Jun 20, 2016

Văn chương miền Nam: triết học

tạm gác lại mấy màn giải trí nho nhỏ, ta đến với một chủ đề: triết học ở miền Nam trước 1975 như thế nào, hao hao như là làm cái công việc trở thành chủ đề cho cuốn sách lừng lẫy thứ ba của Kant

(nhân tiện: "Urteilskraft" dường như dịch thành "năng lực đánh giá" thì đúng hơn là "năng lực phán đoán", vì "phán đoán" bao hàm sắc thái của sự phóng chiếu, nghĩa hẹp hơn là "đánh giá"; cũng tương tự, "phóng chiếu" thì chính xác hơn là "phản tư"; về riêng "đánh giá", Schopenhauer trong Die Welt als Wille und Vorstellung đã bàn một cách tuyệt vời; điều kỳ quặc [thật ra cũng không kỳ quặc lắm] là người rất xuất chúng trong bình luận Kant lại là nữ tiểu thuyết gia Jane Austen; ở Việt Nam, một câu nói đã trở thành kinh điển của những người "nghiêm túc": "đó chỉ là văn học"; hết sức xin lỗi, văn chương mới chính là con đường hiệu nghiệm hơn nhiều so với con đường của triết học)

những tên tuổi lớn:









râu ria thêm về một nhân vật mà tôi đã để riêng ra một chỗ (xem ở kia):


Heidegger, người như thể (theo María Zambrano) hút hết vào trong mình toàn bộ truyền thống triết học Đức (mặc dù thân hình bé tí tẹo):


Bergson (trước Bergson, trong Die Welt, từ mô hình các vòng tròn, Schopenhauer đã chỉ ra toàn bộ bản chất của cười):



bắt đầu vào màn rất gay cấn:



dẫu thế nào, Phạm Công Thiện cũng xứng đáng có một vị trí riêng:


tiếp theo, nhiều thứ khác:






Teilhard de Chardin, nhân vật từng rất bị Trần Đức Thảo chỉ trích (xem thêm ở kia)



một số thứ thuộc về lân cận (thật ra cũng chẳng lân cận cho lắm, nhưng đây chính là những thứ rất Sài Gòn thuở ấy):








(à đấy, quên mất, quyển trên đây của Trần Đỗ Dũng cũng là do Lửa Thiêng xuất bản, hôm trước tôi quên mất: xem ở kia)





- như khi nói về dịch thuật ở miền Nam nói chung (ở kia), tôi đã nhấn mạnh vào tính chất "nông nổi": triết học ở Sài Gòn một thuở có cái gì đó khiến tôi nhìn thấy tính chất chưa thực sự trưởng thành, và có lẽ chính vì thế nó đặt vị trí rất ưu tiên cho Jean-Paul Sartre, mà nếu trên đời từng tồn tại một trí tuệ lớn nhưng thuần túy rất trẻ con, với một sự tàn nhẫn trẻ con rất đặc trưng, thì đó chính là Sartre (cuốn sách L'Âge de raison là gợi ý rất lớn), chỉ Sartre mới làm được một điều rất đặc biệt, là biến cả "hư vô" thành một món đồ chơi trẻ con (để thực sự biết về trưởng thành và chưa trưởng thành: đọc Witold Gombrowicz, đó chính là một Kafka khác)

- Bùi Giáng, trong sự nhạy cảm thiên tài hiếm có của mình, thẳng tay loại bỏ Sartre, đó là một trong những cú xếp chuẩn xác nhất; nhưng, đến lượt mình, Bùi Giáng lại rơi vào Albert Camus; tôi nhìn thấy ở câu chuyện này ý muốn của Bùi Giáng đặt ra một đối trọng, cộng thêm mối quan hệ trực tiếp giữa Bùi Giáng và Camus nữa, chắc nó cũng đóng một vai trò không nhỏ; các nhân vật đặc biệt nhất mà triết học Sài Gòn thời ấy từng động đến, tôi đã để riêng ra, xem ở kia, ở kiaở kia, chỉ có điều, Simone Weil, công trình của Phùng Thăng, bị lãng quên hoàn toàn, Nietzsche, được trợ sức bởi bầu máu nóng hừng hực của Phạm Công Thiện, nhanh chóng trở thành một đống bát nháo, thành dưỡng chất cho tuổi trẻ nổi loạn giả vờ, cho các nghệ sĩ hụt, cho những con người không hề lập dị nhưng lại muốn người khác thấy mình là lập dị; còn Gabriel Marcel? lát nữa ta sẽ nói đến

