đọc lại nhiều thứ, thấy rõ là lắm cái
ví dụ của hôm nay là ở đây,
ở đây
và không chỉ có thế, cả ở đây nữa
và bài viết này:
Bản dịch mới, bản dịch cũ
Ngành xuất bản
làm hai công việc chính: xuất bản và tái bản, trong đó có thể tái bản nguyên
văn hoặc “tái bản có sửa chữa”. Trong lĩnh vực văn học dịch, sự việc phức tạp
hơn với hiện tượng một tác phẩm gốc có nhiều bản dịch; vấn đề phải đặt ra là chọn
bản dịch nào để tái bản, hoặc nếu cần thì dịch lại một tác phẩm.
Việc thay thế một
bản dịch cũ bằng một bản dịch khác không phải là một việc quá mới lạ. Năm 2006,
độc giả Pháp háo hức với bản dịch mới của Philippe Jaworski tác phẩm Moby Dick của Herman Melville. Là một
trong những nhà văn Mỹ lớn nhất của thế kỷ 19, Melville dĩ nhiên thu hút sự
quan tâm cao độ của người đọc thế giới. Năm 1941 nhà văn Jean Giono đã hợp tác
cùng Lucien Jacques và Joan Smith dịch cuốn tiểu thuyết sang tiếng Pháp (Giono
là nhà văn Pháp nổi tiếng, một số tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Việt:
Người lính khinh kỵ trên mái nhà, Kỵ sĩ bão táp, Cầu cho niềm vui ở lại…). Jaworski đã phải bỏ rất nhiều thời gian
nghiên cứu ngành khoa học về cá voi cũng như tiếng Anh của thế kỷ trước, và bản
dịch của ông đã được đưa vào bộ sách danh tiếng La Pléiade của NXB Gallimard.
Roger Caillois, một nhà văn, nhà dân tộc học lừng danh, cũng đã đưa tên tuổi của
Jorge Luis Borges đến với công chúng Pháp, nhưng ngày nay người ta đọc tập Ficciones của nhà văn Argentina qua bản
dịch của một dịch giả khác.
Moby Dick, cuộc chiến cam go và đầy tính biểu tượng
giữa con cá voi trắng và thuyền trưởng Achab, cũng từng có vài phiên bản tiếng
Việt: Săn cá voi, Trung tâm Nghiên cứu
Việt Nam ấn hành năm 1964 tại Sài Gòn; Cá
voi trắng (của Công Ba và Sơn Mỹ, NXB Mũi Cà Mau, 1987) và một bản rút gọn
in trong tủ sách “Danh tác văn học thế giới của NXB Trẻ” (2000). Chắc chắn là nếu
muốn tái bản Săn cá voi hay Cá voi trắng, một sự kiểm nghiệm về chất
lượng dịch là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, chỗ đứng của một bản dịch còn phải
xét đến trong sự tương hợp của nó với quan niệm dịch thuật từng thời, và ngôn
ngữ có dễ được độc giả tiếp nhận hay không.
Thời gian vừa
qua, rất nhiều bản dịch cũ đã được tái bản, chẳng hạn như các tiểu thuyết của
Jean-Paul Sartre, William Saroyan, Henry Miller (có thể kể tên Buồn nôn, Người có trái tim trên miền cao nguyên, Thế giới tính dục), nhưng không phải lúc nào các nhà xuất bản và đối
tác liên kết cũng chứng tỏ được sự nghiêm túc của mình. Trong tình hình ấy, Bắt trẻ đồng xanh của Salinger (bản dịch
của Phùng Khánh - tức ni cô Trí Hải) với sự biên tập kỹ càng sửa chữa được nhiều
sai lầm và thiếu sót trong phiên bản cũ, có tác quyền, là một điểm sáng. Tương
tự là trường hợp Trên đường của Jack
Kerouac (bản dịch của Cao Nhị). Trên đường
từng được xuất bản dưới nhan đề Trên đường
cái quan (NXB Lao động, 1994, 2 tập). Đó là một tác phẩm rất lớn của “thế hệ
Beat” nước Mỹ nhưng khi tồn tại ở dạng Trên
đường cái quan, nó rất ít được nhắc tới, dù bản dịch của Cao Nhị rất xuất sắc,
một kiệt tác của dịch thuật Việt Nam giai đoạn cách đây mươi, mười lăm năm.
Đồng thời, một số
bản dịch được làm lại: mặc dù trước đây từ lâu đã có bản dịch Giết chết một con chim mốc-kinh (tiểu
thuyết của Harper Lee) nhưng Giết con
chim nhại (bản dịch của Huỳnh Kim Oanh và Phạm Viêm Phương) xuất bản về sau
mới thực sự thu hút được sự chú ý đặc biệt của độc giả Việt Nam cho một cuốn tiểu
thuyết thuộc hàng đỉnh cao của Mỹ trong thế kỷ 20. Ví dụ nữa là tiểu thuyết
kinh điển của Scott Fitzgerald The Great
Gatsby trước đây đã được dịch (Gatsby
vĩ đại) nhưng về sau đã có thêm bản dịch Đại gia Gatsby.
