Nov 2, 2017

mấy mẩu hóa đơn

Cái gì là như thế, thì có nghĩa nó là như thế, nó đã như thế và, xét cho cùng, nó sẽ như thế :p

(nhân tiện: đã tiếp tục Những cuộc phiêu lưu của biện chứng của Maurice Merleau-Ponty: đã đến đoạn "cân đối kế toán" đối với dư có và dư nợ của cuộc đời Ki-tô hữu)

Khi, một ngày gần đây, bỗng nhắc đến khía cạnh nghi thức của đọc, dẫu (như mọi khi) không thực sự biết rõ lắm như thế nghĩa là gì, tôi biết là rồi sẽ phải sớm tiếp tục câu chuyện ấy.

Ta không còn xa lạ (bởi vì các nhà phê bình văn học luôn luôn thích tỏ ra hóm hỉnh và dí dỏm, cho nên họ hay nói đến nhiều điều lặt vặt và nghĩ, có những lúc họ thực sự tin, chúng rất quan trọng, ít nhất là có nhiều ý nghĩa: con người trở nên rất đê tiện khi cố hóm hỉnh và dí dỏm; con người đặc biệt đê tiện khi có lắm "tài lẻ") với chuyện Victor Hugo chỉ có thể đứng mới viết được (hơi giống ngựa, ngủ mà vẫn đứng; bởi vì Hugo rất tin mấy chuyện mê tín dị đoan nên ta cứ thoải mái mà nghĩ "bản thể động vật" của Hugo là ngựa), Proust thì lại chỉ nằm, còn Flaubert thì, mười bốn tiếng mỗi ngày đổ vào việc viết (có phải vì hối hận do mắc chứng giang mai từ sớm? Flaubert hay Baudelaire dính giang mai sớm hơn nhỉ? dường như Baudelaire, và hậu quả của căn bệnh tàn tệ ấy lên Baudelaire chắc hẳn trầm trọng hơn so với Flaubert nhiều: trong một bức thư gửi Simone Kahn, André Breton kể một trong những cảnh tượng gây cảm động nhất cho mình là khi đọc thấy Baudelaire, về cuối đời, có lần đứng trước gương, rồi, vì không nhận ra đấy là ai (tức là, không nhận ra đấy chính là mình), Baudelaire chào hình ảnh trong gương), căn phòng phải mở rộng cửa để gió biển tha hồ lồng lộng thổi. Bản thể động vật của Victor Hugo có thể là ngựa, còn thì, nếu muốn mở rộng cái règne animal này ra, có thể chắc chắn bản thể động vật của Flaubert là gấu.

Đấy là nghi thức của viết. Tôi có thể kéo dài câu chuyện này đến bất tận. Raymond Queneau lập hết danh sách này đến danh sách khác những cuốn sách đang đọc, vừa mới đọc. Và Dostoievski thì sao, vân vân và vân vân.



(còn nữa)



bỗng tôi nghĩ đến việc "mở một mục mới": một mục mang tên "hơn một nghìn post về trước", nghĩa là xem lại một số thứ kể ra cũng cũ rích nhưng không đến nỗi không thể đọc lại: cái dở (và cũng đồng thời là cái hay) của việc đã viết hơn một nghìn post nằm ở chỗ có những thứ cách đây đã cả nghìn "cây số"

phát đầu tiên: một buổi xem phim, đọc ở kia

(đặc biệt, rất đặc biệt, xem dưới comment í, có sự xuất hiện của Môi Thâm huyền thoại: như một slogan quảng cáo quen thuộc xưa kia, "môi thâm càng thâm")

3 comments:

  1. "nghi thức" cũng giống như "lịch sử" trong phân tích của Merleau-Ponte ở "Những cuộc phiêu lưu ..." kia: nếu không vay mượn được một "biểu nghĩa" hay một type lý tưởng, nó sẽ là một cử chỉ giữa vô vàn cử chỉ "đúng như nó là".

    ReplyDelete
  2. không có "chú" lấy đâu ra "niệm" :p

    ReplyDelete
  3. Ngựa hay đấy, lúc nào cũng từ phía sau và rất dài

    ReplyDelete