- cách đây vài năm, trong một hội thảo, tôi phản biện một bài tham luận, trong đó nói đến các nhà văn Sài Gòn một thời và nhấn mạnh vào khía cạnh triết học ở họ; điều này tôi không phản đối, vì đó chính là "Vorstellung", chính là một biểu hiện lớn của thời đại ấy, nhưng cần nhìn sâu hơn nữa: ta phải đặt ra câu hỏi "tại sao?" (chính là điều mà Schopenhauer đặc biệt lưu ý trong Die Welt), thì tại vì cả một thế hệ trí thức miền Nam thuở ban đầu học ở châu Âu và bởi hồi ấy ở châu Âu triết học rất mốt, cho nên họ thường học triết học; điều này dẫn tới một điều rất tế nhị: những người đã học trực tiếp các ông thầy châu Âu, sau này những gì họ nói, bao nhiêu phần là lấy luôn của các ông thầy? tôi nghĩ, đây là cả một lĩnh vực nghiên cứu lớn; và tôi cũng rất muốn nhìn nhận hiện tượng này trong so sánh với một điểm rất độc đáo của Schopenhauer thể hiện trong Die Welt: sự học của các giáo sư miền Nam phóng chiếu vào công việc trước tác và giảng dạy của họ sau này rất tương đồng với sự phóng chiếu từ "trực giác" vào "lý trí" (một trong những điểm độc đáo của Schopenhauer nằm ở chỗ nhìn rõ con đường đi của "Vorstellung" tức là biểu hiện vào trực giác rồi trừu tượng hóa trong lý trí, đó là cơ sở để Schopenhauer phê phán Euclid một cách khủng khiếp; nhân vật thứ hai - trong cả một loạt dài - bị Schopenhauer phê phán kịch liệt là Fichte, "Titan của Jena", thần tượng của Novalis trẻ tuổi, mà Fichte nghĩa là gì? nghĩa là "Ich" đặt ở trung tâm: chỉ riêng điều này đã đủ để gạt bỏ mọi toan tính buộc Schopenhauer vào chủ nghĩa duy tâm)

- chính điều trên đây khiến tôi đặt quan tâm nhiều hơn vào những người hơi khác, nhất là thuộc thế hệ về sau, vậy nên Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel rất cần được quan tâm; chỉ có điều, đọc Đặng Phùng Quân bình luận Marcel, ta tuyệt đối không thấy được những gì là cốt yếu nhất ở Marcel

- ba sự nổi bật nhất chính là Phạm Công Thiện, chủ nghĩa hiện sinh và tâm phân học; Phạm Công Thiện cần được nhìn nhận rất cẩn thận, vì đây là người duy nhất bước được ra khỏi địa hạt của "lịch sử triết học" để bước vào địa hạt của "triết học" (Gilles Deleuze xếp tất tật những gì mình bàn về Nietzsche, Bergson hay Hume vào "lịch sử triết học"); có điều, Phạm Công Thiện đã không làm được (hồi trẻ, Phạm Công Thiện liên tục dùng cụm từ "sự phá sản", "thất bại của...", như một dự báo trước cho thất bại của chính Phạm Công Thiện sau này, và thất bại của Phạm Công Thiện mở ra cả nhiều chục năm triết học của Việt Nam chết cứng trong lịch sử triết học, tức là, cụ thể hơn, kiến thức triết học - mà kiến thức triết học là điều làm xàm nhất trên đời, tôi từng chứng kiến tầm một tiểu đoàn, vài trăm người, thuộc làu mọi thứ của triết học phương Tây, ông nào nói gì, ông nào bình luận ông nào: chỉ có điều, như thế là vô nghĩa); hướng tiếp cận hiện sinh chủ nghĩa và hướng tiếp cận tâm phân học cũng gây ra một sự nghèo nàn khủng khiếp

