Trong tất tật báo chí Việt Nam, mấy tờ này gây cho tôi nhiều cảm xúc nhất khi chạm tay vào: Phụ nữ tân văn, Ngày nay và Phong hóa. Nhưng không có gì sánh được với Phong hóa, tờ báo hoàn toàn nhất, vui nhất, dịu dàng nhất, dữ dằn nhất, tục tằn nhất, sáng sủa nhất, tăm tối nhất, như thể quy tụ mọi sự quá đà có thể xuất hiện trong tâm hồn người Việt Nam.
Nhất là những khi có Khái Hưng.
Gánh hàng hoa, hồi đầu khi mới bắt đầu đăng trên Phong hóa (năm 1934) chưa ký là "Khái Hưng và Nhất Linh" mà ký "Bảo Sơn và Khái Hưng", sau này mới giống như chúng ta biết xưa nay.
Kỳ đầu của Phong hóa đăng Tiêu Sơn tráng sĩ:
Đẹp của Khái Hưng, một kỳ trên Ngày nay (1939):
Còn đây là lời tựa cho Nửa chừng xuân đăng trên Phong hóa: Khái Hưng và Nhất Linh là cặp kỳ tuyệt chưa bao giờ có, kể cả sau này cặp Mai Thảo-Thanh Tâm Tuyền cũng không lặp lại được.
Nhiều năm nay tôi "luẩn quẩn" với Nhất Linh, mãi gần đây tôi mới hiểu ra, Nhất Linh là con đường để tôi đi đến với Khái Hưng, nhà văn lớn nhất "thời tiền chiến", người duy nhất có thể đứng cạnh Nguyễn Tuân về sự nghiệp văn chương; trước hết Khái Hưng là tiểu thuyết gia chưa từng có, tất nhiên chưa từng có tính từ trước Khái Hưng cho tới Khái Hưng, nhưng tôi ngờ là còn hơn thế, kể từ Khái Hưng, Việt Nam cũng chưa từng có một tiểu thuyết gia nào ngang tầm.
Theo tôi Nhất Linh hơn Khái Hưng, và nếu đi từ NL tới KH, thì sau đó, phải đi ngược lại, mới hoàn tất. NL viết là muốn nhắm tới cái toàn thể, Xóm Cầu Mới, thí dụ. Hay Dòng Dông Thanh Thuỷ. Khái Hưng là 1 tiểu thuyết gia, với chuyện đời thường, như Gánh Hàng Hoa, Đời Mưa Gió...
ReplyDeleteNhân nhắc đến Nhất Linh và cộng sự, chúc mừng SN Nhị Linh nhé.
ReplyDeleteKý tên: Tam Linh
cám ơn, nhân sinh nhật của tôi, tôi cũng đề nghị các bên tham chiến nể mặt tôi mà hưu chiến một ngày :p
DeleteHoa ra nhiều nhân vật nổi tiếng cùng sinh tháng 5 à? Ngày 20/5 là sinh nhật R. Wagner
DeleteTưởng nhớ Khái Hưng (Nguyễn Tường Bách)
ReplyDeleteLượt trích một đoạn:
( Vào cuối năm 1932
Một toà nhà hai tầng, nằm giữa sân rộng, có tường bao bọc, ở giữa phố Quan Thánh và phố Hàng Bún. Lần đầu, từ quê, trại Cẩm Giàng, tôi tới thăm tờ báo Phong Hoá.
Cùng với anh Thạch Lam, chúng tôi qua cổng, rẽ vào đằng sau, qua một khóm tre Đằng Ngà, rồi lên gác.
...Khi bước vào phòng khách, một người thấp, gầy, da mặt ngâm đen đang ngồi, quay ra nhìn.
Thạch Lam, anh Sáu, giới thiệu với tôi:
- Đây là anh Khái Hưng.
Anh đứng dậy, miệng cười nhiệt tình hiền hậu.
