Aug 29, 2022

ngoài hiệu sách (6) lên & xuống

E

(cả loạt "ngoài hiệu sách": từ kia và theo các link bên dưới, sẽ đồng loạt tiếp tục: đến lúc rồi, đến lúc rồi - ở đây, hiệu sách được nhìn nhận ở khía cạnh thiết chế xã hội)


Lên & xuống: tôi muốn nói, "nhìn lên & nhìn xuống": trước một trang sách như sách của ngày hôm nay, ở đây, nhìn chung, nhìn lên ta thấy header, nhìn xuống thì thấy footer. Sự phú quý sinh lễ nghĩa (tục gọi là nouveauriche hóa, nôm na là hiện tượng các editor không biết đọc xuất bản sách) đi đến (biểu hiện chắc là  tột cùng) sự sách bìa cứng đồng loạt, nhưng nó đã phát xuất từ chính những vụn vặt li ti, như là trang sách kiểu gì cũng phải header và footer. Rặt arabesque.


Và, nhân đang Edgar Poe: hypocrisie của nước Mỹ thể hiện với Poe không chỉ nằm ở chuyện dựng đài tưởng niệm, mà còn, nhiều năm sau khi Poe đã chết, in sách của Poe (khi Poe còn sống, việc in sách gần như là impossible), và thuê Gustave Doré vẽ minh họa. Tất nhiên là phải trả rất nhiều tiền. Nhưng Gustave Doré minh họa, đấy chính là một sự khủng khiếp rất khủng khiếp. Sự minh họa, phần lớn, cũng là fioriture đặc thù của sách, nhất là vào các quãng sự nouveauriche nổi trội. Minh họa cho tiểu thuyết: còn có gì ngớ ngẩn hơn.

Sách ở Việt Nam hiện nay đang đi chính xác vào quãng ấy: hoa lá cành, vẽ vời, rườm rà, và rất xấu. Bìa cứng, nặng, không thể đọc được, và lại còn rất xấu. ( gọi như thế là đặc biệt: vô cùng đặc trưng cho một thế giới trọc phú, có cái xuồng thì gọi nó là du thuyền; thêm nữa, tiki giờ bán sách bản đặc biệt chẳng khác gì sách bình thường)

Sự vẽ vời hoa lá (header và footer, etc.) nói không ít về inconscient của các editor: đây chính là lời thú nhận cho sự không biết đọc ở họ. Chính bởi vậy, mà có vô số trò đánh lạc hướng, bởi vì chúng chính là đánh lạc hướng: sách bìa cứng, tranh ảnh, v.v... - và là đánh lạc hướng khỏi cái gì? khỏi chính sự đọc. Chính bản thân các editor biết (mà không tự biết) rằng cái mà họ làm ra hoàn toàn không phải là sách. Và không thể đọc được.


Có một quả vẽ bìa, mà tôi gọi là có thẩm mỹ cá sấu bạch tạng, vì không thể gọi cách nào khác được. Đó là một nhân vật không thể làm được cái bìa sách nào có những chữ viết thẳng: kiểu gì cũng phải uốn éo vòng vèo hoa lá, nhưng nhất là cứ chăm chăm gài chữ vào đủ mọi nơi, mô đất, kẽ cửa, lỗ khóa, hõm ghế, vân vân và vân vân, trông như một ván chơi trốn tìm nhảm nhí. Những cái bìa như thế nói lên rất chuẩn xác sự trả vờ mềm của một nền xuất bản đã trở nên cứng (đờ - đơ, đẫn, đuột).

Tất nhiên những lúc nào có liên quan đến tôi, tôi đều yêu cầu là người làm bìa khác chứ không phải cá sấu, bất kỳ ai khác cũng được. Nhưng khi cần tranh đấu thì tôi sẽ chọn tranh đấu cho khổ sách, không cho những quyển có liên quan đến tôi rơi vào loại khổ to, vì thế thì sẽ không được - bìa thì thôi, hy sinh; vả lại cái bìa đâu quan trọng đến vậy. Một thời, khổ sách 13x19 đã giết chết nền xuất bản Việt Nam; vai trò ấy thời gian gần đây là của khổ 24x16.


Nhưng vẫn cần phải quay trở lại với cứng. Ở đây là cả một nhất thể hóa, bởi vì đúng là có nhất thể thật. Ấy là nhất thể của sách nhà nước và sách tư nhân. Các nơi xuất bản tư nhân khi làm bìa cứng cho sách của họ, đã trở nên giống hệt sách của nhà nước (loại sách không bao giờ ra đến thị trường), bìa cứng như sách của nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Còn có thêm một nhất thể, một sự đồng bộ nữa: đã tới lúc sách Nhà nước đặt hàng (tức là chi tiền) bằng đúng như sách được các tổ chức văn hóa nước ngoài tài trợ: chất lượng ngang mức nhau, đồ dở được làm như là xịn. Nhất là những cuốn sách được tổ chức ra mắt các thứ các thứ tại mấy trung tâm văn hóa nước ngoài đóng trụ sở ở Hà Nội, thì cứ chắc chắn đi.


Trở lại với chủ đề l & x


3 comments:

  1. Không đặt head với foot nhỡ đâu trang bị xé thì biết nó là từ quyển gì he he

    ReplyDelete
  2. tình cờ (thật tình cờ!) xem và thấy “ngoài” trong chủ đề đã sang tới Sing tới hàng Lon mới ấy

    ReplyDelete
  3. Bắt giò lỗi ti po :)))
    “Có một quả […] Những cái bìa […] trả vờ mềm

    ReplyDelete