Sep 22, 2022

Tiểu thuyết triết học


(tiếp tục LTTTMTTA)



Khi một nhân vật giới thiệu một cuốn tiểu thuyết và gọi nó là tiểu thuyết triết học, trong khi đó là "Bildungsroman", thì ta thấy được toàn bộ tầm vóc của sự không biết đọc: những thứ ất ơ tưởng mình cái gì cũng biết mà lại dám mở tủ sách; điều hài hước nằm ở chỗ, tuy tiểu thuyết đúng là thể loại chứa được mọi thứ nhưng conte philosophique à la Voltaire, archetype, lại gần như không tìm được truyền nhân: một truyền thống rất hẻo lánh. Đấy là vì văn chương và triết học là hai con đường, hai cái nhìn - chúng không tương thích, nhưng ("nhưng": ở dưới tôi sẽ nhưng sau)

Điều vừa nói ở trên thật ra dễ thấy. Nhưng sự không biết đọc còn tinh vi hơn nhiều. Giờ đây, nhìn vào khối triết học ở Việt Nam, đã có thể khẳng định khối ấy rơi đúng vào situation của quá khứ: trong quá khứ, người ta làm như thể trước Marx (đúng hơn, Marx-Engels) là tiền sử, còn giờ đây, không khác gì trước Kant (nói đúng hơn, moment của Kant-Hegel) đều mông muội ráo. Khi nào vượt qua đó thì ("thì", tôi sẽ tiếp ở dưới)

Điều hay nằm ở chỗ: hai điều trên đây (hai câu chuyện trong hai đoạn vừa rồi) lại nối vào được với nhau. Ta bắt đầu thấy được rằng có sự nối ấy nhờ một từ, mà từ cả hai phía đều không có cách nào nắm bắt được. Đó là từ passion. Rất đơn giản, passion là dục vọng. Phạm Đình Khiêm, trong một bản dịch, gọi rất đúng nó là "thị dục" (bản dịch đó tôi định làm cho xuất hiện trở lại, mọi việc đã xong rồi, bỗng bị một thằng rồ chọc gậy bánh xe). Đến cả Nguyễn Văn Vĩnh cũng biết là phải gọi bằng "tình-dục". Với việc đồng loạt gọi passion là "đam mê", cả hai phía đều tự nối mình vào với một bên thứ ba: báo lá cải Việt Nam.


Nhưng, trước hết, nằm ở chỗ: một điều luôn luôn cần được nhấn mạnh, các nhân vật văn chương Đức như Novalis, Schlegel cùng rất nhiều người nữa, ta không nắm bắt được văn chương của họ nếu thiếu chiều triết học, bởi đấy là tồn tại - cần phải nói là tự nhiên - của văn chương Đức. Chỉ có điều, chiều ngược lại cũng đúng: triết học Đức được rọi ánh sáng bởi văn chương Đức. Một ví dụ rất lớn cho điều vừa nói là Heinrich Heine. Cặp Hegel-Schelling hết sức trọng yếu, và cũng rất hấp dẫn (trong sự đồng minh, nhưng nhất là trong các đối đầu); nhưng vậy thì chưa đủ: bởi đó phải là một bộ ba. Chính Lukács là người không ít lần dùng đến hình ảnh ba người bạn hồi trẻ Hegel-Schelling-Hoelderlin nhảy múa quanh cái cây, hồi Cách mạng Pháp nổ ra.


Khối ấy và khối kia giống nhau hơn người ta có thể tưởng, bởi vì cả hai đều rơi vào cùng một thứ: sự giáo điều.

Nhưng khối mới còn rơi vào một cái khác nữa - đây thì đúng là điều không thể tệ hại hơn, trong triết học: sự chiết trung. Như vậy thì đến tận mức để có thể nói rằng, thế thì chẳng có liên quan gì đến triết học. Ở đây là một nghịch lý (nhưng dễ hiểu): chính vì lúc nào cũng triết học, cho nên lại chẳng hề triết học. Đã văng ra ngoài (từ lúc nào).

Giáo điều, ấy là (a, nhưng chính Hegel đã nói rất rõ giáo điều là gì, ngay trong Phenomenologie)


Sự chiết trung kia đồng nghĩa với thiếu mất đi một thứ, một trục: trục axiologique.

Và đến cuối cùng, điều đã quá dễ nhận thấy, là chẳng có triết học nào, mà thay vào đó, có (vậy là quay trở lại với từ then chốt) dục vọng làm thầy. Dục vọng ấy thể hiện cả ở những thứ như viết lời tựa, đứng tên hiệu đính, etc.


4 comments:

  1. Ông Phạm Công Thành cũng luôn chửi bọn suốt ngày "đam mê"

    ReplyDelete
    Replies
    1. “Trong đêm tối cả người tôi thức dậy
      Những đam mê quên ngủ suốt ngày”
      - Văn Cao?

      Delete