Một số nhân vật có phẩm chất là bốn mùa (nghe cứ như Vivaldi, hoặc ít nhất thì cũng là hiệu bán kem), nhưng lại có những người khác, phẩm chất lại là không bốn mùa. Chẳng hạn, văn chương của Bruno Schulz chỉ thực sự có ý nghĩa vào mùa đông; Baudelaire: cũng tương tự - tức là, chuyện kê giường sát vào tường.
(tiếp tục - vì cùng một vệt - hai nhát: một, rồi hai)
Lần trước đã nói: đặt Baudelaire cạnh nhân vật ấy không hề là chuyện ngẫu nhiên, và cũng không chỉ ở những gì liên quan đến bất hạnh.
Tôi vừa nhớ ra là muốn vậy (tức là đặt Céline cạnh Baudelaire) thì cần có citation, quotation (đây là một trong những lúc, nói khơi khơi thì không được). Đợi tôi tìm.
Baudelaire viết: "lũ chó khốn khổ, lũ chó lấm lem [...] con chó lấm lem, con chó nghèo, con chó không nhà, con chó thẩn thơ, con chó làm trò [...] những con chó tai ương, hoặc những con đi lang thang, cô độc [...] những triết gia bốn cẳng kia, đám nô lệ sao mà vui, tuân phục hay tận tụy"
Còn Céline, đây là đề từ một tiểu thuyết của Céline:
"Aux animaux
Aux malades
Aux prisonniers"
Baudelaire, Céline (rồi Pascal, Proust): vài cái tên trong số những nhân vật mà tôi thấy là có một đặc điểm chung, đặc điểm mà tôi muốn gọi là không-Pháp. Tức là, có một cái gì đó thoát khỏi kiểu Pháp (nhưng có một "kiểu" như vậy thật hay không?) mà lại không rơi vào cosmopolite - một cách khác để nói là rien, trois fois rien. Ít nhất, những người ấy không tạo ra cảm giác về không thể chịu nổi.
Tôi gọi các nhân vật như Bataille, Artaud (rồi dần dần, thêm cả Blanchot, rồi đến lúc, cả Gracq, và gần đây hơn cả, sau một thời gian dài đọc tập trung, nốt Breton) là những người quá Pháp. Các trường hợp dễ thấy hơn nhiều: Malraux, Sartre, Gide, etc. Linda Lê, khi chúng tôi nói đến khía cạnh này của sự viết, có một từ chắc chắn là chuẩn xác hơn (le mot juste: lý tưởng; "oui, c'est le mot") hơn cách gọi của tôi: Linda gọi đó là "fabriqué", và nói mình không chịu được những gì như vậy.
Baudelaire xuất hiện không ít lần trong câu chuyện của chúng tôi. Rất nhanh chóng, Linda, mỗi lần nhắc đến Baudelaire, nói "votre Baudelaire". Rõ ràng là Linda thấy từ trước điều mà mãi về sau tôi mới thấy; ở thời điểm đó, tôi chỉ đọc Baudelaire (với rất nhiều sung sướng), nhưng chỉ có vậy. Ta cần những người có thể nói cho ta những gì chính ta cũng không biết.
Trong mắt tôi, Michel Houellebecq là một nhân vật thuộc dòng giống Baudelaire (trong một cuốn tiểu thuyết, lúc thấy cần trích dẫn thơ - điều rất hiếm thấy - thì Houellebecq thấy ngay là cần trích thơ của Baudelaire; Proust cũng thế; tất nhiên đây mới chỉ là một manh mối nhỏ). Đây là nhân vật gây chia rẽ sâu sắc: Linda không chịu nổi. Cũng cần phải có bất đồng, rất nhiều bất đồng.
Thêm một lần nữa, với Le Spleen de Paris, tôi muốn tạo ra một cuốn sách hoàn toàn không có chú thích nào. Alain còn cực đoan hơn nhiều, sách có chú thích thì không đọc (hoặc gần như vậy). Baudelaire là một sự quá đầy đủ, thêm bất kỳ cái gì (kể cả lời tựa, notice biographique, etc.) cũng đều giống như là vấy bẩn. Với Spleen, tất nhiên tôi còn đẩy mọi chuyện đi xa hơn: đến cái tên ("Le Spleen de Paris") tôi cũng để yên (không động vào một chút nào).
