Aug 6, 2021

Balzac và Dostoievski

(một nối nữa: nối giữa thế giới văn chương Dostoievskithế giới văn chương Balzac; đường nối này thuộc vào số những gì không lộ ra một cách hiển nhiên, nhưng nếu làm được cho nó đi được vào thức trình hiện của phù điêu, thì sẽ)


Cũng như (tương tự) lúc đặt ra câu hỏi đâu là tác phẩm thực sự cuối cùng của Dostoievski, rồi sẽ thấy, rất đáng kinh ngạc, đó không phải Karamazov, cũng không phải bài diễn văn ca ngợi Pushkin nhân một dịp trọng thể, nốt, cũng như khi đặt câu hỏi ấy, lúc ta thử hỏi xem tác phẩm đầu tiên của Dostoievski là tác phẩm nào, cái gì có thể tính là điểm kỳ dị nơi kể từ đó đã có một Dostoievski, chuyện dường như cũng khá là tương tự.

Dostoievski cho đến tuổi 25: Matxcơva, gia đình mua (thêm) được một ngôi nhà ngoại ô, những người họ hàng giàu có (điều này làm nảy sinh nhiều rắc rối về thừa kế, nhiều năm về sau), bà mẹ mất sớm, ngay sau đó là chuyến đi đến Saint-Petersbourg, một chuyến đi mà chúng ta biết tương đối rõ các tình tiết. (rất dễ nghĩ Dostoievski là một pétersbourgeois hoàn toàn, toàn tòng, nhưng điều đó sai, Dostoievski sinh ra ở Matxcơva; giống thế là một nhân vật rất Petersbourg khác, Gogol: Gogol sinh ra ở Ukraine)

Tiếp sau là Trường Kỹ sư, tuy hai anh em (vì luôn luôn có thêm người anh trai Mikhail, người thân thiết nhất đời của Dostoievski, cho đến khi Mikhail qua đời năm 1864) chỉ nuôi tham vọng văn chương. Dẫu vậy, Dostoievski vẫn lấy được bằng, tốt nghiệp ra trường và làm công việc vừa được đào tạo, vài năm rồi bỏ.

Đầu thập niên 40 của thế kỷ 20 (Dostoievski sinh năm 1821: giống năm 1685 là một năm kỳ diệu của âm nhạc châu Âu vì cùng trong năm ấy ra đời ba nhạc sĩ vĩ đại, năm 1821 là năm kỳ diệu của văn chương châu Âu: cùng sinh ra năm ấy Baudelaire, Flaubert và Dostoievski), Dostoievski bắt đầu đọc một nhân vật và có thêm nhà văn Nga thứ ba đóng vai trò lớn trong đời - trước đó là Pushkin và Veltman: Gogol. Cho đến giữa thập niên 40, Dostoievski trở thành người gần gũi với một nhà phê bình lừng danh: (Vissarion) Bielinsky, cũng chính là người chiến đấu hào hùng vì Gogol - như vậy Bielinsky trở thành một dạng bảo trợ cho cả hai nhà văn Petersbourg lớn nhất, Gogol và Dostoievski, vào quãng cuối đời của Bielinsky.

Bielinsky vô cùng ca ngợi Những người nghèo của Dostoievski - điều này rất quan trọng, vì cuốn tiểu thuyết bị tấn công trên khắp mọi mặt trận. Tuy vậy, sự thân thiết giữa Dostoievski và Bielinsky mau chóng mất đi (cũng như giữa Dostoievski và Tourgeniev, giữa Dostoievski và Nékrassov).

Như vậy là, ở tuổi 25, Dostoievski trở thành một ngôi sao lớn. Những người nghèo chính thức xuất hiện (đăng tạp chí) đầu năm 1846, nhưng năm trước đó nó đã được hoàn thành và người ta đã đọc, bình luận nó rất nhiều.

Tuy nhiên, Những người nghèo lại không phải đầu tiên trong publication list của Dostoievski. Không lâu trước đó, đã có một công bố khác, đó không phải một tiểu thuyết được viết, mà là một tiểu thuyết được dịch: Dostoievski là dịch giả trước khi trở thành tiểu thuyết gia. Cuốn tiểu thuyết mà Dostoievski dịch là Eugénie Grandet của Balzac.

