Jul 30, 2023

Zemganno




(tiếp tục "Ba Lan")

Đây là toan tính để tiếp tục cái đó - vẫn còn hơi mỏng.


Nhiều người đã nhận ra bức tranh trên bìa quyển sách trong ảnh. Đó không phải là họa sĩ duy nhất chịu ảnh hưởng của Anh em Zemganno: từ Degas trở đi, nhiều người bị cuốn tiểu thuyết quyến rũ. Cuốn sách đã giúp nhiều họa sĩ nhìn vào một thế giới mới.

Yếu tố "anh em", lần này, lại nằm trong nhan đề chứ không ở chỗ ghi tên tác giả: Jules de Goncourt đã chết, Edmond de Goncourt một mình viết Zemganno, câu chuyện về hai anh em.


Gần như có thể nghĩ, viết câu chuyện về anh em Zemganno, hai anh em làm xiếc, hai diễn viên thuộc một gánh xiếc rong, Goncourt (người còn lại) đang tìm cách gượng dậy từ sau cái chết của em trai, học cách viết chỉ một mình, không còn người viết cùng nữa. Và đấy lại chính là câu chuyện về một cặp anh em trai vô cùng thân thiết với nhau. Gianni và Nello, trong Anh em Zemganno, rất dễ thấy, là một transposition của anh em Goncourt.

Nhưng, tất nhiên, chuyện không đơn giản như vậy, không chỉ là viết lại câu chuyện có thật về hai anh em, bằng hai anh em trong fiction. Vả lại, có thể thấy ngay, hai anh em Goncourt gần gũi về mặt tinh thần là chủ yếu, trong khi, chỉ riêng môi trường diễn xiếc thôi đã muốn nói rằng anh em Zemganno gần gũi về mặt thể chất, thậm chí về sức mạnh.


Một trong những gì Goncourt gây ấn tượng mạnh nhất là các đoạn trong Nhật ký miêu tả cái chết của bà mẹ. Trước khi chết, bà mẹ cầm lấy tay người em (Jules) đặt vào tay người anh (Edmond): vậy là khởi đầu một giao ước thiêng liêng.

Cùng cảnh này xuất hiện trong Anh em Zemganno.


1 comment:

  1. Mong biết có gì kiểu như “Anh em nhà Zemganno của Nga” không

    ReplyDelete