Aug 7, 2021

mùa đông-mùa hè

(mùa đông

mùa hè)


tiếp tục câu chuyện Dostoievski

trong bài (dài) về Dostoievski đã nhắc đến Ghi chép mùa đông về các ấn tượng mùa hè, kết quả của chuyến đi ra nước ngoài trong đầu thập niên 60 của thế kỷ 19 (do là cựu tù khổ sai nên Dostoievski không dễ xin passport), giờ thì




(bị lộn ngược thứ tự, nhưng thôi kệ)


Việc Dostoievski ra nước ngoài hết sức quan trọng, trên nhiều phương diện, trong đó có một điều nho nhỏ mà Jacques Catteau chỉ ra: chỉ sau khi đi nước ngoài rồi trong các tiểu thuyết của Dostoievski mới bắt đầu xuất hiện tranh. Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết Ngốc có nhiều tính cách hội họa hơn cả. (về phần mình, Paul Claudel nhận ấn tượng rất mạnh về tương đồng giữa Dostoievski và Beethoven: Claudel thấy rằng 200 trang đầu - 200 trang gây ấn tượng mạnh lên bất kỳ độc giả nào, khởi đầu bằng đoàn tàu đi vào ga - của Ngốc đích xác là các crescendo của Beethoven)

Hồi còn trẻ, mới bắt đầu viết văn, Dostoievski đã nuôi dự định ra nước ngoài, nhưng mãi ở tuổi 41 (tức là năm 1862), Dostoievski mới lần đầu tiên rời nước Nga. Đây là không lâu sau khi Dostoievski trở về từ Siberia. Sau Nhà Chết, tù khổ sai, địa điểm quan trọng của Dostoievski tại Siberia là một nơi mang tên Semipalatinsk (một cái tên curieux, non?)


Nhưng trước hết, tôi muốn trở lại với khởi đầu cuộc chịu nạn của Dostoievski, vụ việc Petrashevsky, cuộc xử bắn, bị bắt giữ, etc.

Nghe thì ghê gớm, và nếu chỉ loáng thoáng thì cứ tưởng đâu đây là một tổ chức tội phạm có quy củ chặt chẽ, một dạng hội kín nhằm đến sự lật đổ, làm cách mạng, sẵn sàng tấn công Sa hoàng, etc. nhưng không hề: đó là các "thứ Sáu" tập hợp nhau lại để bàn luận, của một số người; hồi mới giao du ở đó, suốt một năm rưỡi đầu Dostoievski chỉ láng cháng. Và nếu bối cảnh không phải là năm 1848, châu Âu đảo lộn (Flaubert, nhân vật sinh cùng năm Dostoievski, viết cuốn tiểu thuyết về giáo dục dành một phần trọng yếu cho những ngày Cách mạng 48 tại Paris), thì chưa chắc cảnh sát của Sa hoàng đã thực sự để ý, lại còn cài mật vụ (Antonelli, nghe là biết người gốc Ý), rồi thì xử bắn, đi đày, etc.

Và nhất là, phần lớn các nhân vật đều rất trẻ, bản thân Petrashevsky cũng chỉ ở tầm tuổi Dostoievski, 25, 26 tuổi - tất nhiên, ta dễ dàng nghĩ đến Nguyễn Thái Học cùng những người đồng chí. (quel gâchis)

Nhưng ở đó cũng có những người hơi khác, nhất là Peshnev, nhân vật mà đến cả Bakunin khi gặp cũng bị ấn tượng rất mạnh (người ta gần như đồng loạt cho rằng đây là nguyên mẫu cho Stavroguine). Ta rất dễ có ấn tượng, Dostoievski, mà ai cũng có cảm giác không thể là một nhà cách mạng, chịu oan ức trong vụ việc (khoảng 20 năm trước đó, tại Saint-Petersbourg đã bùng nổ vụ việc mà lịch sử gọi tên là "Những người tháng Chạp"; rất lâu về sau, trên tờ Nhật ký, Dostoievski sẽ viết để phản đối việc người ta cho có sự thoái hóa trong tiến trình hoạt động cách mạng của Nga, khẳng định những người dính dáng vụ Petrashevsky có xuất thân, học vấn không hề thấp, thậm chí có phần nhỉnh hơn những người tháng Chạp). Nhưng không hẳn: chừng 40 năm sau khi Dostoievski đã qua đời, người ta mới phát hiện một bức thư cho thấy rõ Dostoievski là thành viên của một nhóm nhỏ, bí mật, hạt nhân là Peshnev, và té ra Dostoievski từng rất gần với hình ảnh một nhà cách mạng. Trong câu chuyện có một cái máy in: ta biết, cũng có một cái máy in tương tự trong câu chuyện của cuốn tiểu thuyết Quỷ, liên quan đến nó có một vụ ám sát rất ghê gớm (Quỷ thì có cảm hứng trực tiếp là một vụ việc khác, nhiều năm về sau - nếu tôi nhớ không nhầm, vụ Nachaev).

Và cuộc xử bắn: thật ra đó là một vụ dàn dựng, một "mock-execution".


Bởi vì, tuy một số người bị dẫn từ nơi giam giữ tới một quảng trường lớn của Saint-Petersbourg, và mọi sự trông như là sẽ có xử bắn thật, nhưng từ trước đó Sa hoàng Nhi-cô-la Đệ nhất đã quyết định, gần đến lúc đội hành hình bắn thì sẽ có người mang lệnh ân xá tới: đây thực chất là một vở kịch. Chỉ có điều, những người tù không biết điều đó; chính vì vậy, Dostoievski sẽ có kinh nghiệm về sắp chết. (những người ấy không biết, tuy không ít người đến xem hành hình thì lại biết)

Trong số những người đến xem cuộc hành hình có một nhân vật đã nhắc qua trong bài dài: baron Wrangel. Thời điểm ấy, Wrangel còn là học sinh trung học, trốn học đi xem cuộc xử bắn; câu chuyện về Wrangel cho thấy Saint-Petersbourg giai đoạn này không khác một cái lò lửa, đặc biệt ở một số địa điểm, nhất là trong giới sinh viên, học sinh. Vài năm sau đó, vẫn còn rất trẻ, Wrangel đến Siberia (dường như là tình nguyện, trong công vụ) và gặp Dostoievski đã hết án tù khổ sai và trở thành lính trong quân đội của Sa hoàng (cuộc chiến tranh Crimée đã bùng nổ). Họ trở thành hai người bạn thân thiết trong suốt một thời gian dài.




(tiếp tục "Dostoievski viết thư")





Balzac và Dostoievski

Dostoievski viết thư

quỷ, tội, phạt, vĩnh cửu

George Steiner (Tolstoy or Dostoevsky)

Dostoevski: tiếp tục

Đẹp và bị chà đạp

Một version (hơi) khác

Dostoievski

Breton và Dostoievski

Người dịu dàng



1 comment: