Jan 7, 2022

sine, Tacite

Tacite/Tacitus: vậy là ta quay trở lại với thế giới La Mã (cũng đã tiếp tục luôn bài trong đường link vừa rồi: trong bài là hai nhân vật đầu tiên - ít nhất thì, những nhân vật đầu tiên mà ta biết; Tacite thì thuộc vào mấy thế kỷ sau đó, cụ thể hơn, Tacite sống ở đoạn sau cao trào Julius César-Auguste/Augustus, cũng tức là đoạn của bộ ba Virgile-Horace-Ovide; Tacite nhiều lần nói, thời của mình, đã không còn những hành động lớn của Rome, đã qua thời của trận Pharsale hay trận Actium: sử gia nói một điều như thế thì thường là đượm mùi cay đắng)

Hai cuốn sách lớn của Tacite: Histoires (sử/chuyện) và Annales (biên niên): đối với một sử gia, vậy thì là rất nhiều.


(HistoiresAnnales của Tacite)


Sau Tite-Live, Tacite là sử gia La Mã đạt đến tầm vóc thực sự lớn, điều quan trọng hơn nằm ở chỗ, writing của Tacite vẫn rất contemporary: đọc Tacite, tôi hay nghĩ đến nhân vật ấy.

Histoires của Tacite (ít nhất, như những gì ta còn biết) xoay quanh một năm của câu chuyện La Mã: năm 69 (tức là sau J.-C. chứ không phải trước): thêm một cuộc nội chiến, chỉ trong một thời gian rất ngắn mấy hoàng đế liền nổi lên rồi tiêu đời, Galba-Pison-Othon-Vitellius - ngay sau đó sẽ đến Vespasien rồi hai con trai đều là hoàng đế, Titus và Domitien; kế tiếp là Nerva (đây là thời điểm Tacite bắt đầu viết các tác phẩm của mình), tức là mở đầu cho đoạn 5 hoàng đế đã nói đến trong đường link ở ngoặc đơn phía trên.

Annales thì, những gì còn lại, tập trung vào hoàng đế Tibère, đến mức Tibère sẽ gây một ấn tượng vô cùng lớn lên người châu Âu suốt mấy nghìn năm; như là trong một tác phẩm văn chương (à nhưng tôi còn chưa nhắc đến nó - để sau vậy).


cũng cần đi ngược trở lại, đến Virgile:


(bản dịch - văn xuôi - của Lefaure)

tất nhiên, cả Virgile lẫn Tacite đều là những nhân vật trọng yếu trong câu chuyện La Mã, cũng như cho câu chuyện La Mã - ít nhất thì những gì ta biết một phần lớn xuất phát từ họ


Ta có thể hiểu, Virgile viết Énéide, khác với khi viết BucoliquesGeorgiques, gần như theo đơn đặt hàng của Auguste (thời ấy còn có một nhân vật có hậu thế rất lớn: Mécène, một dạng Mạnh Thường Quân, Tín Lăng Quân của thế giới La Mã: cần nhấn mạnh "thế giới La Mã", vì các sử gia, trong đó có Tacite, khi nhắc đến các Hoàng đế La Mã rất hay gọi đó là "ông chủ của thế giới" - tương đối không khác thế giới Trung Quốc: đế chế ở trung tâm; không trình hiện đế chế nào hấp dẫn và đầy đủ hơn so với La Mã và Trung Quốc Tần Thủy Hoàng; vả lại có thể nói hiện tượng ấy diễn ra trên cùng một thời độ; đại khái, về nhiều mặt, thế kỷ của La Mã mà ta đang quan tâm có thể so sánh về mức độ rực rỡ với thế kỷ Périclès của Athènes): Tite-Live đã kể câu chuyện lập quốc của Rome, trong đó đặc biệt quan trọng scène (hay épisode) Romulus và Rémus bú sữa con chó sói cái. Virgile là thời điểm trọng yếu của sự thiết lập nền tảng (một sự hợp thức hóa trên những phương diện rất lớn) thế giới của Rome. Như ai cũng đã biết, Énéide tức là câu chuyện về Énée (một người anh hùng), con trai của Aphrodite (kể từ thế giới La Mã thì sẽ là Vénus) với một nhân vật mortel, Anchise. Énée là người chạy khỏi Troie khi Troie sụp đổ trước mưu mẹo của người Hy Lạp.

(trường đoạn - épisode - con ngựa nổi tiếng mà người Hy Lạp để lại khi vờ rút quân chính là bối cảnh để Laocoon xuất hiện, Laocoon con người sáng suốt cố ngăn người Troie mang con ngựa vào thành, và thế là bị rắn xử lý, cùng mấy người con)

(Énéide, nhất là Book VI của nó, giải thích tại sao nhân vật dẫn Dante đi xuống địa ngục trong Kịch Thần nhất thiết phải là Virgile; Énée cũng đi xuống địa ngục, nhưng là để băng qua đó, tới "Élysée" để gặp ông bố Anchise lúc này đã chết - Anchise đi cùng đoàn thuyền của Énée ở chặng đầu nhưng chết trên đường, chưa đến được Latium; Énéide có tổng cộng 12 "quyển", cho nên ta thấy The Prelude của Wordsworth dài đến thế nào: tận 13; những người lãng mạn thì hay nói nhiều, vì có quá nhiều điều để nói, hoặc tưởng như vậy)

Nếu muốn ngắn gọn, Énéide thâu tóm cả IliadeOdyssée: vừa liên quan đến Troie lại vừa là một hải trình tương đương được với chuyến trở về bão táp của Ulysse (vả lại, cũng có lúc Énée & Co. đến chỗ của các Cyclope mà Ulysse and Co. từng ghé trước đó, thậm chí còn cứu được một comrade của đoàn Hy Lạp bị vứt lại). Trong sự hợp thức hóa, rất cần phải vươn lên ngang bằng với Hy Lạp. Nhu cầu ấy, đến Tacite không còn đặt ra nữa.


Trở lại với Tacite (proprement), tuy rằng một nhìn nhận trong tương quan Tacite-Virgile hết sức quan trọng: như thể nếu làm vậy, một cái gì có thể gọi là phương thức trình hiện La Mã bắt đầu lấp ló hiện ra - tôi sẽ quay trở lại với trực giác này sau (nếu có thể).

Cả Histoires lẫn Annales đều không còn lại đầy đủ. Chẳng hạn, Annales bị mất hoàn toàn những gì Tacite từng viết về Caligula. (ngay sau Auguste là bốn hoàng đế vô cùng nổi tiếng, nhưng là nổi tiếng theo cách thu hút các nhà viết kịch - vậy là đã chạm đến chủ đề théâtre: Tibère, Caligula, Claude và Néron) Tất nhiên, như vậy thì rất đáng tiếc (và cũng bởi vậy, ấn tượng về Tibère và Claude rất mạnh, vì Tacite miêu tả hai nhân vật ấy vô cùng kỹ càng; một người mà ta đã biết - Robert Graves, có ai còn nhớ không? từng đặc biệt quan tâm đến Claude; tất nhiên, đó là triều trị vì vô cùng đáng nhớ, nhất là nhờ vai trò của hai phụ nữ hi hữu, đều là vợ của Claude, Messaline và Agrippine; chính Tacite cũng cho biết mình đầu hàng, không sao kể hết tội của Messaline cho được, còn Agrippine là mẹ của Néron, phục độc Claude chồng mình để cho con - riêng - lên làm hoàng đế; đoạn này cũng liên quan đến Britannicus, nhân vật trở thành chủ đề cho một trong những vở kịch lớn nhất của Racine) nhưng

Nhưng sự (còn lại) không đầy đủ vừa nói đối với tôi còn có một ý nghĩa khác nữa: chỉ những gì cần còn lại thì mới còn lại, và chính các "quyển" thiếu (còn lại không trọn vẹn) vô cùng quan trọng.


Tacite không thể thuật lại - thật đáng tiếc - những gì lớn lao mà Rome từng trải qua, như trận Pharsale (trận đánh của Julius César, hay trận Actium không lâu sau đó, trận đánh của Auguste), tất nhiên lại càng không, đối với sự kiện vô cùng lớn khác, trước thời của Tacite vài trăm năm: "guerres puniques", tức là chuỗi chiến tranh đặt Rome đối đầu với Carthage. (tại sao lại có "punique"? từ này xuất phát từ "Phénicien", tức là gốc gác của Carthage) (chiến sự lừng danh của thế giới Hy Lạp, ngoài Troie và đánh nhau với Ba Tư: chiến tranh Péloponèse - cũng xem bài ở đường link trong ngoặc đơn phía trên, đó là chiến tranh giữa hai phe, một phe đứng đầu là Athènes, phe còn lại đứng đầu là Sparte; tất nhiên, nếu muốn biết về thế giới Hy Lạp thì rất không nên xem phim Troy hay 300)

Hamilcar Barca rồi con trai Hannibal: những gì đã quá nổi tiếng, từ phía La Mã cũng có những nhân vật nổi tiếng không kém, đặc biệt là Scipion, lại còn hai lần (đến đây, lại bắt đầu sự trùng tên: đọc Tacite cũng thế, ta thường xuyên phải tự hỏi, đang là "Drusus" nào?), nhưng không chỉ có vậy, mà còn Caton (Caton sau), mà các câu chuyện còn lại khiến ta hiểu, chính là người có vai trò không nhỏ khiến Rome quyết định san phẳng Carthage (tức là guerres puniques nhưng ở đoạn về sau, chứ không phải cao trào với bố con Hamilcar Barca và Hannibal).

Câu chuyện về Énée của Virgile, ta có thể đoán được, đã gieo mầm sự đối đầu La Mã-Carthage ngay từ đầu (tức trước đó rất, rất lâu): trường đoạn nổi tiếng hơn cả của Énéide là cuộc tình giữa Énée và Didon, queen của Carthage. Tất nhiên, đó là một chuyện tình rất bi thảm (một trong những nhân vật - tức là hồn ma của họ - mà Énée gặp khi đi xuống địa ngục chính là Didon: ta cũng có thể thấy Dante đã điều chỉnh khung cảnh địa ngục ra sao; điều này là tất nhiên, vì khi ấy đã có một perspective mới: Ki-tô giáo).

Một người bạn thân của Tacite cũng là một trường hợp trùng tên nổi tiếng: Pline, hay được gọi là Pline le Jeune, vì có Pline le Vieux. Ta sẽ gọi người bạn của Tacite là Pline2 cho đỡ lằng nhằng; quan hệ giữa Pline1 và Pline2 là quan hệ uncle-nephew. Pline1 mới là tác giả một bộ sách cẩm nang khoa học của thời Cổ đại, Pline2 thì hay viết thư, trong đó có bức thư rất nổi tiếng, viết cho chính Tacite, để kể vụ núi lửa Vésuve phun, với một trong các nạn nhân chính là Pline1 the naturalist.


(Auguste: từ Auguste - cũng như từ Julius César - tất nhiên còn lại rất nhiều điều; chỉ từ hai cái tên ấy thôi đã chui ra cả một di sản dài; lịch của chúng ta sẽ không như thế này, nếu không có [tên] họ, chẳng hạn, rồi thì các danh xưng, từ danh xưng lại còn biến thành tính từ, etc.; nhưng vẫn chưa hết: nếu tôi không nhầm, chính Auguste là khởi đầu của prince - ít nhất thì cũng fix được nó, khiến từ ấy trở nên giống như ta hình dung: vậy thì prince, ta có thể chứng kiến cả một lịch sử, từ đó cho đến như ta biết trong thế giới của Dostoievski)

(nhưng một trong những cái tên - của thế giới La Mã - đi vào ngôn ngữ ngoạn mục hơn cả lại là Mithridate: từ đó mà có mithridatiser)

(thơ của Virgile: hoàn toàn có thể dùng để bói, theo nguyên tắc gần như giống hệt với bói Kiều: ít nhất thì ta thấy Pentagruel khi khuyên nhủ Panurge về chuyện lấy vợ đã bói Virgile; cf. Rabelais, Le Tiers Livre)

(Virgile dẫn Dante xuống địa ngục, vậy thì ai dẫn Énée thực hiện cùng chuyến đi? đó là một nữ tư tế)

(định mở ngoặc tiếp nhưng vậy thì sẽ lại có một bài có phần trong ngoặc dài hơn chính văn; vẫn còn may, đó là ngoặc đơn chứ không phải ngoặc kép)


Sử gia lớn của La Mã, Tacite, lại là người Pháp: cụ thể hơn, Tacite xuất thân từ "Gaule Narbonaise" (Gallia Narbonensis) - ai muốn tìm hiểu thì rất dễ (google ấy). Tất nhiên, nói "người Pháp" thì cần có một hình dung về thế giới La Mã, cái thế giới nơi "châu Á" là một tỉnh, "châu Phi" lại cũng là một tỉnh.

HistoiresAnnales tất nhiên là những tác phẩm lớn của Tacite (cũng như của La Mã), nhưng Tacite không chỉ viết có mỗi vậy. Nếu không có gì nhầm lẫn (rất dễ có nhầm lẫn), tác phẩm đầu tay của Tacite là một dạng điếu văn, về Julius Agricola - bố vợ của Tacite. Nhưng đây đồng thời lại là một tài liệu (một account) vô giá về "Bretagne" mà ta có thể hiểu là nước Anh (hay nói đúng hơn, United Kingdom of Great Britain &). Một tác phẩm (ngắn) khác là về "Germany": trong đó ta có thể biết tập tục của những người Giéc-manh liên quan đến râu tóc (believe me, đó là một điều rất nên biết, rất rất hấp dẫn - vả lại, như đã nói, ấy là một tác phẩm ngắn, có thể đọc xong trong vòng khoảng nửa tiếng).

Tất nhiên, với người La Mã, Giéc-manh cùng cả loạt khác đều là "barbare" (La Mã không chỉ thừa hưởng từ Hy Lạp các vị thần, mà cũng dùng lại luôn khái niệm "barbare").

Đọc Tacite, ngoài tên riêng vô cùng phong phú (và rất dễ nhầm, như "Drusus" đã nói ở trên), còn có thể bắt gặp tên của người (bộ tộc, bộ lạc, dân tộc, etc.) như "Chérusques", một cái tên thuộc vào những gì mãi đến khi có thêm những người Anh-điêng trong lịch sử thì mới bắt đầu có đối sánh tương đương. Nhưng nhất là có "người Chattes".


Trong số các tác phẩm ngắn của Tacite, ngoài texte về Agricola và texte về "Germanie" (từ đây mà có một số nhân vật La Mã mang biệt hiệu "Germanicus" - nhân tiện, có ai đọc Coriolan của Shakespeare không?) còn có một texte về hùng biện. Nhiều khi người ta cứ tưởng tác giả của tác phẩm ấy là Cicéron, mãi mới có thể chắc chắn được nó là của Tacite.

(Tacite rất quan tâm đến Sénèque, và chép lại nhiều chuyện liên quan đến Sénèque; Sénèque không ưa gì Claude nhưng lại chịu ơn Agrippine vì cứu mình thoát cảnh lưu đày, và Agrippine đã biến Sénèque thành thầy dạy cho Néron, cùng một nhân vật hiển hách nữa; số phận của Sénèque ra sao thì đã quá nổi tiếng, ai cũng biết)

La Mã có một câu chuyện (câu chuyện của chính nó, về chính nó) rất đặc biệt; dường như đây là trường hợp duy nhất ta biết được cụ thể (đến tận năm chính xác) thời điểm bắt đầu (thời điểm kết thúc thì dễ, nhưng thời điểm bắt đầu thì chẳng bao giờ biết: 18 ông vua chăng?). Và khi nói trước J. C. hay sau J. C. thì lại rất dễ nghĩ sang Julius Caesar.


