bị dính chặt vào những ảnh hưởng (một trong những điều mà tôi cố làm, trong bài dài), Tôi cũng đọc Wilhelm Meister muộn, thậm chí rất muộn.
(tiếp tục "Thomas Hardy", "miscellaneous (& evergreen)", và - tất nhiên - "mùa đông-mùa hè")
George Steiner (Tolstoy or Dostoevsky)
Chụp thế thì đâu hiểu mấy trang sách nói gì. Dịch ra đi.
ReplyDeleteđi chỗ khác mà đọc cho dễ hiểu
ReplyDelete