Đây là cuốn sách tạo correspondance với Les Fleurs du Mal, trung tâm của Baudelaire (nhưng trung tâm ấy lại là limbes): ở đây có "Thỉnh du" thì ở kia cũng có "Thỉnh du". Bản thân "Spleen" cũng là từ có (ở vị trí rất mấu chốt) trong Fleurs: tên của một phần, "Spleen et Idéal".
Nhưng cần một số chi tiết, điều mà tôi sẽ nói ở đây. Trong số 50 bài của tập sách, xuất hiện một số tên riêng. Những người được đề tặng: Manet và Liszt thì không cần phải nói gì thêm, nhưng bài cuối cùng (L) được đề tặng cho Joseph Stevens; đây là một nhân vật giúp đỡ Baudelaire không ít trong thời gian ở Bỉ.
Cái tên xuất hiện đầu tiên (bài thứ nhất, ngoài loạt từ I đến L): Arsène Houssaye. Nói chung nên nhớ cái tên này, vì còn liên quan đến một số câu chuyện khác.
(câu chuyện: đã nói)
Chính trong texte được ghi đề tặng Manet ("Sợi dây") có một lỗi, một coquille: một từ "cũng" bị viết thành "cùng". Rất có thể đây là lỗi thuộc dạng ấy duy nhất của cuốn sách.
(à không, thêm một, và vẫn trong cùng texte: một chỗ "khốn khổ" bị viết thành "khốn khố")
(vẫn còn: một "trống rỗng" bị viết thành "trỗng rỗng", một "quỵ lụy" bị viết thành "quỵ lỵ" và một "thắng cuộc" bị viết thành "thằng cuộc", cùng một chỗ "trong" bị đắp bờ thành "trong trong")
Thêm một lần, "coquette" không được dịch mà được phiên âm, thành "cồ quẹt".
("cồ quẹt" và sự phiên âm)
Lần này, tôi đẩy sự phiên âm đi xa hơn (nhưng chỉ một chút): thêm một từ, "courtiser" tức là ve vãn, tán tỉnh, không dịch mà thành "cuộc ti dê".
Đến đây, đã cần một chút giải thích: tại sao lại phiên âm? tất nhiên, tôi không có quy tắc nào cho điều này. Mọi sự (hoặc gần như vậy) diễn ra trên bình diện của esthétique, tức là có những từ khiến ta thấy bị hấp dẫn khủng khiếp, ở ngay hình thức (hình dạng) của chúng. Không phải lúc nào tôi cũng cưỡng lại được cám dỗ. Trước hết là như vậy - và đó cũng là điều mạnh nhất - rồi mới đến các giải thích thuộc lý trí. Phải sau khi đã quyết định "cuộc ti dê" rồi thì tôi mới thấy (chứ không phải ngược lại: không phải thấy rồi thì mới quyết định) dường như từ dê ở đây quá đúng; từ ti cũng rất đúng, và đến từ cuộc cũng lại đúng nốt. "Phi dê" (từ friser), chẳng hạn, hẳn cũng từng gây cám dỗ tương tự với một ai đó, hoặc cũng có thể là với nhiều người cùng một lúc.
Nhưng ngược lại, một số từ, nhất là "petite-maîtresse" lại hấp dẫn theo chiều ngược lại: hấp dẫn ở nguyên dạng của nó. Đây là giống cái của "petit-maître". Petit-maître là một từ sinh ra từ thế kỷ 16, và hết sức nhiều connotation thế kỷ 16. Khỏi phải nói rằng nghĩa của nó rất mù mờ (từ nào thực sự hấp dẫn cũng đều có nghĩa mù mờ: ít nhất tôi cũng đã tìm ra được một quy tắc). Ai muốn biết rõ nó thì có thể google. Trong các vở kịch của Lesage, chẳng hạn, ta hay thấy nhân vật là "petit-maître". Nếu muốn hiểu một cách đơn giản, đấy là hạng người ăn chơi.
