Aug 14, 2022

Tròn 3

tròn (hay trọn) 3: hoàn toàn có thể nói là mãn, hay thậm chí đoạn

(đã xong hoàn toàn "con người tự do" và cũng tiếp tục w)


Tức là, hôm nay là tròn 3 năm từ hôm ấy; tôi cũng đã định, khi tròn (tức là đủ) 3 năm thì sẽ có một cuộc nói mới (tức là vào chính lúc này); nhưng có một cái gì đó giống như procrastination, và cũng không chỉ procrastination, mà cả aphasie.



Những ai có mặt vào buổi sáng hôm 14/8/2019 sẽ nhớ một chuyện: ngay trước khi đến đó và bắt đầu nói (về lsbcvn) thì tôi đã qua sạp báo để mua báo. Chúng đây:


những tờ nhật báo, ra đúng vào ngày 14 tháng Tám của năm 2019.


Chưa hết, nhìn thấy vài thứ không phải báo ra hằng ngày tôi cũng mua (à, giờ nhìn kỹ mới thấy, riêng trên manchette Thanh niênTuổi trẻ có ghi ngày âm lịch):



Nhưng, trước khi đặt sự quan tâm vào những tờ báo (và quyển tạp chí), tôi muốn nói đến chỗ bán báo. Đây thì lại là (cũng là) cả một câu chuyện. Toute une histoire, như hẳn Grass sẽ nói.


Vì cuộc nói chuyện được tổ chức ở Hàng Bài, đầu phố, phía Bờ Hồ, nên rất tự nhiên khi tôi đi mua báo - vì gần đó - ở Hàng Trống, đoạn cắt với phố Nhà Thờ (khu vực Cathédrale, Tòa Tổng, etc. nhưng lại có chùa Bà Đá và trà đá Bờ Hồ), xế cổng báo Nhân dân. Ai mà không mua báo ở đấy? Tất nhiên, buổi sáng hôm 14 tháng Tám năm 2019 ấy, đã rất rất lâu tôi không mua báo (ở Hàng Trống hay chỗ khác), cũng đã từ lâu đó là chỗ sống chủ yếu bằng bán sim và thẻ điện thoại, và lịch khi đến mùa.

Gần đây, tôi bỗng nhận ra (và phải quay lại vài lần để kiểm tra): dãy sạp báo ấy đã không còn tồn tại. Biến mất hẳn. Tan biến, bốc hơi. Nhưng đây mới chính là một trong những thay đổi đáng kể hơn cả của Hà Nội, cái nơi của sự thay đổi.

Và vậy thì cũng tức là, cảm giác của tôi đã đúng, khi mà tôi quyết định, lsbcvn, thời điểm là thời điểm cuối của báo chí. Những tờ báo chẳng còn để làm gì nữa: hết một tồn tại. Điều này cũng giải thích, tại sao ta thấy các nhân vật nhà báo hiện nay, họ lố bịch khủng khiếp.


Tồn tại của các tờ báo như vậy cho nên nhà báo như thế? Điều này là tất nhiên, nhưng chiều ngược lại mạnh hơn nhiều; tức là các nhà báo là yếu tố quyết định khiến cho những tờ báo dần tan biến (mất tồn tại - nói đúng hơn, mất thực tại): chẳng hạn, ở một phân khu được gọi là nhà báo chống tiêu cực, mới thực sự đậm đặc cái mà người ta gọi là tiêu cực; phóng viên văn hóa thì không làm gì khác ngoài chăm chăm cổ động và cả ca tụng cho những gì tầm thường và trung bình; nhìn chung, tờ báo nào cũng đưa tin theo đường lối rộ tin đồn.

Trong một tình trạng (chung) như thế, tức là một tình trạng ấy, một số ấy hơn. Đặc biệt là phân khu những tờ báo thuộc dạng Hoa học trò, Sinh viên, Mực tím, Áo trắng, etc. Những người thuộc về đó có những gì rất đặc trưng: Phạm Công Luận, Mai Sơn, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lê Hồng Lâm, Nguyễn Danh Lam, v.v... Một tòa soạn loại này từng có thời rặt Huệ là Huệ, đã thế lại pha thêm một nét Bắc Kỳ rất backy: Thái Nguyên. Những ngôi sao của cái đó, một thời, vĩnh viễn là những oắt con: Nguyễn Vĩnh Tiến, Đặng Thiều Quang. Đấy là vì, những tờ đó, chúng chẳng làm việc gì khác ngoài xui trẻ con ăn cứt gà. Vậy cho nên

Và vậy là Bờ Hồ Hà Nội, một dạng thánh địa của những tờ báo trong vòng trên dưới trăm năm, đã


3 comments:

  1. Anh có cách ghi nhớ ngày tháng quan trọng đặc biệt hay quá nhỉ, mà sao hôm đó báo Hà nội mới không ra hay anh không mua, mà anh còn cần, còn tt tìm thư ký không?

    ReplyDelete
  2. mà công việc thư ký chắc phải nhiều hơn, chứ nếu mỗi sửa mo-rat thì khỏi tìm, em đọc rồi comment sửa luôn cho :))

    ReplyDelete
  3. nhà báo nhiều-chữ lại còn trăn trở tâm tư về sự "ít đọc" của người Việt Nam và thế hệ trẻ nữa thì

    ReplyDelete