Aug 12, 2021

miscellaneous (& evergreen)

(miscellaneous, evergreen - và cả easy listening -: những từ và cụm từ xuất hiện trong bình luận của Adorno, như chúng ta đã biết)


Hồi nhỏ (và không chỉ hồi nhỏ) chúng ta đọc những gì? Hồi nhỏ là cơ hội rất lớn để ta không bị dính vào các kiệt tác văn chương; những ai cả đời chỉ đọc kiệt tác, họ rất bất hạnh (và có thể hoàn toàn chắc chắn, họ có phụ huynh quá xuất chúng). Kiệt tác văn chương giống như sét: cứ bị sét đánh trúng mãi vào người thì


Dostoievski ở tuổi lên mười, mười hai - giống mọi (hoặc gần như thế) thằng bé - mê mẩn Walter Scott; ở riêng trường hợp Dostoievski, W. Scott tức là Quentin Durward và Waverley. Trẻ con (và không chỉ trẻ con hồi ấy) còn hay đọc tiểu thuyết gothic (George Steiner coin được một cụm từ có sức sống rất mạnh: urbain gothic novel).

Nếu muốn nhìn rộng hơn: sự đọc nhìn chung (những ai không thích đọc hồi nhỏ bỗng một ngày, đã lớn, bàng hoàng nhận ra sở thích mới, thì sẽ không như vậy - nhưng thế thì đã có thể quay trở lại với chủ đề kiệt tác-sét đã nói ở trên) tại điểm khởi đầu sẽ đi qua tiểu thuyết picaresque, kiếm hiệp, tất tật những gì farfelu, fanfaron, những đột xuất đỉnh cao cạnh vực sâu của vinh quang và bần cùng, các bí ẩn của sự sinh ra (tã đẹp nói dối: bài trong đường link vừa xong đặt câu hỏi, "nhưng tại sao tã đẹp lại nói dối?" nhưng còn một câu hỏi khác cần đặt ra hơn nhiều: "nhưng tại sao tã đẹp lại nói thật?"), con hoang (Tom Jones and Co.), vua chúa, prince, giai nhân như Miladi, lâu đài. Nói tóm lại, popular. Chính vì thế mà những yếu tố của popular thực sự rất pupular, và khi đã là popular thì thực sự sẽ rất popular.

(tiểu thuyết picaresque tức là đậm đặc yếu tố parodie, burlesque; Gil Blas là mẫu hình lớn của dạng tiểu thuyết ấy - nó gắn liền với Nguyễn Văn Vĩnh)

Mấy chục năm đầu thế kỷ 19, người ta đọc feuilleton, nhất là feuilleton Pháp. Bỏ qua những Alexandre Dumas, Eugène Sue hay kể cả Balzac, còn có nhiều star khác nữa, chẳng hạn Frédéric Soulié.

Hoặc, muộn hơn một chút - quãng giữa thế kỷ - Paul Féval:


(yên tâm, tôi chỉ có mỗi một Paul Féval này thôi)


Cũng như những người cứ bị sét đánh (trúng) - nhân tiện, có một cuốn tiểu thuyết tên đúng là Người bị sét đánh trúng - kiểu gì cũng bị chập mạch (đấy là nhẹ nhất, trường hợp hi hữu)

[mở đầu được một câu như câu vừa xong thì tôi không còn biết tiếp tục như thế nào, tức là không biết viết thế nào để phần sau tương xứng được với mở đầu]

(Paul Féval thì cũng không khác Alexandre Dumas: có Paul Féval père và Paul Féval fils)

Le Bossu ou Le Petit Parisien: nhân vật chính là Henri de Lagardère, tay kiếm số một trên đời. Vào thời điểm cuối triều Louis XIV, tức là vài năm cuối thế kỷ 17, trên đường đi biệt xứ khỏi Pháp, Lagardère bỗng gặp một nhân vật có cơ ngang sức với mình, Philippe de Nevers (một trong ba Philippe lừng danh của Pháp), và dính vào một vụ rất lằng nhằng rắc rối (tình ái bí mật, phục kích vây hãm từ nhiều phía, etc.) tại lâu đài Caylus. Một trận huyết chiến trong đêm, địch thủ giờ đây thoắt đã trở thành huynh đệ thân thiết chết vì một nhát kiếm từ sau lưng, một mình Lagardère thoát khỏi vòng vây, trên tay bế một đứa trẻ sơ sinh (con gái chứ không phải con trai), với lời nguyền trả thù: V for Vendetta. Rồi hai mươi năm sau đó