Tôi đặc biệt muốn nói đến một từ trong Le Spleen de Paris. Tôi sẽ nói ngay đây là một trong những kinh nghiệm về ngôn ngữ đáng nhớ nhất mà tôi từng có. Sẽ phải hơi dài dòng.
nhưng quá Pháp thì cũng giống như một con ông cháu cha thun thút đi theo con đường đã vạch sẵn cho mình - tức là chọn dễ; không từ chối đặc quyền thì sẽ tóm chắc được một lô trong khu phố nhà giàu đông vui, tức là được mọi thứ (và vì thế rất mãn nguyện, con đàn cháu đống, nhất là rất visible) nhưng lại đánh mất một điều: purity - tức là định mệnh
ReplyDeletethời điểm này - mùa đông nhưng lại festive - rất thích hợp để nhìn vào những ngôi nhà của khu hàng xóm VIP ấy: ai cũng chơi độc lạ nhưng thế quái nào mà tất cả vẫn cứ giống hệt nhau: không có gì ngoài tiền (phải hiểu câu này theo mọi nghĩa của nó), cứng đờ, không chuyển hoá được
tận thế tươi vui
trang 60, lộng khung là lồng khung?
ReplyDeletekhông, lộng (mới) đúng
ReplyDeletetrang 114, nồ giỡn?
ReplyDeletekhông phải lỗi, đây là một cú thuổng từ Nguyễn Văn Vĩnh
ReplyDeleteBan đầu loáng thoáng, em nhầm là cuộc di tê. Giờ đã rõ cuộc ti dê của anh. A, mà cuộc di tê thì có phải từ phiên-âm không ạ?
ReplyDeletetrang 106 và trang 154, đều "rốt cuộc tôi cùng"?
ReplyDeletecái ở trang 106 đã nói ở trên, nhưng đúng là còn sót cái giống hệt ở trang 154
ReplyDeletetuy nhiên, cái "trong trong" thì lại không thấy; có lẽ đọc 1 lần rưỡi chưa đủ, phải đọc 2 lần :)
Deletea, mới nghe đến thêm một ‘cuộc,, cuộc ti dan
ReplyDeletecuộc ti dan của a une courtisane khác cuộc ti dăng đơn giản của courtisans ko nhỉ
Deletecourtisan (nếu phiên âm: cuộc-ti-dăng) là nhân vật làm một việc: cuộc-ti-dê, tán tỉnh, tâng bốc, nịnh bợ, etc., cho nên, khi đối tượng cho cái đó là một đặc thù như vua, thì courtisan nghĩa là triều thần (homme de la cour), tất nhiên đối tượng có thể không phải là vua, mà là phụ nữ, chẳng hạn
ReplyDeletesang giống cái, cuộc-ti-dan: vẫn giống trên, nhưng vì là phụ nữ cho nên có sắc thái riêng, khiến cho nhìn chung được hiểu là phụ nữ chuyên mua vui, kỹ nữ; từ courtisane xuất hiện trong nhan đề một tiểu thuyết lớn:
http://nhilinhblog.blogspot.com/2017/06/ruc-ro-va-khon-cung-doi-ky-nu.html
người Việt đa số rành tiếng Pháp, phiên âm rách việc. muốn phiên để giữ văn phong trào phúng của Nguyễn Văn Vĩnh, Bình Nguyên Lộc et co. thì chua thêm từ gốc.
ReplyDeletesốt ruột (và cũng rách việc) nhỉ, Nguyễn Văn Vĩnh đâu có phiên âm mấy (trừ tên riêng): chưa đọc mà cứ thích có ý kiến
ReplyDeleteanw, tôi nghĩ tôi là người duy nhất hiểu Bình Nguyên Lộc nói gì với "phú de" và nhất là Thanh Tâm Tuyền nói gì với "tô kê"
trong "Giáo dục châu Âu", có một từ "toqué", và thế là cũng có một "tô kê": một homage