Sự dịch ấy không hẳn là một cái gì đó thoáng qua không đáng tính đến, một bốc đồng tuổi trẻ nào đó. Dịch cuốn tiểu thuyết của Balzac không phải là dự định về dịch duy nhất của Dostoievski: chỉ vì biết một cuốn tiểu thuyết của George Sand mà mình định dịch đã có bản dịch tiếng Nga nên Dostoievski mới dừng công việc lại. Và cũng không chỉ Balzac cùng Sand (Sand lẽ ra đã là người viết lời tựa chung cho Vở kịch con người của Balzac). Tất nhiên, ngay sau đó, Những người nghèo cùng cơn lốc những cuốn sách khác đưa Dostoievski đi xa khỏi địa hạt của dịch. (giống rất nhiều thanh niên thời ấy, Dostoievski lúc rất trẻ muốn viết kịch và cũng đã thực sự viết vài vở kịch, những thứ mà về sau Dostoievski rất sợ nhắc lại: ở đây thì Dostoievski tương tự Baudelaire; chưa hết, quãng thời gian Siberia, Dostoievski còn phạm một tội trầm trọng nữa: làm vài bài thơ)

Dịch Eugénie Grandet vào thời điểm ấy thì rất khôn ngoan: Balzac mới đến Saint-Petersbourg, với rất nhiều vinh quang, thanh thế đó giúp bán chạy. Nhưng điều quan trọng ở câu chuyện "Balzac và Dostoievski" nằm ở chỗ: Balzac thực sự quan trọng đối với Dostoievski, không theo cách của Pushkin, Gogol, Schiller, hay Sand, nhưng cả đời Dostoievski sẽ coi Balzac là một nhà văn đặc biệt lớn (mối quan tâm về phía Victor Hugo không làm thay đổi điều đó: Strakhov kể, vì trong một chuyến Dostoievski ra nước ngoài, có đoạn Strakhov đi cùng, lúc đó Les Misérables mới in, Dostoievski mua hết tập này đến tập khác để đọc, đọc xong tập nào thì đưa nó cho Strakhov, và khi về Nga, trên tạp chí Time cho đăng bản dịch Notre-Dame), và Le Père Goriot là một trong những cuốn tiểu thuyết lớn nhất trên đời.

(bản dịch tiếng Nga Eugénie Grandet của Dostoievski dĩ nhiên trở thành một dạng bí ẩn, người ta nói nó không tồn tại ở đâu khác ngoài trong một bộ tác phẩm Dostoievski do Leonid Grossman thực hiện; từng có rất nhiều bộ tác phẩm, toàn tập, Dostoievski, rất nhiều chuyên gia về Dostoievski, Tomachevsky, Shklovsky, etc.; từng có người - Dominique Arban - so sánh bản dịch của Dostoievski với nguyên tác; kết quả quá dễ đoán: ấy là một bản dịch vô cùng free, mà vậy là the least we can say; nhưng có gì tốt hơn so với tưởng tượng ra một cái gì đó khác hẳn đâu, khi ấy nguyên tác, bản gốc chỉ còn là một cái cớ)


Anna Grigoryevna, người vợ thứ hai của Dostoievski, his great love, coi Dostoievski là her favorite writer từ trước khi gặp; Những kẻ tủi nhục đăng dài kỳ trên báo đã khiến Anna Grigoryevna rơi rất nhiều nước mắt - ấy là khi Dostoievski mới từ Siberia về Saint-Petersbourg, đang vật lộn lấy lại vị trí của mình; Anna Grigoryevna (née Snitkina) lúc đọc cuốn tiểu thuyết đó còn rất, rất trẻ. Không lâu sau, họ gặp nhau, câu chuyện đã quá nổi tiếng: Dostoievski bị thúc bách quá mức nên phải viết hai tiểu thuyết cùng một lúc, theo truyền thuyết thì đêm viết Tội và Phạt còn ban ngày phải viết thêm một cái gì đó vì cần phải đưa cho một nhân vật kịp hạn, nếu không thì sẽ rất rắc rối. Nghe người ta nói, Dostoievski thấy là nên thử đọc cho stenographer chép cuốn sách thứ hai kia: stenography, shorthand, etc. Anna Grigoryevna được giới thiệu, không ngờ nhờ vậy mà cuốn sách oái oăm kia kịp viết xong, mọi chuyện êm đẹp - đó là tiểu thuyết về kẻ đánh bạc (Dostoievski con bạc sẽ trở thành một chủ đề trong bài dài). Bốn tháng kể từ khi gặp nhau lần đầu, họ lấy nhau. Đám cưới thứ nhất của Dostoievski đạm bạc ở Siberia hẻo lánh, còn đám cưới thứ hai hơn thế nhiều.