Tôi nhìn kỹ hơn, khi ngồi xuống . Anh nhanh nhẹn lấy ấm nước pha trà cho mọi người. Anh mặc một bộ Âu phục bằng dạ màu xanh. Đôi mắt anh sáng và lanh lẹ, mũi không cao lắm, đôi môi hơi dầy, môi dưới hay trễ xuống khi nói chuyện.
Thoạt trông, cũng biết anh là người nhanh nhẩu, nói chuyện rất có duyên.
Vì gầy, môi lại hơi thâm, nên có người nói anh nghiện thuốc phiện. Thực là oan cho anh quá. Nhưng anh nghiện thuốc lá, luôn luôn môi ngậm một cái tẫu màu xẫm. )
Trên đây là một chút chân dung về Khái Hưng mà tôi đọc trên internet.
Khái Hưng, một cái tên không lạ đối với học sinh ở miền Nam trước đây. Các tác phẩm của ông được giảng dạy rộng rãi tại các trường trung học thời trước.
Nói đến Khái Hưng, tôi nhớ đến hai điều.
Thứ nhất. Có lần ông thầy dạy văn nói tiểu thuyết của Khái Hưng rất được quý bà, quý cô ... Mê. Nói theo kiểu bây giờ, Khái Hưng có một lượng fan nữ đông...áp đảo. Không hiểu sao, tôi cứ nhớ cái điều đấy, như là,...một tính cách Khái Hưng.
Thứ nhì. Trong một lần xem tivi, chương trình Đố Vui Để Học. Một anh học sinh được hỏi:
Em hãy cho biết nhà văn Khái Hưng có viết chung với người anh của mình. Là ai tác phẩm nào.
Anh học trò ú ớ. Câu hỏi hơi bị khó. Tôi cũng chẳng biết câu trả lời. Có lẽ vì vậy, suốt bao nhiêu năm qua, tôi vẫn còn nhớ Khái Hưng có viết chung với anh mình là Trần Tiêu, tác phẩm nhan đề Con Trâu. ( không rõ đó là thể loại gì )
Đó là hai điều tôi nhớ về nhà văn Khái Hưng. Giờ đây, đọc trên Internet, Thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của ông rất nhiều. Trích một đoạn ngắn Nguyễn Tường Bách, viết về ông, điều này thật sự làm tôi ngưỡng mộ.
( Cuộc đời Khái Hưng Trần Khánh Giư có thể gọi là kỳ lạ. Anh đã đậu tú tài ban triết học, độ ấy còn rất hiếm. Nhưng không ra làm quan hay công chức cao cấp nào. Một việc rất dễ cho anh.
Ông thân sinh là Tuần Phủ, nhạc phụ là Tổng Đốc. Tại sao không chạy một chân Tri Huyện, mà lại xoay sang làm nghề dạy học và làm báo nghèo kiết bấp bênh. Một lần, tôi có gạn hỏi thì anh chỉ cười đáp :
Cũng chẳng hiểu tại sao cả, thích làm báo thì làm báo thế thôi. )
Khái Hưng, Nhất Linh và nhiều người nữa, là dân trí thức khoa bảng ( thời ấy đỗ tú tài còn hiếm và khó hơn bây giờ lấy bằng thạc sĩ.)
Nhưng họ không chọn con đường xe hơi nhà lầu. Tối sâm banh sáng sữa bò.
Họ cùng chung một lý tưởng, giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân. Đem văn hoá và ánh sáng đến những người chân lấm tay bùn, ngày này qua ngày khác...sống trong những căn nhà ổ chuột...chốn bùn lầy nước đọng.
Người ta thường nói, trong văn học, thời gian là sự đãi lọc công bình.
Trong nhiều sự kiện lịch sử...thời gian sẽ cho những phán xử công bình.
sau này đến chợ Đồng Xuân nhưng chẳng thấy Đồng Xuân như thế đâu nữa
ReplyDelete