Những chỗ thiếu. Cả Histoires lẫn Annales của Tacite đều không còn lại đầy đủ. Và điều đặc biệt bắt đầu hiện ra (theo cách rất mạnh) ở chính những thiếu vắng này: sự vắng mặt, cái bóng của hiện diện, lại tỏa bóng, theo một phương thức khác. Ở phần còn lại không đầy đủ của Histoires, ta thấy Tacite kể chuyện Moïse, vì đó là đoạn Domitien ở Jérusalem (một sử gia La Mã động đến câu chuyện Do Thái giáo và Ki-tô giáo), và nhất là, trong số những gì còn lại của Annales, có các ghi chép của Tacite về phượng hoàng, chủ yếu lấy từ người Ai Cập - yes, đúng là con chim ấy. (dẫu phượng hoàng thì lại không phải là chim, không hoàn toàn, không hề)

Sự thiếu vẫn có thể có ý nghĩa. Vắng mặt làm đầy lên sự hiện diện.


(nhân đã nhắc đến chiến tranh "punique": chính trong khi xảy ra các sự kiện đó, mà một nhân vật rất nổi tiếng đã thiệt mạng: Archimède)


Khi tự phát biểu về cái mà ta có thể gọi là nguyên tắc viết sử của mình, Tacite dùng không chỉ một lần từ "sine"

(đợi tí, còn cần phải giờ lại sách chép cho đúng xít tây xần)



ơ, sao tự dưng lại Saint-Paul, và tự dưng lại Ernest Renan?

Đấy là vì tôi muốn tìm quyển sách về Tite-Live của Hippolyte Taine, nhưng mãi không thấy đâu. Thế mà tôi nhớ nó phải nằm cùng chỗ với quyển sách của Ernest Renan. Vả lại, đã Taine thì kiểu gì cũng sẽ Renan: Taine và Renan là một cặp. Sự liên hệ hai nhân vậy ấy với nhau hết sức dễ dàng, hơi quá mức đương nhiên, cứ như một triền dốc có sẵn đấy; không thể nhầm lẫn - không thể trượt. Thế mà rốt cuộc, không thấy Taine và Tite-Live đâu.

(tôi nghĩ đến Tite-Live là vì, bài học tiếng Latin đầu tiên trong đời tôi chính là một đoạn của Tite-Live: trường đoạn những người La Mã đi cướp phụ nữ Sabine về làm vợ - có thể nói rằng, đó là thời mông muội của Rome; vì đó là đầu tiên nên tôi rất nhớ: để từ từ, nhỡ đâu tôi còn nhớ ra được những điều khác của hồi học Latin)

(nhìn quyển sách trong ảnh trên đây - Renan - thấy ngay nó đang như thế nào: trong tình trạng của chưa lau chùi)

Không chuyển ngay sang được Tite-Live thì rất dễ có khả năng sẽ quay sang hai sử gia La Mã khác, một cặp, và đó là một cặp S: hai chữ S, Salluste và Suétone.


Học Latin, nhân vật đầu tiên của tôi là Tite-Live, còn nhân vật làm khổ tôi nhất là Sénèque. Thằng bạn của tôi, nó ngán ngẩm với tôi vô cùng tận: đó là một thằng bạn nhìn là đã đoán nó phải là latiniste, và thế quái nào nó lại đúng là một latiniste thật. Không những thế, đó còn là một latiniste rộng lượng và nhiều tình người, mặc dù nhảy thẳng vào một thứ tử ngữ (nhưng rất có thể, chính vì sờ vào tử ngữ suốt cho nên nó lại nhiều tình người), nó thương tôi vô cùng tận khi chứng kiến tôi vật lộn với tiếng Latin, nhất là Sénèque.

Nhưng không phải lúc nào cũng thế: có vài khoảnh khắc chợt tôi thấy mọi thứ sáng sủa hẳn, trong đó tôi nhớ nhất là khi phải học (vài bài thơ của) Catulle: Catulle và Tibulle, lại thêm một cặp.


4 comments:

  1. hay! "cái bóng của sự hiện diện". và từ khi nào ra làm sao già trẻ lớn bé cứ bảo "hiện diện" là nhất thiết í nhỉ :)

    ReplyDelete