- triết học, ở bản chất của nó, hết sức nghèo nàn, nó chỉ bàn đến vài thứ (Schopenhauer, ở đầu quyển II của Die Welt, công nhận ngay điều này); vậy tại sao triết học lúc nào cũng gây ra cảm giác phong phú như thế? đấy là vì người ta cãi nhau về triết học đấy chứ, có phải là triết học đâu (Schopenhauer: logic chỉ dùng cho những kẻ thích cãi nhau; Deleuze: các triết gia cứ nghe thấy có ai muốn tranh luận với mình là sẽ bỏ chạy ngay); vậy, các triết gia làm gì? chẳng làm gì cả, chỉ xem khối triết học có dịch chuyển đi đâu không thì miêu tả các dịch chuyển ấy

- nhìn rộng hơn nữa, tính riêng trong lĩnh vực dịch thuật triết học phương Tây ở Việt Nam, từng có gì giá trị? (điều tôi nói sau đây chắc chắn sẽ biến tôi thành quái vật trong mắt nhiều người): chỉ có đúng một thứ thôi, đó là đống trước tác của Karl Marx

- vậy cuối cùng, Schopenhauer định nói gì trong Die Welt als Wille und Vorstellung? tại sao không ai hỏi tôi điều này nhỉ? điều này tôi có thể nói một cách hết sức ngắn gọn

Schopenhauer định nói đến một điều rất đơn giản: thế giới, với tư cách nó là chính nó, là gì? thế giới, đối với Schopenhauer, là một cái gì đó đồng thời là hai thứ (chính vì thế từ "und" trong nhan đề hết sức quan trọng, có lẽ là quan trọng nhất): là biểu hiện (Vorstellung), nhưng đồng thời cũng không phải là biểu hiện, là một thứ mà Schopenhauer gọi là "Wille", gọi là quái gì cũng được hết, miễn là hiểu nó nằm đằng sau biểu hiện, nó có với biểu hiện một mối quan hệ mà nếu muốn ngắn gọn thì có thể dùng chính lời của Schopenhauer: "Wille là hiểu biết tiên nghiệm của cơ thể; cơ thể là hiểu biết hậu nghiệm của Wille"; nếu nhất định muốn biết "Wille" là gì, thì cứ nghĩ béng đến "vô thức" í, không sai đâu

một trong khoảng hai mươi nghìn câu đỉnh cao của Schopenhauer trong Die Welt: "Trong bản chất của lý trí có điều gì đó rất đàn bà: nó chỉ cho đi chừng nào đã nhận về"




Văn chương miền Nam: 1964
Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản
Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel
Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Phan Du: Đất Quảng Nam
Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn
Phạm Công Thiện và Rilke
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du

Phan Du: Mộng kinh sư
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu

18 comments:

  1. Khi bác muốn tìm hiểu "tại sao" cho cái "Vorstellung" của các nhà văn miền Nam, thì "Vorstellung" không còn là cái trong suy nghĩ của Schopenhauer nữa. :)

    ReplyDelete
  2. "Trong bản chất của lý trí có điều gì đó rất đàn bà: nó chỉ cho đi chừng nào đã nhận về" ==> câu này nên hiểu thế nào vậy anh? Em thì hiều là "khi lý trí nhận" có nghĩa là nó hiểu, nhận thức được 1 việc gì đó. Còn khi "lý trí cho" có nghĩa là mình có thể relax, để việc đó "trôi" đi vì mình đã nhận thức được?

    ReplyDelete
  3. không

    í là lý trí, "đặc sản" của con người, chỉ làm được một điều rất đặc thù của con người là trừu tượng hoá, khi trực giác đã gửi đến cho nó dữ liệu, nhận về như thế rồi, nó mới trừu tượng hoá được, tức là mới cho đi được

    tức là lý trí ở bản chất của nó chẳng có quái gì cả, giống đàn bà

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ôi trời, nhận tinh trùng rồi cho lại một/vài đứa con mà "chẳng có quái gì cả"? Thiệt là vô ơn đó nha ;-p