Một mở đầu không khỏi khiến ta nghĩ đến mở đầu thiên Thần Điêu: những mở đầu như vậy đòi hỏi suspens và liên tục twist, theo đà crescendo, chỉ cần ngơi tay là thất bại, chắc chắn thất bại hơn là nếu vô duyên: người ta sẽ không đọc tiếp các phần sau, vậy thì

Có "bossu" tức là một tên gù là vì Féval làm đúng theo nguyên tắc của Dumas, cái nguyên tắc nói gì đó đại ý tiểu thuyết lịch sử tức là lấy lịch sử làm cái đinh, etc. Như vậy thì cái đinh phải chắc chắn và đúng chỗ. Hai mươi năm sau đêm Caylus là đã sang kỳ Nhiếp Chính (Régence). Chúng ta biết được nhiều điều về thời Louis XIV cũng như thời Nhiếp Chính là nhờ Saint-Simon. Các nhà văn chuyên feuilleton truyện lịch sử cũng nhờ Saint-Simon rất nhiều. Sở dĩ cần nhiếp chính là vì Louis XV còn rất nhỏ (ai còn nhớ Louis XV là gì của Louis XIV không?), Philippe d'Orléans (đây là Philippe thứ hai trong "ba Philippe" đã nói ở trên), một gay, giữ chức ấy. Từ thời Louis XIV sang thời Nhiếp Chính, phong hóa mềm đi rất nhiều, và nhất là xuất hiện một nhân vật: Law. Và nhân vật gù trong truyền thuyết xuất hiện (ai muốn tìm hiểu thì rất dễ, đại khái công việc buôn bán mấy tờ giấy ghi trị giá mang lại lợi ích nhiều nhất cho một người gù vì người ta cần bàn kê để ký kết với nhau, nhưng giữa phố thì không có bàn, nên người gù chỉ cần tiến lại gần, rồi cúi người xuống cho họ thuê cái bosse của mình), dựa vào đó Féval xây dựng "bossu" của Le Bossu.

Sau đêm huyết chiến (nhưng thôi để Féval lại đó đã)


Tiếp tục popular (tất nhiên, trong một registre khác):


Từ cái tên Marivaux nảy sinh tận hai từ, một épithète như thông thường, "marivaldien", nhưng còn có thêm từ hết sức xuất sắc và vô cùng có sức sống: "marivaudage".

(nếu muốn làm "Marivaux ở Việt Nam" thì cũng được, tuy hơi ít, une maigre présence, một hiện diện hẻo)

Marivaux (thật tên Pierre Carlet) tuy sinh vào một năm có hai chữ số đầu là 1 và 6 nhưng không còn ở trong thế kỷ 17, đây là một đại bất hạnh cho một kịch tác gia: dramaturge chỉ vì sinh ra hơi muộn mà không thuộc le grand siècle: đại khái ta có thể nhớ, Marivaux cùng thế hệ với Montesquieu. Lại càng tai hại hơn nữa vì thời Nhiếp Chính (Philippe d'Orléans: xem ở trên) khiến rất nhiều người phá sản (do chạy theo Law), trong đó có vợ chồng Marivaux. Nhưng tất nhiên, tai họa hơn cả vẫn cứ là, viết kịch mà lại ở thế kỷ 18: Voltaire có vĩ đại đến đâu thì bi kịch của Voltaire cũng vẫn không thể ngửi được. Một dramaturge khác thuộc thế hệ ngay sau Marivaux: Beaumarchais.

Nhưng La Vie de MarianneLe Paysan parvenu trong ảnh lại không phải các vở kịch, mà là tiểu thuyết. Marivaux khởi đầu bằng viết tiểu thuyết, trong số mấy cuốn viết hồi trẻ (mới ngoài hai mươi tuổi) được để ý hơn cả là tiểu thuyết trong nhan đề có từ sympathie (Marivaux không viết "sourire" mà "souris", en masculin). MariannePaysan là hai tiểu thuyết thuộc đoạn sau của Marivaux. Sự xuất hiện của chúng chồng chéo lên nhau, và rất lâu mới xong xuôi. Viết tiểu thuyết, các đối thoại, Marivaux không viết dấu gạch (-, tức là tiret), nếu lơ đãng thì không dễ theo dõi.