Ở trường hợp cụ
thể của Việt Nam với tất cả các yếu tố lịch sử phức tạp, việc tái bản các bản dịch
cũ nhiều khi còn có ý nghĩa trả lại tên cho những dịch giả trước đây vì một số
lý do mà không đứng tên hoặc phải ký bút danh. Nhà thơ Trần Dần cũng là tác giả
của không ít bản dịch quan trọng. Sự nghiệp văn chương của ông không chỉ gồm có
thơ và tiểu thuyết (mới đây tập Trần Dần
- Thơ đã nhận giải thưởng lớn của Hội Nhà văn Hà Nội), mà còn một mảng dịch
thuật không thể bỏ qua. Trong các bản dịch của mình, Trần Dần luôn thể hiện là
một dịch giả theo rất sát nguyên bản và có những xử lý ngôn ngữ đặc biệt, xứng
đáng góp phần vào kinh nghiệm dịch thuật chung của Việt Nam. Vấn đề là trên các
bản dịch Trần Dần không đề tên mình. Ngoài cuốn tiểu thuyết Rumani Những người chân đất hay được nhắc tới
trong tiểu sử của ông, còn phải kể đến bộ ba tiểu thuyết của nhà văn Pháp Jules
Vallès (gồm Chú bé, Cậu tú và Người khởi nghĩa). Bản in năm 1974 của NXB Văn học không ghi tên
người dịch (mặc dù tên người vẽ bìa được ghi rõ là Dương Bích Liên). Mãi đến lần
in năm 1995 độc giả mới nhìn thấy tên Trần Dần với tư cách dịch giả (cũng NXB
Văn học, ba tập với nhan đề chung Kẻ bất
bình). Tìm kiếm và xác định các bản dịch của Trần Dần cũng như một số tác
giả khác cần trở thành công việc của các chuyên gia văn học Việt Nam hiện đại
và giới dịch thuật ngày nay.
-----------
nhưng thật ra là tôi đang làm cái gì thế nhỉ? (câu hỏi tu từ chát chúa nhất) :p
những con người tinh tế (không nhiều lắm đâu) chắc đã thấy là tôi đi tìm cái gì đó; đúng là tôi đang đi tìm cái gì đó: nghe thật là giống một cái truyện ngắn cách đây ba chục năm gì đó vô cùng lừng danh, "Linh nghiệm" gì đó, nhưng truyện ấy đâu có là gì so với "K." của Dino Buzzati
tôi đi tìm, và tôi sẽ không tỏ vẻ huyền bí ("tỏ vẻ huyền bí" là môn thể thao ưa thích của lũ philitxtanh, mà tôi thì không đứng về phe phá rừng và phe philitxtanh bao giờ, hehe): tôi thấy là đã đến lúc in sách được rồi; trong năm nay nhé ;)
cách đây đã lâu, nhưng nhiều người còn nhớ, tôi từng nói không/chưa in sách vì thấy chưa chịu được nỗi nhục ấy; bây giờ chắc là đã có thể chịu được rồi :p với lại, để thêm vài năm nữa, có lẽ tôi sẽ chẳng còn chút ham muốn in sách nào nữa, tắt lịm, cũng như sư sãi nhà tu diệt dục í
vừa lúc tôi đã viết được "Tiểu luận thứ hai về Tự Lực văn đoàn", tôi sẽ cho vào cuốn sách sắp in của tôi, một trong số nhiều inédit khác nữa
những người cũng mắc chứng graphomania giống tôi nhìn tôi mà lấy làm tấm gương xấu nhá :( một trong những kết cục của cái chứng graphomania hay scribomania chính là như thế này đấy khụ khụ
nhưng
lại vẫn nhưng
Chờ sách
ReplyDeleteLà kiểu gì cũng chịu được nhục?
ReplyDeleteặc, lúc mình đã quyết định in sách thì tức là mình chỉ còn quan tâm đến đúng một thứ
ReplyDeletecho nên không cần hỏi bất kỳ cái gì khác
điều duy nhất mà mình quan tâm là có bán chạy hay không, mình báo trước luôn nhé: trong tháng đầu mà không bán hết 7.000-10.000 quyển tức là tương đương lượng độc giả thường xuyên ở đây, thì đừng có trách, đừng có hy vọng có bao giờ mình viết cái gì cho các bạn đọc miễn phí nữa nhá hehe
Và, ý e chỉ hỏi đó có phải là 1 trong những kết cục của chứng ghraphomnia? :)) Nhưng, e biết kết cục khác r
DeleteEm cám ơn
ReplyDeleteEm sẽ mua
ReplyDeletekhongcogi
ReplyDeleteTưởng tượng tương lai bao người phải lùng sục ebook :p
ReplyDeletethật ko đấy anh? ra sách có thông báo trên blog ko hay lại ỉm ỉm đi xem thị trường thế nào đấy?? nhớ báo cho em nhé em mua :D
ReplyDeletevô tình đọc lại trúng bài này mới biết cuốn sách bác in là trong bộ Hiểu Việt Nam
ReplyDelete