      Delete
    2. Thú chơi TriếtJun 16, 2020, 11:59:00 PM

      Merci beaucoup pour cet article.
      La dernière phrase est un raccourci bien fort, qui pourrait faire croire à l'empirisme de Hume sous le couple "senses/knowledge".
      Peut-être qu'elle mériterait d'être explicitée, justement depuis l'apport de Kant à la philosophie occidentale jusqu'à Schopenhauer.
      Sans au moins cela, je ne vois pas comment l'on peut lire Schopenhauer.
      Simplement par sympathie et curiosité. Car je vois que pas mal de questions s'arrêtent à cela.
      ---
      Ngắn, gọn và hay: Ai có thắc mắc về Schopenhauer và nhất là câu cuối của bài viết, xin đề nghị có thể đọc trước ba quyển Critiques của Kant để hiểu thêm (và không hiểu nhầm) về tất cả những gì các ông/chú/bác khác viết sau này - liên quan đến các chủ đề như "raison, conscience, esprit".
      Can đảm hơn thì vớt luôn Descartes, nhưng rồi sẽ phải vòng qua ngưỡng tôn giáo. Rất nhọc nhằn !
      Nên ngắn, gọn và hay nhất chắc là từ Kant vậy.

      Delete
  4. Khi lý trí nhận dữ liệu từ trực giác , nó trườu tượng hóa (xong), tức là cho đi được. "cho đi" là người đó có thể giải thích cho người khác hiểu khi lý trí của anh ta đã trườu tượng hóa được cái gì đó ? Hay có ý gì khác ví dụ như lý trí tiêu biến thành một cái gì khác? Chắc em hơi "thô tục" :D

    ReplyDelete
  5. đọc 15 chương đầu của quyển sách đi, thấy ngay

    và đừng tin mọi quyển sách diễn giải, 99% sách diễn giải và sách introduction được viết bởi những kẻ không hiểu (chính vì không hiểu nên họ mới đi viết sách introduction), xác suất rơi vào 1% còn lại là rất nhỏ hehe

    ReplyDelete
    Replies
    1. Không biết cuốn " Câu truyện triết học" của Durant nằm trong 99% hay 1% phân loại của anh đây. Hoang mang thiệt...

      Delete
    2. theo như tôi còn nhớ (không nhiều lắm) về nó thì có lẽ nó thuộc vào 10% đầu tiên của 99%

      Delete
  6. Bản English hả anh? Sách tiếng việt có bản dịch nào tốt cho tác phẩm này ? em đọc blog anh thì có vẻ là chưa có, search Google cũng k thấy

    ReplyDelete
  7. Phải xác định luôn triết học không phải là khoa học, trong tiếng Việt, và giải thích luôn cho quần chúng nhân dân thích ra vẻ rằng triết học học mới là khoa học, cũng trong tiếng Việt và cộng đồng người Việt nam nói và viết tiếng Việt.May ra các thể loại như Đinh Bá Anh,Ngân Xuyên... mới thôi ước mơ thành triết gia.

    ReplyDelete
  8. không đả kích cá nhân trên nhà người khác, tránh tình trạng đòi múc nhau offline hehe

    ReplyDelete
  9. Sao e ko thấy quyển Phật giáo triết học nhỉ?

    ReplyDelete
  10. hehe người cũ mà đi mấy vòng mới về tới chỗ này và đang bắt đầu tiếp tục đọc anh ạ

    ReplyDelete
  11. bác ơi, sách triết này, bác có nguồn nào để em mua lại hay photo không?
    tks bác

    ReplyDelete
  12. cũng không biết nữa, nhưng tôi nghĩ chắc là sách thì có thể mua ở hiệu sách

    ReplyDelete
  13. yearnings for & recreations of the lost unity

    "All concepts [...] exist only for the faculty of reason and proceed therefrom [...] However fine the mosaic can be, the edges of the stones always remain, so that no continuous transition from one tint to another is possible. In the same way, concepts [...] are incapable of reaching the fine modifications of perception" (S)

    "The anaylysis, however, deals abstractly and unpoetically with the colorful living form and loses the unity of the images through their isolation. Instead it should restrict itself to that which can be really suggested only through the agency of poetry, namely that unity which psychoanalysis constructs piecemeal" (Andreas-Salomé)

    ReplyDelete