Nhưng rất khó mà không lơ đãng khi đọc tiểu thuyết của Marivaux, nhất là Marianne: c'est terriblement ennuyeux, il nous faut de la solidité et d'une grande pugnacité pour pouvoir aller jusqu'au bout. Nếu trong thế giới của Shakespeare từ có địa vị huy hoàng là horror (horreur horreur horreur) thì trong thế giới của Marivaux từ nắm vị trí đó là malheur: Ô malheur malheur malheur. Bất hạnh chồng chất lên bất hạnh trong cuộc đời của Marianne, và cả cuộc đời Tervire (vì La Vie de Marianne không chỉ kể cuộc đời Marianne mà bỗng về cuối có cả cuộc đời Tervire, một Religieuse: ta bắt gặp từ then chốt này - tất nhiên nó làm ta nghĩ ngay đến Diderot, nhưng văn xuôi của Marivaux không phải văn xuôi của Diderot; Marianne gặp hết bất hạnh này đến bất hạnh khác, thì Tervire cũng lại không làm gì khác trong đời ngoài gặp các bất hạnh, chúng lũ lượt xô tới, Marianne và Tervire là hai ngọn đèn, còn những nỗi bất hạnh đủ mọi loại, là đàn thiêu thân vô số kể). Nhưng ta bỗng có cảm giác, Marianne (và Tervire) ở không hề xa Justine của một nhân vật sau thời Marivaux một chút: marquis de Sade.

Bất hạnh (malheur) và hasard. Từ thứ hai này thì thực sự tràn ngập khắp mọi nơi trong thế giới của Marivaux, kể cả kịch: vở kịch nổi tiếng nhất của Marivaux tên là Le Jeu de l'amour et du hasard. À, trong cái nhan đề ấy, thêm từ quan trọng thứ ba nữa: amour.

Hoặc giả - và vậy thì chắc đúng hơn - bất hạnh là ngọn đèn, còn những Marianne, những Tervire là thiêu thân cứ nhất định phải lao vào đó. (trong cả Marianne lẫn Paysan, cứ hễ là những cô gái người hầu, gia nhân thì đều được Marivaux đặt tên là Javotte và Toinon)

Nhân vật quan trọng của La Vie de Marianne, Valville (một cái tên rất thế kỷ 18: ta nhớ đến Valmont, tất nhiên) là một nhà quý phái, rất lịch thiệp, nhưng là một pervers, theo cách riêng của mình, và chẳng phải là Valville cũng không dự báo các nhân vật của Sade.


Ngay sự popular cũng có nhiều sắc thái. Thế kỷ 19 là khoảnh khắc đầu tiên nhà văn có thể popular và sự popular ấy không chỉ hiểu về danh tiếng, vinh quang, tước hiệu, mà còn ở nhiều phương diện khác, nhất là tiền (nhà văn có thể kiếm được rất nhiều tiền). Nhưng có popular và popular: không phải popular nào cũng là văn chương tệ, một số (thật ra rất ít) nhà văn vô cùng popular lại cũng đồng thời là nhà văn lớn - họ ở giữa: Guy de Maupassant hoặc Thomas Hardy.


Valville gặp Marianne khi Marianne đi nhà thờ và bị ngã trẹo chân, không xa trước cửa nhà Valville. Valville bèn bảo người vác Marianne vào nhà mình để chữa trẹo chân. Từ đó hai bên nảy sinh tình cảm, sau đó xảy ra vô cùng nhiều rắc rồi (đây chính là trung tâm của marivaudage: nhất là, đặc biệt nhiều hasard), nhưng rồi Valville và Marianne coi như là đã vượt qua được hết, chỉ còn đợi để lấy nhau.

Đúng lúc đó thì tại tu viện xuất hiện một cô gái (người nước ngoài: người Anh), khi Valville (và cả mẹ: nhân vật quan trọng trong truyện) và Marianne vừa về đến đó thì cô gái kia lăn ra ngất. Valville vội giúp đỡ hồi sức cấp cứu etc. Và thế là Valville yêu cô gái mới luôn.

Cốt truyện của Marianne, thu nhỏ lại hết cỡ như vậy, cũng đã đủ thấy, vấn đề trung tâm của câu chuyện là sự pervers: Valville thì cũng pervers không kém gì Valmont hay các nhân vật của Sade. Một cái cổ chân bị trẹo và một vụ bị ngất: phải như vậy thì mới làm khởi đầu được ở Valville các tình cảm. Mais c'est trop fort.





(tiếp tục Một phố, "Dostoievski viết thư", "(một người) Jean Giono", "mùa đông-mùa hè": Dostoievski nhà cách mạng)


2 comments:

  1. Có Paul Féval ở Việt Nam không anh?

    ReplyDelete
  2. Mong chờ một ngày có Marivaux

    ReplyDelete