Đó là năm 1867, Dostoievski 46 tuổi. Ngay sau khi lấy nhau, hai vợ chồng Dostoievski thấy cần phải ra nước ngoài sống - ở Petersbourg quá phiền nhiễu, Dostoievski gánh nợ cho ông anh trai Mikhail qua đời trước đó ba năm, chu cấp cho gia đình Mikhail, lại phải nuôi his stepson, con riêng của người vợ trước, lúc này đã trở thành một thanh niên rất khó chịu. Họ đi Matxcơva gặp Katkov chủ báo (tờ Russian Messenger) và quả thật lấy được tiền, có thể lên đường. Nhưng chỉ về tới Saint-Petersbourg, còn chưa kịp làm gì thì tiền đã bốc hơi vào những khoản chi trả cấp bách. Anna Grigoryevna bèn bàn với mẹ, bán đồ tư trang riêng, và cuối cùng họ vẫn lên đường được.

Ra đến nước ngoài, một hôm Dostoievski nói chuyện với vợ và bỗng phát hiện Anna Grigoryevna chưa bao giờ đọc văn chương Pháp: chưa bao giờ đọc Balzac. Vậy thì không thể chấp nhận được, và cần phải xử lý vấn đề. Bắt đầu cả một cuộc đào tạo, và đồng thời Dostoievski cũng có dịp đọc lại những cuốn tiểu thuyết Pháp từng đọc hồi trẻ.





(tiếp tục Một phố, cũng tiếp tục DostoievskiGiono)





Dostoievski viết thư

quỷ, tội, phạt, vĩnh cửu

George Steiner (Tolstoy or Dostoevsky)

Dostoevski: tiếp tục

Đẹp và bị chà đạp

Một version (hơi) khác

Dostoievski

Breton và Dostoievski

Người dịu dàng





BettePons

Hết ảo tưởng (Lukács về Illusions perdues)

Tiểu luận về Nguyễn Văn Vĩnh
Nguyễn Văn Vĩnh dịch La Peau de chagrin (Miếng da lừa)
Balzac hiện ra
Về César Birotteau
Trong hiệu sách (2)
Lần lần từng khu vực một
XX. Cô gái mắt vàng
XIX. Quán Trọ Đỏ
Heinrich Heine: Tháng Giêng năm 1832
XVII. Sao cho trong ấm (đầy đủ)
Honorer Honoré
Mặc Đỗ: một César (về César Birotteau)
Heidegger
Adolphe
XVI. Nữ công tước de Langeais (phần 1)
(phần 2)
XV. Béatrix (phần 1)
(phần 2)
Balzac trong thế kỷ mười chín
XIV. Gái già
Cách một (hay là "Balzac trong thế kỷ 19", phần mở đầu)
XIII. Vĩnh biệt (đầy đủ)
XII. Một người con gái của Eva
XI. Rực rỡ và khốn cùng đời kỹ nữ
X. Ursule Mirouët (phần 1)
(phần 2)
Balzac và Flaubert
IX. Louis Lambert
VIII. Nàng tình nhân hờ (đầy đủ)
[tiện bút] Đọc Balzac ở Hà Nội
VII. Người phụ nữ tuổi ba mươi (phần 1)
(phần 2)
VI. Viên bác sĩ nông thôn
Trở về cổ điển: Balzac - Vở kịch con người
V. Một vụ việc ám muội (phần 1)
(phần 2)
(phần 3)
(phần 4)
IV. Albert Savarus (phần 1)
(phần 2)
III. Séraphîta
II. Ferragus (phần 1)
(phần 2)
(phần 3)
I. Mặt bên kia của lịch sử hiện thời
Vinh quang và một cốc nước cho Honoré de Balzac

2 comments:

  1. thức trình hiện phù điêu là gì ạ?

    ReplyDelete
  2. Schiller thực sự lớn

    ReplyDelete